Cách Hầm Chân Giò Lợn Với Thuốc Bắc / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Chân Giò Hầm Thuốc Bắc

Lựa chọn chân giò ngon cho món chân giò hầm thuốc bắc

Với vị ngọt thơm, hơi dai giòn, hấp dẫn của chân giò được sử dụng chế biến làm rất nhiều món ăn khác nhau như: Hầm, luộc, nướng, giả cầy, chạo…Tuy nhiên tùy từng sở thích của mỗi con người mà lựa chọn chân giò trước hay chân giò sau.

Để lựa được , chúng ta phải để ý kỹ móng chân giò không bị vỡ móng, lở loét, trên da chân giò không có những đốm đỏ li ti hay xanh bất thường. Thịt chân giò không mềm nhũn.

Chân giò ngon là chân giò có thịt săn chắc, da màu trắng, trên da không có vết bầm tím hay đốm xanh, đốm đỏ. Thịt chân giò màu đỏ tươi. Chân giò có độ đàn hồi tốt.

Khi cầm chân giò lên chắc nịch, không bọng nước, giữa các ngón chân không bị mụn nhọt, vết gì khác lạ. Chân giò không có mùi hôi hay mùi khác thường.

Chân giò trước thì thịt mỏng và ít thịt, nhiều gân hơn chân giò sau. Vì chân giò trước hoạt động nhiều hơn. Còn chân giò sau thì nhiều thịt chắc hơn nhưng cũng có nhiều mỡ. Chính vì vậy tùy mục đích sử dụng của bạn mà bạn lựa chon chân giò cho phù hợp.

Tuyệt chiêu nấu món chân giò hầm thuốc bắc

Gia vị: Muối, bột ngọt, bột thịt gà, đường phèn, rượu trắng, gừng, xì dầu.

Thực phẩm ăn kèm: Cải thìa 500gr, mì sợi vàng 300gr, nước tương, ớt sừng.

Sau đó rửa lại chân giò đã thui đen, lấy dao cạo sạch phần da bị thui đen, rửa sạch với nước thật sạch.

Khi chân giò đã vàng vớt ra ngâm với nước lạnh 3 phút. Cách này giúp cho chân giò giòn hơn.

Chuẩn bị nồi nước đun sôi 100 độ C. Bỏ gia vị thuốc bắc vừa cân vào chần qua 2 phút (trừ gia vị nhãn nhục và thục địa)

Cho thêm 10gr gừng cắt lát mỏng và bỏ giò heo vào đậy nắp vào hầm khoảng 45-60 phút.

Cải thìa sau khi rửa sạch cũng trụng qua với nước sôi khoảng 3-5 phút. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh, rồi vớt lên để ráo nước.

Chuẩn bị nước chấm ăn kèm: Bạn cho 3 muỗng canh nước tương chin-su và 2 trái ớt sừng sắt nhỏ khuấn đều .

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon ăn kèm với mì và cải thìa. Bạn nên ăn lúc còn nóng sẽ ngon và hấp dẫn hơn.

Bạn nên chọn Lưu ý:chân giò sau làm món chân giò hầm thuốc bắc này. Vì nó nhiều thịt mềm, dễ ăn.

Khi hầm chân giò bạn có thể chặt nhỏ chân giò hay lóc thịt và xương chân giò ra. Điều này giúp hầm chân giò nhanh hơn, rút ngắn thời gian hầm.

Khi trụng mì qua nước sôi thì ngâm liền với nước lạnh 2-3 giây rồi vớt ra trộn với dầu ăn liền. Làm như này mì không bị dính lại với nhau, sợi mì giòn và dai hơn khi ăn.

Tất cả các nguyên liệu thuốc bắc phải cân kỹ càng, tránh nhiều nguyên liệu này thiếu nguyên liệu kia sẽ mất ngon cho món ăn.

Bảng giá sỉ thịt heo năm 2020

Cách khử mùi giò heo khi chế biến giúp món ăn thơm ngon trọn vị

Cách Làm Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Thơm Ngon Giàu Dinh Dưỡng

Nguyên liệu món chân giò hầm thuốc Bắc

Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, hạt nêm,…

Các làm món chân giò hầm thuốc Bắc

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy chọn mua chân giò mua về bạn rửa sạch. Bạn lưu ý làm thật kỹ phần móng giò để chúng không bị hôi. Tiếp sau đó, bạn hãy rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần móng thành các miếng vừa ăn, chỉ chặt phần móng và để nguyên phần bắp thịt.

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc ngon tại nhà.

