Thuốc Giảm Đau Wiki / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Giảm Đau Bao Tử

Từ đã lâu lắm trong dân gian đã có rất nhiều loại thoải được có thể làm thuốc giảm đau bao tử, rất công hiệu và dễ kiếm. Dùng các loại thảo được này bạn hoàn toàn yên tâm vì tính an toàn mà nó đem lại.

Hiện nay căn bệnh đau bao tử đang đứng đầu danh sách trong các loại bệnh mà chúng ta hay gặp phải, cho dù già hay trẻ, nam hay nữ thì đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Việc chữa trị nhanh chóng và kịp thời là điều mà chúng ta nên làm nếu không muốn có thêm các hệ lụy sau này.

1, Nghệ tươi

Trong nghệ tươi chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và chữa lành các vết viêm loét dạ dày. Nên từ trước tới tận ngày nay, nghệ tươi luôn là một phương thuốc được nhiều người tin dùng và sử dụng.

Muốn tăng công hiệu chữa bệnh thì bạn có thể kết hợp nghệ và mật ong.

Ông cha ta ngày trước đã hay sử dụng trà dây nhu một loại nước uống hàng ngày để giải nhiệt và giải độc cho cơ thể. Đây là một phương thuốc giảm đau bao tử mà bạn có thể dùng hàng ngày. Trong trà chứa các các hoạt chất giảm lượng dịch vị được tiết ra trong dạ dày, cũng như tiêu diệt khuẩn Hp – nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày.

3, Cây khôi tía

Cây mọc tại các vùng núi, có một số noi còn gọi là cây đơn tướng quân, đây là cây thuốc chữa đau bụng, ợ hơi, ợ chua rất tốt. Trong cây có chứa chất chống viêm, liền sẹo sẽ chữa các vết loét dạ dày và làm bạn giảm các cơn đau.

4, Lá mơ

Lá mơ luôn là món ăn được dùng để làm giảm đi ngoài, đau bụng. Bạn có thể đúc với trứng cho dễ ăn hoặc phơi khô tán thành bột và cho vào gạo để làm bánh.

5, Cây nha đam

Nha đam bên cạnh khả năng làm đẹp cho chị em, nó còn có công hiệu trong việc hỗ trợ kích thích tiêu hóa. Nha đam bóc sạch vỏ và dùng ruột đun nước để uống hàng ngày, bệnh của bạn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

6, Chuối hột

Chuối luôn là thực phẩm nổi tiếng hỗ trợ tốt việc tiêu hóa, nhất là chuối hột. Đây là phương thuốc giảm đau bao tử đã được ông bà chúng ta dùng từ rất lâu. Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc phơi khô rồi nghiền làm bột và hòa nước uống.

Sử Dụng Thuốc Diclofenac Giảm Đau Giảm Sưng !

Thành phần của Diclofenac

Diclofenac là thuốc được sản xuất tại: CÔNG TY CỔ PHẦN D­­­­­­ƯỢC PHẨM TRUNG ­­­­ƯƠNG 2 – DOPHARMA. JSC.

Địa chỉ: số 9 Trần Thánh Tông, Q. Hai Bà Trư­­­­ng, Hà Nội – VIỆT NAM.

Thuốc được trình bày dưới dạng hộp, mỗi hộp có 10 vỉ x 10 viên nén bao phim tan trong ruột.

Hạn sử dụng của thuốc là:24 tháng kể từ ngày sản xuất

Thành phần chính của thuốc chính là:

Diclofenac (dưới dạng diclofenac natri)…………… 50mg

Avicel, lactose, magnesi stearat, eudragit, titan oxid,

Sắt III oxid, PVP……………………………………..vđ 1 viên

Công dụng chính của thuốc Diclofenac

Công dụng chính của thuốc Diclofenac là gì? Là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thuốc Diclofenac có những công dụng sau:

Do là thuốc biệt dược thuộc dẫn chất của acid phenylacetic. Vì thế, thuốc Diclofenac có khả năng chống viêm.

Là thuốc kháng viêm không steroid nên có thêm tác dụng là giảm đau và giảm sốt mạnh.

Thuốc diclofenac được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa sau khi uống. Thuốc được hấp thu nhanh hơn nếu uống lúc đói.

Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương xuất hiện 2 giờ sau khi uống. Nồng độ trong dịch bao hoạt dịch đạt mức cao nhất sau khi uống từ 4 đến 6 giờ.

