Thuốc Bôi Sau Zona Thần Kinh / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bị Zona Bôi Thuốc Gì? Zona Thần Kinh Uống Thuốc Gì?

Bị zona bôi thuốc gì? Zona thần kinh uống thuốc gì? là những câu hỏi được rất đông độc giả gửi đến Cẩm nang bệnh da liễu, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bác như sau:

Đa số các trường hợp bị zona thần kinh đều có thể tự khỏi sau khoảng 2-3 tuần, tuy nhiên, việc dùng thuốc là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da và rút ngắn thời gian điều trị. Các nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị zona thần kinh gồm có: Thuốc kháng virút, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đa, hạ sốt, chống viêm và làm dịu da. Cụ thể, các tên thuốc và cách dùng như sau:

Zona thần kinh uống thuốc gì?

– Nhóm thuốc kháng virus

Là thuốc uống được dùng trong điều trị zona thần kinh ở giai đoạn cấp tính.

+ Tác dụng: Rút ngắn thời gian bài xuất virút, làm ngưng nhanh sự hình thành vết thương mới, đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm đau hiệu quả.

Một trong những thuốc uống Valacyclovir

+ Tên thuốc: Các thuốc thường được sử dụng gồm một trong 3 thuốc sau Acyclovir, Valacyclovir, Famcilovir.

+ Cách dùng: Uống Valacyclovir mỗi 8 giờ/ 1.000 mg sẽ có hiệu quả bằng Acyclovir 4 giờ một lần 800mg. Tốt nhất nên dùng sớm trong vòng 24-48 giờ ngay khi có triệu chứng, liều cao.

+ Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận tác dụng phụ tuy nhiên nên cẩn thạn với người suy thận bằng cách giảm liều dùng. Không dùng cho phụ nữ có thai.

– Thuốc giảm đau

Là nhóm thuốc giảm các cảm giác khó chịu như nhức nhối, rát bỏng do zona thần kinh gây ra. Cảm giác này có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm vì thế khi đau bệnh nhân cần dùng đến loại thuốc này ngay cả khi đã khỏi bệnh.

+ Tên thuốc: Các thuốc giảm đau thường dùng gồm acetaminophen và ibuprofen, naproxen…

+ Tác dụng: Dùng khi bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển hoặc sau sau 30-60 ngày sau khi nổi phát ban và liền sẹo.

– Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng

+ Cách dùng: Dùng từ liều thấp sau tăng dần, chia thành 3 lần uống trong ngày.

+ Tác dụng phụ: Có thể gây lú lẫn, bí tiểu, khô miệng, loạn nhịp tim…

– Thuốc kháng histamin

Một số thuốc kháng histamin như clopheniramin, diphenhydramin, promethazin… cũng rất tốt cho người bị zona thần kinh.

Bị zona bôi thuốc gì?

Một trong những thuốc bôi trị zona thần kinh

Kem chống ngứa

Lotion calamin

Thuốc corticoid dạng bôi

Khi tổn thương da bị ướt, tiết dịch nhiêu có thể bôi các loại mỡ kháng sinh, hoặc các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn.

Kem acyclovir dùng khi tổn thương da khô hơn.

Thuốc mỡ kháng khuẩn chứa acid fusidic 2%, mupirocine trong trường hợp có nhiễm trùng.

Lời khuyên: Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định kê đơn và hướng dẫn để bệnh nhanh khỏ, tránh biến chứng. Không nên tùy ý mua thuốc bôi, uống vì dùng sai cách có thể gây bội nhiễm da, mụn mủ loét sâu, sưng bóng, viêm màng não…Việc dùng không đùng thuốc hoặc dùng không đủ liều sẽ coi như chưa điều trị.

Chứng Đau Thần Kinh Sau Zona, Thuốc Gì?

(ĐTĐ) – Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân zona giảm nhiều do chứng đau sau zona. Điều trị đau thần kinh sau zona hiện nay vẫn còn khó khăn đối với các thuốc giảm đau chống viêm thông thường. Vì vậy, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc chống động kinh đã được sử dụng nhiều trong điều trị đau thần kinh sau zona và đạt hiệu quả tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (tricyclic antidepressants) là nhóm thuốc tổng hợp có nhân thơm 3 vòng. Thuốc có 3 dạng là: dibenzazepin (imipramin), dibenzocyclohepten (amitriptylin) hoặc dibenzoxepin (doxepin). Thuốc có tác dụng chống trầm cảm, giải lo âu và được chỉ định chủ yếu trong chuyên ngành tâm thần, cho những người bị trầm cảm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm đau thần kinh nên được sử dụng trong điều trị đau thần kinh sau zona.

