Ruột Thuốc Lá Cầm Máu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Các Loại Cây Thuốc Giúp Cầm Máu, Thảo Dược Cầm Máu

Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết.

Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3-5 thìa. Ngày uống 3-4 lần.

Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày.

Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3-4 lần sẽ khỏi.

Trắc Bách Diệp ngăn chảy máu chân răng

Trắc bách diệp là một loại cây cảnh, cành non và lá của nó thường được sử dụng cầm máu tức thời rất tốt. Trắc bách diệp được thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 3-5, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho khô để bảo đảm phẩm chất. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Thuốc có vị đắng chát, hơi hàn, giúp cầm máu trong những trường hợp sau:

Ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách diệp (sao cháy đen)+ ngải cứu 30g; can khương đã sao vàng 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần. – Chảy máu chân răng: Trắc bác diệp, hoàng liên, a giao mỗi vị 12g; thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn mỗi vị 16g sắc uống sẽ khỏi. Sốt xuất huyết: Trắc bách diệp, rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16 g; lá tre, hạ khô thảo mỗi vị 20g, sắc uống trong ngày.

Trĩ ra máu: Trắc bách diệp, hoa kinh giới, hoa hòe, chỉ xác (lượng bằng nhau). Tất cả phơi khô, giã nhỏ. Ngâm nước nóng, chắt lấy nước uống trước bữa ăn 30phút.

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa chảy máu mũi

Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý:

– Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.

– Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.

Hoa hòe chống xuất huyết não

Hiện nay, hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một nguồn dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ hoa này người ta đã chiết xuất được chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, để sản xuất nhiều vị thuốc phòng và chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người tăng huyết áp. Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất.

Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa hòe vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn. Trong nhân dân, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu… Liều dùng mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Hoa hòe còn được dùng để nhuộm màu thực phẩm (tạo màu vàng), vừa đẹp vừa lành. Pha nước hoa hòe vào rượu, rượu sẽ có màu vàng cam. Ngâm gạo nếp với nước hoa hòe để nấu xôi hay cho vào bột làm bánh, các món ăn trên sẽ có màu vàng nghệ tươi nom rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe.

Hoa sò huyết thuộc họ thài lài, còn gọi là lẻ bạn, được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán bao bọc bởi hai mo úp vào nhau hình giống như con sò, hoa màu trắng vàng, được thu hái vào tháng 4-5, dùng tươi hoặc phơi khô. Ngoài ra người ta còn dùng lá, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.

Hoa sò huyết chống viêm

Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống một lần.

Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.

Ngó sen rịt máu mũi

Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

Đây là một loại cây tầm gửi, mọc thành bụi, có thân cành vươn dài dựa vào cây khác, màu xám phủ lông mịn. Lá mọc đối, hai mặt có lông. Khi bẻ thân và lá thấy có những sợi mảnh như tơ. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tơ mành có tác dụng cầm máu trong trường hợp vết thương nhỏ, chảy máu như đứt tay, xước da, lấy lá rửa sạch, giã nát, rịt ngay vào vết thương rồi buộc chặt. Có thể dùng lá tơ mành phơi khô, đốt thành than, tán bột và rắc vào vết thương. Lá tơ mành nếu phối hợp với lá cây quyển bá, giã đắp, tác dụng cầm máu sẽ nhanh hơn.

Cây tơ mành giúp lành vết thương

Hoặc trường hợp nặng hơn, bị gãy xương, lấy lá tơ mành và lá dâu tằm (1 kg), giã nát, xào nóng rồi đắp bó sẽ rất nhanh lành.

Cây Thuốc Lá Giúp Cầm Máu, Trị Rắn Cắn, Trị Sâu Bọ Trích Hại

Cây thuốc lá là loại cây có nhiều hoa, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Tên gọi khác: Thuốc lá, thuốc lào

Tên khoa học: Nicotiana tabacum I

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây thuốc lá

1. Đặc điểm thực vật

Cây sống hằng năm, có thân khoẻ, có thể cao tới 2m. Lá không cuống, dính, hình trái xoan hay ngọn giáo, chóp nhọn ngắn, gốc men theo cuống, gân bên 6-8 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn. Hoa trắng, đo đỏ, hồng, có khi vàng dạng phễu với ống tràng có tuyến dính ở ngoài; tràng hoa có thể dài tới 4cm. Quả nang hình trứng, dài 1,5-2cm, bao bởi lá đài tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, màu nâu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Nicotianae Tabaci.

Nơi sống: Gốc ở Nam Mỹ, nay trồng khắp thế giới. Ở nước ta, cũng có trồng ở vùng núi và đồng bằng.