Tác dụng của thuốc xuất hiện 20 – 30 phút sau tiêm bắp, 30 – 60 phút sau khi đặt thuốc vào trực tràng, 60 – 120 phút sau khi uống.

Quá trình hấp thụ của thuốc diclofenac cụ thể như sau: Nửa đời trong huyết tương khoảng 1 – 2 giờ. Nửa đời thải trừ khỏi dịch bao hoạt dịch là 3 – 6 giờ.

Thuốc diclofenac có đến gần 60% liều dùng được thải qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa còn một phần hoạt tính và dưới 1% ở dạng thuốc nguyên vẹn; phần còn lại thải qua mật và phân.

Chỉ định của thuốc Diclofenac

Thuốc được chỉ định cho những đối tượng bị:

Viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp mạn tính, viêm khớp đốt sống, viêm cột sống dinh khớp).

Người bị mắc bệnh gout

Bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi mật,

Bị đau đầu migraine.

Ngoài ra, Diclofenac còn được dùng để điều trị đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, điều trị các chứng viêm, điều trị đau bụng kinh.

Thuốc Diclofenac chống chỉ định cho những ai?

Những trường hợp sau đây được chống chỉ định sử dụng thuốc:

Người bệnh mẫn cảm với diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin).

Bệnh nhân bị loét dạ dày tiến triển.

Người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng.

Người đang dùng thuốc chống đông coumarin.

Người bị suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi niệu hay do suy thận

Người bị bệnh chất tạo keo (nguy cơ xuất hiện viêm màng não vô khuẩn.

Bị viêm màng não vô khuẩn đều có trong tiền sử một bệnh tự miễn nào đó

Người mang kính sát tròng.

Thuốc Diclofenac dùng như thế nào?

Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả cũng như an toàn cho người sử dụng. Các bạn nên sử dụng thuốc như sau:

Bắt buộc phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

Sau khi uống thuốc bạn tuyệt đối không được nằm xuống ngay mà phải đợi trong vòng ít nhất là 10 phút.

Trong trường hợp người bệnh có thêm vấn đề về dạ dày, hãy uống cùng thực phẩm như: sữa, thuốc kháng axit. Tuy nhiên, điều này có thể làm chậm sự hấp thu và giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Nên uống nguyên viên thuốc, không nhai, nghiền hoặc làm vỡ thuốc dưới bất cứ hình thức nào vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Hãy dựa trên tình hình sức khỏe, tình trạng bệnh để đo liều lượng thuốc.

Đối với người mắc bệnh viêm khớp hoặc tương tự cần ít nhất 2 tuần thuốc mới có thể phát huy tác dụng.

Liều lượng của thuốc Diclofenac

Với mỗi độ tuổi, tình trạng bệnh sẽ sử dụng những liều thuốc với định lượng khác nhau. Cụ thể:

Đối với người lớn, tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định định lượng sử dụng thuốc khác nhau:

Người mắc bệnh viêm xương khớp uống diclofenac 50mg chia thành 2-3 lần/ngày hoặc 75mg, uống 2 lần/ngày. Liều lượng lớn hơn 150mg/ngày không được khuyến cáo điều trị viêm xương khớp. Với loại thuốc diclofenac phóng thích kéo dài uống 100mg 1 lần/ngày.

Người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp dùng 25mg chia uống 4 lần/ngày và có thể dùng thêm 25mg trước khi đi ngủ.

Người bị đau bụng kinh sử dụng 50mg chia uống 3 lần/ ngày. Ở một số bệnh nhân, liều khởi đầu uống 100mg và sau khi cảm thấy cơ thể tốt hơn sử dụng 50 mg. Liều tối đa 150mg.

Người dùng thuốc để giảm đau uống 50mg chia 3 lần/ngày. Khởi đầu uống 100mg kali diclofenac sau đó giảm xuống 50mg khi thấy tốt hơn. Kaki diclofenac viên nang mềm uống 25mg chia 4 lần/ ngày.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp uống diclofenam 50mg chia uống 3-4 lần/ ngày hoặc diclofenam 75mg uống 2 lần/ngày, diclofenam phóng thích kéo dài uống 100mg 1 lần/ngày. Liều hớn hơn 225mg/ngày không được dùng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Người bị mắc bệnh đau nửa đầu sử dụng kali diclofenac dạng túi dung dịch trộng một túi 50mg với 30mg – 60mg uống cùng với 30-60ml nước và uống ngay.

Trẻ em uống 2-3mg/kg/ngày chia uống 2-4 lần/ngày.