Amitriptylin có cơ chế tác dụng ức chế tái nhập các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các neuron monoaminergic. Ngoài ra, amitriptylin còn có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại biên.

Thuốc chống chỉ định cho người hồi phục sau nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết cấp, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi. Cần tránh dùng kết hợp với các thuốc sau đây: kết hợp phenothiazin gây nguy cơ lên cơn động kinh; hormon sinh dục, thuốc tránh thai làm tăng tác dụng của amitriptylin; kết hợp thuốc chống đông làm tăng tác dụng của thuốc chống đông lên gấp 3 lần; kết hợp cimetidin có thể gây ngộ độc amitriptylin; kết hợp với thuốc hạ áp như clonidin, guanethidin, guanadrel làm giảm tác dụng hạ áp; kết hợp thuốc cường giao cảm có thể làm rối loạn huyết áp, loạn nhịp tim.

Tác dụng phụ hay gặp khi dùng amitriptylin là mệt mỏi, ngầy ngật, nhức đầu, ù tai, rối loạn nhịp tim, huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, khô miệng, bí tiểu. Do các tác dụng phụ của thuốc nên sử dụng thuốc cần thận trọng ở người cao tuổi, cường giáp, bí tiểu, glaucom góc đóng, tăng nhãn áp, suy gan, suy thận. Thuốc có thể gây buồn ngủ, ngủ gà, nên tránh vận hành tàu xe khi dùng thuốc.

Thuốc chống động kinh

Trong điều trị đau thần kinh sau zona, thuốc chống động kinh cũng thường được dùng kết hợp điều trị đau. Gabapentin là thuốc chống co giật được chỉ định chủ yếu trong điều trị động kinh và đau thần kinh, trong đó có đau thần kinh sau zona. Tuy nhiên, cần thận trọng dùng trong các trường hợp: trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Đối với người già trên 65 tuổi, người suy thận phải giảm liều.

Dùng gabapentin có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, chóng mặt, mất điều hòa, đau đầu, song thị, buồn nôn và/hoặc nôn, viêm mũi. Không dùng thuốc cho những người điều khiển máy, vận hành tàu xe.

Trong nhiều trường hợp đau thần kinh sau zona, các thuốc ở trên dùng đơn thuần không khống chế được cơn đau. Những trường hợp này cần phải kết hợp cả thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật. Bên cạnh đó, sử dụng thêm thuốc an thần vào buổi tối giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ. Một số biện pháp vật lý trị liệu cũng hỗ trợ tốt trong điều trị đau thần kinh sau zona như dùng điện xung, tần phổ, sóng siêu âm.

Nguồn chúng tôi

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn Nhất

Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,… là một trong những loại thuốc bôi trị zona thần kinh được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn, cải thiện triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và đau nhức trên da.

Những loại thuốc bôi trị zona thần kinh được sử dụng phổ biến

Zona thần kinh là một dạng nhiễm trùng da cấp tính, gây ra do sự tái hoạt động của virus gây bệnh thủy đậu – Varicella Zoster.

Triệu chứng trên da của bệnh lý này có thể gây đau và ngứa ngáy. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài để kiểm soát triệu chứng.

1. Thuốc sát trùng và kháng khuẩn

Bệnh zona phát sinh do virus nên thuốc sát trùng và kháng khuẩn tại chỗ thường được ưu tiên sử dụng. Tác dụng của những loại thuốc này là ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng lây lan tổn thương trên da.

Một số loại thuốc sát trùng và kháng khuẩn tại chỗ được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Hồ nước (thành phần: Kẽm oxit, glycerin, nước cất, calcium carbonate và talc): Hồ nước là dung dịch kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh tác dụng trên, dung dịch này còn hỗ trợ giảm sưng viêm và đau do tổn thương da gây ra.

Acyclovir cream: Kem bôi da này có chứa hoạt chất chống virus – Acyclovir. Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp DNA, từ đó hạn chế quá trình nhân đôi của virus gây bệnh.

