Thuốc Dị Ứng Dexamethasone / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Chống Dị Ứng Và Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Dị Ứng

Dị ứng là trạng thái phản ứng quá mức của cơ thể con người khi tiếp xúc với dị nguyên hay kháng nguyên vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó.

Dị ứng chính là biểu hiện của phản ứng quá mẫn cơ thể đối với dị nguyên. Các chất có thể gây nên tình trạng dị ứng như: thức ăn, hoa quả, cây cỏ, bụi bặm, lông gia súc, hóa chất, vi khuẩn, nấm… kể cả thuốc điều trị các loại bệnh. Các con đường đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể như: ăn, uống, tiêm, hít, ngửi, nhỏ mắt, tiếp xúc qua da…

Khi phát hiện tình trạng dị ứng dù với bất kỳ tác nhân nào, phải ngừng ngay việc tiếp xúc với các loại tác nhân nghi ngờ do chất histamin gây dị ứng có thể hình thành trong cơ thể. Nếu bị dị ứng nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi thì những triệu chứng lâm sàng như: nổi ban đỏ, nổi mày đay, mẫn ngứa; ngứa lòng bàn tay, bàn chân; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… giảm đi nhanh. Nếu bị dị ứng nặng, phải xử trí điều trị bằng thuốc chống dị ứng; phổ biến là các loại thuốc kháng histamin.

Thuốc chống dị ứng là các loại thuốc chống lại hoặc đối kháng lại quá trình quá mẫn của cơ thể đối với dị nguyên. Thuốc có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Có hai thế hệ thuốc chống dị ứng cơ bản là thuốc thế hệ 1 (còn được gọi là thế hệ kinh điển, thế hệ cũ) và thế hệ 2 (còn được gọi là thế hệ mới). Có thể kể ra đây một số loại như clopheniramin, cetirizin, diphenylhydramin, loratadin, fexodenadin…

Các thuốc chống dị ứng cổ điển thường có thời gian tác dụng ngắn, (từ 4-6 giờ) nên phải uống nhiều lần và có phản ứng phụ gây buồn ngủ. Hiện nay còn sử dụng nhiều là chlorpheniramin và các nhóm tương tự thuộc thế hệ 1 thường được phối hợp trong các thuốc trị cảm, ho…

Thuốc chống dị ứng thế hệ mới

Các thuốc chống dị ứng thế hệ mới ra đời nhằm tăng thời gian tác dụng của thuốc đồng thời hạn chế tác dụng phụ gây ngầy ngật, buồn ngủ của các nhóm thuốc chống dị ứng cổ điển. Vì thế người bệnh có thể chỉ cần uống một hoặc hai viên trong ngày và vẫn có thể làm việc bình thường.

Các thuốc chống dị ứng hiện nay thường dùng:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin đường uống: Gồm các dạng thuốc viên và dung dịch, được dùng trong các trường hợp ngứa, chảy nước mũi, phát ban (nổi mề đay), bao gồm các thuốc như: Loratadin, cetirizin, desloratadin… Một số thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô miệng và buồn ngủ, nhất là các kháng histamin thế hệ 1 như: Diphenhydramin, chlorpheniramin… Nói chung các thuốc kháng histamin thường gây an thần không nên dùng khi lái xe hoặc làm các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.

– Cetirizine: Dạng viên 10mg dùng 1 viên/ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.

– Terfenadine: Dạng viên 60mg và 120mg, có dạng hỗn dịch cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hiện nay thuốc này cần được dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

– Loratadine: Viên 10mg uống một viên/ngày vào bữa ăn sáng.

Kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi: Giúp giảm hắt hơi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi, nghẹt mũi, gồm các thuốc azelastin, olopatadin… Khi dùng các thuốc này người bệnh có thể thấy có vị đắng trong miệng, chóng mặt, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, rát mũi, chảy máu mũi, buồn nôn, chảy nước mũi, đau họng và hắt hơi.