Liều tối đa là 200mg/ngày.

Thận trọng khi sử dụng thuốc diclofenac

Trước khi dùng diclofenac các bạn nên:

Báo với với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với diclofenac, aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khác như ibuprofen. Hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hay bất kỳ các thành phần của thuốc; nếu bạn bị dị ứng với protein từ bò như sữa, thịt bò, hoặc gelatin;

Báo với với bác sĩ và dược sĩ về những thuốc kê toa và không kê toa như: vitamin, thực phẩm chức năng, và thảo dược bạn đang dùng. Đặc biệt là: acetaminophen (Tylenol, trong các sản phẩm khác), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) như benazepril (Lotensin), captopril (Capoten trong Capozide), enalapril (Vasotec, trong Lexxel và Vaseretic), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril, trong Prinzide và Zestoric), moexipril (Univasc, trong Uniretic), perindopril (Aceon), quinapril (Accupril, trong Accuretic), ramipril (Altace ), và trandolapril (Mavik, trong Tarka); cyclosporine (Neoral, SANDIMUNE); digoxin (Lanoxin); thuốc lợi tiểu; insulin và các thuốc trị tiểu đường; lithium (ESKALITH, Lithobid); thuốc trị co giật; methotrexate (Rheumatrex), rifampin (Rifadin, Rimactane, trong Rifamate, trong Rifater) và voriconazole (Vfend);

Báo với với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng có sưng niêm mạc mũi; rối loạn chuyển hóa porphyrin; suy tim; sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; bệnh gan hoặc thận;

Nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là nếu bạn đang ở trong những tháng cuối của thai kỳ, bạn dự định có thai, hoặc bạn đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong thời gian dùng diclofenac, gọi bác sĩ của bạn để được tư vấn thêm;

Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy cho họ biết việc bạn đang dùng diclofenac;

Nếu bạn mắc bệnh phenylketone niệu.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn quên liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Nếu chẳng may bạn uống thuốc quá liều . Bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Những tác dụng phụ của thuốc Diclofenac

Những tác dụng phụ của thuốc thường hiếm khi xảy ra và thường ở số ít bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng có thể gặp phải:

Thuốc diclofenac thường có tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa.

Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp. bị một số vấn đề về thị lực hoặc cân bằng.

Có biểu hiện ho ra máu hoặc màu cà phê, phân có màu đen hắc ín hoặc có máu.

Cơ thể bị sưng phù, tăng cân nhanh chóng bất thường.

Buồn nôn, đau bụng trên, không muốn ăn.

Đi tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu đậm.

Vàng da, mắt, bầm tím , ngứa.

cảm thấy hiện tượng tê, đau, yếu cơ.

Bị cứng cổ ớn lạnh và nhạy cảm với ánh sáng, có các điểm màu tím trên da, co giật.

Bị sốt, đau họng, sưng mặt, lưỡi, có cảm giác nóng rát mắt, đau da, phát ban đỏ, tím

Khó chịu dạ dày, ợ nóng hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón đầy hơi, ợ chua;

Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng;

Mờ mắt, Ù tai.

Thuốc Diclofenac có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Việc tương tác giữa các loại thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Ketorolac. Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

Abciximab;

Anagrelide;

Apixaban;

Ardeparin;

Argatroban;

Beta Glucan;

Bivalirudin;

Ceritinib;

Certoparin;

Cilostazol;

Citalopram;

Clopidogrel;

Clovoxamine;

Cyclosporine;

Dabigatran etexilate;

Dabrafenib;

Dalteparin;

Danaparoid;

Deferiprone;

Desirudin;

Dipyridamole;

Duloxetine;

Enoxaparin;

Eptifibatide;

Erlotinib;

Escitalopram;

Femoxetine;

Feverfew;

Flesinoxan;

Fluoxetine;

Fluvoxamine;

Fondaparinux;

Ginkgo;

Gossypol;

Heparin;

Lepirudin

Levomilnacipran;

Meadowsweet;

Methotrexate;

Milnacipran;

Nadroparin;

Nefazodone;

Nitisinone;

Parnaparin;

Paroxetine;

Pemetrexed ;

Pentosan polysulfate natri;

Pentoxifylline;

Pralatrexate;

Prasugrel;

Protein C;

Reviparin;

Rivaroxaban;

Sertraline;

Sibutramine;

Tacrolimus;

Ticlopidine;

Tinzaparin;

Tirofiban;

Venlafaxine;

Vilazodone;

Vortioxetine;

Zimeldine.

