Thuốc Dị Ứng Da / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bị Dị Ứng Da Ngứa Toàn Thân

Bị dị ứng da gây ngứa toàn thân làm không ít người rơi vào hoàn cảnh đứng ngồi không yên, nhất là khi gãi ngứa nhiều vùng nhạy cảm, gãi ngứa thiếu tế nhị trước mặt người khác. Thủ phạm gây dị ứng da ngứa toàn thân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tiếp xúc hóa chất, thời tiết, dị ứng thuốc, nguồn nước bẩn… Sau khi bị phát bệnh dị ứng gây ngứa da ngoài xác định thủ phạm gây bệnh người bệnh nên xử lý bằng một số biện pháp khắc phục đúng giúp cải thiện bệnh dị ứng nổi mề đay một cách hiệu quả tốt nhất.

Nên làm gì khi bị dị ứng da ngứa toàn thân?

Ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ, tổn thương da xuất hiện. Lúc này người bệnh nên tiến hành một số xử lý ban đầu cải thiện bệnh dị ứng da toàn thân một cách đơn giản như:

Tuyệt đối không gãi ngứa: Gãi ngứa là phải xạ thông thường nhằm giảm ngứa, tuy nhiên việc gãi ngứa sẽ làm da bị hư tổn, xay sước chảy máu gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn nên tuyệt đối cần tránh.

Giữa vệ sinh thân thể sạch sẽ, nên tắm bằng nước nóng giúp lưu thông mạch máu tốt, giảm cơn ngứa da.

Chườm lạnh: Trường hợp dị ứng bị ngứa và sưng phù nóng rát, lúc này người bệnh có thể dùng những viên đá lạnh chườm vào vùng da bị dị ứng gây ngứa để cải thiện tình trạng dị ứng ngứa da.

Mặc quần áo rộng rãi tránh ma sát nhằm giảm ngứa nổi phù da xuất hiện.

Tuyệt đối không nên để da tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa tránh bị kích ứng da làm bệnh nặng hơn.

Bổ xung chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế các món ăn gây dị ứng cao ( tôm, mực, hải sản, …)

Cách khắc phục dị ứng da ngứa toàn thân

Sau những bước chăm sóc đúng cách ban đầu thì người bị dị ứng da nên thực hiện thêm một số bài thuốc dân gian lành tính giúp chữa dị ứng da ngứa toàn thân một cách an toàn. Một vài bài thuốc dân gian trị dị ứng ngứa da tòa thân không cần dùng thuốc mà bạn có thể tham khảo như:

Bài thuốc dân gian 1: Bí đao trị dị ứng ngứa da toàn thân

Nguyên liệu cần dùng: 1/2 quả bí đao, 20g cúc hoa vàng, 10ml mật ong, thực dược đỏ 15g.

Cách dùng: Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch cắt miếng vuông. Cho bí đao vào nồi tiếp theo cho thược dược đỏ, cúc hoa vàng, mật ong và 1 lít vào hầm. Đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 500ml lấy nước uống trong ngày và ăn kèm thịt bí đao.

Công dụng: Bí đạo có công dụng thanh mát, giải độc kết hợp với các vị thuốc trên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng làm bệnh được cải thiện tốt hơn.

Nguyên liệu cần dùng: 3 quả khổ qua, lá mướp 30g, 1 mật cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ.

Cách dùng: khổ qua thái lát đem phơi khô, sau đó đem sao vàng lá mướp và khổ qua với nhau rồi nghiền thành bột mịn. Trộn với dịch mật cá trắm đen và trộn thêm vowsis cây cải dầu đem đắp lên vùng da bị thương. Để vài giờ rồi thay và rửa sạch. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ thấy vết thương do dị ứng da dần khô và biến mất, ngứa không còn xuất hiện nữa.

Công dụng: Bài thuốc trên có tác dụng làm sạch khuẩn, trị ngứa da ngăn ngừa viêm nhiễm giúp cải thiện tính trạng dị ứng da toàn thân.

Bài thuốc 3: Lá hương nhu trị dị ứng da ngứa toàn thân

Theo dân gian thì lá hương nhu rất giàu một số thành phần như: thymol, eugenol, và camphor.. chất này có khả năng giảm kích ứng da, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm ngứa da nhanh. Có thể dùng hương nhu trị dị ứng da nhanh chóng theo cách sau:

Nguyên liệu cần dùng: 50g lá hương nhu.