Thuốc kháng histamin nhỏ mắt: Thường được kết hợp với các thuốc khác như ổn định tế bào mast hoặc thuốc thông mũi. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể giảm bớt các triệu chứng như: Ngứa, tấy đỏ và sưng mắt. Bạn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc này nhiều lần trong ngày, bởi vì những tác động có thể kéo dài chỉ một vài giờ. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể bao gồm đỏ mắt, chảy nước mắt, nhức nhẹ hoặc đau đầu. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt khi bạn đang đeo kính áp tròng.

– Acid Cromoglicic: Tác động chống dị ứng nhờ ức chế sự xâm nhập ion Ca2+ trong tế bào, tác dụng tại chỗ và trực tiếp lên niêm mạc (phế quản, kết mạc, tiêu hóa). Có nhiều dạng thuốc như nhỏ mắt, bơm mũi-miệng, uống. Tránh dùng trong ba tháng đầu có thai.

Ngoài ra còn có thể kể đến Tritoqualine (Hypostamine), Fexofenadine (Telfast), Acrivastine (Semprex)…

Cách sử dụng thuốc kháng sinh Histamin

Các loại corticoid

Các thuốc corticosteroid (viết tắt là corticoid) khi sử dụng nhất thiết phải có đơn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc này vì bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ có hại nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi dùng các thuốc này cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như liệu trình điều trị. Thuộc loại này bao gồm các dạng thuốc sau:

Thuốc dạng xịt mũi: Có tác dụng ngăn chặn và làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng, giúp đỡ nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa, chảy nước mũi. Trên thị trường bao gồm các loại thuốc như: Fluticason, mometason, budesonide… Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm mùi khó chịu, kích ứng mũi và chảy máu cam.

Corticoid dạng hít: Các loại thuốc này thường được thực hiện trên cơ sở hàng ngày như là một phần của điều trị hen suyễn. Ví dụ như: Fluticason, budesonid, beclomethason… Các tác dụng phụ có thể gây khô miệng, họng và nhiễm khuẩn nấm miệng.

Dạng thuốc nhỏ mắt: Được sử dụng để điều trị kích ứng mắt nặng do sốt và viêm kết mạc dị ứng. Ví dụ như: Dexamethason, fluorometholon, hay prednisolon… Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần lưu ý, thuốc có thể gây mờ mắt. Sử dụng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Kem bôi da chứa corticoid: Bao gồm các thuốc như hydrocortison, triamcinolon, flucina… Đây là các thuốc hay được người dân tự ý mua về sử dụng, đôi khi không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian trên 1 tuần cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da và đổi màu. Sử dụng lâu dài có thể gây mỏng da, teo da….

Corticoid đường uống: Gồm dạng thuốc viên và dung dịch, được sử dụng để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng gây ra bởi tất cả các loại phản ứng dị ứng. Vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, corticoid đường uống thường được quy định đối với khoảng thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày và chậm phát triển ở trẻ em. Corticoid đường uống cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp.

Hiện nay các cơ sở dược phẩm thường sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh cảm cúm thông thường có phối hợp với thuốc chống dị chứng kháng histamin H1 cổ điển nên rất dễ có nguy cơ gây nên những phản ứng phụ không mong muốn đã nêu trên cho người sử dụng mà hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông và tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không lường trước được. Vì vậy mọi người cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm thông thường như Decolgen, Panadol…; trong đó có thành phần paracetamol hay acetaminophen giúp giảm đau, hạ sốt kết hợp với thuốc chống dị ứng kháng histamin H1 cổ điển như chlorpheniramine có tác dụng giúp chống viêm mũi dị ứng hoặc một số thuốc khác kết hợp với thuốc dextromethorphan giúp giảm ho.

