Thuốc Đông Y Bổ Trứng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Bổ Dương Đông Y

Những thông tin về nhóm thuốc bổ dương trong y học cổ truyền

Những lợi ích khi dùng thuốc bổ dương đông y cho nam giới

Dùng thuốc bổ dương đông y cần lưu ý gì?

Như gần đây cộng đồng đang xôn xao về trường hợp một bệnh nhân 40 tuổi ngày 16/11/2020 phải nhập viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng dương vật cương liên tục trong vòng 30 giờ. Được biết, anh là người có đời sống tình dục khỏe mạnh, bình thường. Nhưng để tăng sự tự tin, anh đã tự ý dùng rượu ba kích cho mình. Tuy nhiên, sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” đến 3 lần mà “cậu nhỏ” vẫn không chịu xuống và bị đau tăng dần. Sau một ngày, bệnh nhân nhập viện và được phẫu thuật cấp cứu mở thông vật xốp – vật hang và dần ổn định. Thế nhưng, do vật hang dương vật bị thiếu máu kéo dài làm cho nó bị xơ hóa, hậu quả là khó tránh khỏi tình trạng rối loạn cương dương về sau.

– Dùng nhầm loại: Một số dược liệu có đặc điểm cảm quan tương đối giống nhau, dẫn đến việc người mua bị nhầm lẫn. Ví dụ viễn chí (không có tác dụng bổ dương) bày bán ở một số vùng núi được giới thiệu là giống ba kích tím.

– Dùng dược liệu thực tế không có tác dụng: Ví dụ: nhiều người nghĩ loài tỏa dương có tác dụng bổ dương, tuy nhiên chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh chúng có tác dụng. Nếu dùng để ngâm rượu, một số trường hợp thấy có tác dụng thì có thể là chúng giúp người dùng tin tưởng vào tác dụng và cảm thấy tự tin hơn mà thôi.

– Mua phải dược liệu kém chất lượng, rác dược liệu: Với thị trường dược liệu hỗn loạn như hiện nay, các dược liệu kém chất lượng, rác dược liệu với nồng độ hoạt chất thấp đang chiếm tỷ lệ lớn. Nếu dùng những loại dược liệu đó, hiệu quả thu được sẽ không cao, thậm chí là không có tác dụng.

Một số thảo dược giúp tăng cường sinh lý nam trên thế giới

– Lá Damiana là một thảo dược mọc hoang ở Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ. Loài cây này nổi tiếng bởi tác dụng giúp kích thích ham muốn tình dục một cách an toàn, thường được dùng cho người bị bất lực, lãnh cảm và rối loạn cương dương.

– Rễ cây Sarsaparilla được nam giới Ấn Độ ưa chuộng bởi khả năng giúp tăng cường chức năng tình dục, cải thiện khả năng sinh sản và có hiệu quả tốt với nam giới bị liệt dương. Trong rễ của loài cây này, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều các khoáng chất cần thiết trong việc giúp duy trì và tăng cường chức năng sinh lý của nam giới. Đó là kali, chromium, magie, selen, đồng và kẽm. Đặc biệt, kẽm là thành phần quan trọng mà nếu thiếu chúng sẽ dẫn tới sự suy giảm testosteron và ức chế sự sinh tinh.

– Cây muira puama được dùng phổ biến ở Nam Mỹ, có chứa các sterol tự nhiên là nguyên liệu tổng hợp các testosteron nội sinh (hormon sinh dục nam).

Khi kết hợp các thảo dược trên với nhau, chức năng sinh lý nam sẽ được cải thiện một cách an toàn và hiệu quả.

Hormon testosteron – Chìa khóa giúp nam giới khỏe mạnh, sinh lực sung mãn

Tất cả các tinh chất từ hải cẩu, hàu, cây muira puama, rễ cây Sarsaparilla và nhiều thành phần khác hiện đã được kết hợp trong sản phẩm BoniSeal của Mỹ.

BoniSeal là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ). BoniSeal là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần:

Với các thành phần trên, BoniSeal giúp tăng cường sức khỏe, hiệu quả nhờ giúp cơ thể tăng tiết testosteron và nhiều cơ chế khác.

