Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm
– Bồi bổ cơ thể
– Tăng sự kích thích tạo hưng phấn và sự cương cứng của dương vật.
– Tác dụng điều trị chứng ho hen, lao phổi
– Điều hòa khí huyết giúp lưu thông máu lên não tốt hơn
– Điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp suy nhược của tuổi già
Ngâm rượu rắn như thế nào mới là chuẩn?
Hiện nay có 2 cách ngâm rượu rắn và chế biến rượu rắn chính đó là ngâm rượu rắn tươi và cách ngâm rượu rắn khô nên ruoulangvoc sẽ hướng dẫn bạn đọc từng mục một từ đó bạn đọc có thể chọn lựa cho mình những phương pháp ngâm tốt nhất cho mục đích sử dụng.
– Rắn hổ mang 1 con 2kg
– Sâm hàn quốc 1 củ 2 lạng ( nếu không có sâm hàn quốc thay bằng đương quy
– Rượu trắng 40 độ 10 lít rượu
– Cồn y tế 90 độ 4-5 chai lớn
– Và chuẩn bị sẵn rượu gừng (Với cách làm rượu gừng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 30gr gừng tươi đem rửa sạch, giã nát rồi ngâm trong 100ml rượu trắng có nồng độ 35 đến 40 độ)
– 1 cuộn băng keo buộc miệng
– 1 Bình thủy tinh 10 lít
– 1 thanh tre mềm có thể uốn cong buộc 2 đầu lại với nhau như hình ( mục đích giúp đầu con rắn bành ra cho đẹp )B1: Rắn tươi vẫn còn sống dùng băng keo buộc quanh mồm con rắn. Từ phần đầu con rắn đo xuống đối với rắn bé thì 10-15cm còn đối với rắn to khoảng 25-30cm dùng banh dao lam cứa một đoạn có độ dài khoảng 5cm rồi lấy tay moi mạch máu của con rắn ra ta tiến hành cắt mạch máu của nó dùng bát để đựng.
B2: Dùng dây buộc vào đầu con rắn rồi treo lên tiến hành mổ bụng moi bỏ hết nội tạng chỉ lấy mật rắn rửa lại với nước sạch 1 lần ( mật rắn các bạn có thể dùng ngâm rượu riêng ra một cái hũ nhỏ ). Đổ cồn 90% ra chậu ngâm con rắn vào chậu cồn đã chuẩn bị khoảng 30 phút vớt rắn ra rồi rửa lại 1 lần với nước sạch.
B3: Tiếp đến cho rắn vào chậu đã chuẩn bị rượu gừng pha sẵn ngâm tiếp khoảng 2-3 tiếng lưu ý nước gừng phải ngập con rắn ( cách này quan trọng để tránh rượu rắn có mùi tanh ) rửa lại với nước sạch 1 lần nữa. Vớt rắn ra ngâm rắn vào chậu có chứa sẵn rượu tiến hành ngâm khoảng 6 tiếng rồi vớt rắn ra.
Đối với người không thích uống rượu có mùi hơi tanh tanh thì nên ngâm cách này
B1: Rắn làm sạch giống các bước phía trên
B2: Dùng dao cắt rắn thành từng khúc có độ dài 7-10cm
B3: Đem rắn đi nướng trực tiếp trên lửa cho đến khi chín vàng đều không nên nướng cháy quá
B4: Đem rắn đi sao vàng chuẩn bị chảo nóng có sẵn vài lát quế cho rắn vào sao cùng nhỏ lửa đảo đều tay khoảng 15 phút
B5: Cho rắn vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm trung bình 1 con rắn khoảng 2kg ngâm khoảng 10 lít rượu
B6: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng trên 6 tháng đem ra sử dụng
Có thể ngâm chung với các vị thuốc bổ phế như: Bách bộ, trần bì, huyết giác, kê huyết đằng, thiên môn, thiên niên kiện, đại hổi, tiểu hồi, mạch môn hoặc bổ thận như: Ba kích, kỷ tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc hay nhân sâm, đinh lăng đều được.Cách dùng và bảo quản:
– Bạn nên bảo quản rượu đúng cách không khéo sẽ dễ bị hư, nên để nơi thoáng mát, khô ráo không có ánh nắng và nhiệt độ dưới 25 °C. Cách uống rượu rất đơn giản bạn chỉ cần 1 ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chun nhỏ trong bữa ăn, nên nhớ nếu uống quá 50ml sẽ bị phản tác dụng.
Với cách ngâm rượu rắn hổ mang, Ruoulangvoc hy vọng rằng bạn sẽ có được bình rượu ngon có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.