Bước 2: Sau khi bạn chặt xong hãy cho cả phần móng và thịt vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi đặc trưng đi, rồi sau đó đem rửa giò heo lần nữa với nước sạch rồi để ráo.

Bước 3: Tiếp đến, bạn cho chân giò vào ướp với hạt nêm, mắm và một chút dầu ăn chừng 15 – 20 phút cho ngấm gia vị để món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.

Bước 4: bạn hãy lấy cà rốt ra và gọt vỏ, rửa sạch và thái thành các khúc đoạn vừa ăn. Rồi cho nâm vào ngâm cho nở, cắt chân rồi đem rửa sạch. Rửa xong, bạn vớt nấm ra và để cho ráo nước là được. Với phần thuốc bắc: Đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi sau đó cũng vớt ra và để cho ráo nước.

Chan giò hầm thuốc bắc thơm ngon.

Bước 5: Tiếp đó, bạn hãy cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào trong chiếc nồi hầm. Nếu bạn có nồi đất thì sẽ rất phù hợp, nếu không thì bạn có thể cho vào nồi bình thường cũng được. Sau khi cho thuốc bắc vào cùng chân giò, bạn cho phần nước dừa xiêm và khoảng 150ml nước lọc vào và đun sôi trong khoảng 1 giờ đồng hồ cho món chân giò mềm ra.

Sau khi chân giò chín bạn hãy nêm nếp lại một lần nữa rồi bỏ toàn bộ nấm hương và các gia vị vào đun sôi thêm khoảng 1-2 phút là được. Món canh này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.

Chuẩn Vị Với Cách Nấu Món Chân Giò Hầm Ngải Cứu, Cuối Tuần Cả Nhà Thêm Vui Khỏe

Công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe?

Lá ngải cứu chữa đau xương khớp, ngăn ngừa bảo vệ sức khỏe khi đông về, với cách nấu món thịt lợn với ngải cứu đơn giản, dễ ăn ai cũng có thể làm được món ăn ngon bổ cho gia đình thêm khỏe

Ngải cứu không chỉ được biết là nó có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mà nó còn là một bài thuốc nam được sử dụng rất nhiều trong việc được sử dụng rất phổ biến trong việc điều trị bệnh, và được sử dụng rộng rãi ở mọi vùng quê ở Việt Nam hay còn được gọi với cái tên là cây thuốc cứu.

Theo một số những nghiên cứu cho rằng trong thành phần của ngải cứu có các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các loại axit amin, andenin có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giúp kháng viêm, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt,…

Cây ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu có thể giúp cho chị em có thể điều hòa tốt kinh nguyệt, các triệu chứng như đau bụng, kinh nguyệt không đều sẽ được giảm một cách rõ rệt. Nữ giới có kinh khoảng trước đó 1 tuần, hàng ngày bạn có thể hãm ngải cứu với nước sôi uống nhà trà hoặc có thể sắc nước uống chia thành 3 lần và uống đều trong ngày. Nếu kinh nguyệt không đều thì từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày hết kinh sử dụng 10 gram lá ngải khô sắc với 300ml nước và dùng nước đó uống thành 2 lần trong ngày.

Cây ngải cứu giúp an thai tốt cho bà bầu: Ăn ngải cứu khi mang thai an toàn cho bé, không có tác dụng phụ gây kích thích tử cung vì vậy không gây tình trạng sảy thai. Những người mang thai mà có chứng đau bụng, ra máu thì bạn có thể dùng 16 gram lá ngải cứu và 16 gram lá tía tô sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 150ml, bạn đem nước đó chia ra uống thành 3 – 4 lần trong ngày.

Sơ cứu vết thương rất hiệu quả: Lá ngải cứu đem đi rửa sạch, giã nát và thêm một chút muối đắp lên vết thương có thể giúp bạn cầm máu và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.

Giúp lưu thông khí huyết: Bạn có thể bổ sung món trứng rán với lá ngải cứu vào trong mâm cơm của bạn, món ăn ngon rẻ, dễ làm sẽ giúp cho bạn lưu thông và tuần hoàn máu lên não rất tốt.

Giúp kích thích ăn ngon: Trong thành phần của lá ngải cứu có chữa Andenin và cholin cấu thành lên vitamin B có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, kích thích quá trình ăn, giúp bạn có thể ăn ngon hơn. Giảm được tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ em và giúp người già có thể ăn ngon miệng hơn.

Trị các bệnh như đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng: Bạn có thể thể sử dụng 300 gram ngải cứu, tía tô 100 gram , lá sả 50 gram, tần dầy lá 100 gram đêm tất cả đun với 0,5 lít nước. Bạn có thể sử dụng uống trong ngày vào lúc khát, sử dụng liên tục trong 5 ngày.

