Chân Giò Rút Xương Hầm Thuốc Bắc / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Chân Giò Hầm Thuốc Bắc

Lựa chọn chân giò ngon cho món chân giò hầm thuốc bắc

Với vị ngọt thơm, hơi dai giòn, hấp dẫn của chân giò được sử dụng chế biến làm rất nhiều món ăn khác nhau như: Hầm, luộc, nướng, giả cầy, chạo…Tuy nhiên tùy từng sở thích của mỗi con người mà lựa chọn chân giò trước hay chân giò sau.

Để lựa được , chúng ta phải để ý kỹ móng chân giò không bị vỡ móng, lở loét, trên da chân giò không có những đốm đỏ li ti hay xanh bất thường. Thịt chân giò không mềm nhũn.

Chân giò ngon là chân giò có thịt săn chắc, da màu trắng, trên da không có vết bầm tím hay đốm xanh, đốm đỏ. Thịt chân giò màu đỏ tươi. Chân giò có độ đàn hồi tốt.

Khi cầm chân giò lên chắc nịch, không bọng nước, giữa các ngón chân không bị mụn nhọt, vết gì khác lạ. Chân giò không có mùi hôi hay mùi khác thường.

Chân giò trước thì thịt mỏng và ít thịt, nhiều gân hơn chân giò sau. Vì chân giò trước hoạt động nhiều hơn. Còn chân giò sau thì nhiều thịt chắc hơn nhưng cũng có nhiều mỡ. Chính vì vậy tùy mục đích sử dụng của bạn mà bạn lựa chon chân giò cho phù hợp.

Tuyệt chiêu nấu món chân giò hầm thuốc bắc

Gia vị: Muối, bột ngọt, bột thịt gà, đường phèn, rượu trắng, gừng, xì dầu.

Thực phẩm ăn kèm: Cải thìa 500gr, mì sợi vàng 300gr, nước tương, ớt sừng.

Sau đó rửa lại chân giò đã thui đen, lấy dao cạo sạch phần da bị thui đen, rửa sạch với nước thật sạch.

Khi chân giò đã vàng vớt ra ngâm với nước lạnh 3 phút. Cách này giúp cho chân giò giòn hơn.

Chuẩn bị nồi nước đun sôi 100 độ C. Bỏ gia vị thuốc bắc vừa cân vào chần qua 2 phút (trừ gia vị nhãn nhục và thục địa)

Cho thêm 10gr gừng cắt lát mỏng và bỏ giò heo vào đậy nắp vào hầm khoảng 45-60 phút.

Cải thìa sau khi rửa sạch cũng trụng qua với nước sôi khoảng 3-5 phút. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh, rồi vớt lên để ráo nước.

Chuẩn bị nước chấm ăn kèm: Bạn cho 3 muỗng canh nước tương chin-su và 2 trái ớt sừng sắt nhỏ khuấn đều .

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon ăn kèm với mì và cải thìa. Bạn nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon và hấp dẫn hơn.

Bạn nên chọn Lưu ý:chân giò sau làm món chân giò hầm thuốc bắc này. Vì nó nhiều thịt mềm, dễ ăn.

Khi hầm chân giò bạn có thể chặt nhỏ chân giò hay lóc thịt và xương chân giò ra. Điều này giúp hầm chân giò nhanh hơn, rút ngắn thời gian hầm.

Khi trụng mì qua nước sôi thì ngâm liền với nước lạnh 2-3 giây rồi vớt ra trộn với dầu ăn liền. Làm như này mì không bị dính lại với nhau, sợi mì giòn và dai hơn khi ăn.

Tất cả các nguyên liệu thuốc bắc phải cân kỹ càng, tránh nhiều nguyên liệu này thiếu nguyên liệu kia sẽ mất ngon cho món ăn.

Bảng giá sỉ thịt heo năm 2020

Cách khử mùi giò heo khi chế biến giúp món ăn thơm ngon trọn vị

Cùng Nấu Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ, Đậm Vị Thuốc Bắc

Nội dung bài viết

Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn tốt cho sức khỏe

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn không mới song có sức sống rất lâu bền. Món ăn này được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, được nhiều nhà hàng sử dụng làm món nhậu trên bàn tiệc, trong những dịp tụ tập bạn bè, liên hoan. Không chỉ ngon, chân giò hầm thuốc bắc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là dành cho người ốm cần hồi phục sức khỏe.

Thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, có phần bì giòn giòn được hầm nhừ cũng lá ngải và vị thuốc bắc, mang đến một tổng thể món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Thuốc bắc, lá ngải đã loại bỏ hoàn toàn vị hôi, tanh của thịt sống, lại có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe người dùng. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, thêm một chút tỉ mỉ, khéo léo, bạn đã có thể chế biến chân giò hầm thuốc bắc cho cả gia đình thưởng thức.

Để làm món chân giò hầm thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

1 chiếc chân giò lợn, khối lượng dao động từ 1-1.5kg

1 gói nguyên liệu thuốc Bắc

100g nấm hương

1 củ cà rốt size nhỏ

1 quả dừa xiêm

Một số loại rau thơm như mùi tàu, mùi ta, hành lá

Các loại gia vị chuyên dụng khác như bột canh, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: chuẩn bị và sơ chế chân giò

Để làm được món ăn này, hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Về khối lượng tùy thuộc vào số người ăn, những nguyên liệu bạn yêu thích có thể tăng giảm thêm một chút tùy thích.

Đầu tiên, tiến hành sơ chế chân giò lần lượt như sau:

Chân giò sau khi mua về rửa sạch. Có thể sử dụng nước muối loãng để khử sạch mùi hôi. Đặc biệt chú ý phần móng giò phải làm thật sạch.

Sử dụng rơm khô để nướng sơ qua phần chân giò trước khi chế biến. Đây là bước có thể có hoặc không, tùy theo điều kiện của bạn.

Chặt phần móng giò thành các miếng vừa ăn. Lưu ý bạn chỉ chặt phần móng, giữ nguyên phần bắp thịt để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Cuối cùng, trần cả phần móng và bắp thịt trong nước sôi từ 1-2 phút để chín sơ, loại bỏ lần cuối những vi khuẩn, mùi hôi, tanh. Rửa sạch chân giò với nước lạnh, để riêng và chờ ráo nước.

Nêm nếm phần chân giò hầm với bột nêm, bột canh, chờ trong vòng 30 phút để ngấm gia vị.

Sơ chế chân giò là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng món ăn. Vì vậy, việc sơ chế đòi hỏi ở người nấu sự kiên trì, tỉ mỉ, làm nhiều lần để khử sạch mùi hôi của chân giò trước khi hầm cùng thuốc bắc.

Chân giò càng sạch thì món ăn càng thơm ngon và bổ dưỡng.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong quá trình chờ đợi, bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu khác:

Cà rốt nạo vỏ, cắt thành từng khoanh tròn mỏng.

Ngâm nấm với nước nóng khoảng 15 phút. Khi nấm đã mềm thì vớt ra, rửa sạch.

Gia vị thuốc bắc chỉ cần rửa qua một lần với nước, cũng chờ ráo.

Các loại rau thơm bỏ gốc, nhặt qua những lá úa, rửa sạch với nước và cắt nhỏ.

Bước 3: hầm chân giò thuốc bắc

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, công đoạn chế biến chân giò hầm thuốc bắc được bắt đầu:

Sử dụng nồi hầm chuyên dụng để món ăn nhanh nhừ hơn. Đầu tiên cho gói gia vị thuốc bắc.

Đổ thêm nước dừa xiêm và 150ml nước lọc vào nồi. Đun sôi.

Khi nước trong nồi chuyển dần màu đỏ nâu, bạn cho phần móng giò và thịt chân giò vào và bắt đầu hầm.

Hầm chân giò với thuốc bắc trong vòng 30-45 phút tùy từng loại nồi. Lưu ý, bạn nên kiểm tra thường xuyên, khi nào thịt nhừ, chín thì cho thêm nấm hương, cà rốt. Khi cả 2 nguyên liệu này chín thì tắt bếp. Không nên hầm quá lâu sẽ khiến thịt chân giò bị nát, mất ngon.

Bạn có thể lựa chọn hầm chân giò bằng nồi áp suất, nồi cơm điện hoặc nồi nấu thông thường tùy theo điều kiện. Tuy nhiên, hầm bằng nồi chuyên dụng là cách làm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian lại có được món ăn hoàn hảo.

Bước 4: hoàn thành và thưởng thức

Múc chân giò ra bát và cho thêm rau thơm, hạt tiêu tùy thích. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng. Món ăn này nên sử dụng khi còn nóng, ăn kèm cơm hoặc bún.