Diclofenac tương tác với rất nhiều loại thuốc, bài viết không thể liệt kê và kể hết ra được. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc này các bạn nên kê những loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ được biết.

Tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Diclofenac không?

Tình trạng sức khỏe là một trong những yếu tố quyết định đến việc có thể sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hay không. Và đối với diclofenac cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Thiếu máu;

Vấn đề về xuất huyết;Đông máu;

Suy tim sung huyết;

Phù (tích dịch);

Có tiền sử bị nhồi máu cơ tim;

Bệnh tim;

Tăng huyết áp;

Bệnh thận;

Rối loạn chuyển hóa porphyrin;

Loét hoặc chảy máu dạ dày;

Có tiền sử bị đột quỵ;

Có tiền sử mẫn cảm với aspirin (hoặc các thuốc NSAID khác);

Bệnh thận;

Phẫu thuật tim;

Bệnh gan;

Phenylketon nhiệu (PKU).

Thuốc Diclofenac bảo quản như thế nào?

Các bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.

Tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Không bảo quản trong phòng tắm.

Không bảo quản trong ngăn đá.

Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.

Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Đau Bụng Kinh Uống Thuốc Gì Giảm Đau An Toàn Nhất

“Bác sĩ ơi mỗi lần đến tháng là cháu bị đau bụng kinh rất dữ dội, có những cơn đau không tài nào chịu nổi cháu chỉ muốn được uống thuốc giảm đau cho dễ chịu nhưng lại sợ uống thuốc sẽ có hại. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu có nên uống thuốc không và đau bụng kinh uống thuốc gì thì an toàn ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều!” (Phương Thảo, 23 tuổi, Hà Nội)

Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Hầu hết các bạn nữ khi bị đau bụng trong những ngày “đèn đỏ” đều nghĩ tới việc ra hiệu thuốc tây mua một loại thuốc giảm đau về uống hoặc uống cao ích mẫu… Vậy đau bụng kinh có nên uống thuốc không?

Thực ra tác dụng của các loại thuốc giảm đau trong trường hợp này là giảm nhanh cảm giác đau đớn để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trước khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì thì mới biết được có nên dùng thuốc giảm đau hay không và dùng thuốc nào thì an toàn và không gây hại cho sức khỏe.

Sở dĩ chúng tôi nói như vậy là bởi bên cạnh tác dụng giảm đau như đã nói ở trên, loại thuốc này lại có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ:

– Làm mỏng nội mạc tử cung gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu.

– Kích ứng niêm mạc dạ dày, có hại cho gan, tiêu chảy, viêm loét dạ dày…

– Nhờn thuốc, nghiện thuốc khi sử dụng trong thời gian dài

– Rối loạn chu kì kinh nguyệt

– Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Như đã nói đến ở trên về những nguy cơ khi tự ý lạm dụng thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt, một lần nữa chúng tôi khuyên cáo bạn Phương Thảo nói riêng và các bạn nữ nói chung đau bụng kinh uống thuốc gì trước tiên cũng cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng ấy. Để biết chính xác điều này các bạn nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn giỏi. Sau khi chẩn đoán về bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn có được phác đồ điều trị phù hợp dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn thường được sử dụng có thể kể đến như:

– Paracetamol

Đây là một loại thuốc giảm đau đơn thuần. Tuy không kháng lại tác nhân gây đau bụng kinh là prostaglandin nhưng thuốc giúp làm dịu cơn đau và ít gây tác dụng phụ. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều sản phẩm chứa paracetamol nên người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh cùng lúc dùng nhiều sản phẩm đều chứa hoạt chất này dẫn tới quá liều gây hại cho gan. Bên cạnh đó, paracetamol cũng không nên dùng quá 10 ngày.

– Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Các thuốc tiêu biểu trong nhóm này như aspirin, diclofenac, indomethacin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen, piroxicam… có tác dụng ức chế cyclo-oxygenase (COX) từ đó ức chế tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây đau bụng kinh. Đau bụng kinh nên uống thuốc gì trong nhóm này cần hết sức thận trọng bởi có nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày, ù tai…

Thuốc nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày đồng thời không dùng cho bệnh nhân mắc bệnh hen, thận, bị mất nước, nữ giới dưới 18 tuổi… Đặc biệt càng không nên phối hợp các thuốc NSAID với nhau để tránh tăng độc tính. Tốt nhất nên dùng thuốc ở liều thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất.