Được nghiên cứu, phát triển bởi tập đoàn Viva Nutraceuticals, trước khi xuất khẩu ra toàn thế giới, sản phẩm BoniSeal đã được thông qua tất cả các khâu kiểm định khắt khe về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả tại Mỹ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Chú Trung chia sẻ: “Ngày trước chú cũng khỏe lắm, cả khi làm việc ban ngày và khi “trả bài” ban đêm. Thế nhưng, từ ngày bước qua tuổi 60, chú thấy sức khỏe của mình tụt dốc nhanh kinh khủng, làm gì cũng thấy mệt, vừa làm vừa thở dốc hụt hơi. Còn “chuyện đó” thì không hiểu sao chú không còn hứng thú nữa, vì thế nhiều khi cố lắm mà “cậu nhỏ” cũng không lên nổi. Vì thế mà cả đêm lẫn ngày, cô cứ thở dài thườn thượt”.

“May mắn thế nào mà chú được giới thiệu sản phẩm BoniSeal. Sau 1 tháng dùng với liều 4 viên/ngày, chú thấy người khỏe khoắn hẳn ra, không còn mệt mỏi, sinh lý cũng dần dần trở lại. Sau khi dùng BoniSeal được 3 tháng thì chú đã lại thấy sung sức như trước rồi, vợ chú cứ khen mãi. Chú cảm ơn BoniSeal rất nhiều!”

Chú Minh chia sẻ: “Từ ngày bước qua tuổi 50, chú tự dưng chẳng còn ham muốn gì nữa. Thời gian đầu, chú cố gắng để chiều vợ nhưng về sau, có cố cũng không được nữa. Nhiều người mách chú dùng thuốc bổ dương đông y đấy, nhưng đọc báo đài thấy nhiều vụ dở khóc dở cười, rồi ôm họa về sau khiến chú cũng sợ, không dám dùng”.

“Có ông bạn già bằng tuổi mách chú dùng BoniSeal của Mỹ. Tìm hiểu thì chú thấy thành phần toàn từ thảo dược, lại được nhập khẩu từ Mỹ, được kiểm chứng hết rồi nên chú yên tâm dùng. Thế là chú dùng đều với liều 4 viên/ngày, sau 3 tháng sinh lý của chú đã cải thiện rõ rệt. Lần nào chú cũng là người “gạ” cô trước, khi “hành sự” thì chú lúc nào cũng hừng hực mạnh mẽ. Đến tuổi này rồi chú chẳng còn mong gì hơn thế nữa”.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Bài Thuốc Bổ Máu Đông Y

Bài thuốc bổ máu đông y

Thiếu máu là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Các nhà khoa học đã chỉ ra thiếu máu do thiếu các nguyên tố cần thiết tạo máu như sắt, magie, kẽm… Vậy theo đông y thiếu máu là tại sao và cách điều trị phù hợp.

Theo đông y máu do nhiều tạng phủ tạo nên như gan thận và được đưa đi bởi tim. Mỗi ngày thận sẽ làm nhiệm vụ lọc máu để lấy đi chất độc trong máu. Nếu các tạng này bị tổn thương đều làm thiếu máu hoặc máu bị nhiễm độc. Vì vậy bổ máu cần bồi bổ nhiều tạng bằng các bài thuốc hoặc món ăn đông y.

Ngoài ra thiếu máu trong các trường hợp đặc biệt như sau sinh, phẫu thuật hay vết thương hở. Thì cần bồi bổ bằng các món ăn bài thuốc như gà tiềm thuốc bắc, cật heo tiềm thuốc bắc, đuôi bò tiềm thuốc bắc… kết hợp với ngủ nghỉ điều độ là đủ.

Tùy theo từng người và các triệu chứng mà thầy thuốc sẽ kê đơn. Tuy nhiên các bài thuốc này cũng tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây.

Thiếu máu do tì vì: tì vị được định nghĩa là khả năng ăn uống và hấp thụ kém. Từ đó khiến khí huyết hư, cơ thể xanh xao kẽm sức sống. Trong trường hợp này ta dùng các bị có tính ấm, kích thích tì vị như: nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, táo đỏ, long nhãn, cam thảo mỗi loại 12g sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc trên chủ yếu là bổ khí, bổ huyết kích thích ăn ngon, giúp an thần, tăng sức đề kháng. Kiên trì uống 2 lần mỗi tuần trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng cải thiện.