Giã nát lá hương nhu và cho thêm 1 ít nước vào vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm lên vùng da bị dị ứng ngứa da toàn thân sẽ thấy các triệu chứng tình trạng dị ứng được loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài việc sử dụng 3 bài thuốc dân gian trên trị dị ứng thì mọi người có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để dưỡng ẩm, giúp da nhanh phục hồi hư tổn. Cũng cảnh báo thêm với người bệnh là trường hợp trường hợp dị ứng ngứa da toàn thân nặng kèm theo biểu hiện suy hô hấp, chóng mặt, tụt huyết áp, sốc phản vệ thì nên cấp cứu tại cơ sở y tế tránh những tổn thương nặng nghiêm trọng.

Thuốc Và Cách Chữa Trị Dị Ứng Da Tốt Nhất

Với suy nghĩ bệnh dị ứng da là một bệnh nhẹ không mấy nguy hiểm nên khi bị bệnh thói quen tự ý chuẩn đoán mua thuốc về điều trị là không hiếm nữa. Nhiều người còn dự trữ sẵn thuốc để khi phát bệnh hay mẹ mua sẵn thuốc về điều trị dị ứng da cho con em. Sẽ thật là sai lầm khi không biết tới mức độ nguy hiểm, rủi ro tiềm tàng từ việc tự ý dùng thuốc mà ít ai biết tới.

* Hay trường hợp của Chị Trương Thị H. Lâm Đồng: Chị đã tự ý dùng thuốc trị dị ứng da nhưng gặp phải phản ứng dị ứng với thuốc làm bệnh dị ứng nặng hơn, tụt huyết áp và hôn mê. Nhờ gia đình phát hiện sớm nên chị đã qua khỏi lưỡi hái tử thần.

Sử dụng thuốc chữa trị dị ứng da như thế nào là đúng?

Được bác sĩ Bệnh viện Y Dược TP. HCM cố vấn tư vấn rõ về thuốc chữa bệnh dị ứng da an toàn nên một vài thông tin mà người bệnh cần cập nhập tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi dùng thuốc. Các loại thuốc tây hiện nay đang được bác sĩ chỉ định dùng trị bệnh dị ứng da nhiều như:

♦ Thuốc Phenergan Cream: Có tác dụng giảm ngứa, ngứa nổi mẩn sần da, giảm kích ứng da, làm mát da. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, bỏng da do cháy nắng.

♦ Thuốc Mentol 1%: là thuốc dạng kem có tác dụng giảm đau tại chỗ, giảm kích ứng da.

♦ Thuốc Mỡ corticoides: Một số trường hợp bị dị ứng diện rộng gây tổn thương da nặng, nhờ tính chất kháng viêm mạnh, giảm sưng. Tuy nhiên đây là loại thuốc đang được hạn chế sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da nặng, mụn trứng cá… Do đó dùng thuốc còn tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng.

Điều trị bệnh dị ứng da bằng thuốc uống ( chủ yếu là thuốc kháng histamin )

♦ Một số thuốc kháng histamin khác như: Citirizine, loratin, dometin, Desloratidin…

♥ Lời khuyên bác sĩ khi dùng thuốc:

Phối hợp thuốc phù hợp với từng mức độ của bệnh theo hướng dẫn bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc phối hợp thuốc dẫn tới tương tác thuốc gây hại cho cơ thể người dùng thuốc.

Chỉ định thuốc chữa trị ứng da phù hợp với công việc vì thuốc thế hệ 1 thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Tránh dùng cho trường hợp vận hành máy móc, người cần tỉnh táo.

Chuẩn đoán đúng bệnh trước khi dùng thuốc.

Một số biện pháp khác điều trị dị ứng da hiện nay

1/ Biện pháp miễn dịch liệu pháp

Phương pháp miễn dịch liệu pháp dựa trên cơ chế chiết xuất chất gây dị ứng tinh khiết, sau đó được chuyển tiêm ngừa vào cơ thể một thời gian tiêm khoảng 1 vài năm cơ thể sẽ hình thành phản ứng chống lại với tác nhân gây dị ứng da.