Thu hái: Lá thu hái vào xuân hè

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô. Hạt thu hái ở những quả gần chín, đem phơi khô để tách hạt ra.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu liễm chỉ huyết, sát trùng. Người ta cũng biết nicotin là một chất độc mạnh đối với các hạch giao cảm của hệ thần kinh; nó cũng có tính sát trùng.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong lá có nhiều acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid L-malic, và một acid riêng là acid nicotinic. Còn có asparagin, betain, isoamylamin, một pectin, một tanin, một chất gôm, caroten, các chất nhựa, một hỗn hợp parafin, tinh dầu, các chất thơm. Tro của lá khô giàu K và Ca. Alcaloid chính trong thuốc lá là nicotin. Hạt thuốc lá chứa nhiều nước; protin nguyên, cellulose; có các acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, các acid malic và fumaric. Trong dầu hạt có các acid palmitic, oleic, linoleic và stearic. Còn có các vitamin A, B, E.

Tác dụng dược lý của cây thuốc lá

Trên tim mạch, gây tác dụng ba pha: hạ huyết áp tạm thời, tăng huyết áp mạnh rồi cuối cùng là hạ huyết áp kéo dài.

Trên hô hấp, kích thích làm tăng biên độ và tần số

Giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột

Nguyên nhân của những tác dụng đó là do:

– Lúc đầu nicotin kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não nên làm ti m đập chậm, hạ huyết áp.

– Nhưng ngay sau đó, nicotin kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử và tăng nhu động ruột. Đồng thời kích thích tuỷ thượng thận (coi như hạch giao cảm khổng lồ) làm tiết adrenalin, qua các receptor nhận cảm hóa học ở xoang cảnh kích thích phản xạ lên trung tâm hô hấp.

– Cuối cùng là giai đoạn liệt sau khi bị kích thích quá mức nên làm hạ huyết áp kéo dài.

Nicotin không dùng trong điều trị, chỉ dùng trong các phòng thí nghiệm hoặc để giết sâu bọ.

Nicotin gây nghiện, nhưng khi cai thuốc thì không gây biến chứng như cai thuốc phiện. Hút thuốc lá có hại đến tim, mạch, niêm mạc đường hô hấp vì khói thuốc có oxyd carbon (gây carboxyhemoglobin trong máu người nghiện), có các base nitơ, các acid bay hơi, các phenol… là những chất kích thích mạnh niêm mạc. Ngoài ra còn có hắc ín (có hoạt chất là 3,4 – benzpyren, có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi).

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây thuốc lá

Thuốc lá có hiệu quả trị giun đũa (hãm nước 1%), diệt ký sinh trùng (chấy, rận, ghẻ). Cũng dùng diệt sâu bọ phá hại mùa màng (dùng lá tươi ngâm nước cho đặc mà phun), diệt ruồi (dùng nước điếu hút thuốc lào, cho ít mật, hay nước đường, nước mía vào hoặc dùng bọn thuốc tàn ngâm trong nước sôi, bỏ bã lấy nước hoà thêm đường hay mật cho ngọt; chất nicotin làm cho ruồi say mà chết).

Còn dùng cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ có hại chích, vết đứt, vết thương. Lá khô giã đắp, mỗi lần 2-4g, hoặc lấy thuốc lào nhai nuốt nước và dùng bã rịt.

Do có tính làm se nên thuốc lá được sử dụng rửa cơ quan sinh dục phụ nữ khi xuất huyết hay bị bệnh lậu.

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa đinh nhọt độc, nấm đầu, chốc đầu, bệnh chốc đầu chân khuẩn, rắn độc cắn, diệt ốc sên, muỗi, chuột; phần lớn là dùng ngoài.

Thuốc Cầm Máu Bệnh Trĩ Nhanh Chóng

Điểm trung bình: 4.1/5 Bài viết có ích: 322 lượt bình chọn

Tại sao bị trĩ lại chảy máu?

Có lẽ trĩ đã trở thành căn bệnh khá quen thuộc với nhiều người. Nguyên nhân chính gây ra trĩ là do những thói quen không tốt của bệnh nhân như ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, sử dụng nhiều chất kích thích….dẫn đến táo bón.

Khi bị táo bón, phân sẽ cứng lại, di chuyển rất khó khăn trong ống tiêu hóa. Người bệnh phải dùng nhiều sức mới có thể tống được khối phân ra ngoài, điều này vô tình đã làm tổn thương tới các lớp niêm mạc ở ống hậu môn, gây hiện tượng chảy máu.

Ban đầu, lượng máu chảy khá ít, chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân. Nhưng nếu táo bón kéo dài, lượng máu bắt đầu tăng dần, có thể chảy thành giọt, thành tia, chảy ồ ạt, khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp, suy giảm trí nhớ, đầu óc không tập trung….ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Thuốc cầm máu bệnh trĩ là gì?