Nếu thiếu máu do (can thận âm hư) thường gặp người gầy gò, nóng trong vv.

Phép trị: bổ âm, dưỡng huyết, ích can thận. Thường dùng Bài Tứ vật gia giảm gồm có vị: Thục địa 25g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g. Bài này rất thích hợp chứng huyết hư người gầy gò, kinh nguyệt không đều, nếu rong kinh thiếu máu gia ngải diệp và hương phụ.

Nếu phụ nữ sau sinh thiếu máu, hoặc sau phẩu thuật mất máu, sau đợt ốm nặng (do khí huyết đều suy… Phép trị cần bổ cả khí lẫn huyết, mà chú trọng bổ khí vì khí sinh huyết. Thường dùng bài thập toàn gia giảm gồm có: Thục địa 30g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g. Bài này rất thích hơp với những người thiếu máu sau khi sinh, sau hậu phẩu, mới ốm dậy… hoặc thiếu máu sau xuất huyết tiêu hóa, sau trị giun sán, thiếu máu các thể.

Nếu thiếu máu do các bệnh đường ruột gây chảy máu trong… Phép trị cần cầm máu trước, sau bổ máu.

Nếu thiếu máu do nhiễm giun sán, thì phải xổ giun sán trước.. . uống thuốc bổ sau

Ba Loại Thuốc Bổ Khí Trong Đông Y

Nhân sâm, Đảng sâm, Hoàng kỳ là các loại thuốc bổ khí thường dùng trong Đông y. Trên lâm sàng những loại này thường hay phối hợp với nhau. Tuy vậy, về phương diện công hiệu và chủ trị giữa các vị này đều khác nhau.

1) Nhân sâm:

Nhân sâm còn gọi là Sơn sâm, là rễ cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ Ngũ gia bì, vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng đại bổ nguyên khí, sinh tân chỉ khát ( sinh ra chất dịch trong cơ thể, cầm cơn khát ), khinh thân ích khí ( bổ khí nhẹ nhàng thân thể ), diên niên ích thọ ( giúp trường thọ ). Trong đông y Nhân sâm là loại thuốc đại bổ nguyên khí hàng đầu, dùng nó có thể “ích khí cố thoát” ( mạnh khí chống thoát dương ), cho nên trên lâm sàng thường dùng để trị các bệnh nặng hoặc bệnh lâu ngày, hoặc huyết thoát ( mất máu ) dẫn đến khí thoát ( vong dương ) có biểu hiện lâm sàng tinh thần mê man, toàn thân vô lực, chân tay lạnh, mồ hôi đầm đìa, mạch vi muốn tuyệt. Vị Nhân sâm có thể dùng một mình, cũng có thể dùng kết hợp với Hắc phụ tử hoặc Hoàng kỳ. Công năng đại bổ nguyên khí của Nhân sâm còn có thêm một phương diện khác trong tác dụng bổ Phế – Thận trị suyễn, như Nhân sâm phối với Hồ đào nhục hoặc Nhân sâm phối với Cáp giới trị chứng suyễn do Phế – Thận khí hư, hoặc đoản khí dẫn đến thở gấp, tiếng nói nhỏ, mạch hư – nhược. Tác dụng bổ của Nhân sâm mạnh nhất ở Trung tiêu, còn có thể kiện Tỳ cầm tiêu chảy. Nếu Nhân sâm phối Bạch truật, Phục linh, Sa nhân, Liên nhục, Hoài sơn, Ý dĩ nhân… có thể trị chứng tinh thần mệt mỏi, chân tay vô lực, ăn kém cầu lỏng do Tỳ – Vị khí hư. Vì vậy, trên lâm sàng có thể dùng Nhân sâm để điều trị các chứng như:

Bệnh nhiệt tổn thương tân dịch trong cơ thể dẫn đến sốt cao, miệng khát, mồ hôi đầm đìa, mạch đại mà vô lực, có thể kết hợp với các loại thuốc thanh nhiệt dưỡng âm như Thạch cao, Tri mẫu.