2/ Áp dụng tiêm Epinephrine khẩn cấp

Trường hợp bị dị ứng da nặng gặp phải các triệu chứng cấp tính như uy hô hấp, tụt huyết áp, phù da các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 mũi epinephrine để làm thuyên giảm các triệu chứng nặng. Ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Trường hợp này chỉ sử dụng khi được chuẩn đoán bệnh rõ ràng và tiến hành dựa trên bác sĩ có chuyên môn.

◊ Áp dụng cho những trường hợp:

3/ Tận dụng mẹo dân gian chữa trị dị ứng da

Bị dị ứng da dạng nặng

Không đáp ứng bằng thuốc trong điều trị

Dân gian có rất nhiều cách chữa trị dị ứng da tận dụng bằng những nguyên liệu thiên nhiên. Quá lẽ khi nhắc tới khổ qua, bí đao, trà xanh, hoa cúc, mật cá bạn sẽ không cảm thấy xa lạ gì? nên áp dụng cách này tại nhà cũng khá tiện lợi mà mọi người có thể thử:

♦ Đã thử cách chữa dị ứng da bằng mướp đắng với mật cá trắm đen chưa?

Cách chữa dị ứng da từ mướp đắng cùng các vị thuốc tren giúp giải độc, mát gan, giải độc tố cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng da nhanh. Học thử theo dân gian hay dùng như:

♦ Thế còn cách chữa dị ứng da bằng vỏ bí đao thì sao?

Mẹo này có tác dụng thanh nhiệt, trừ gió phong, cải thiện các triệu chứng dị ứng da khá hay, dân gian thường tận dụng thêm bí đao với một số thảo dược khác để ngăn chặn cơn dị ứng bùng phát như sau:

1 mật của cá trắm đen, 100g thịt quả mướp đắng, cây cải dầu 30g.

Cách dùng: Lấy mướp đắng đem sấy khô, tán thành bột mịn, cây cải dầu rửa sạch giã nát. Sau đó bạn trộn bột mướp đắng với dịch mật cá trắm đen và cải dầu với nhau cho thật đều. Dùng 1 phần hỗn hợp đắp lên vùng da bị dị ứng để khoảng 1- 2 giờ thì rửa sạch lại với nước. Phần còn lại cho vào tủ lạnh dùng dần, ngày dùng 2 lần. Liên tục khoảng 3 ngày liên tiếp là các triệu chứng dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

Còn rất nhiều bài thuốc trị dị ứng da khác từ thiên nhiên như: đu đủ, gừng tươi, chè xanh , cam thảo, giấm gạo, táo chua, hoa quế…. Các dùng tương tự như 2 bài thuốc hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc dân gian trị dị ứng da vẫn còn nhiều mặt hạn chế đó là chỉ cho tác dụng trị bệnh tức thời, hiệu quả trị bênh chưa được xác định rõ, phụ thuộc nhiều.

Cần phối hợp: Lấy khoảng 30g vỏ bí đao, hoa cúc vàng phơi khô 10g, thược dược đỏ 12g, mật ong vừa đủ.

Cách tận dụng: Rửa sạch các dược liệu trên rồi cho vào nồi, đổ khoảng 1,3 lít nước vào đun sôi khoảng 25 phút. Sau khi đun vừa đủ thì lấy ra, rót vào ly, thêm khỏng 1/2 thìa mật ong vào uống đều đặn mỗi ngày. Bình quân ngày dùng 2 lần. Liên tiếp khoảng 3-4 ngày là khỏi bệnh.

Viêm Da Dị Ứng Nên Bôi Thuốc Gì Hiệu Quả Nhất?

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì – Thuốc kháng histamin, Corticod, thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi là những loại thuốc thường được sử dụng dụng nhất trong điều trị bệnh lý này. Tác dụng của thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm, mẩn đỏ, bong tróc, ngứa ngáy.

Khi nào nên sử dụng thuốc bôi trị viêm da dị ứng?

Căn bệnh viêm da dị ứng là một triệu chứng da liễu gây ngứa và khô da nghiêm trọng. Tình trạng này có thể tái phát khi người bệnh gặp phải các kích ứng (hóa chất, phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết..). Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng.