Loại thuốc bôi da này phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng sớm, ngay khi triệu chứng mới bùng phát. Tuy nhiên Acyclovir cream không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch.

Xanh methylene 1% hoặc tím methyl 1%: Là các dung dịch có khả năng sát khuẩn nhẹ và được dùng trực tiếp lên tổn thương da. Tuy nhiên các dung dịch này thường để lại màu xanh và tím rất đậm trên da, vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ. Dung dịch này có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nhưng cần thận trọng.

2. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng trong trường hợp tổn thương da kèm nhiễm khuẩn. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn và cải thiện tổn thương trên bề mặt da.

Tuy nhiên không sử dụng thuốc mỡ kháng sinh đơn lẻ trong điều trị zona. Nếu dùng nhóm thuốc này bắt buộc phải phối hợp với thuốc chống virus.

Thuốc mỡ Foban:

Thuốc mỡ Foban chứa hoạt chất Acid fusidic – nhạy cảm với hầu hết vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chủng kháng penicillinase và Staphylococcus.

Tuy nhiên loại này có khả năng gây mẫn cảm với trẻ nhỏ, vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc mỡ Bactroban:

Chứa hoạt chất kháng khuẩn Mupirocin. Hoạt chất này nhạy cảm với hầu hết các khuẩn gây bệnh trên da như chủng kháng methicilline, Staphylococcus – đặc biệt là Staphylococcus aureus.

Tuy nhiên loại thuốc này không thích hợp sử dụng ở những vùng da nhạy cảm như miệng hoặc mắt. Nếu bạn bị zona ở những vị trí này, hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn các loại thuốc phù hợp hơn.

3. Thuốc gây tê tại chỗ

Bệnh zona không chỉ gây ra các triệu chứng trên da mà còn làm tổn thương dây thần kinh và phát sinh các cơn đau ở những vị trí này. Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau đường uống, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài.

Thuốc gây tê tại chỗ là nhóm thuốc giảm đau sử dụng bên ngoài da. Trong điều trị zona thần kinh, thuốc chỉ được dùng khi tổn thương da đã liền sẹo.

Capsaicin cream: Hoạt chất chính trong thuốc là Capsaicin – một thành phần có nguồn gốc từ quả ớt. Cơ chế giảm đau và chống viêm của hoạt chất này là hạn chế lượng canxi đi vào tiền synap, từ đó khiến dây thần kinh không thể dẫn truyền cảm giác đau đến não bộ. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải cảm giác châm chích và nóng tại khu vực dùng thuốc.

Lidocain gel: Được sử dụng để giảm ngứa và đau do một số tổn thương da gây ra. Lidocain được thẩm thấu qua niêm mạc và có khả năng gây tê. Nhờ vào khả năng này mà thuốc có thể giảm các triệu chứng ở vị trí da tổn thương như đau, ngứa và khó chịu.

Trong trường hợp phạm vi ảnh hưởng rộng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc uống để kiểm soát hoạt động của virus.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị zona thần kinh

Thiếu thận trọng khi sử dụng các loại thuốc bôi trị zona thần kinh có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tự ý sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc mỡ kháng sinh có thể bào mòn da và tăng số lượng vi khuẩn không nhạy cảm.

Tuyệt đối không sử dụng đơn lẻ thuốc mỡ kháng sinh. Phải dùng kết hợp với thuốc chống virus để tránh nguy cơ tổn thương da lan rộng.

Thuốc gây tê tại chỗ chỉ được sử dụng trong trường hợp tổn thương da đã liền sẹo. Dùng lên vùng da còn lở loét có thể gây kích ứng và chảy dịch ở vùng da này.

Cần duy trì việc sử dụng thuốc – đặc biệt là thuốc bôi kháng khuẩn ngay cả khi triệu chứng đã chấm dứt. Ngưng thuốc sớm có thể khiến tổn thương da tái phát.

Thuốc mỡ kháng sinh có thể gây teo và bào mòn da khi sử dụng. Vì vậy chỉ nên dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ. Đồng thời cần thực hiện những biện pháp chống nắng và bảo vệ da trong thời gian điều trị.

Hầu hết các loại thuốc bôi đều được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương. Vì vậy cần vệ sinh tay và vùng da điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Tránh sử dụng thuốc bôi trị zona lên những vùng da nhạy cảm như vùng da gần mắt, miệng và bẹn.

Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai và cho con bú.

Tránh gãi, cào lên da, điều này có thể khiến da lở loét, chảy máu và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Chủ động ngưng thuốc nếu nhận thấy da kích ứng hoặc cơ thể phát sinh phản ứng quá mẫn.

Mặc dù các loại thuốc bôi trị zona thần kinh có thể giúp cải thiện và kiểm soát triệu chứng tốt, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách bạn có thể gặp phải một số tình huống rủi ro.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng những loại thuốc này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Điều Trị Đau Dây Thần Kinh Sau Zona Như Thế Nào?

Câu hỏi bởi: Thơm Nguyễn

Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị zona cháu đang bôi hồ nước , nhưng qua đọc báo cháu thấy nhiều trang khuyên dùng nha đam để đắp nên chỗ bị zona sẽ nhanh khỏi & không để lại sẹo có đúng không ạ. Bác tư vấn cho cháu nên dùng gì để nhanh khỏi bệnh ạ,

Trước tiên cháu cần phải xác định lại xem có phải là mình bị zona không. Bệnh zona ngoài biểu hiện ở da còn có tình trạng bị đau nửa người chẻ dọc từ nhân trung về hẳn 1 bên và đau sâu. Bệnh zona nếu chỉ dùng hồ nước hay nha đam đều không hết được mà cháu phải đến các cơ sở y tế, các chuyên khoa khám và điều trị bài bản để tránh để lại di chứng,

Nếu không có biểu hiện trên thì bạn có thể chỉ bị viêm da dị ứng do phấn hoa hay côn trùng, dùng thuốc chống dị ứng như corticoit sẽ khỏi.

Chúc cháu nhanh khỏi!

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em 24 tuổi, giới tính nam. 4 năm gần đây em đều bị zona (mỗi năm 1-2 lần). Bác sĩ chỉ cho em cách điều trị dứt điểm với ạ.

Muốn điều trị zona dứt điểm bạn cần phải uống thuốc Acyclovir để kháng virus . Virus này tập trung ở thạch giao cảm hệ thần kinh. Khi sức khỏe mình yếu, virus sẽ bùng phát thành bệnh. Về liều lượng và thời gian sử dụng, em nên gặp bác sĩ để được kê đơn tùy thuộc vào tuổi và cân nặng của em.

Thân ái!

Bị zona thần kinh phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Tôi đang có bầu tháng cuối nhưng từ hôm nay tới giờ tôi có triệu trứng bệnh zona thần kinh nó lan dần mỗi chỗ một ít ở lưng tôi. Xin hỏi bác sĩ giờ tôi phải làm thế nào để khỏi được ạ?

Tôi cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Xin trả lời bạn là chúng tôi không thể kê đơn thay bác sĩ chữa trị cho bạn, do đó bạn cần đến bác sĩ khám để chẩn đoán xác định và kê đơn chữa trị. Ở góc độ giải đáp, xin đưa ra một số thông tin với bạn về bệnh Zona trong thời kỳ mang thai:

Hầu hết là nhẹ và không tác động tới em bé. Việc sử dụng thuốc chữa trị phải đảm bảo an toan cho thai nhi, tuân thủ liều lượng thuốc, cách uống thuốc do bác sĩ điều tri quyết định Một số thuốc có thể được sử dụng trong chữa trị Zona ở phụ nữ mang thai. Bạn cần sử dụng thuốc kháng vi rút chẳng hạn kem Zovirax để ức chế sự phát triển của vi rút. Thuốc không tác động đếm thai nhi nhưng không dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Sử dụng thuốc kháng Histamin như dung dịch Bernadyl để làm giảm biểu hiện ngứa. Để làm dịu biểu hiện rát bạn có thể bôi dung dịch Cameline 1,5 %. Việc sử dụng thuốc giảm đau cần thận trọng, cân nhắc và trao đổi kỹ với bác sĩ chữa trị trước khi uống thuốc.

Điều trị zona không để lại sẹo?

Câu hỏi bởi: gâu bông

Chào bác sĩ!

Xin bác sĩ giải đáp cách chữa trị bệnh zona thần kinh mà không để lại sẹo ạ?

Xin cảm ơn!