Thuốc kết hợp giúp hỗ trợ chống viêm mũi dị ứng, giảm ho thường có tác dụng phụ gây an thần, buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng; đặc biệt là đối với những người lái tàu xe; lao động, làm việc ở chỗ nguy hiểm và trên cao; tiếp xúc, vận hành các loại máy móc… để hạn chế tai nạn giao thông và tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra

Những lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng

1. Một số loại không nên dùng ban ngày

Thuốc chống dị ứng thế hệ 1 như clopheniramin thì không nên dùng ban ngày vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, có nguy cơ gây buồn ngủ. Bạn nên uống vào buổi tối, khi không phải làm việc.

2. Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch

Thuốc chống dị ứng vẫn được coi là những thuốc an toàn nhưng một số loại thuốc thế hệ 2 có thể gây ra một số biến cố trên tim mạch như gây xoắn đỉnh, tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ. Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim. Với những bệnh nhân có rối loạn tim mạch thì không nên dùng một số thuốc chống dị ứng thế hệ hai như astemizol.

3. Ngộ độc do quá liều

Vì lý do dị ứng gây ngứa râm ran khắp người nên một phản xạ là dùng nhiều thuốc chống dị ứng liều cao cho đỡ ngứa. Điều đáng nói là liều ngộ độc của thuốc dị ứng không cách quá xa liều điều trị. Biểu hiện của ngộ độc là khô miệng như ngói, đỏ rực như thịt bò, nóng như hòn than, phát cuồng như kẻ mất trí và nháy mắt liên tục như cánh dơi. Liều khuyên dùng của thuốc chống dị ứng với các thuốc thế hệ 2 là chỉ dùng 1 viên/ ngày, dùng quá 4 viên/ ngày rất nguy hiểm.

4. Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng

Các thuốc chống dị ứng dù có các loại loại khác nhau thì đều có chung một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hóa học gây dị ứng histamine. Việc tranh chấp với histamine chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều loại thuốc hay ít loại thuốc. Dùng nhiều loại thuốc đã không tạo ra hiệu quả tăng hơn mà lại còn làm nặng nề thêm chuyển hóa cho gan thì đó là việc rất không nên dùng.

5. Không uống chung với thuốc trị nấm

Thuốc chống dị ứng không nên dùng với thuốc trị nấm như itraconnazole (Sporanox) hay ketoconazole (Nizoral). Vì thuốc chống dị ứng ức chế hoạt động của enzyme chuyển hóa thuốc chống nấm tại gan nên thuốc chống nấm sẽ chậm được chuyển hóa và chậm bị đào thải. Điều này dẫn đến người bệnh bị ngộ độc thuốc trị nấm ở ngay liều điều trị an toàn, nhất là những người phải dùng thuốc trị nấm kéo dài.

6. Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em

Thuốc chống dị ứng, đặc biệt thuốc dạng thế hệ 1 như clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Với trẻ em đến trường, thuốc làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm khả năng tư duy nên hiệu quả học tập giảm sút.

Trong trường hợp phải dùng thuốc thì chỉ được dùng rất ngắn trong 1-2 ngày và nhất định phải có sự tham vấn của bác sĩ.

Dị Ứng Thuốc Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Tình Trạng Dị Ứng Thuốc

Dị ứng thuốc nổi mề đay có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến sốc phản vệ. Tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Dị ứng thuốc nổi mề đay là gì?

Dị ứng thuốc nổi mề đay là phản ứng khi cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm với một số loại thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây nổi mề đay, tuy nhiên thuốc kháng sinh (đặc biệt là Penicillin), chống chống viêm không kê đơn NSAID và thuốc chống động kinh là những loại thuốc phổ biến nhất có thể gây nổi mề đay.

Tình trạng này đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ trên da, rất ngứa, có thể nổi cộm lên hoặc bằng phẳng. Đôi khi người bệnh cũng có thể xuất hiện mụn nước và các tổn thương da có chứa mủ.

Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc nổi mề đay là đối xứng. Điều này có nghĩa là mề đay có xu hướng xuất hiện trên cả hai phần của cơ thể. Ngoài ra, dị ứng thuốc cũng có xu hướng gây ngứa hoặc đau.

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, mề đay có thể được cải thiện khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốc phản vệ, gây khó thở và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Biện pháp xử lý dị ứng thuốc nổi

Tương tự như dị ứng thức ăn nổi mề đay, phản ứng dị ứng thuốc nổi mề đay từ nhẹ đến trung bình có thể được cải thiện bằng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Tuy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng, người bệnh có thể tham khảo một số các xử lý, điều trị như:

1. Ngưng sử dụng thuốc gây dị ứng

Ngưng sử dụng các loại thuốc dẫn đến các phản ứng dị ứng nổi mề đay và thông báo cho bác sĩ kê đơn. Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chỉ định loại thuốc điều trị khác.

Nếu các phản ứng dị ứng thuốc không nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng. Các loại thuốc này có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và kiểm soát tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay.

2. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có nhiều loại, thường được chỉ định theo mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Mặc dù có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng thuốc nổi mề đay, tuy nhiên thuốc kháng Histamine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa và đau đầu. Do đó, trao đổi với dược sĩ kê đơn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, người rối loạn chức năng gan hoặc bị bệnh gan nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc kháng Histamine.

3. Thuốc chống viêm không Steroid

Các loại thuốc chống viêm không Steroid phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ kê đơn để tránh các rủi ro không mong muốn. Sử dụng thuốc chống viêm không chứa Steroid trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

Bên cạnh đó, người bệnh thận, rối loạn chức năng gan, bệnh tim hoặc rối loạn tuần hoàn máu, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng sử dụng an toàn.

4. Thuốc giãn phế quản

Trong một số trường hợp tình trạng dị ứng thuốc có thể đi kèm tình trạng ho, khò khè, khó thở, lúc này bác sĩ có thể chỉ định thuốc làm giãn phế quản để hỗ trợ điều trị. Thuốc có thể hỗ trợ mở rộng hệ thống hô hấp và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.

Thuốc giãn phế quản thường có tác dụng ngắn và được sử dụng như một loại thuốc cải thiện khả năng hô hấp một cách nhanh chóng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Có cảm giác lo lắng

Nhịp tim nhanh và mạnh

Đau dạ dày

Khó ngủ

Đau cơ hoặc chuột rút

5. Thuốc thoa ngoài da

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc có thể cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay bằng một số loại thuốc như:

Kem bôi hoặc thuốc mỡ Corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm và chống ngứa tại khu vực nổi mề đay.

Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có thể hỗ trợ làm mềm, dịu da và hạn chế các phản ứng da, bao gồm ngứa, nổi mề đay.

Ngoài ra, chườm lạnh lên da trong 10 – 15 phút cũng được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng dị ứng uống nổi mề đay.

Xử lý tình trạng dị ứng thuốc nổi gây sốc phản vệ

Trong một số trường hợp, tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, gây hôn mê, suy nội tạng và dẫn đến tử vong. Các triệu chứng sốc phản vệ ban đầu có thể không nghiêm trọng và tương tự như các phản ứng dị ứng thuốc thông thường. Tuy nhiên, các phản ứng có thể nhanh chóng trở nên xấu đi.

Các dấu hiệu sốc phản vệ thương bao gồm:

Lo lắng, bồn chồn mà không rõ lý do

Ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân và ở môi

Sưng lưỡi, cổ họng, miệng hoặc mặt

Khó thở

Mạch đập nhanh

Huyết áp thấp

Nôn hoặc tiêu chảy

Mất ý thức

Đau nhợt nhạt hoặc xanh xao

Đau tim hoặc đột quỵ

Nếu người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu người bệnh có mang Epinephrine (thuốc điều trị sốc phản vệ dạng tiêm tự động), hãy tiêm thuốc ngay lập tức.