Ở trẻ em, những tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp (khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, nếp gấp cổ, dưới tai, mi mắt, quanh miệng, bàn tay, mông…). Triệu chứng thường gây tổn thương tại vùng mặt, bàn tay, mi mắt, cổ ở người trưởng thành. Ở những trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể tự cải thiện trong vòng 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Cách điều trị viêm da dị ứng đơn giản mang đến hiệu quả cao nhất là dự phòng bằng cách hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích da. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị bằng đường uống hoặc sử dụng thuốc bôi chữa viêm da dị ứng. Việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện khi người bệnh đã điều trị bằng các biện pháp dự phòng mà triệu chứng vẫn phát triển và gây khó chịu.

Viêm da dị ứng nên bôi thuốc gì?

Hầu hết những người bị viêm da dị ứng ở giai đoạn nhẹ đến trung bình sẽ sử dụng các lọai kem dưỡng da, kem giữ ẩm và thuốc mỡ như liệu pháp đầu tiên. Công dụng chung của nhóm thuốc này là chống viêm, chống nứt hoặc khô, đồng thời làm giảm các kích ứng da xảy ra. Thuốc bôi điều trị dị ứng cũng được dùng cho những triệu chứng tương tự của bệnh viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,…

Cần hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tinh dầu hạnh nhân, dầu lạc, vừng hay hạt dẻ… có thể gây kích ứng nghiêm trọng hơn cho da. Trước khi sử dụng, người bệnh nên sử dụng kem thử trên vùng da cẳng tay để kiểm tra kích ứng. Những loại kem giữ ẩm điều trị viêm da dị ứng lành tính thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng gồm:

Vaseline Intensive Care Advanced Repair Unscented 295 ml

Mustela Stelatopia Emollient Balm

Kem dưỡng ẩm Avène Xeracalm A.D

Kem dưỡng ẩm SkinClinical Extreme

Kem dưỡng ẩm hàng ngày Cetaphil Lotion

Kem dưỡng ẩm Curel Hydra Therapy

Kem dưỡng ẩm CerVe

Lưu ý: Dùng kem bôi lên vùng da khô sạch 1-2 lần/ngày, lượng kem bôi tùy tình trạng viêm của da. Trước khi bôi kem giữ ẩm lên vùng da dị ứng thì người bệnh nên vệ sinh vùng da và bàn tay và để khô ráo tự nhiên.

Thuốc Corticoid bôi viêm da dị ứng

Nhóm thuốc chứa Corticoid thường được chỉ định cho những tường hợp viêm da dị ứng nặng. Đây là thuốc bôi viêm da dị ứng có thể được chỉ định cho những trường hợp người bệnh đang ở đợt kịch phát. Nhóm kem chứa Corticoid được dùng dưới dạng thuốc kê theo đơn, bao gồm:

Hidem Cream

Kem bôi viêm da dị ứng Hidem Cream có tác dụng giảm viêm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, chống nhiễm trùng và kháng nấm tại chỗ. Những thành phần chính của thuốc được ghi nhận gồm có Gentamicin, Betamethason dipropiona (corticosteroid chống viêm) và Clotrimazol (hoạt chất chống nấm). T

Fucicort Cream

Kem Fucicort Cream chữa viêm da dị ứng có hai thành phần chính là: Betamethasone (một dạng corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm) và Fusidic acid (hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ, phòng nhiễm trùng da). Đây là loại thuốc bôi dưới dạng không kê đơn, thường dùng trong điều trị bệnh lý da liễu thường gặp. Thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp viêm da dị ứng có nhiễm khuẩn.

Clobetasol Propionate Cream

Kem bôi da khi bị dị ứng Clobetasol Propionate Cream có thành phần Clobetasol – hoạt chất có tác dụng tương tự như Betamethasone. Kem có hiệu quả chống dị ứng và giảm nhẹ phản ứng viêm da. Kem bôi Clobetasol Propionate cũng được sử dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, á sừng, tổ đỉa mức độ trung bình đến nặng.