Giảm mỡ bụng: Có thể dụng 1kg muối rang với 1 bó ngải cứu cho đến khi ngải mùi, cho hỗn hợp vào 1 túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.

Chuẩn vị với cách nấu món chân giò hầm ngải cứu, cuối tuần cả nhà thêm vui khỏe

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt chân giò heo : 520-700g .

Ngải cứu : 1 mớ

Nấm hương, mộc nhĩ : mỗi loại 50g

Hạt sen : 100g.

Cà rốt : 1 củ nhỏ

Rượu nếp ngon : 2 chén nhỏ

Gia vị : Muối, đường, tiêu, dầu ăn, nước mắm,…

Hành lá, hành phi

Cách làm món thịt lợn hầm ngải cứu

Mẹo nhỏ:

Cách chọn chân giò ngon

Nên mua chân sau vì bao giờ cũng có nhiều thịt và giàu giá trị dinh dưỡng hơn chân trước. Nếu mục đích của bạn là đem làm quà biếu thì nên chọn chân trước bởi chân trước có hình dáng đẹp hơn, hợp để tặng.

Chân giò có độ đàn hồi khi chạm vào, phần móng vẫn nguyên vẹn, không long mới tươi ngon.

Ngoài ra, chị em nên chọn mua được chân giò tươi ngon tại địa chỉ cung cấp uy tín.

Bước 1: Sơ chế chân giò heo

Khi mua chân giò ở chợ về bạn đem rửa sạch với nước muối

Chặt khúc vừa ăn hoặc để hầm nguyên miếng. Trần qua nước sôi để khử bớt mùi hôi

Bước 2: Ướp gia vị với chân giò

Sau khi chân giò trần xong. Bạn chuẩn bị chiếc loa to để chân giò vào.

Ướp chân giò với muối, hạt tiêu, hành khô, một chút nước mắm và dầu ăn rồi để từ 40 phút đến 1 tiếng cho thịt ngấm.

Sau đó cho ninh thịt chân giò với lửa nhỏ trong nồi nước từ 1-2 tiếng cho đến khi nhừ tơi ra. Nếu bạn có nồi áp suất sẽ nhanh hơn chỉ cần ninh chừng 30-40 phút là chân giò mềm vừa đủ.

Bước 3 : Nhặt ngải cứu cùng các gia vị rửa sạch

Ngải cứu rửa sạch, nhặt lá, có thể thái nhỏ hoặc để nguyên cọng.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm với nước nóng cho nở sau đó rửa sạch lại với nước lạnh, thái sợi chỉ hoặc cắt đôi

Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt miếng tròn, thái hoa mỏng từ 2-3cm

Nếu mua hạt sen khô bạn ngâm trong nước nóng từ 30-40 phút cho sen mềm sau đó vớt ra để ráo. Còn đối với sen tươi bạn chỉ cần rửa sơ qua với nước là được

Bước 4: Nấu chân giò

Chuẩn bị một chiếc nồi sạch

Rồi bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi sau đó đổ phần thịt chân giò và nước đã ninh trước đó vào nồi, cho các phần nguyên liệu nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt và hạt sen vào chung và đậy nắp, đun chừng 20-30 phút với lửa nhỏ.

Khi đun bạn thấy có nổi bọt dùng thìa vớt bọt bỏ đi cho canh nước trong và ngon hơn

Khi nồi bốc hơi và sôi nhẹ, từ từ cho rau ngải cứu, rượu nếp vào và nêm nếm gia vị vừa đủ ăn.

Nồi thịt sôi thì tắt bếp, múc thịt và các phần rau, hạt sen, vài cái cà dốt nấm ra bát, đổ nước dùng và thưởng thức

Bước 5: Thành phẩm:

Món chân giò hầm xong có mùi vị thơm của lá ngải cùng hạt sen, đủ độ chín chân giò mềm, vẫn còn nguyên vẹn không vữa nát. Vừa đủ độ gia vị không mặn, vừa ăn.

Dinh dưỡng trong móng lợn chân giò

Nói tới chân giò là chúng ta liền nghĩ ngay tới hàng loạt những dưỡng chất có tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe con người như chất đạm, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, B3… Vì thế, chân giò rất được ưa chuộng trong món ăn hàng ngày của nhiều gia đình.

