Thuốc Cai Rượu Tác Dụng Phụ / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Khắc Phục Tác Dụng Phụ Của Thuốc Cai Rượu, Ma Túy

Thuốc cai rượu

Hiện trên thị trường có esperal (disulfiram) viên 500mg, uống vào mỗi buổi sáng, dùng kéo dài tối thiểu 2 năm.

Nếu bệnh nhân không uống rượu, bia, họ hầu như không có tác dụng phụ nào đáng kể. Nếu bệnh nhân uống rượu, bia, họ sẽ bị đau đầu, đỏ da như gà chọi, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn và nôn… từ đó gây ra phản xạ sợ rượu ngày càng bền vững.

Xử trí các tác dụng này như sau: cho bệnh nhân nằm trên giường, uống nước chè đường, sau vài giờ (tùy thuộc lượng rượu uống nhiều hay ít) các tác dụng này sẽ hết. Trong thời gian này, khẳng định lại với bệnh nhân rằng cảm giác khó chịu đó là do rượu gây ra. Để bảo đảm thuốc được đưa vào người bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần trực tiếp cho bệnh nhân uống thuốc hàng ngày.

Thuốc cai ma túy

Hiện nay, thuốc chống tái nghiện ma tuý phổ biến là naltrexon viên 50 mg, uống vào mỗi sáng trong thời gian tối thiểu 6 năm. Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân sẽ dần mất cảm giác thèm ma túy và rượu, do vậy còn dùng để cai rượu. Nếu bệnh nhân cố tình dùng heroin, morphin… sẽ có các phản ứng giống hệt cơn cai ma túy (đau cơ, ngáp, đánh trống ngực, sợ hãi, ra mồ hôi như tắm…).

Khi đó, chỉ cần cho bệnh nhân nằm nghỉ trên giường, uống chè đường, các tác dụng phụ này sẽ dần hết sau vài giờ (tùy thuộc lượng ma túy sử dụng). Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng co giật thì cần chuyển đến cơ sở y tế điều trị (cho seduxen 10mg x 1 ống/tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch sẽ hết các phản ứng trên). Trong thời gian này, khẳng định lại với bệnh nhân rằng cảm giác khó chịu đó là do ma túy gây ra. Để bảo đảm thuốc được đưa vào người bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần trực tiếp cho bệnh nhân uống thuốc hàng ngay.

Thuốc Cai Nghiện Rượu,Cai Nghiện Ma Túy

Điều trị nghiện rượu có nhiều hình thức khác nhau, thời hạn khác nhau . Điều trị thường được từng cá nhân đến một mức độ dựa trên nhu cầu của bệnh nhân – chương trình điều trị thường giải quyết các vấn đề về thể chất, tâm lý , tình cảm và xã hội của một người, ngoài việc sử dụng rượu hoặc ma túy.

Thuốc điều trị hiện được ưa dùng nhiều nhất hiện nay là Naltrexone (các biệt dược: Natrex, Depade, Revia…). Bản chất naltrexone là thuốc đối kháng với morphin. Để cai nghiện rượu, cho người nghiện rượu uống naltrexone hàng ngày. Thuốc được cho là có tác động lên hệ thần kinh trung ương làm tăng hoạt động của chất sinh học dẫn truyền thần kinh là GABA, làm giảm sự thèm rượu của người nghiện.

Disulfiram. Cách đây 60 năm, disulfiram đã được phát hiện một cách tình cờ có thể gây ra phản ứng sợ rượu. Cồn ethanol trong rượu khi vào cơ thể được chuyển hóa nhờ một hệ thống các enzym, trong đó có enzym aldehyde dehydrogenase.

Disulfiram ức chế không đảo ngược enzym này dẫn đến ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian gây độc gọi là acetaldehyde do không được chuyển hóa. Nếu disulfiram có ở trong cơ thể, bất cứ khi nào bệnh nhân uống rượu sẽ bị tích tụ acetaldehyde, chất này có thể gây ra một phức hợp các cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn, bốc hỏa, tụt huyết áp…, được gọi là phản ứng disulfiram-ethanol.

Phản ứng này có thể khiến người nghiện cảm thấy sợ uống rượu, mức độ của phản ứng tỷ lệ thuận với liều dùng của disulfiram và số lượng rượu được uống.

Disulfiram không được sử dụng rộng rãi trong thực tế do các nguy cơ về tác dụng phụ và tương tác của thuốc. Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây cảm giác ngầy ngật buồn ngủ, có thể khắc phục bằng cách uống thuốc vào buổi tối.