Fluocinolone acetonide ointment

Kem Fluocinolone acetonide ointment tác dụng giảm viêm do dị ứng, ngứa và mẩn đỏ khi tiếp xúc với dị nguyên kích thích. Đồng thời hoạt chất chính là Fluocinolone Acetonid có trong thuốc có hiệu quả cải thiện đa số các triệu chứng da liễu, chẳng hạn như á sừng, vẩy nến, chàm…

Thuốc bôi Betnovate

Betnovate cream là kem bôi ngoài da có chứa hoạt chất chính là Betamethasone valates. Hoạt chất nằm trong nhóm steroid mạnh. Có hiệu quả giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm da. Betnovate cream được điều chế dưới dạng kem và thuốc mỡ. Trong đó ở dạng kem, Betnovate cream thích hợp dùng cho vùng da ẩm ướt, còn thuốc mỡ có tác dụng bổ sung độ ẩm và làm dịu vùng da bị khô và bong tróc.

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ còn gọi là nhím thuốc ứng chế miễn dịch thường được sử dụng cho điều trị vảy nến, tổ đỉa và viêm da cơ địa nói chung. Bao gồm pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic TM). Nhóm thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị dị ứng mức độ nhẹ đến trung bình.

Trong đó, công dụng chính của thuốc là tái tạo hoạt động hệ miễn dịch, giảm ngứa và chống viêm. Nhóm thuốc này không giống với steroid bôi tại chỗ, thuốc không làm mỏng da hay gây ra những nguy cơ tổn thương trên da. Thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng ở những vùng da mỏng như viêm da dị ứng ở mặt, bộ phận sinh dục và các vùng nếp gấp cơ thể.

Nhóm Tacrolimus được điều chế dưới dạng dẫn xuất macrolid, thuốc được chỉ định sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn có triệu chứng viêm da dị ứng nặng, không đáp ứng điều trị với corticoid. Ngoài ra thuốc bôi Tacrolimus cũng được sử dụng điều trị vảy nến, á sừng mức độ trung bình.

Thuốc tác dụng dựa trên phản ứng ức chế sự tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm. Thuốc Tacrolimus không gây teo da nhưng chỉ được sử dụng điều trị viêm da ở thân, mặt và tuyệt đối không sử dụng thuốc cho vùng niêm mạc, da bị nhiễm khuẩn hoặc vùng da bị băng kín.

Tacrolimus Ointment (Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%)

Thuốc bôi chữa viêm da dị ứng Tacrolimus Ointment thuốc nhóm ức chế miễn dịch có tác dụng trên những vùng da khô, bong tróc và đống vảy do suy giảm đề kháng. Có hai dạng Tacrolimus Ointment được điều chế là Tacrolimus 0,03% và Tacrolimus 0,1%. Trong đó nhóm 0,03% được nhận xét là phù hợp với đối tượng trẻ em và dạng 0.1% dùng điều trị cho người trưởng thành. Hiệu quả của thuốc phát huy nhanh sau khi các hoạt chất được tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm.

Tacrolimus Ointment không gây teo da như khi sử dụng corticosteroid. Đồng thời thuốc cũng có thể bôi được lên thân, mặt nhưng người bệnh không dùng thuốc bôi trực tiếp lên niêm mạc, vùng da bị băng kín, nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh có dấu hiệu bội nhiễm, không nên sử dụng thuốc ngay mà chỉ nên tiến hành điều trị nhiễm khuẩn trước.

Có tác dụng tương tự như Tacrolimus hay Pimecrolimus. Thuốc bôi ngoài da Pimecrolimus được chỉ định khi việc điều trị với corticosteroid không đáp ứng hiệu quả điều trị. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm da dị ứng ở mức độ trung bình – nhẹ. Một số tác dụng phụ không đáng kể của nhóm thuốc này là: đau đầu, chóng mặt, châm chích, nóng da,… tuy nhiên các triệu chứng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng Histamin là sản phẩm có tác dụng trung gian được sinh ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc thường được sử dụng để khắc chế các tổn thương trên bề mặt do rối loạn miễn dịch gây ra. Tác dụng của thuốc dựa trên hoạt động kiểm soát sự giải phóng Histamin lên các mô, nguyên nhân gây nên phản ứng sưng, đỏ, ngứa, nóng bừng.

Tình trạng viêm da dị ứng thường xảy ra do hàm lượng histamin trong máu tăng, và sử dụng thuốc kháng histamin tại chỗ có thể giúp người bệnh giảm ngứa nhanh chóng. Kết hợp thuốc kháng histamin với thuốc an thận giúp người bệnh giảm ngứa về đêm và ngủ ngon hơn. Nhóm thuốc này ít gây tác dụng phụ lên cơ thể nhưng người bệnh không nên lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc.