Yêu cầu của món chân giò hầm thuốc bắc sau khi hoàn thành

Sau khi hoàn thành các bước trong quy trình chế biến, hãy tham khảo ngay những tiêu chí sau đây để đánh giá món ăn của mình:

Thịt chân giò có hình dáng đẹp mắt, không bị nát, phần bì không bị vỡ.

Phần nước dùng thật trong, hạn chế tối đa váng mỡ để không gây cảm giác quá ngán khi thưởng thức.

Về hương vị, món ăn phải có vị ngọt của thịt đã được hầm nhừ, vị thơm bùi của nấm hương kết hợp cùng các nguyên liệu trong gói hầm thuốc bắc.

Khi ăn, miếng thịt được hầm nhừ tan dần trong miệng, gia vị được nêm nếm vừa vặn, đủ ăn. Vị thuốc bắc như ngấm vào từng thớ thịt, có sự hòa quyện tuyệt vời.

Công dụng của món chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc còn xứng đáng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe có 1-0-2. Những công dụng đó là gì?

Chân giò với thuốc bắc là một sáng tạo tuyệt vời giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

Chân giò có tác dụng bổ huyết và vitamin A, B. Ăn cho giò trong thời gian phục hồi sau bệnh giúp bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược thần kinh, tốt cho sức khỏe.

Trong chân giò còn chứa các chất keo để hỗ trợ xương khớp, hạn chế tối đa quá trình lão hóa da, chống oxy hóa.

Thuốc bắc là một loại dược phẩm được sử dụng rất phổ biến với nhiều công dụng khác nhau, tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý để món chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon

Cùng ReviewAZ lưu lại một số lưu ý sau đây có nấu chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon nhất:

Đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn mua chân giò. Ưu tiên nguyên liệu có kích thước vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá lớn.

Chân giò sau khi mua về phải được làm sạch để khử hết mùi hôi, tanh của thịt sống, đảm bảo nước dùng thật trong, không bị ám mùi.

Sử dụng một lượng vừa đủ gia vị hầm thuốc bắc để không gây mùi nồng, vị đắng.

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Thuốc Bắc Chuẩn Nhất

Trong hướng dẫn trước, mình có hướng dẫn các bạn món chân gà hầm lạc rồi. Để tiếp nối những món chân gà hầm thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chân gà hầm thuốc bắc quá bổ dưỡng luôn. Nói đến thuốc bắc thì không còn mấy lạ lẫm đối với các bạn nội trợ. Khi kết hợp với chân gà, mình sẽ bận mí hai cách chế biến chân gà với thuốc bắc vô cùng độc đáo. Món chân gà hầm thuốc là món giàu dinh dưỡng, dễ ăn với vị ngọt đắng dịu của nước dùng, thơm hương hạt sen và của thuốc Bắc. Cam kết rằng đây sẽ là món ăn khiến bạn muốn ăn mãi và không thể quên được mùi vị.

Có một điều không thể chối cãi rằng những món ăn làm từ chân gà đều hấp dẫn người ăn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy chỉ được bao bọc bởi lớp da mỏng thôi nhưng món gì được làm từ nó cũng hết sạch chỉ trong chốc lát. Tại sao món hầm, món ninh lại ngon hơn món luộc thông thường. Món chân gà hầm thuốc bắc này được làm chín chân gà trong một thời gian dài, chân gà mềm, nhừ cả xương nước dùng sẽ vô cùng ngọt, kết hợp với thuốc bắc tốt cho sức khỏe.

Chân gà hầm thuốc Bắc có tác dụng gì?

Trong những loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân. Tác dụng chân gà hầm thuốc bắc đó là bổ dịch khớp, đả thông kinh mạch, trao dồi khí huyết, đẹp da, tăng cường tuổi thọ…

Thuốc Bắc là cách gọi từ xa xưa của người dân Việt Nam đối với những loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt những loại thuốc (thuốc Nam) theo Y học cổ truyền Việt Nam.

Cách 1: Chân gà luộc thuốc bắc

Khác với món chân gà hấp hành, chân gà luộc thuốc bắc sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Với hướng dẫn luộc này, món chân gà mềm và thơm phức nhờ được luộc với gia vị thuốc Bắc.