Ôn bệnh hoặc thử bệnh ( Các chứng cảm nhiễm vào mùa nóng ) tổn thương đến khí và tân dịch mà thấy mồ hôi ra nhiều, miệng khát tinh thần mỏi mệt, hoặc tân dịch và khí không đủ dẫn đến bồn chồn mất ngủ, hơi thở ngắn tự ra mồ hôi, hồi hộp tim đập nhanh, mạch tế – nhược, thì dùng Nhân sâm phối với Mạch môn, Ngũ vị mà trị. Do Nhân sâm còn có tác dụng trấn tâm an thần cho nên có thể dùng để trị các chứng hoảng hốt kinh sợ, khó vào giấc ngủ do tâm thận bất giao, thường phối hợp với Táo nhân, Viễn chí. Chứng Tâm – Tỳ lưỡng hư xuất hiện các triệu chứng tinh thần mệt mỏi hay quên, hồi hộp khó thở, ăn uống sút kém, đại tiện lỏng nhão, thở ngắn vô lực thì dùng Nhân sâm phối với Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Long nhãn để trị. Ngoài ra, Nhân sâm còn tác dụng tráng dương, trên lâm sàng thường tùy chứng gia giảm để trị dương nuy ( liệt dương, yếu sinh lý ), dùng nhân sâm để bồi bổ cho nguyên khí của thận. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong Nhân sâm có hàm chứa thành phần hoạt tính chủ yếu là Saponin và Polysacarit Nhân sâm ( Polysaccharide ). Trong Nhân sâm có thành phần chủ yếu là Saponin có tác dụng nâng cao khả năng hoạt động của bộ não và thể lực, chống mệt mỏi, thúc đẩy tầng suất hoạt động tư duy, bảo vệ công năng hoạt động của tim, cải thiện hoạt động của cơ tim, hạ đường huyết, làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó thành phần Polysacarit có tác dụng nâng cao kháng thể, tăng cường sức khả năng phòng ngừa các tế bào ung thư. Liều dùng Nhân sâm mỗi ngày từ 3 – 10g.

Đảng sâm

Đảng sâm là thực vật thân thảo lâu năm thuộc họ Cát cánh, phần dùng làm thuốc là củ rễ, có thể dùng sống hoặc chế mật mà dùng. Do vùng đất sinh trưởng khác nhau nên Đảng sâm được phân ra 3 loại là Tây đảng sâm, Đông đảng sâm, Lộ đảng sâm. Loại sản phẩm tốt nhất vẫn là loại sinh trưởng ở Lộ Châu – Sơn Tây được gọi là Lộ đảng sâm. Đảng sâm tính hơi ấm, vị ngọt, vào hai kinh Tỳ – Vị, có công năng Bổ trung ích khí, dưỡng huyết sinh tân, là loại thuốc dùng để tư dưỡng cho Tỳ – Vị. Đảng sâm phối hợp với các vị Bạch truật, Phục linh, Chích thảo gọi là “Tứ Quân Tử Thang” được dùng để điều trị các chứng tinh thần mệt mỏi vô lực, tỳ vị hư nhược, ăn uống sút kém, đại tiện lỏng nhão; Phối với Hoàng kỳ, Mạch môn, Ngũ vị có thể trị chứng khí và tân dịch tổn thương, trị chứng ho thở gấp do Phế khí hư nhược. Nhìn chung công năng của Đảng sâm so với Nhân sâm là giống nhau, nhưng công năng của Đảng sâm kém hơn, đồng thời Đảng không có tác dụng đại bổ nguyên khí như Nhân sâm. Trong một số trường hợp, nếu các triệu chứng kể trên xuất hiện nhưng mức độ bệnh nhẹ và nguyên khí chưa hao tổn thì không cần dùng đến Nhân sâm mà chỉ cần dùng Đảng sâm là đủ.

3) Hoàng kỳ:

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là loại thực vật thân thảo sống lâu năm thuộc họ đậu, bộ phận dùng là rễ, phân bố nhiều ở Hắc Long Giang, Cát Lâm, cho nên còn gọi Hoàng kỳ ở những vùng này là Bắc kỳ. Hoàng kỳ tính hơi ấm, vị ngọt.