Điều trị zona thần kinh hiệu quả không để lại sẹo như sau:

– Nếu chữa trị muộn hoặc chữa trị sớm mà không đúng thuốc hay không đủ liều thì coi như chưa chữa trị. Tốt nhất là chữa trị trong vòng 48 giờ tính từ khi tổn thương da. Nếu chữa trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn để lại di chứng càng nhiều.

– Thuốc đặc trị là kháng sinh diệt virut Acyclovir, ngày uống 5 lần, cách nhau 3 giờ uống một lần, uống 7 ngày liên tục. Thuốc có tác dụng phụ như nôn hoặc tiêu chảy chiếm 3-4% bệnh nhân. Khi dùng thuốc vi rút sẽ ngừng nhân lên vì thế chữa trị sớm sẽ hạn chế tổn thương dây thần kinh nên sẽ giảm đau và giảm các biến chứng khác.

– Nếu đau khi đang cấp tính có thể sử dụng thuốc giảm đau phối hợp như Gabapentin hoặc Pregabatin trong thời gian từ 1-3 tuần. Nếu bệnh đã khỏi nhưng vẫn còn đau hoặc đau sau zona thì phải chữa trị các thuốc trên kéo dài hơn.

– Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như Jarish, Dalibour, các dung dịch kháng sinh. Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem Acyclovir. Nếu có nhiễm trùng bội nhiễm thì bôi thêm mỡ kháng sinh như Foban, Bactroban. Người bệnh không cần kiêng ăn, vẫn tắm rửa bình thường, tập thể dục.

– Trong khi chữa trị tốt nhất kết hợp chiếu laser He-Ne một đợt để góp phần giảm viêm, giảm đau và hạn chế sẹo. Nếu có nghi ngờ bị zona nên đi khám bác sĩ da liễu ngay để có chẩn đoán và chữa trị sớm đề phòng biến trứng để lại sẹo.

Điều trị dứt điểm bệnh Zona thế nào?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Mong bác sĩ giải đáp giúp em, 2 tháng nay em bị Zona khoảng 3 lần, em đã dùng thuốc và bôi thuốc theo như chỉ định nhưng không triệt để được, thưa bác sĩ liệu có cách nào giúp em điều trị triệt để được bệnh này không ạ và có thể cho em biết vì sao mà em hay bị mắc bệnh này như thế ạ.

Em cảm ơn bác sĩ.

Bệnh Zona là do virus Varicella-Zoster – cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Bất cứ ai bị bệnh thủy đậu có thể phát triển bệnh Zona. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus có thể nhập vào hệ thống thần kinh và nằm ẩn trong nhiều năm. Cuối cùng, nó có thể kích hoạt và đi dọc theo đường dây thần kinh đến làn da. Lý do không rõ ràng. Nhưng nó có thể là do giảm khả năng miễn dịch. Phổ biến hơn ở người lớn tuổi và ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Biện pháp để phòng ngừa Zona tốt nhất là giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh, chế độ lao động hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thuốc chủng ngừa bệnh Zona:

Thuốc chủng ngừa Varicella-Zoster (Zostavax) có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona ở người lớn 60 tuổi và lớn tuổi hơn đã bị bệnh thủy đậu. Cũng giống như các thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu, thuốc chủng ngừa bệnh Zona không đảm bảo sẽ không mắc bệnh Zona. Tuy nhiên, vắc-xin này có khả năng sống sẽ làm giảm quá trình và mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau đó.

Thuốc chủng ngừa bệnh Zona được khuyến khích cho tất cả người lớn 60 tuổi trở lên, dù có hoặc không có bệnh Zona trước đó. Thuốc chủng ngừa bệnh Zona chỉ được sử dụng như một chiến lược phòng chống, tuy nhiên, nó không nhằm để điều trị những người đang có bệnh.

Thuốc chủng ngừa bệnh Zona này không được khuyến cáo nếu: Đã từng có một phản ứng đe dọa dị ứng với Gelatin, kháng sinh Neomycin hoặc một thành phần nào khác của thuốc chủng ngừa bệnh Zona. Có một hệ thống miễn dịch suy yếu từ HIV/AIDS hoặc bệnh khác có tác động đến hệ thống miễn dịch. Được tiếp nhận chữa trị y tế như bức xạ, Steroids và hóa trị. Có lịch sử của ung thư tủy xương hay bạch huyết.