Acamprosate. Đây là tác nhân chứng minh được hiệu quả rõ rệt nhất trong điều trị cai nghiện rượu, cơ chế tác dụng chính xác còn chưa được biết nhưng có thể do ức chế hệ glutamatergic dẫn đến giảm ham muốn uống rượu.

Để đảm bảo hiệu quả, acamprosate nên được dùng sớm ngay khi có thể và dùng kéo dài liên tục để giảm tần suất và mức độ uống rượu. Do thuốc được thải trừ qua thận nên cần giảm liều hoặc tránh dùng ở những bệnh nhân có suy thận nặng.

Tác dụng phụ thường gặp nhất của acamprosate là gây tiêu chảy, nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Hiệu quả điều trị của acamprosate có thể tăng lên khi thuốc được dùng phối hợp với naltrexone.

Topiramate

Là một thuốc chống động kinh nhưng topiramate lại có những chế tác dụng giúp cho việc điều trị cai nghiện rượu như ức chế GABA và ức chế dẫn truyền glutamate.

Hiện nay, do còn có quá ít những nghiên cứu về tác dụng cai nghiện rượu của topiramate nên thuốc thường chỉ được dùng trong chỉ định này theo kinh nghiệm. Các tác dụng phụ thường gặp là gây chóng mặt, rối loạn vận động, giảm trí nhớ và độ tập trung, hầu hết đều nhẹ và tự hết không cần xử trí.

Ondansetron

Là một thuốc ức chế cạnh tranh thụ thể 5-HT3 của serotonin, thường được dùng trong điều trị chống nôn.

Thuốc đang được thử nghiệm với những kết quả tương đối khả quan trong điều trị cai nghiện rượu với khả năng giúp giảm lượng rượu được uống do làm giảm ham muốn uống rượu và giảm sự phấn khích do rượu.

Nghiện rượu là một vấn đề diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay, nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như sức khỏe và tâm sinh lý của người nghiện.

Trong hơn 2 thập kỷ qua, mặc dù chúng ta đã có thêm được rất nhiều những hiểu biết mới về cơ chế thần kinh hóa học của hiện tượng này nhưng lại tìm được rất ít loại thuốc để có thể điều trị.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028

Thuốc Nào Uống Để Cai Rượu,Cai Nghiện Ma Túy

Nghiện rượu làm người ta biến đổi nhân cách, chất lượng công việc giảm sút, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội xuất hiện (cờ bạc, trộm cắp, hiếp dâm, đánh nhau…) và còn gây ra nhiều tai nạn giao thông. Rượu tàn phá cơ thể người, nghiện gây nhiều bệnh lý trầm trọng như xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh lý teo não do rượu và nhiều rối loạn chuyển hóa khác.

Để giúp người nghiện cai được rượu, trong y học có dùng một số thuốc.

Disulfiram (các biệt dược: esperal, abstinyl, antabuse, anticol, refusal…). Đây là loại thuốc theo kiểu “lấy độc trị độc” (có bán trên thị trường) dùng để cai rượu nhưng tiềm ẩn nhiều mạo hiểm, nếu không có sự điều trị và theo dõi của thầy thuốc, thì không được tự ý sử dụng. Cơ chế tác dụng của thuốc như sau: khi uống rượu vào cơ thể, nó được chuyển hóa qua nhiều giai đoạn, trong đó có chuyển thành chất acetaldehyd rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước (H2O) để được loại ra khỏi cơ thể. Vì acetaldehyd rất độc sẽ làm cho người đã uống disulfiram mà lại uống rượu sẽ bị ngộ độc như: tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, nhức đầu chóng mặt, hạ huyết áp… Chính những tác động rất khó chịu này khiến cho người nghiện rượu thấy ghê sợ rượu mà không muốn uống nữa. Nếu dùng disulfiram đúng liều, đúng cách, có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ điều trị thì thuốc chỉ gây độc ở mức khó chịu có giới hạn làm cho người nghiện chán rượu. Nhưng nếu tự ý dùng không đúng thì nó có thể gây ra tai biến trầm trọng, nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy muốn cai rượu, người nghiện cần phải khám sức khỏe, nếu có một số bệnh tim mạch, xơ gan, suy thận, suy tuyến giáp, động kinh, đái tháo đường, phụ nữ có thai… thì không dùng được disulfiram.