Nhóm thuộc chủng loại nhân sâm:

Công năng và ứng dùng của Hoàng kỳ chủ yếu ở bốn điểm sau: Một là bổ khí thăng dương, mạnh ở mảng thăng đề. Thường ứng dụng điều trị các chứng trong phạm vi khí hư hạ hãm như thoát giang ( sa hậu môn), trĩ, sa tử cung, sa dạ dày, sa thận, băng lậu, choáng váng xoay xẩm vô lực, hoặc đoản khí thở gấp, đồng thời có thể dùng kết hợp với Nhân sâm, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ; Hai là Hoàng kỳ có tác dụng cố biểu liễm hãn ( kín da lông, cầm mồ hôi ). Thường dùng trị các chứng tự ra mồ hôi do biểu hư bất cố ( chính khí hư khiến da lông không kín đáo mà ra mồ hôi nhiều ). Nếu vệ khí không mạnh ( vệ khí tương đương với khái niệm kháng thể trong y học hiện đại ) ra mồ hôi, hoặc cảm mạo tái phát liên tục thì có thể phối dùng với Phòng phong, Bạch truật để cố biểu ( mạnh cho da lông ) khu tà ( loại trừ các yếu tố gây bệnh ); Ba là tác dụng thác sang bài nùng ( trị lở loét, làm sạch mủ dịch ). Thường ứng dụng lâm sàng để điều trị các chứng ung nhọt lâu ngày không vỡ mủ, hoặc nhọt mủ phát bên trong nếu dùng Hoàng kỳ sẽ thúc được mủ máu ung nhọt phát ra bên ngoài. Cũng có thể sử dụng Hoàng kỳ để trị chứng khí huyết hư nhược sau khi ung nhọt phát ra lâu ngày không lành miệng, thường phối hợp với Kim ngân hoa, Tạo giác thích, Bồ công anh để sinh cơ lành miệng ung nhọt; Bốn là có tác dụng lợi thủy tiêu thủng. Hoàng kỳ thường ứng dụng lâm sàng để trị chứng thủy thủng do dương khí không vận hành, thông qua tác dụng bổ khí kiện tỳ của Hoàng kỳ giúp cho Tỳ dương có được sự kiện vận mà tiêu được thủy thũng. Các chứng thủy thũng có kiêm thêm khí hư cũng có thể dùng Hoàng kỳ, trong các trường hợp này thường phối dùng với Phòng kỷ, Phục linh, Bạch truật. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong Hoàng kỳ hàm chứa thành phần Carbohydrat, Folate ( Vitamin B9 ), và nhiều loại axit amin giúp hưng phấn cho hệ thống trung khu thần kinh, cho nên có thể làm tinh thần tỉnh táo, chống mệt mỏi, nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng kháng bệnh, rất hiệu quả trong điều trị khí hư, cảm mạo và các bệnh lây nhiễm. Ngoài ra Hoàng kỳ còn có tác dụng giúp mạnh tim, lợi niệu và hạ huyết áp. Vì Hoàng kỳ có chứa một lượng nhỏ nguyên tố Selen, Selen là chất kháng ung thư cực kỳ hiệu quả, cho nên Hoàng kỳ có tác dụng khác ung thư. Liều dùng Hoàng kỳ từ 12 – 16g, nếu bệnh nặng hoặc tùy chứng có thể dùng từ 30 – 120g.

Tóm lại, công hiệu của Nhân sâm, Đảng sâm, Hoàng kỳ có điểm giống nhau, cũng có điểm khác nhau, vì vậy không thể khi thấy triệu chứng khí hư là dùng như nhau, cần phân biệt rõ khi sử dụng, nếu không thì không thể phát huy tác dụng được. Ví dụ như nhiệt tà tổn thương khí và tân dịch thì nên dùng Nhân sâm, nếu dùng Hoàng kỳ là không thích hợp. Trên lâm sàng cần phân biệt rõ khi sử dụng.