Những lợi ích bất ngờ của chân giò móng heo

Chân giò có vị ngọt khi ăn sẽ giúp bổ guyết, giúp làm liền sẹo hiệu quả thường được ưa dùng cho những trường hợp suy nhược cơ thể, lợi sữa cho phụ nữ đang trong thời kỹ nuôi con bằng sữa mẹ, những người bị tình trạng mụn nhọt lở ngứa, huyết hư, dùng để tẩm bổ cho người vừa ốm dậy…

Với bài viết chia sẻ trên chúng tôi mong bạn đọc có thêm một công thức nâu ăn ngon cho món chân giò hầm ngải cứu vừa bổ cho sức khỏe, vừa chống được rét. Chúc cả nhà thêm vui khỏe mỗi ngày.

Mây Nhỏ

Cách Làm Thịt Dê Hầm Thuốc Bắc

Từ thịt dê có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như dê xào lăn, dê nhúng giấm, dê xào sả ớt …Trong đó, cách làm thịt dê hầm thuốc bắc là một trong những món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nên rất được lòng mọi người.

Thịt dê ngoài hương vị thơm ngon còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất, vitamin cho cơ thể. Vì thế, món thịt dê rất thích hợp để ăn vào mùa lạnh nhằm giữ ấm, tăng thân nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn, hỗ trợ điều trị một số bệnh như hen suyến, viêm phế quản… Và thịt dê hầm thuốc mắc sẽ phát huy và gia tăng công dụng nên rất tốt cho sức khỏe. Mặt khác, đây cũng là món ăn thanh mát để đổi vị cho bữa cơm gia đình hay dùng trong những bữa tiệc sang trọng.

Chân dê: 4 cái

Nước xương: 2 lít

Thuốc bắc: 2 gói

Hành tím: 5 củ

Tỏi: 3 – 4 tép

Gừng: 1 củ nhỏ

Rau mùi: 1 ít

Các gia vị cần thiết: đường, bột canh, nước tương, bột ngọt, ngũ vị hương…

Cách chế biến dê hầm thuốc bắc

Thịt dê hầm thuốc bắc có cách làm khá đơn giản. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta chỉ cần vào bếp và làm theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế thịt dê

Chân dê cần được rửa sạch bằng nước mát. Sau đó, để cho ráo và dùng lửa để thui. Tuy nhiên, bạn chỉ thui cho đến khi lớp da ngả màu vàng là được. Tuyệt đối không nên thui quá kỹ, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Bước 2: Sơ chế những nguyên liệu khác

Lột bỏ vỏ hành tím, rửa sạch, thái thành những lát mỏng.

Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và băm nhỏ.

Cạo bỏ lớp vỏ gừng, rửa sạch và đập dập.

Rau mùi nhặt, rửa sạch và thái khúc.

Bước 3: Ướp thịt dê

Cho vào tô đựng thịt dê lượng tỏi, hành và gừng đã sơ chế ở bước 2. Tiếp đến thêm ngũ vị hương vào. Trộn thật đều để thịt ngấm đều gia vị. Thời gian ướp khoảng 30 – 40 phút.

Cho nước xương đã chuẩn bị vào nồi và tiến hành đun sôi. Khi sôi, bạn cho cả 2 gói thuốc bắc vào cùng.

Tiếp tục đun cho sôi trở lại khoảng 5 phút thì thêm chân dê đã ướp vào. Đảo đều lên và đun lửa to cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa.

Trong quá trình ninh xương dê, nếu thấy xuất hiện bọt trên mặt nước thì bạn hãy dùng muôi để vớt ra và bỏ đi. Như vậy nước hầm xương mới trong và thơm, ngon.

Cứ ninh như vậy cho đến khi nước xương còn ½ thì bạn hãy nêm gia vị vào cho vừa ăn. Sau đó, đảo đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Múc thịt dê hầm thuốc bắc ra bát. Thêm vài cọng rau mùi lên trên để tăng tính hấp dẫn và giúp món ăn thêm ngon thơm hơn.

Dê hầm thuốc bắc không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đó là:

Bổ sung các dưỡng chất càn thiết. Nếu mỗi ngày ăn 30 – 40g thịt dê, sẽ khắc phục tình trạng ốm yếu, gầy gò.

Chân dê hầm thuốc bắc còn cải thiện chứng đau lưng, giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi, tốt cho bệnh xương khớp.

Món ăn còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt nên giúp giữ ấm vào ngày lạnh rất tốt.

Chân dê hầm thuốc bắc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, ngăn ngừa và cải thiện táo bón.

Thịt dê hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon với cách làm đơn giản. Do đó, nếu có thời gian, bạn hãy vào bếp và làm món ăn tuyệt vời này để thiết đãi cả gia đình mà còn tốt cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất. Chúc chị em thành công!