Benadryl (Diphenhydramine)

Nhóm thuốc bôi Benadryl cream có chưa lượng dược chất chính là Diphenhydramine. Đối tượng được khuyến khích sử dụng kem bôi là người bị dị ứng viêm da ở mức độ nhẹ đến trung bình, chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc có tác dụng giảm đau, ngứa, giúp làm dịu làn da khô, nứt nẻ, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm da, giảm ngứa do côn trùng đốt… nhờ vào khả năng ức chế phản ứng dị ứng.

Thuốc Phenergan

Thuốc bôi Phenergan cream nằm trong nhóm kháng histamine tại chỗ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Người bị vảy nến và dị ứng với hóa chất, bệnh nhân tổ đỉa, á sừng cũng có thể sử dụng loại thuốc này để hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng chống sẩn, mẩn ngứa, côn trùng đốt, viêm da. Đối tượng sử dụng Phenergan an toàn là người trưởng thành, khuyến cáo không sử dụng thuốc cho trẻ em hay phụ nữ mang thai.

Một số lưu ý khi dùng thuốc bôi da trị viêm da dị ứng

Sử dụng thuốc bôi da điều trị viêm da dị ứng tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi nhưng việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh chỉ áp dụng điều trị bằng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách cũng làm giảm dược tính điều trị. Do đó, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các loại thuốc kể trên, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi bôi thuốc lên da, người bệnh cần đảm bảo làn da được làm sạch và khô ráo.

Không nên băng kín da khi sử dụng nhóm thuốc chứa corticosteroid trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Thử thuốc trên vùng da tay trước khi bôi thuốc lên vết thương hở, khu vực nhạy cảm như bẹn, mặt…

Không sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm thuốc bôi điều trị ngoài da sẽ khiến cơ thể khó phân giải thuốc.

Nếu da có dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh nên dừng điều trị và tìm đến bác sĩ.

Giữ gìn vệ sinh thân thể, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh với sức khỏe.

Che chắn vùng da sau khi bôi thuốc nếu cần thiết ra ngoài, hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng.

Nếu như sử dụng thuốc bôi trong thời gian dài không cải thiện được biểu hiện lâm sàng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về loại thuốc điều trị thích hợp hơn.

Nếu bạn chưa nhận được chỉ định dùng thuốc thì bạn không nên tự ý điều trị. Điều này có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng và phát sinh các tác dụng không mong muốn của thuốc. Đồng thời, người bệnh nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng đủ chất, chăm sóc da đúng cách và dùng thuốc bôi phù hợp để rút ngắn thời gian điều trị. Trong thời gian này, người bệnh cần kiêng tuyệt đối việc tiếp xúc với các tác nhân nguy cơ gây kích ứng để triệu chứng không tiến triển nghiêm trọng hơn.

Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Da Dị Ứng Hiệu Quả!

Viêm da dị ứng là một bệnh da liễu thường gặp, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn với một số dị nguyên có sẵn ngoài môi trường gây nên tình trạng viêm nhiễm ngoài da, đi cùng với đó là các triệu chứng như da sưng đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu,…

Viêm da dị ứng không lây nhiễm từ người này qua người khác nhưng bệnh lại có tính di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ bị viêm da dị ứng thì khả năng con cái cũng bị là rất cao.

Còn theo quan niệm đông y thì viêm da dị ứng là hệ quả do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây uất kết, khí huyết rối loạn và làm tổn thương da. Ngoài ra, tỳ hư thấp trệ, rối loạn chức năng phủ tạng (huyết táo) cũng khiến độc tố tích tụ ở phần thượng bì và gây viêm.

Tóm lại, khi bị các bệnh da liễu, trong đó có viêm da dị ứng, các nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền gồm:

Thứ nhất, do khí huyết lưu thông kém hoặc mắc bệnh lâu ngày khiến hao tổn khí huyết, khí hư sinh phong, độc tà xâm nhập vào cơ thể gây bệnh

Thứ hai là do chức năng gan, thận suy yếu, hoạt động không hiệu quả, khiến cơ thể sinh phong, sinh táo,…

Thứ ba, do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập, trường vị thấp nhiệt, hay ăn các thực phẩm lạnh, thực phẩm tanh sống hoặc do các ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh

Tùy thuộc từng nguyên nhân khác nhau mà các bác sĩ đông y sẽ kê các bài thuốc điều trị phù hợp. Các bài thuốc đông y trị viêm da dị ứng thường dựa trên nguyên tắc Thanh nhiệt – Trừ phong – Giải độc. Chủ yếu là thuốc uống và thuốc bôi rửa được tinh chế từ các thảo dược lành tính, an toàn.