– Thuốc chống co thắt Alverin

Loại thuốc này giúp giảm đau do co thắt cơ vì thế đau bụng kinh có nên uống thuốc Alverin đường uống hoặc đặt hậu môn. Thuốc không được dùng với các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc, tắc ruột do phân, liệt ruột, mất trương lực đại tràng… Quá trình sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, chóng mặt, phát ban, buồn nôn…

Thuốc Giảm Đau Nhóm Opioid Fentanyl

Hoạt chất : Fentanyl Thuốc giảm đau nhóm opioid.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): N01AH01, N02AB03.

: Fentanyl Hameln , Fentanyl injection , Fenilham, Fentanyl-Hexal TTS Membranpflaster, Fentanyl ,Fentanyl-Rotexmedica, Fentanyl Warsaw, Fentanyl B.Braun , Fentanyl Kalceks , Abstral

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên ngậm: 100 microgam, 200 microgam fentanyl citrat.

Thuốc tiêm (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp): 100 mg/2 ml; 500 mg/10 ml.

Miếng dán: Miếng dán giải phóng 25 microgam/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 50 microgam/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 75 microgam/giờ/trong 72 giờ, miếng dán giải phóng 100 microgam/giờ/trong 72 giờ.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Giảm đau trong và sau phẫu thuật.

Dạng thuốc tiêm được dùng để làm giảm lo âu, an thần trước mổ và bố trợ cho gây mê; trong việc chuấn bị cho các phẫu thuật nhỏ hoặc phẫu thuật ngắn ở bệnh nhân ngoại trú, cho các thủ thuật chấn đoán hay trị liệu đòi hỏi bệnh nhân phải tỉnh táo hay chỉ cần vô cảm rất nông.

Dạng viên ngậm được dùng để giảm đau mạn tính ở bệnh nhân bị ung thư có dung nạp opiat. Không dùng dạng này để giảm đau cấp tính, đau sau mổ cho người không dung nạp opiat do nguy cơ làm suy hô hấp.

Dạng miếng dán được dùng để điều trị đau mạn tính vừa, nặng cần giảm đau bằng opiat (ví dụ đau do ung thư) do các thuốc giảm đau khác không có tác dụng và cần dùng liên tục opiat trong thời gian dài. Chỉ dùng cho người có dung nạp opiat để tránh nguy cơ bị suy hô hấp có thể gây chết người.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Fentanyl chỉ dùng ở bệnh viện do cán bộ có kinh nghiệm về gây mê bằng đường tĩnh mạch, gây tê ngoài màng cứng và quen xử trí các tai biến của thuốc giảm đau opioid. Cơ sở phải có sẵn thuốc đối kháng opioid, thuốc hồi sức, phương tiện đặt nội khí quản và oxygen, trong và sau khi dùng fentanyl.

Viên ngậm: Chỉ dùng kéo để lấy viên thuốc ra khỏi vỉ ngay trước khi dùng (không quá 15 phút); đặt viên thuốc giữa má và cung lợi dưới; không nhai, nuốt viên thuốc; có thể chuyển viên thuốc sang phía má bên kia.

Miếng dán: Phải dán trên chỗ da khô, da lành, không có long, không hở ra ngoài trời, bề mặt phẳng (vùng ngực, lưng, lườn, cánh tay); dùng tay ấn lên miếng dán trong 30 giây, đảm bảo cho toàn bộ miếng dán nhất là các góc đều tiếp xúc; với trẻ nhỏ và người có rối loạn ý thức thì phải dán miếng dán ở chỗ không thể bị bệnh nhân lấy ra và cho vào miệng.

Vùng da dán thuốc: Không được cạo lông mà phải nhố lông; chỉ rửa vùng này bằng nước sạch, không dùng xà phòng, dầu, dung dịch tay, cồn hay hóa chất để tránh bị kích thích. Sau khi dán thuốc, bệnh nhân có thể tắm, gội hay bơi nhưng cần tránh phơi nắng, tránh tắm nước nóng, tránh để vùng có dán thuốc bị chiếu nhiệt trực tiếp vì sẽ làm tăng hấp thu thuốc, có thể dẫn đến quá liều. Phải luân chuyển vị trí dán thuốc, không dán mãi ở 1 chỗ hoặc dán đè lên chỗ dán cũ.

Liều dùng:

Liều lượng dao động tùy theo phẫu thuật và đáp ứng của người bệnh.