Cao ly sâm ( 高丽参 )

Cao ly sâm xuất xứ từ Hàn quốc hoặc Triều tiên. Tác dụng tương đồng với Nhân sâm nhưng lực bồi bổ yếu hơn, không có tác dụng đại bổ nguyên khí mà chỉ có tác dụng bồi bổ cho khí của tạng phủ. Tuy có một số tài liệu cho rằng Cao ly sâm tác dụng và lực đại bổ nguyên khí tương đồng với Nhân sâm nhưng thực tế lâm sàng cho thấy nếu dùng Cao ly sâm hợp với Phụ tử để hồi dương cho người hấp hối thì gần như không có tác dụng.

Viên sâm ( 园参 )

Viên sâm là Nhân sâm được trồng và canh tác tại vườn, vì vậy được gọi là “Viên sâm”. Tác dụng tương đồng với Nhân sâm hoang dã nhưng chất lượng thì không thể so được với Nhân sâm hoang dã.

Sinh sái sâm ( 生晒参 )

Sinh sái sâm là Viên sâm đã đạt độ tuổi 6 – 7 năm, sau đó được thu hoạch và chế ra nhiều dạng sâm khác nhau như: Bạch can sâm ( 白干参 )、Bạch đường sâm ( 白糖参 )、Quang Chi Sâm ( 光枝参 )、Bì mao sâm ( 皮尾参 )、Nguyên chi sâm ( 原枝参 )、Chủng diện sâm ( 种面参 ). Tác dụng tương đồng với Nhân sâm.

Di sơn sâm移山参

Di sơn sâm là Nhân sâm được khai thác trong môi trường tự nhiên trên núi cao, sau đó được mang về chăm sóc nuôi trồng tại vườn. Tác dụng tương đồng với Nhân sâm, còn được xưng tụng là “khởi tử hồi sinh tiên thảo” ( cây thuốc tiên khởi tử hồi sinh ).

Nhị hồng sâm ( thường được gọi là Trường Bạch Sơn hồng sâm – 长白山红参)

Nhị hồng sâm tác dụng nhuận bổ là chính. Không có tác dụng đại bổ nguyên khí nhưng có tác dụng bổ khí cho tạng phủ. Thích hợp cho dùng uống bồi bổ lâu ngày hoặc bổ cho trẻ em suy nhược.

Thái tử sâm ( 太子参 )

Thái tử sâm tác dụng nhuận bổ như Nhân sâm nhưng không mạnh bằng Nhân sâm. Không có tác dụng đại bổ nguyên khí, chỉ có tác dùng bổ khí cho tạng phủ. Có thể dùng thường xuyên dưới dạng hãm trà hoặc ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Tây dương sâm là giống sâm phổ biến ở Mỹ, Canada. Trong Tây dương sâm chứa nhiều thành phần Saponin nhân sâm, tinh dầu, axit amin, Polysacarit, Axit nucleic, peptide ( hoạt chất chống lão hóa da ), các vitamin và nguyên tố vi lượng. Có tác dụng ích khí tư âm, bồi bổ ngũ tạng, trị chứng bốc hỏa do âm hư và thời kỳ tiền mãn kinh rất hiệu quả. Trên lâm sàng thường được dùng để điều trị các chứng khí hư, âm hư như cao huyết áp, bệnh mạch vành tim, cơn đau thắt tim, chứng kích động do bệnh lý về tim; ho và thở gấp do phế hư nhiệt; khô miệng do bệnh ở phế thận; hồi hộp khó thở, hay quên, mất ngủ do tâm âm hư.

Bố chính sâm

Sâm bố chính còn có các tên gọi là Sâm báo, Sâm thổ hào, Nhân sâm Phú Yên. Sâm bố chính có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, bổ âm sinh tân, dưỡng tâm an thần, kiện tỳ tiêu thực. Thường dùng bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, trị các bệnh về phổi do phế nhiệt như ho, sốt âm ỉ. Trị các chứng khát nước uống nhiều, người gầy suy nhược, ăn ngủ kém, kinh nguyệt không đều, đau nhức mình mẩy.

Sâm Tu Mơ Rông ( Sâm dây Kon Tum )

Sâm Tu Mơ Rông còn gọi là Sâm dây Kon Tum. Tác dụng giống với Đảng sâm. Kinh nghiệm lâm sàng của nhà thuốc cho thấy ngoài tác dụng như Đảng sâm ra Sâm Tu Mơ Rông còn có tác dụng an thần kiện tỳ rất rõ rệt. Rất hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ và ăn uống sút kém.

