Thuốc Kháng Sinh Cho Người Đau Dạ Dày / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Viêm Dạ Dày Dùng Kháng Sinh

Hơn 30 mươi năm qua, kể từ khi hai nhà khoa học Australia chính thức công bố phát hiện tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì phác đồ các thuốc dùng để điều trị bệnh dạ dày có nhiều thay đổi, trong đó có bổ sung kháng sinh.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium. Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh). Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 – histamin. Các loại thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới). Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress). Để việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày – tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm. Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo SKDS

Thuốc Chữa Ho Thanh Hầu Bổ Phế Thang Dùng Cho Người Đau Dạ Dày Không?

Chào bạn,

Bệnh ho tuy là bệnh đơn giản thường gặp nhưng nếu không điều trị mà để bệnh kéo dài có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Với trường hợp của bạn ho khan, ít có đờm theo y học cổ truyền có thể bạn bị ho do tạng Phế, khi phế bị nhiệt hay hàn sẽ ảnh hưởng tới họng mà sinh ho.

Tuy nhiên, bạn đã bị ho dai dẳng như vậy tới 1 năm, tôi khuyên bạn nên có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để kéo dài thêm làm tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn như: viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, áp-xe thành họng, viêm tấy hạch dưới hàm.. hoặc biến chứng xa thành suy tim, ung thư..

Điều trị ho bằng thuốc Tây y gồm các loại kháng sinh kháng khuẩn, kháng viêm kết hợp các loại siro, viên ngậm có bạc hạ giảm ho.. được khuyến cáo không điều trị quá 5 ngày để tránh hiện tượng nhờn thuốc, tuy làm giảm triệu chứng rõ rệt trong thời gian dùng thuốc nhưng dễ tái phát, làm cơ thể nhờn thuốc và dễ chuyển bệnh thành mạn tính, cá biệt có nhiều trường hợp lạm dụng kháng sinh dẫn đến viêm đau dạ dày, men gan tăng..

Bài thuốc Thanh hầu Bổ phế thang là bài thuốc điều trị bệnh ho theo quan điểm điều trị của Y học cổ truyền. Nguyên lý chữa bệnh của Thanh hầu bổ phế thang là giải quyết triệu chứng (giảm ho, chống viêm, chống phù nề niêm mạc) và giải quyết đồng thời căn nguyên gây ra bệnh (từ can, thận, phế, nguyên khí) hơn nữa, các thành phần của bài thuốc cũng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng cho các cơ quan khác trong cơ thể, tăng miễn dịch và sức đề kháng nói chung, giúp cho cơ thể người bệnh sau khi điều trị có thể tự chống lại các tác nhân làm bệnh tái phát.

Ngoài ra, do thành phần điều chế từ các vị thuốc thảo dược thiên nhiên nên bài thuốc an toàn cho người sử dụng, hoàn toàn có thể sử dụng điều trị ngay cả trường hợp của bạn đang bị viêm dạ dày. Trong trường hợp bạn bị viêm dạ dày, bác sĩ sẽ gia giảm thêm vị thuốc để hỗ trợ tốt cho dạ dày của bạn.

TRUNG TÂM THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM

Tại Hà Nội – Cơ sở 1: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (024) 710 99 818 – 0974 026 239

Tại Hà Nội – Cơ sở 2: 123 Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (024) 710 92 668 – 0989 913 935

Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 710 99 818 – 0912 507 855

Website: http://dongyvietnam.org

Email: info@dongyvietnam.org

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdongyvietnam/

Bị Đau Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Cho Tốt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa dạ dày và đau dạ dày nên uống thuốc gì cho tốt chắc chắn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Lời khuyên bổ ích nhất dành cho người mắc bệnh dạ dày đó là cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định uống các loại thuốc thích hợp. Đồng thời cần hiểu rõ thông tin cũng như cơ chế của một số thuốc chữa đau dạ dày, từ đó trang bị cho mình những kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn thuốc uống tốt nhất.

– Ưu điểm của các thuốc kháng acid là có tác dụng rất nhanh nhưng thời gian giảm đau lại ngắn, vì vậy đây chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau dạ dày. Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, còn khi có thức ăn thì các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau khoảng 2 giờ.