Ưu nhược điểm khi chữa viêm da dị ứng bằng đông y

Hiện nay rất nhiều người sử dụng phương pháp đông y để chữa bệnh vì nó tương đối an toàn, lành tính, đồng thời phương pháp này vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng, tác động vào căn nguyên gây bệnh lại giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên chúng có một số hạn chế nhất định nên trước khi có ý định áp dụng phương pháp điều trị bằng đông y thì người bệnh cũng nên cân nhắc kỹ giữa ưu điểm và hạn chế để có lựa chọn phù hợp.

Ưu điểm khi chữa viêm da dị ứng bằng Đông Y:

Sử dụng các thảo dược và nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, ít gây hại đến thận và gan, đồng thời phù hợp với cơ địa của người Việt

Các bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng thường tác dụng vào căn nguyên gây bệnh, bồi bổ cơ thể nên đem lại hiệu quả lâu dài

Áp dụng được cho nhiều đối tượng (người lớn, trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm,…)

Nhược điểm khi chữa viêm da dị ứng bằng đông y:

Các bài thuốc đông y thường có tác dụng chậm hơn thuốc tây y nên người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả

Hiệu quả mang lại thường không đồng nhất vì phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng bệnh nhân

Có một số bài thuốc chưa được chứng minh về tác dụng lâm sàng và độ an toàn với người sử dụng

Dù là phương pháp chữa bệnh nào, Đông Y hay Tây Y đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế nhất định. Do đó, người bệnh nên cân nhắc kỹ để chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Các bài thuốc chữa viêm da dị ứng bằng đông y hiệu quả

Bài thuốc Đông y chữa viêm da dị ứng thể phong nhiệt

Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm da dị ứng thể phong nhiệt gồm: Da hơi đỏ, không loét nhiều, có nổi mụn nước, ngứa ngáy, các tổn thương da phát sinh trên diện rộng, thậm chí là toàn thân.

Các bài thuốc thường sử dụng gồm:

Thành phần:

Bài thuốc 1

Ngưu bàng tử, khổ sâm, kinh giới, phòng phong, mộc thông mỗi thứ 12g

Sinh địa 16g

Tri mẫu 8g

Huyền thoái 6g

Thạch cao 20g

Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 8-12g pha với nước ấm uống, ngày uống 2 lần sáng và tối

Thành phần:

Bài thuốc 2

Bạc hà 4g

Thương truật, phục linh, bạch tiễn bì mỗi thứ 8g

Ngưu bàng tử, hoàng liên, khổ sâm, hoàng bá mỗi thứ 12g

Sinh địa, sa tiền mỗi thứ 16g

Tri mẫu 15g

Thạch cao 40g

Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc uống mỗi ngày 1 thang

Thành phần:

Bài thuốc 3

Trạch tả, sinh địa mỗi vị 12g

Chi tử, sài hồ, xa tiền, long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông mỗi vị 8g

Cam thảo 4g

Thuyền thoái 6g

Cách làm: Người bệnh ngày sắc 1 thang uống cho đến khi khỏi

Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng thể thấp nhiệt

Biểu hiện khi bị viêm da dị ứng thể thấp nhiệt là da hơi đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy, loét và chảy dịch vàng. Các bài thuốc đông y sử dụng trong trường hợp này thường có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp giúp cải thiện các triệu chứng trên da.