Ngoài ra, trong lúc chờ cấp cứu có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu tại chỗ như:

Giữ người bệnh bình tĩnh

Nếu người bệnh nôn, hãy xoay người bệnh nghiêng sang một bên và giữ miệng sạch

Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ quần áo để giúp người bệnh thở dễ dàng hơn

Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Nếu người bệnh không thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và ép ngực

Trong nhiều trường hợp tình trạng dị ứng thuốc gây nổi mề đay không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện trong vài ngày sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Đôi khi người bệnh có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng này nhằm chống lại các chất gây dị ứng trong môi trường như bụi, phấn hoa…, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh này một cách chính xác, cần có xét nghiệm máu, xét nghiệm trên da để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng và thăm khám của bác sĩ

Những thứ tưởng như vô hại xung quanh bạn như bụi nhà có thể chứa bọ ve gây dị ứng. Bên cạnh đó, phấn hoa và bào tử, nấm cũng có thể gây dị ứng cho bạn. Những chú thú cưng trong gia đình bạn có thể là nguồn phát tán những thứ gây dị ứng như lông, tế bào chết… Trong quá trình làm việc bạn có khả năng gặp phải những thứ làm bạn bị dị ứng như khí thải, khói bụi, hóa chất… Thay đổi thời tiết cũng làm nhiều người xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ngoài những chất gây dị ứng có trong không khí, một số tác nhân khác như thực phẩm, hóa chất trong công nghiệp, nước thải… cũng có khả năng gây viêm mũi dị ứng.

Loại thuốc nào có thể điều trị viêm mũi dị ứng?

Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc thường được tiến hành theo quy trình sau đây:

Cách ly khỏi tác nhân gây dị ứng

Đây có thể nói là bước quan trọng nhất vì nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với chất gây kích thích cho hệ miễn dịch thì việc dùng thuốc điều trị sẽ rất khó có tác dụng. Chính vì vậy, việc cần làm trước tiên để điều trị viêm mũi dị ứng là cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Uống thuốc điều trị dị ứng (Thuốc kháng histamine)

Loại thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng dị ứng trong đó có viêm mũi dị ứng, đặc biệt là khi triệu chứng không thường xuyên hoặc không kéo dài lâu. Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống có thể điều trị tốt viêm mũi dị ứng nhẹ đến trung bình, nhưng có thể gây buồn ngủ. Một số loại có bán sẵn tại các quầy thuốc, mà không cần đơn của bác sĩ. Hiện nay, ngoài thuốc kháng histamin dạng viên nén, viêm nang sử dụng đường uống còn có thuốc dạng xịt, có thể thuận tiện hơn cho những bệnh nhân hay phải di chuyển. Mặc dù vậy, thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đờm.

Thuốc kháng viêm

Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid là biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với viêm mũi dị ứng. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thuốc sử dụng chất kháng viêm. Tuy nhiên, để sử dụng loại thuốc này bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ.

Thuốc chống ngạt mũi

Loại thuốc có chứa hợp chất này cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi. Tuy nhiên, không sử dụng loại thuốc này quá 3 ngày. Việc sử dụng quá liều loại thuốc này có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và gây nhiễm trùng.

Thuốc chống thụ thể có chứa thành phần leukotriene

Leukotriene, là chất được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, gây viêm trong viêm mũi dị ứng. Tác nhân nhận biết leukotriene sẽ ngăn chặn các tác động của leukotriene. Các chất ức chế leukotriene là loại thuốc giúp kiểm soát hen suyễn và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa.

Chất ổn định tế bào

Thuốc chứa chất này có tác dụng chống viêm. Thuốc ngăn chặn sự giải phóng histamin và chất gây viêm viêm bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp trong tế bào. Loại thuốc này thường ở dạng xịt. Tác dụng phụ của thuốc này không đáng kể.