Để cải thiện tình trạng chảy máu của , người bệnh nên dùng một số loại thuốc cầm máu bệnh trĩ sau:

Cầm máu bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc dân gian có tác dụng cầm máu rất tốt là:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá sen, ngải cứu và cỏ mực tươi. Lấy mỗi thứ một lượng đều nhau từ 30 – 40g đem rửa sạch, giã nát lấy nước. Nước dùng để uống, còn bã thì đem bôi trực tiếp lên khu vực hậu môn bị trĩ.

Bài thuốc 2: Sử dụng lá huyết dụ 40g, cỏ mực 20g, lá cây sống đời 20g đem rửa sạch và sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.

Bài thuốc 3: Dùng 20g cỏ mực, mấu củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g. Đem hỗn hợp này sao lên và sắc nước uống ngày hai lần trước bữa ăn.

Thuốc tây y cầm máu bệnh trĩ

Trong tây y, thuoc cam mau benh tri bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Không những cầm máu mà những loại thuốc này còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy…Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc bên ngoài về sử dụng, mọi đơn thuốc phải có sự hướng dẫn cụ thể của các bác sỹ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài cách cầm máu bệnh trĩ bằng thuốc, bệnh nhân còn có thể sử dụng một số biện pháp sau: ngâm hậu môn trong nước muối ấm, chườm đá, sử dụng bông gòn hoặc giấy mềm thấm vào khu vực hậu môn….

Phương pháp chữa bệnh trĩ dứt diểm

Các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết, những loại thuốc cầm máu bệnh trĩ trên chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, hạn chế tình trạng chảy máu của trĩ chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh được. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh hợp lý.

Hiện tại, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang chữa dứt điểm bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT. Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, được các chuyên gia y tế đánh giá cao về chất lượng. Khác biệt với phương pháp truyền thống, HCPT không sử dụng dao kéo mà dùng sóng cao tần và dao điện để làm phẫu thuật, đem lại sự an toàn và chính xác nhất. Với ưu điểm: không gây đau đớn, ít tổn thương, không làm ảnh hưởng đến bộ phận khác, thời gian phục hồi nhanh và tránh tái phát trở lại, phương pháp này đang ngày càng chiếm được lòng tin của đông đảo bệnh nhân.

Bài test kiểm tra bạn có bị bệnh trĩ hay không?

(chỉ mất 30s chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn đang mắc bệnh trĩ hay không)

Chú ý: “Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30′ (Dưới hình thức SMS)”

Thuốc Cầm Máu Transamin Tab.500Mg

Thành phần của Transamin Tab 500mg

Dược chất chính: Tranexamic acid

Loại thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu

Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén, 500mg

Công dụng của Transamin Tab 500mg

Chảy máu bất thường trong & sau phẫu thuật, trong sản phụ khoa, tiết niệu; bệnh xuất huyết.

Ða kinh, chảy máu trong bệnh lý tiền liệt tuyến, tan huyết do lao phổi, chảy máu thận, chảy máu mũi.

Liều dùng của Transamin Tab 500mg

Dùng đường uống

Người lớn: liều hàng ngày 250 – 4000 mg, chia làm 3 – 4 lần.

Liều thông thường: Uống 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.

Đái ra máu: Uống 4 viên/lần, 2-3 lần/ngày cho đến khi không còn đái ra máu nữa.

Chảy máu mũi nặng: Uống 4 viên/lần, 3 lần/ngày trong vòng 4-10 ngày.

Rong kinh: Uống 4 viên/lần, 2-3 lần/ngày trong 3-4 ngày.

Thủ thuật cắt bỏ phần cổ tử cung: Uống 4 viên/lần, 3 lần/ngày trong 12-14 ngày sau phẫu thuật.

Làm gì khi dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định

Tác dụng phụ của Transamin Tab 500mg

Thường gặp: Chóng mặt, rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Hiếm gặp: Thay đổi nhận thức màu của mắt.

Lưu ý khi sử dụng Transamin Tab 500mg

Chống chỉ định Transamin Tab 500mg

Quá mẫn với acid tranexamic.

Có tiền sử mắc bệnh huyết khối.

Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc trường hợp chảy máu não khác.

Thận trọng khi sử dụng Transamin Tab 500mg

Người suy thận: do có nguy cơ tích lũy acid tranexamic.

Người bị huyết niệu từ đường tiết niệu trên, có nguy cơ bị tắc trong thận.

Người có tiền sử huyết khối.

Tương tác thuốc Transamin Tab 500mg

Thuốc uống ngừa thai chứa estrogen.

*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.