– Thời gian sử dụng thuốc kháng acid tốt nhất là dùng sau bữa ăn khoảng 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, một ngày ung 3- 4 lần hoặc nhiều hơn.

– Sử dụng thuốc kháng acid ở dạng lỏng sẽ hiệu quả hơn các chế phẩm dạng rắn, nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.

– Nếu bạn sử dụng các thuốc điều trị khác thì cần phải dùng các thuốc đó tránh xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ, do thuốc kháng acid làm tăng pH dạ dày, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác.

Sử dụng các loại thuốc này trong các trường hợp:

– Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger – Ellison)

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.

– Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nóng rát, khó tiêu, ợ chua… do thừa acid dịch vị.

– Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (hay còn gọi là Hội chứng Mendelson).

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến chứng.

– Hội chứng Zollinger- Ellison (kể cả trường hợp đã kháng với các thuốc khác).

– Phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Dự phòng hít phải acid khi gây mê.

Nếu bạn đã đi khám bệnh và đã xác định được sự có mặt của H.pylori trong loét dạ dày – tá tràng thông qua test phát hiện thì phải dùng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét liền nhanh và tránh tái phát.

Thuốc tốt là thuốc an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc cần đi thăm khám, và có sự cho phép sử dụng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về điều trị bởi có thể gây phản tác dụng hoặc gây khó khăn cho điều trị sau này. Ở mức độ bệnh nào sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh đó, tránh điều trị sai cách sẽ không có hiệu quả như mong muốn

Cách Điều Trị Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Có Thai

Trong việc điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai có được sử dụng thuốc kháng sinh không? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà bầu khi “lỡ” bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Đau dạ dày là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Đối với phụ nữ đang mang thai mắc bệnh đau dạ dày, cơ thể và tâm sinh lý có sự thay đổi càng khiến bệnh đau dạ dày trở lên trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng của thuốc dùng để điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai

Trong thời kỳ mang thai giữa người mẹ và thai nhi có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy việc sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Các nhóm thuốc phổ biến trong điều trị đau dạ dày bao gồm:

Thuốc trung hòa acid dạ dày

Thuốc giảm tiết acid nhóm kháng thụ thể H2

Thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs

Các thuốc kháng sinh (Được kê đơn khi có vi khuẩn Hp)

Thuốc trung hòa acid dạ dày trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường ba gồm các dạng muối Mg2+ và/ hoặc muối Nhôm. Có tác dụng trung hòa acid dạ dày.

Thuốc cho tác dụng tốt với những cơn đau, cơn nóng rát cấp tính. Tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian kéo dài có thể có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy/ táo bón.

Với phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc với phụ nữ có thai. Phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng thuốc trong những cơn đau cấp tính. Cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc giảm tiết acid kháng thụ thể H2 trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Các thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm: Cimetindine, Ranitidine… Thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày và tá tràng. Nhóm thuốc này cũng được sử dụng trong trường hợp dạ dày tiết quá nhiều acid như hội chứng Zollinger-Ellison

Với phụ nữ có thai: thuốc được xếp vào nhóm B1. Tức là nghiên cứu trên động vật chưa thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Chưa có nghiên cứu rõ ràng trên người sử dụng.

Các thuốc nhóm kháng thụ thể H2 chỉ nên được sử dụng khi lợi ích vượt qua nguy cơ tác dụng phụ. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs

Các thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs bao gồm: Omeprazole, Esomeprzole, Lansoprazole. Thuốc tác động theo cơ chế giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của bơm H+. Thuốc được sử đụng dể điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, ngăn chặn những tổn thương thực quản do acid trào ngược gây ra. Các thuốc nhóm PPIs cũng được dùng kết hợp với kháng sinh trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp.

Đối với phụ nữ mang thai: Các thuốc giảm tiết acid nhóm PPIs được xếp vào nhóm B3: tức là thuốc chưa ghi nhận rõ ràng ảnh hưởng đến thai nhi ở phụ nữ mang thai. Trên mô hình nghiên cứu ở động vật đã có những bằng chứng về dấu hiệu làm tăng ảnh hưởng đến thai nhi nhưng những kết quả này không chắc chắn.

Thuốc giame tiết acid nhóm PPIs được khuyên sử dụng khi đã cân nhắc lợi ích vượt qua nguy cơ. Thuốc cũng được sử dụng khi các cơn đau dạ dày kéo dài không dứt dù đã dùng Antacid.