Dùng cho tiền mê: 50 – 100 microgam có thể tiêm bắp trước khi gây mê 30 – 60 phút, tuy nhiên thường hay tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 1 đến 2 phút.

Bổ trợ trong gây mê: Liều lượng có thể thay đối tùy theo tiểu, trung hoặc đại phẫu thuật và có hỗ trợ hô hấp hay không. Với người bệnh tự thở: 50 – 200 microgam, sau đó tùy theo tình hình có thể bố sung 50 microgam, 30 phút sau. Với liều trên 200 microgam, suy hô hấp đã có thể xảy ra. Với người bệnh được hô hấp hỗ trợ có thể dùng liều khởi đầu từ 300 – 3 500 microgam (tới 50 microgam/kg thể trọng), sau đó từng thời gian bố sung 100 – 200 microgam tùy theo đáp ứng của người bệnh. Liều cao thường áp dụng trong mổ tim và các phẫu thuật phức tạp về thần kinh và chỉnh hình có thời gian mổ kéo dài.

Giảm đau sau phâu thuật, bồn chồn, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sảng cấp: 50 – 100 microgam tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau 1 – 2 giờ nếu cần.

Người cao tuổi: Phải giảm liều.

Trẻ em (từ 2 – 12 tuối): Trường hợp không có hỗ trợ hô hấp, liều khải đầu từ 3 – 5 microgam/kg thể trọng, liều bố sung 1 microgam/kg; trường hợp có hỗ trợ hô hấp, liều khởi đầu có thể tăng lên là 15 microgam/kg thể trọng hoặc có thể dùng liều 2 – 3 microgam/kg.

4.3. Chống chỉ định:

Ứ đọng đờm – suy hô hấp (nếu không có trang bị hỗ trợ hô hấp). Đau nhẹ (trong trường hợp này, nên dùng các thuốc giảm đau khác như acetaminophen, thuốc giảm đau không steroid).

Bệnh nhược cơ.

4.4 Thận trọng:

Các trường hợp bệnh phối mạn tính.

Chấn thương sọ não và tăng áp lực sọ não.

Bệnh tim (nhịp tim chậm).

Trầm cảm.

Nghiện rượu, ma túy.

Người không dung nạp opiat (các tai biến hay xảy ra và nặng hơn ở người không dung nạp opiat). Luôn luôn theo dõi đề phòng suy hô hấp, khi cần thì phải làm hô hấp nhân tạo.

Các loại thuốc dán có thể gây bỏng khi bệnh nhân cần chụp IRM, vì vậy phải bóc miếng dán trước khi đi chụp IRM.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: C

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Thuốc giảm đau opioid có thể gây ức chế hô hấp ở thai nhi, tác dụng này có thể kéo dài; bởi vậy không dùng cho phụ nữ mang thai. Với phụ nữ sắp sinh (2 – 3 giờ trước khi sinh), fentanyl chỉ được chỉ định trong các trường hợp thật cần sau khi đã cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ và phải theo dõi chặt chẽ tình trạng của mẹ và con. Có tài liệu khuyên không nên dùng.

Thời kỳ cho con bú:

Fentanyl được chỉ định đối với phụ nữ cho con bú, mặc dù có trong sữa mẹ, nhưng ở liều điều trị fentanyl không gây tác động đối với trẻ đang bú. Có tài liệu khuyên không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Khoảng 45% trường hợp điều trị với fentanyl có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón, co thắt túi mật, khô miệng

Tiết niệu: Đái khó.

Tuần hoàn: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp thoáng qua, đánh trống ngực, loạn nhịp, suy tâm thu.

Hô hấp: Suy hô hấp, ngạt, thở nhanh.

Cơ xương: Co cứng cơ bao gồm cơ lồng ngực, giật rung cơ.

Mắt: Co đồng tử.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Toàn thân: Phản ứng dị ứng, phản vệ, co thắt phế quản, ngứa, mày đay.

Hô hấp: Co thắt thanh quản.

Tuần hoàn: Giảm nhịp tim và suy tim có thể tăng nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị kháng cholinergic, hoặc fentanyl kết hợp với các thuốc giãn cơ (hủy thần kinh đối giao cảm).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nhịp tim chậm: Dùng atropin.