Thuốc tiêm chống dị ứng

Thuốc này được khuyên dùng nếu bạn không thể tránh được dị ứng và các triệu chứng của bạn rất khó kiểm soát. Bệnh nhân sẽ được tiêm liều nhỏ chất gây dị ứng. Mỗi liều tiêm sau sẽ nhiều hơn so với lần trước. Việc này có thể giúp cơ thể bạn làm quen với chất gây dị ứng, giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng. Những loại thuốc này có tác dụng tốt nhất nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc bọ ve có trong bụi. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số nguy cơ phản ứng toàn thân nặng (sốc phản vệ).

Liệu pháp miễn dịch dị ứng

Thuốc có tác dụng giám kháng thể IgE, được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại thuốc này làm giảm nguy cơ sốc phản vệ ở những bệnh nhân sử dụng liệu pháp. Thuốc dạng viên nén đặt dưới lưỡi có tác dụng tốt để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma … Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.

Thuốc Chống Dị Ứng Usaallerz 120

Chỉ định:

Ðiều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi.

Những triệu chứng được điều trị có hiệu quả là: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt.

Nổi mề đay và mề đay tự phát mạn tính

Dạng bào chế:Viên nén bao phim

Đóng gói:Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất:Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A

Nhóm sản phẩm: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn Thành phần: Fexofenadin HCl 120 mg

Chống chỉ định:

Bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần thuốc.

Trẻ sơ sinh

Tương tác thuốc:

Fexofenadin không qua chuyển hóa ở gan nên không tương tác với các thuốc chuyển hóa qua gan.

Dùng fexofenadin hydroclorid với erythromycin hoặc ketoconazol làm tăng nồng độ Fexofenadin trong huyết tương gấp 2-3lần.

Tuy nhiên sự gia tăng này không ảnh hưởng trên khoảng QT, và so sánh với các thuốc trên khi dùng riêng lẻ, cũng không thấy tăng thêm bất cứ phản ứng phụ nào. Dùng đồng thời với thuốc kháng acid chứa gel aluminium hay magnesium làm giảm độ sinh khả dụng của fexofenadin hydroclorid.

Tương tác về tác dụng an thần với các benzodiazepin và alcol

Tác dụng phụ: thường nhẹ, chấm dứt khi ngừng thuốc

An thần: ít gặp ở hầu hết các thuốc kháng histamin H1vì thuộc thế hệ mới. Dùng chung với các thuốc ức chế thần kinh như alcol tác dụng ức chế TKTU gia tăng. Ngoài ra còn gây chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, phù mạch, co phế quản, sốc phản vệ, tổn thương tâm thần vận động.

Trên đường tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị, táo bón hoặc tiêu chảy. Các tác dụng này giảm khi dùng thuốc trong bữa ăn.

Kháng muscarin: khô miệng và khô đường hô hấp, rối loạn thị giác, tiểu khó hoặc bí tiểu, táo bón

Dị ứng khi uống hoặc dùng tại chỗ: phù mạch , co phế quản, sốc phản vệ, viêm da, sốt, nhạy cảm ánh sáng, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tiêu huyết.Có kháng chéo giữa các thuốc kháng histamin

Chú ý đề phòng: Người lớn tuổi, bệnh nhân suy thận, suy gan. Chỉ sử dụng ở phụ nữ có thai trong trường hợp thật sự cần thiết. Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Cách Dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.

Liều khởi đầu cho người suy thận là một liều duy nhất 60mg/24 giờ.

Người già và bệnh nhân suy gan không cần giảm liều.

Thận trọng

Buồn ngủ là trở ngại chính của thuốc kháng histamin loại này. Tránh lái xe và sử dụng máy móc khi đang uống thuốc.

Glaucom góc đóng, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, nghẽn tâm vị – tá tràng là các ca phải thận trọng khi sử dụng thuốc kháng histamin loại an thần do tác dụng kháng muscarin của chúng cao.

Tổn thương gan thận

Nguồn: Thuốc kê đơn