Nên hỏi kĩ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Kháng sinh trong điều trị đau dạ dày ở phụ nữ có thai

Trong điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp việc sử dụng kháng sinh gần như là bắt buộc. Các loại kháng sinh thường sử dụng là Amoxicilin, Tetracycline với Clarithromycin hoặc Metronidazol. Có thể nêu một số ảnh hưởng cụ thể của các loại thuốc điều trị đau dạ dày đối với thai nhi và phụ nữ mang thai như sau:

Sử dụng Tetracyclin có thể gây ngộ độc gan đối với thai phụ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trong khi đó Metronidazol có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai gây tăng nguy cơ quái thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Các thuốc hoặc chế phẩm chứa nghệ hoặc hoạt chất curcumin: nên thận trọng khi sử dụng. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Theo một số nghiên cứu, curcumin có thể làm tăng co bóp cơ trơn và tử cung. Do vậy nếu đang mang thai. bạn không nên sử dụng những chế phẩm này, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu sau sinh thì đây lại là những chế phẩm rất hữu ích cho bà mẹ. Đặc biệt những bà mẹ có can thiệp phẫu thuật hoặc cần phòng ngừa viêm nhiễm sau sinh.

Điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai

Nha đam: Đây là một loại thảo dược thân thuộc với nhiều người. Ngoài tác dụng làm đẹp và chống lão hóa, nhựa cây nha đam còn được sử dụng để kích thích tiêu hóa. Nhuận tràng, ức chế men pepsin và ngừa tiết acid dạ dày qua đó giảm những cơn đau do tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra. Để sử dụng, mỗi ngày dùng 10g lá Nha đam tươi gọt vỏ sau đó nấu với nước sôi rồi uống.

Chè dây: Trong chè dây có chứa một loại hoạt chất có tên gọi là flavonoid. Có tác dụng giảm viêm mạnh, làm lành vết loét. Bên cạnh đó với hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori – một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Có thể dùng chè dây bằng cách hãm với nước sôi để uống thay nước thông thường hàng ngày.

Bạn có thể tham khảo câu hỏi của 1 bệnh nhân mang thai và câu trả lời của dược sĩ khoa Dược BV Từ Dũ sau đây để có thêm thông tin điều trị đau dạ dày cho phụ nữ có thai:

Chào bác sĩ! Tôi mang thai tuần thứ 17 thì bị đau quặn từng cơn phía trên rốn. Tôi có đi khám bác sĩ cho thuốc tráng men bao tử P, thuốc spasmebi dạng vỉ màu trắng. Đồng thời cho tôi thuốc đặt âm đạo và một mũi chích trợ thai. Tôi phân vân không dám uống thuốc spasmebi nữa. Tôi có uống một viên và có uống tráng men bao tử P. Hiện giờ tôi đã đỡ đau và chỉ uống tráng men bao tử thôi. Xin bác sĩ tư vấn về thuốc spasmebi. Thuốc này mang thai uống được không và tôi uống một viên như vậy có ảnh hưởng em bé sau này không. Ngoài ra tôi có uống tráng men P được không? Tôi có đo nhịp tim em bé lần này đập chậm 10 nhịp (140 lần/phút) so với lần truớc (150 lần) như vậy có sao không? Cám ơn Bác sĩ.

Chào bạn,Thuốc tráng men bao tử P (Phosphalugel) thuộc nhóm thuốc kháng acid. Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau, bỏng rát và tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày hoặc thực quản.Trong thai kỳ, các thuốc kháng acid thường được coi là an toàn, miễn là tránh dùng lâu dài liều cao. Nên uống các thuốc khác cách xa các thuốc kháng acid để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra. Spasmebi có thành phần hoạt chất là alverin citrat. Alverin citrat có tác dụng trực tiếp đặc hiệu chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tử cung. Được chỉ định cho những trường hợp đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, đau do co thắt đường mật, cơn đau quặn thận, thống kinh nguyên phát. Thuốc không ảnh hưởng đến tim, mạch máu và cơ khí quản ở liều điều trị. Trong thời kỳ mang thai, thuốc nên được sử dụng thận trọng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang Khoa Dược – BV Từ Dũ