Để trị được chứng nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài để đạt tới phản xạ có điều kiện nhìn thấy rượu là sợ, nhưng điều tiên quyết là người nghiện rượu phải có ý chí, quyết tâm cai rượu, tránh tái nghiện. Ngoài ra, còn có metronidazol (thuốc điều trị ký sinh trùng đơn bào và các vi khuẩn kỵ khí) với các biệt dược như klion, medazol, nidazol… cũng có thể dùng vào cai nghiện rượu. Metronidazol cũng có tác dụng ức chế chuyển hóa rượu gây ra các sản phẩm chuyển hóa dở dang giống disulfiram, làm cho người nghiện sợ uống rượu.

Acamprosal (các biệt dược: aotal, zulex, dẫn xuất muối Ca: campral). Đây là thuốc mới dùng để cai rượu. Cơ chế làm giảm sự uống rượu hiện nay vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng, nhưng thuốc được thừa nhận làm giảm sự thèm muốn uống rượu, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của bác sĩ. Mấy năm trước đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm FDA (Mỹ) đã chính thức cho phép lưu hành thuốc acamprosal vào việc chữa nghiện rượu. Khác với disulfiram, acamprosal không gây độc khi đang uống thuốc mà vẫn uống rượu. Thuốc không bị chuyển hóa ở gan vì vậy không cần giảm liều đối với người bệnh suy gan. Tuy vậy, thuốc cũng có một số tác dụng phụ như: nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mất ngủ, mẩn ngứa…

Người nghiện rượu rất dễ tái nghiện, nếu không dùng thuốc thì trong một thời gian ngắn sẽ uống rượu trở lại, cần phải điều trị phòng tái phát lâu dài và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm cao từ bỏ rượu. Tất cả các thuốc điều trị nghiện rượu đều có tác dụng phụ với mức độ khác nhau. Bởi vậy, tốt nhất phải được bác sĩ khám để có các chỉ định dùng thuốc cai rượu một cách thích hợp. Và nếu được dùng thì phải theo đúng chỉ dẫn. Naltrexone (các biệt dược: danapha, nalorex, trexan…). Bản chất naltrexon là thuốc giải độc, đối kháng với morphin. Người ta thường dùng thuốc này để hỗ trợ cai nghiện ma túy. Để cai nghiện rượu, một số nước có dùng natrexon cho người nghiện rượu uống hàng ngày. Thuốc được cho là có tác dụng sửa chữa rối loạn hệ thần kinh như làm tăng hoạt động của chất sinh học dẫn truyền thần kinh là GABA, làm giảm sự thèm rượu của người nghiện.

Amitryptilin (các biệt dược: elavil, lavate, meravil…) là loại thuốc chống trầm cảm, an dịu mạnh. Người nghiện rượu dùng thuốc này sẽ không bị hội chứng cai, không bị trầm cảm, ăn ngủ tốt, hạn chế tìm đến rượu. Nhưng điều căn bản là người nghiện phải có quyết tâm từ bỏ rượu và dùng thuốc để hỗ trợ cai nghiện.

28 năm kinh nghiệm ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, các rối loạn tâm thần do sử dụng cần sa, ketamin, (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc

Tiến sĩ Trần thị Hồng Thu 0988 079 038 – 0916316 028

Thuốc Cai Rượu Esperal 500Mg

Những con số trên đều đang ở mức báo động khi mà sử dụng bia rượu một cách lạm dụng, thái quá, bất chấp gây ra nhiều tác hại về sức khỏe, về hạnh phúc, làm tổn thất về kinh tế cho bản thân người uống, gia đình, tổ chức và toàn xã hội.

Vì vậy, để bảo vệ bản thân, gia đình và những người thân yêu khỏi những tác hại mà rượu bia gây ra, ở bài viết sẽ cung cấp cho các bạn một trong những giải pháp có thể giải quyết được các vấn đề trên. Đó chính là sử dụng thuốc cai rượu Esperal.

Tại sao lại phải cai rượu ?

Có lẽ câu trả lời cho câu hỏi trên quả thực tôi và các bạn đều nắm rõ về những hậu quả nghiêm trọng mà nghiện rượu đem lại. Bởi rượu bia là nguyên nhân đứng đầu gây nên tàn tật và tử vong cao nhất trên thế giới.

Uống rượu bia nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như:

Về tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim);

Gây rối loạn tâm thần kinh (trầm cảm, lo âu, giảm khả năng tư duy, ghi nhớ kém, đãng trí, loạn thần);

Bệnh tiêu hóa (xơ gan, xuất huyết dạ dày, tổn thương gan, viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính cấp);

Suy giảm miễn dịch, đề kháng, ảnh hưởng đến thị giác, tới sự phát triển của thai nhi, ung thư và các bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn không muốn gia đình trở nên tan nát, sức khỏe bị hủy hoại. Thì ngay bây giờ hãy hành động bằng cách sử dụng những biện pháp an toàn trong đó phải kể đến là các sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng nghiện rượu là rất cần thiết.