Nguyên liệu chuẩn bị

Chân gà: 10 chiếc

Thuốc bắc: 1 gói

Muối trắng: 1/2 thìa cà phê

Muối tôm: 1 thìa cà phê

Dầu hào: 1 thìa cà phê

Nước lọc

Lưu ý: Gói thuốc Bắc thường dùng để hầm gà, hầm chân giò có bán sẵn ở hàng khô hoặc các tiệm thuốc Bắc hoặc cửa hàng tạp hóa gồm: hoài sơn, kì tử, ý dĩ, táo tàu, rễ sâm…)

Công đoạn thực hiện

Bước 1: Chọn lựa chân gà chẩn thận rồi đem về sửa sạch với nước muối, dùng kéo cắt bỏ phần móng chân. Tất cả đem thả vào nồi nước luộc đã chuẩn bị.

Cách 2: Chân gà hầm thuốc bắc

Đối với chân gà hầm thuốc bắc, các bạn có thể sử dụng chân gà ta, chân gà công nghiệp hoặc sử dụng chân gà Đông tảo. Cách làm chân gà hầm thuốc Bắc cũng khá giống nhau cho các loại chân gà.

Nguyên liệu chuẩn bị

Chân gà: 500gr (tùy bạn lựa chọn)

Thuốc bắc: 1 gói (Mua ở các tiệm bán thuốc bắc hoặc cửa hàng tạp hóa)

Hạt tiêu : 1 thìa cà phê.

Chanh tươi: 2 quả

Gia vị: Hạt nêm 2; Bột canh: 1, Bột ngọt: 1, Muối hạt: 1 (số lượng thìa cà phê)

Dầu hào, xì dầu.

Công đoạn thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đối với chân gà khi mua về làm sạch, chặt bỏ phần móng chân, lột bỏ phần màng da (nếu chưa lột ở chỗ bán), dùng muối trắng ngâm kỹ rồi rửa lại bằng nước lọc. Vớt chân gà ra, để cho thật ráo nước.

Bước 2: Chế biến chân gà

Chặt chân gà thành từng khúc vừa phải. Cho chân gà vào nồi đất, đổ hết hỗn hợp thuốc Bắc cùng luôn. Tẩm ướp chân gà cùng với: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 2 thìa dầu hào, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bọt ngọt. Đảo đều chân gà cho ngấm gia vị được trộn lẫn. Thời gian ướp khoảng 45-60 phút để cho ngấm gia vị và thuốc bắc.

Đặt nồi chân gà lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi thấy nước cạn dần bạn cho thêm nước lọc nữa vừa phải (tùy vào lượng chân gà) vào hầm tiếp cho thật kĩ để chân gà được chín mềm.

Khi thưởng thức, nếu chân gà chưa vừa vặn bạn có thể dùng muối tiêu chanh làm nước chấm. Món này có chút đặc biệt khác với tất cả những món chúng ta đã dùng qua ở chỗ: dùng khi nguội sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều khi lúc nóng.

Chân gà Đông Tảo hầm thuốc Bắc

Như mình đã nói ở bên trên, các bạn có thể sử dụng chân gà Đông Tảo đề hầm thuốc Bắc. Gà Đông tảo quý nhất đôi chân to sần sùi nếu mà làm món hầm thuốc bắc thì ngon miễn chê.

Lẩu Dê Hầm Thuốc Bắc

Bí quyết nấu món lẩu dê hầm thuốc bắc thơm ngon bổ dưỡng đến khó cưỡng

Nguyên liệu cho món lẩu dê hầm thuốc bắc

– Thịt và xương dê: 1 kg

– Gừng, hành tím, tỏi băm

– Mía lau: 3 khúc

– Tương hột: 1 muỗng canh

– Đậu hũ chiên: 2 miếng

– Đậu hũ ky: 100 gr

– Nước dùng gà

– Rau ăn kèm

– Gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu xay, sa tế

– Mì trứng

– Chao: 1 miếng

Các vị thuốc bắc nấu lẩu

– Đảng sâm, hoài sơn, câu kỷ: mỗi loại 15g

– Táo đỏ: khoảng 10 trái

– Rượu mai quế lộ: 2 muỗng canh

Chọn mua thịt dê tươi khoảng 0,5 kg sơ chế sạch

Cách nấu lẩu dê hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế và ướp thịt dê nấu lẩu