Suy hô hấp: Trong khi mổ, nếu suy hô hấp vẫn còn sau khi mổ thì phải hô hấp nhân tạo kéo dài. Ngoài ra có thể phải tiêm tĩnh mạch naloxon. Phải dò liều naloxon thật cẩn thận để đạt hiệu quả mong muốn mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đau sau mổ hoặc không gây tác dụng không mong muốn khác như tăng huyết áp và nhịp tim nhanh. Liều khởi đầu có thể là 0,5 microgam naloxon/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch. Phải tiếp tục theo dõi suy hô hấp để tiêm bổ sung naloxon nếu cần. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục có thể liên tục kiểm soát được các tác dụng không mong muốn của opioid.

Hạ huyết áp: Bồi phụ nước và điện giải. Ðặt người bệnh ở tư thế máu dễ trở về tim, nếu điều kiện mổ cho phép. Nếu cần thiết, tiêm thuốc tăng huyết áp (trong hoặc sau mổ) và/hoặc naloxon (chỉ tiêm sau mổ).

Cứng cơ: Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ và hỗ trợ hô hấp hoặc có thể tiêm naloxon.

Những biện pháp hỗ trợ khác cần phải sử dụng nếu cần thiết.

Có thể làm giảm nguy cơ cứng cơ nếu tiêm tĩnh mạch chậm và được chỉ định dùng các thuốc benzodiazepin trước khi dùng fentanyl. Có thể xảy ra suy hô hấp thứ cấp sau mổ.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Fentanyl citrat có những tương tác giống như tương tác của các opiat.

Sử dụng fentanyl đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 như một số kháng sinh nhóm macrolid (ví dụ: clarithromycin, erythromycin, troleandomycin), dẫn xuất azol (ví dụ: fluconazol, itraconazol, ketoconazol), các thuốc ức chế protease trong điều trị HIV (như fosamprenavir, nelfinavir, ritonavir), amiodaron, aprepitant, diltiazem, nefazodon, verapamil, nước bưởi có thể làm tăng sinh khả dụng và làm giảm thanh thải fentanyl. Điều này có thể dẫn đến kéo dài tác dụng opiat của thuốc, kể cả ức chế hô hấp gây tử vong. Ngược lại, dùng fentanyl đồng thời với các thuốc kích thích CYP 3A4 có thể làm giảm tác dụng của fentanyl.

Tác dụng giảm đau của fentanyl tăng bởi các tác nhân ức chế thần kinh trung ương như: Rượu, thuốc gây mê, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, phenothiazin.

Tác dụng trên đường tiêu hóa của fentanyl làm giảm hấp thu một số thuốc: Mexiletin, metoclopramid.

Huyết áp giảm mạnh thường xảy ra khi phối hợp fentanyl với thuốc chẹn beta-adrenergic và thuốc chẹn kênh calci.

4.9 Quá liều và xử trí:

Trong trường hợp ngộ độc, để người bệnh nằm thoải mái, điều trị suy hô hấp và sốc.

Sau đó dùng thuốc giải độc naloxon hydroclorid: 0,4 – 2 mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau mỗi 2 – 3 phút, có thể dùng với liều 10 mg. Naloxon có thể tiêm dưới da, tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Fentanyl là một opioid tống hợp. Fentanyl được dùng trước, trong và ngay sau mổ để giảm đau. Thuốc còn được dùng để phòng hoặc làm giảm thở nhanh và giảm cơn sảng cấp sau mổ. Fentanyl citrat được dùng theo đường tiêm để giảm lo âu và tiết nhiều mồ hôi trước khi mổ và được dùng để bố sung cho gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ. Fentanyl cũng rất có ích trong việc chuấn bị cho các phẫu thuật nhỏ hoặc phẫu thuật ngắn ở bệnh nhân ngoại trú, cho các thủ thuật chấn đoán hay trị liệu đòi hỏi bệnh nhân phải tỉnh táo hay chỉ cần vô cảm rất nông. Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh kiểu gây ngủ morphin, tác dụng giảm đau mạnh gấp 100 lần morphin. Fentanyl liều cao vẫn duy trì chức năng tim on định và làm giảm biến chứng nội tiết do stress. Fentanyl giảm đau nhanh tối đa khoảng 3 – 5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và kéo dài khoảng 1 – 2 giờ, đồng thời ức chế hô hấp. Giống như các dạng opioid khác, fentanyl có thể làm cơ co cứng và tim đập chậm.