Thành phần:

Hoàng cầm, phục linh, hoàng bá, bạch tiễn bì mỗi thứ 12g

Kim ngân hoa, sinh địa, hoạt thạch mỗi thứ 20g

Khổ sâm 12g

Đạm trúc diệp 16g

Bài thuốc 1

Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi

Thành phần

Bạc hà 4g

Thương truật, phục linh, bạch tiễn bì mỗi vị 8g

Hoàng bá, mộc thông, khổ sâm, ngưu bàng tử, hoàng liên mỗi thứ 12g

Xa tiền, sinh địa mỗi thứ 16g

Bài thuốc 2

Cách dùng: Người bệnh sắc mỗi ngày 1 thang, uống đến khi các triệu chứng hết hẳn

Thành phần:

Sài đất 100g

Bồ công anh, ké đầu ngựa, cam thảo đất, thổ phục linh, cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới mỗi thứ 20g

Bài thuốc 3

Cách làm: Cho các thảo dược vào cùng 1 lít nước sắc đến khi còn 300ml. Với trẻ em thì mỗi lần uống 14-20ml còn người lớn thì uống gấp đôi.

Thành phần:

Ké đầu ngựa, khổ sâm, hạ khô thảo, hoàng bá mỗi thứ 12g

Thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi thứ 16g

Nhân trần 20g

Hoạt thạch 8g

Bài thuốc 4

Cách dùng: Người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng thể mãn tính

Viêm da dị ứng mãn tính thường dai dẳng, tái phát nhiều lần trong năm. Triệu chứng nhận biết thể này da khô, dày sừng, nổi nhiều mụn nước, ngứa ngáy,…

Thành phần:

Thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi loại 16g

Đương quy, bạch thược, phòng phong, thương truật, địa phu tử mỗi thứ 12g

Bạch tiễn bì, khổ sâm, mỗi loại 8g

Huyền thoái 6g

Cách làm: Đem sắc uống ngày 1 thang đến khi khỏi

Bài thuốc 1

Thành phần:

Hoàng bá, hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, bạch tiễn bì, phù bình mỗi thứ 12g

Phòng phong, thương truật mỗi loại 8g

Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu đem sắc uống, ngày 1 thang đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.

Bài thuốc 2

Các bài thuốc đông y sử dụng ngoài da

Nguyên liệu: Lá kinh giới 100g, lá vối tươi 100g

Cách làm: Rửa sạch các loại lá đã chuẩn bị rồi đem đun sôi. Khi nước nguội bớt thì dùng rửa vùng da tổn thương

Bài thuốc rửa:

Ngoài ra có thể giã nát lá trầu không tươi xong đổ thêm nước sôi vào, dùng rửa vùng da bị viêm da dị ứng

Nguyên liệu: Xa sàng tử 20g, vỏ núc nác 50g, ngải cứu 50g, kinh giới 10g, phèn xanh 5g

Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nấu cùng 3lit nước. Đợi nước nguội bớt thì lấy để ngâm vùng da bị tổn thương, ngâm trong khoảng 10 phút, ngày ngâm 2-3 lần, liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ

Nguyên liệu: Nghệ già 20g, vỏ núc nác 40g, một ít dầu vừng

Bài thuốc ngâm:

Cách làm: Nghệ và vỏ núc nác đem tán thành bột, sau đó hòa với dầu vừng rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh

Nguyên liệu: Hồng đơn 4g, chu sa 4g, xuyên huỳnh liên 4g, hồng hoa 4g

Bài thuốc bôi:

Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu chuẩn bị tán thành bột xong trộn với mỡ trăn, dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh đáng kể.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc đông y chữa viêm da dị ứng

Khi sử dụng các bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Bài thuốc mỡ bôi da:

Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì có một số bài thuốc đông y chưa được chứng minh về hiệu quả lâm sàng và độ an toàn

Các bài thuốc đông y thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì, sử dụng trong thời gian dài mới thấy tác dụng

Vì căn nguyên gây bệnh phức tạp, bệnh rất dễ tái phát nên song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị thì người bệnh cần có lối sống khoa học, lành mạnh,…

Cần thận trọng khi đến các phòng khám đông y để mua dược liệu vì thực tế có rất nhiều chỗ bán dược liệu kém chất lượng khiến việc điều trị mang lại kết quả không mong muốn, thậm chí là phản tác dụng

Không sử dụng các bài thuốc đông y cho trẻ em và phụ nữ mang thai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, hóa chất,… Đồng thời không sử dụng rượu bia, chất kích thích, ăn đồ lạnh,… Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.

Nếu các bài thuốc đông y không mang lại hiệu quả hoặc thấy các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị phù hợp hơn.

Các bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, tránh các rủi ro khi sử dụng thì người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.