Sâm Ngọc Linh

Sâm ngọc linh còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm khu năm, Trúc tiết nhân sâm, Trúc tiết sâm, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của bộ y tế Việt Nam thì trong Sâm ngọc linh chứa 26 hợp chất Saponin có cấu trục hóa học đã biết và 24 Saponin có cấu trúc mới không có trong loại sâm khác. Trong các nghiên cứu mới đây cho thấy danh sách Saponin của Sâm ngọc linh được phát hiện lên đến 52 loại. Ngoài ra trong Sâm ngọc linh còn có 14 axit béo, 17 axit amin ( trong đó có 8 axit amin không thể thay thế được ) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng, hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Theo đông y Sâm ngọc linh tính ấm, vị ngọt hơi đắng. Vào kinh Can – Tỳ – Phế. Có tác dụng cầm máu, tan máu bầm, tiêu sưng giảm đau, trừ đàm trị ho, trị suy nhược cơ thể tăng cường sức khỏe, nâng cao chức năng sinh lý. Trị ho ra máu, tổn thương do té ngã, suy nhược sau bệnh nặng.

Được viết bởi nhà thuốc Hạnh Lâm Đường.

Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Bổ Đông Y

Thuốc bổ Đông y được chia làm 4 loại, đó là bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương. Nếu chia theo âm dương thì thuốc bổ dương và bổ khí thuộc dương; còn thuốc bổ âm, bổ huyết thuộc âm. Nói như vậy vì trong cơ thể, khí thuộc dương và huyết thuộc âm. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc lại có một ý nghĩa riêng, nhằm mục đích “bổ” riêng vào từng đối tượng cụ thể. Và người ta chỉ sử dụng chúng khi các đối tượng này đã bị hư, tức bị suy yếu đi.