Thuốc Esperal 500mg có tác dụng điều trị cho bệnh nhân bị nghiện rượu mãn tính. Thuốc Esperal 500 mg hoạt động bằng cách ngăn chặn sự chuyển hóa của rượu trong cơ thể bệnh nhân, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi bệnh nhân uống rượu, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị say hơn.

Công dụng của thuốc cai rượu Esperal 500mg

Đây là hoạt chất được FDA của Mỹ phê duyệt đưa vào điều trị cai rượu.

Khi uống rượu, thành phần alcol etylic sẽ được enzym dehydrogenase chuyển hóa thành acetaldehyd, đây là tác nhân gây độc với tế bào và gây hiện tượng say rượu. Khi đó enzym acetaldehyd dehydrogenase sẽ được cơ thể sản xuất ra để chuyển hóa acetaldehyd thành acid acetic, cơ thể được giải rượu.

Disulfiram hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của enzym acetaldehyd dehydrogenase, do đó acetaldehyd không được chuyển hóa, gây ra các phản ứng giống hệt say rượu như nôn nao, mặt đỏ bừng, bồn nôn và nôn mửa,… khi uống rượu phản ứng này diễn ra mạnh mẽ, bệnh nhân sẽ trở nên sợ rượu, dần dần không thèm rượu nữa.

Thuốc Esperal 500mg được dùng bằng đường uống, bằng cách nghiền nhỏ thuốc ra sau đó khuấy tan vào nước cho bệnh nhân uống. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cai rượu Esperal 500mg khi bệnh nhân chưa ngừng sử dụng rượu được quá 12 h. Không sử dụng thuốc Esperal khi bệnh nhân không được hiểu biết đầy đủ về việc sử dụng thuốc của họ.

Liều lượng dùng thuốc cai rượu Esperal 500mg được khuyến cáo như sau:

Giai đoạn đầu, cho bệnh nhân sử dụng thuốc cai rượu Esperal 500mg liều tối đa 500 mg mỗi ngày tức mỗi ngày 1 viên trong thời gian từ 1 đến 2 tuần. Sau đó, cho bệnh nhân sử dụng liều duy trì từ 125 đến 500 mg thuốc mỗi ngày, tùy vào khả năng dung nạp của bệnh nhân và tác dụng phụ của thuốc gây ra cho bệnh nhân. Nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc Esperal vào buổi sáng vì khi đó bệnh nhân có tâm lý với sự quyết tâm cai rượu nhất trong ngày. Có thể cho bệnh nhân sử dụng vào buổi tối nếu có tình trạng ngủ lơ mơ.

Cần duy trì, kiên trì điều trị nghiện rượu cho bệnh nhân cho đến khi bản thân bệnh nhân có được sự kiềm chế sử dụng rượu. Thời gian điều trị nghiện rượu có thể kéo dài hàng tháng thậm chí cả năm liên tục điều trị bệnh nhân mới hết nghiện rượu được. Bệnh nhân có thể sẽ bị mẫn cảm với rượu kéo dài tới 14 ngày sau lần uống thuốc cai rượu Esperal lần cuối cùng, vì tốc độ phục hồi aldehyd dehydrogenase trong cơ thể chậm.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Esperal

Trong quá trình sử dụng thuốc Esperal, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

Thận trọng đối với những bệnh nhân rối loạn chức năng gan như suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ

Trong quá trình điều trị không được dùng rượu bia kể cả một lượng nhỏ, vì rượu bia sẽ làm tăng phản ứng cai rượu, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Lưu ý các sản phẩm có chứa cồn trong thành phần như các loại thuốc, các loại thức ăn, gia vị hay các loại nước hoa, mỹ phẩm.

Bệnh nhân tuân thủ theo liều điều trị, không bỏ thuốc trong quá trình điều trị để có thể cai rượu thành công.

Thuốc Esperal có thể gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến những người lái xe, vận hành máy móc.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời và để xa tầm tay của trẻ em.

Lưu ý khi dùng cho bệnh nhân có thai và cho con bú:

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nếu cần sử dụng bạn hãy gọi và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Trong thời gian điều trị nếu phát hiện có thai thì cần thay đổi liều theo hướng dẫn của bác sĩ để phù hợp bạn.

Không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú, nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.