– Với cách nấu lẩu dê không bị hôi, thì cách sơ chế thịt dê là một bước vô cùng quan trọng. Thịt dê khi mua về, bạn rửa sạch, chần sơ qua 1l nước sôi pha với 60 ml rượu, rồi vớt ra để ráo. Tiếp đến, bạn thui phần thịt dê qua lửa cho vàng lớp da bên ngoài. Sau đó, bạn dùng dao cạo sạch rồi rửa thịt dê thật sạch với nước lạnh và chặt thành những miếng với kích thước vừa ăn. Lưu ý: mỗi miếng thịt dê vừa có da vừa có thịt thì nồi lẩu sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

– Thịt dê sau khi chặt xong thì ướp với tỏi băm, gừng (cạo vỏ, thái sợi), tương hột, chao và khoảng 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh hạt nêm + 1 muỗng café muối, trộn đều rồi để yên thịt dê trong 1 giờ để cho thấm gia vị và nguyên liệu.

– Đảng sâm ngâm nước, cắt lát.

Thuốc bắc sơ chế sạch để nấu lẩu

– Mía lau chẻ nhỏ

– Đậu hũ ky chiên vàng, để ráo dầu. Đậu hũ chiên thì mỗi miếng cắt làm 4.

– Rau các loại thì nhặt bỏ phần hư, rửa sạch, để ráo. Tía tô thái nhỏ.

Các loại rau rửa sạch để ráo, tía tô cắt nhỏ Bước 2: Cách nấu lẩu dê không hôi

– Bắc chảo lên bếp và cho chút dầu ăn vào đun sôi rồi cho gừng, hành tím, tỏi băm vào phi lên cho thơm. Bạn cho tiếp thịt dê vào xào cùng với rượu mai quế lộ cho đến khi thịt dê hơi săn lại thì tắt bếp.

– Bạn cho nước dùng gà, mía lau, đảng sâm, hoài sơn và táo đỏ vào một nồi khác với lửa vừa cho tới khi chín mềm thì cho tiếp câu kỷ vào. Lúc này bạn có thể nêm nếm lại nồi nước dùng sao cho vừa khẩu vị. Bạn tiếp tục đun trong khoảng 1 giờ thì tắt lửa.

– Lấy nồi chuyên dụng ăn lẩu và múc 1 phần nước dùng bạn đã hầm ở trên vào cùng với thịt dê đã xào bên trên, bạn có thể cho thêm lượng nước cho vừa ngập mặt thịt và khoảng 1 muỗng café hạt nêm, để lửa nhỏ đun cho đến khi thịt dê vừa mềm tới thì cho tiếp đậu hũ ky và đậu hũ chiên vào.

– Trong thời gian đó, bạn lấy chao cho vào chén tán nhuyễn, rồi thêm 1 muỗng café đường và khuấy đều. Nếu bạn muốn chao càng béo và bùi thì có thể cho thêm 1 ít bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn.

Pha chén nước chấm chao ăn kèm lẩu dê ngon tuyệt vời

Bước 3: Cách làm chao ăn lẩu dê

Bạn cho từng viên chao vào chén, lưu ý không cho nước chao, rồi tán thật nhuyễn mịn. Tiếp theo, bạn cho 2 muỗng café đường, 1 muỗng café bột ngọt vào và khuấy đều. Hoặc bạn có thể cho chao cùng gia vị vào cối xay, xay nhuyễn. Nếu bạn muốn chao có vị béo và bùi thì có thể cho thêm 1 ít bơ đậu phộng hoặc đậu phộng rang giã nhuyễn.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

– Bạn dọn lẩu ra để trên bếp than hoặc bếp gas mini để giữ nóng, dọn kèm cùng với các loại rau ăn kèm và nước chấm chao đã chuẩn bị, mì trứng ăn tới đâu thì bạn cho vào nồi lẩu trụng tới đó. Phần nước dùng còn dư bạn có thể cho thêm vào nồi lẩu khi nước cạn.

Không chỉ đơn thuần là kinh doanh, Angon còn tìm tòi học hỏi và tổng hợp những nét văn hóa ẩm thực từ các vùng miền để chia sẻ những kiến thức đó. Hy vọng sẽ làm phong phú thêm các món ăn ngon, bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình người thân quý khách hàng.

Các món ngon từ thịt Dê: cà ri dê, dê tái chanh, dê hấp tía tô, dê xào thập cẩm, sườn dê nướng chao, canh xương dê hầm đu đủ, đùi dê nướng, lẩu dê nấu chao, dê ủ trấu, dê hầm ngũ vị …

https://angon.vn/lau-de-ham-thuoc-bac-p15978291.html