Thuốc bổ khíĐông y quan niệm, khí là vật chất ở trạng thái vô hình. Thực chất nó là một dạng năng lượng được hình thành từ tạng tỳ, có nguồn gốc từ “thủy cốc” (từ các chất dinh dưỡng). Khi các bộ phận trong cơ thể “thiếu khí”, hay còn gọi là “khí hư”, tức nguồn năng lượng cung cấp không đầy đủ sẽ gây ra các chứng trạng “hư”, tức suy yếu. Và kết quả của quá trình “hư ” đó sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm, năng suất lao động giảm. Khi đó, YHCT thường dùngthuốc bổ khí để lấy lại sự hoạt động bình thườngcho cơ thể.Thuốc bổ khí bao gồm các loại: nhân sâm, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, hoài sơn, cam thảo, đại táo… Trong số đó, nhân sâm được coi là vị thuốc bổ khítốt nhất. Tiếp đó là đảng sâm. Trong nhiều trường hợp đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm. Ngoài ra các vị bạch truật, hoài sơn, hoàng kỳlà những vị thuốc bổ khí,rất tốtkhi tỳ khí kém: kém ăn, gầy yếu, mệt mỏi. Một số bài thuốc cổ phương có tác dụng bổ khí Tứ quân tử thang, gọi tắt là Tứ quân, gồm: nhân sâm 6g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, cam thảo 4g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Dùng liền 2-3 tuần. Cũng có khi chỉ dùng riêng một vị nhân sâm: độc sâm thang, ngày 4-6g dưới dạng thuốc hãm. Chú ý, không dùng sâm và các chế phẩm có nhân sâm khi bị sôi bụng, tiêu chảy. Những người huyết áp thấp dùng tốt, song người huyết áp cao không nên dùng, với người bị mất ngủ không nên uống sâm vào buổi tối. Bổ trung ích khí thang là phương có tác dụng “bổ khí trung tiêu”, được dùng khi cơ thể xuất hiện các chứng sa giáng (sa dạ dày, sa ruột, sa lá lách, trĩ, lòi dom), gồm: hoàng kỳ, nhân sâm (đảng sâm), bạch truật,mỗi vị 12g, đương quy 8g,sài hồ, thăng ma, cam thảo, mỗi vị 6g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Dùng liền 3-4 tuần.Thuốc bổ huyếtHuyết được tạo ra ở tỳ: “Tỳ ích khí sinh huyết”, có nguồn gốc từ thức ăn thức uống. Huyết hư, tức huyết thiếu: da xanh, nhăn nheo, lưỡi nhợt, mắt trắng… thực chất là “thiếu máu”.Khi huyết hư, Đông y sử dụng các vị thuốc bổ huyết, đó là các vị thục địa, bạch thược, đương quy, hà thủ ô đỏ, cao ban long, tang thầm…Bài cổ phương Tứ vật thangcó tác dụng bổ huyết tốt, được dùng khi cơ thểthiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mới ốm dậy, mệt mỏi, vô lực gồm: đương quy 10g, thục địa 12g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g. Sắc uống, ngày một thang. Dùng liền 3-4 tuần.Thuốc bổ âmTrước hết cần hiểu rõ khái niệm của Đông y, nóivề “phần âm” trong cơ thể. Đó là các tạng (tâm, can, tỳ phế, thận), thuộc âm. Huyết, tân dịch thuộc âm. Khi phần âm trong cơ thể bị hư (bị suy yếu), thì cần dùng thuốc bổ âm.Khi âm hư (huyết hư, can hư, thận hư…) thì hỏa vượng (hỏa mạnh), thường biểuhiện ra các chứng trạng: đầu nóng bốc từng cơn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, miệng khô, khát, mắt mờ, mất ngủ… Các vị thuốc bổ âm, đa số có vị ngọt, nhiều dịch, nhiều chất nhầy, tính thường lương đến hàn. Do đó khi sử dụng thường gây nê trệ, dẫn đến tiêu hóa kém. Chính vì vậy, khi sử dụng thường kèm với thuốc hành khí, kiện tỳ. Đó là các vị hoàng tinh, ngọc trúc, thiên môn đông, mạch môn, bách hợp, sa sâm, kỷ tử, miết giáp, quy bản, thạch hộc… Bài cổ phương có tác dụng bổ âm tốt, đó là phương Đại bổ âm hoàn gồm: thục địa, quy bản, mỗi vị 24g, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 16g. Phương thuốc dưới dạng hoàn. Ngày dùng 12-16g. Ngoài ra còn dùng các phương Lục vị hoàn để bổ thận âm, phương Bách hợp cố kim thang để bổ phế âm, trị ho lâu ngày, ho lao, ho ra máu, đoản hơi, khó thở.Thuốc bổ dươngThuốc bổ dương được dùng khi phần dương của cơ thể bị hư: thận dương hư, khí hư… Thường được phân ra làm hai loại: Loại thứ nhất là thuốc trị đau xương cốt,lưng gối (thận chủ cốt); gồm các vị cẩu tích, cốt toái bổ, đỗ trọng, tục đoạn, đau xương… Loại thứ hai thiên về bổ thận dương, bổ nội tiết, sinh lý, dùng trong các trường hợp tảo tiết (xuất tinh sớm, hoạt tinh), dương nuy, lãnh tinh… Đó là các vị dâm dương hoắc, ba kích, thỏ ty tử, tô tử, xa tiền tử,phá cố chỉ,hà thủ ô đỏ… Cũng cần nói thêm rằng, khi nói đến thuốc bổ dương nhiều người quan niệm chỉ dùng “bổ”cho nam giới. Điều đó quả là cái nhìn phiến diện, dẫn đến thiệt thòi cho phái nữ. Trên thực tế, không phải chỉ có nam giới bị “dương hư”, mà nữ giới cũng bị chứng trạng này, thể hiện ở các triệu chứng kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, lãnh cảm, vô sinh… Cần hiểu rõ điều đó để có phương thuốc điều trị phù hợp cho chị em.Tóm lại: Thuốc bổ Đông y rất đa dạng, rất phong phú. Tuy nhiên khi sử dụng, người ta thường kết hợp một cách linh hoạt: có thể dùng riêng từng loại, cũng có thể kết hợp bổ khí với bổ huyết; hoặc bổ âm với bổ dương; hoặc bổ khí với bổ dương và bổ huyết với bổ âm.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Theo nguồn: www.moh.gov.vn