Cơ chế tác dụng:

Fentanyl là một thuốc giảm đau nhóm opioid có tương tác chủ yếu với micro-receptor. Tác dụng điều trị quan trọng nhất là giảm đau và gây ngủ.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Fentanyl được hấp thu tốt qua da, qua niêm mạc miệng, qua đường tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch liều tới 100 microgam, tác dụng của thuốc xuất hiện nhanh, tác dụng gây mê tối đa đạt sau vài phút và kéo dài 30 – 60 phút. Nếu tiêm bắp thịt, tác dụng của thuốc xuất hiện sau 7 – 15 phút và kéo dài 1 – 2 giờ. Tác dụng ức chế hô hấp có thể tồn tại lâu hơn tác dụng giảm đau. Lượng fentanyl tồn dư trong cơ thể có thể làm tăng tác dụng của liều tiếp theo. Người ta cho rằng sự tái phân bố là nguyên nhân chính làm tác dụng ngắn của fentanyl. Sau khi tiêm tĩnh mạch, fentanyl từ máu nhanh chóng tới phối và cơ vân rồi tới các phần mỡ ở sâu hơn. Sau đó, thuốc lại từ các nơi này được chuyển từ từ vào vòng đại tuần hoàn. Liều cao hoặc nhiều liều nhắc lại có thể gây tích tụ thuốc và làm tác dụng của thuốc kéo dài. 80 – 85% thuốc gắn vào protein huyết tương (a 1-acid glycoprotein, albumin và lipoprotein). Phần fentanyl tự do trong huyết tương tăng khi cơ thể bị nhiễm acid. Thể tích phân bố trung bình ở giai đoạn on định là 4 – 6 lít/kg.

Fentanyl được hấp thu qua niêm mạc miệng khoảng 25% và chậm hơn ở niêm mạc ống tiêu hóa. Lượng thuốc được hấp thu ở ruột phụ thuộc vào từng cá thể (lượng nước bọt, nuốt nhiều hay ít). Sinh khả dụng và nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc do hấp thu ở ruột thấp hơn so với theo đường niêm mạc miệng. Nói chung, sinh khả dụng khi dùng viêm ngậm khoảng 50%. Các tác dụng an thần, chống lo âu, giảm đau xuất hiện sau 5 – 15 phút, đạt tới đỉnh sau 20 – 50 phút, các tác dụng dược lý (ví dụ ức chế hô hấp) có thể kéo dài vài giờ sau khi dùng một liều.

Sử dụng miếng dán có mục đích làm giải phóng fentanyl ở mức tương đối ốn định là 25 microgam/giờ (trên miếng dán có diện tích 10 cm 2 hoặc 6,25 cm 2). Tuy nhiên, lượng thuốc được hấp thu tùy thuộc vào từng người. Trước hết, thuốc ngấm và bão hòa vào da ngay dưới chỗ dán; sau đó đọng ở các lớp trên của da. Nồng độ thuốc trong huyết thanh tăng chậm, đạt mức ốn định sau 12 – 24 giờ và được duy trì tương đối hằng định trong thời gian dán thuốc còn lại (tống thời gian là 72 giờ). Nồng độ đỉnh trong huyết thanh xuất hiện 24 – 72 giờ sau khi dán. Thân nhiệt tăng làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh (nồng độ tăng thêm 1/3 khi thân nhiệt là 40 °C). Nồng độ ốn định trong huyết thanh của thuốc sau khi dán liên tiếp thay đối theo cá thể, phụ thuộc vào tính thấm của da và độ thanh thải thuốc của cơ thể.

Fentanyl còn được dùng trong gây mê ngoài màng cứng ở các cơ sở chuyên khoa.

Fentanyl được chuyển hoá mạnh ở gan (bởi isoenzym CYP3A4 cytochrom P 450) và ở niêm mạc ruột. Khoảng 10% được đào thải ở dạng không đối qua nước tiểu. Fentanyl phân bố một phần trong dịch não tủy, nhau thai và một lượng rất nhỏ trong sữa.

Thuốc chỉ được dùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Fentanyl citrat tương kỵ với thiopenton, methohexiton natri.

Kết tủa sẽ tạo thành khi tiêm truyền fentanyl phối hợp với droperidol ngay sau khi tiêm nafcilin natri. Fentanyl citrat tương hợp với dung dịch glucose 5% và natri clorid 0,9%.

6.3. Bảo quản:

Thuốc tiêm fentanyl citrat bền khi bảo quản ở điều kiện thường, tránh ánh sáng.

Hỗn hợp trộn fentanyl với dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% có độ ốn định trong 30 ngày khi bảo quản ở nhiệt độ 23 °C.

Phải giữ bao bì lành lặn, xa tầm với của trẻ.

6.4. Thông tin khác :

Không có.