Bài Thuốc Đông Y Uống Trắng Da / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Mách Bạn Những Bài Thuốc Đông Y Làm Đẹp Giúp Da Trắng Hồng

Bạch đinh hương là một trong những vị thuốc Đông y vừa tốt cho sức khỏe và làm đẹp da hiệu quả được các chuyên gia thẩm mỹ viện đánh giá cao. Đem bạch đinh hương sấy khô, nghiền thành bột cùng 1 số vị thuốc bắc khác như: Bạch tật lệ, bạch cương tàm kết hợp với bạch phủ tử, bạch linh và một ít bột đậu xanh, tạo giác. Lấy tất cả những vị thuốc vừa nghiền được trộn với 1 lượng nước ấm để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da cần dưỡng trắng 1 lớp thật mỏng, thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm và vỗ nhẹ cho da khô, săn chắc hơn.

Với bài thuốc Đông y làm trắng da này khá hữu dụng giúp chị em nuôi dưỡng làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm mờ các vết tàn nhang, nếp nhăn và loại trừ mụn trứng cá hiệu quả.

Trong sử sách Đông y làm đẹp, bạch truật là bài thuốc làm trắng da rất hiệu quả. Trong bạch truật có khoảng 1,5% tinh dầu màu nâu vàng, atractylol, atractylenolid I, II và III, eudesmol và vitamin A, glycosid, inulin và muối kali atractylat . Những dưỡng chất này có khả năng trị tàn nhang, làm sáng da cực kì hiệu quả được nhiều người ưa chuộng.

Chỉ cần chuẩn bị khoảng 500gr giấm, 50gr bạch truật ngâm 1 tuần, sau đó mỗi ngày lấy 1 ít dung dịch ra thoa lên mặt, kiên trì sẽ sớm đạt được hiệu quả như ý.

Theo các chuyên gia tại trường Cao đẳng Dược: một bài thuốc được kết hợp giữa hạt sen, khiếm thực và 1 số vị thuốc Đông y khác có khả năng nuôi dưỡng làn da rất hiệu quả.

Bạn chỉ cần chuẩn bị 30gr hạt sen và khiếm thực, 8gr nhãn nhục, 50gr ý dĩ nhân, đem các vị thuốc này nấu chung với nửa lít nước khoảng 1 tiếng. Lấy nước cốt đem pha với 1 chút mật ong và uống mỗi ngày. Bài thuốc này không chỉ có khả năng làm trắng da còn giúp khai thông khí huyết, tăng cường sự lưu thông mạch máu giúp da thêm tươi tắn, tràn đầy sức sống hơn.

Từ thời xa xưa, hoa cúc được phụ nữ sử dụng trong quá trình chăm sóc và làm đẹp da. Người ta thường truyền tai nhau công dụng của hoa cúc có thể ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, cải thiện được quá trình trao đổi chất, nhờ đó sẽ giúp da tươi tắn và khỏe mạnh hơn.

Thực hiện, bạn sử dụng 30gr hoa cúc đun sôi với nước, sắc đặc và thêm 1 chút mật ong, hòa thành hỗn hợp cao thuốc làm trắng da tại nhà. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng bài thuốc này hòa với nước sôi và uống sẽ giúp làm đẹp da hiệu quả.

Vào mùa đông làn da của bạn trở nên khô ráp và sần sùi hơn, điều này khiến không ít chị em cảm thấy tự ti về bản thân. Để giải quyết tình trạng này, bài thuốc từ quả hồng táo được được coi là giải pháp tuyệt vời cho chị em.

Thực hiện, bạn chuẩn bij15gr quả hồng táo, 1 ít nhân sâm sắc khoảng 30 phút và sử dụng nó như một món tráng miệng. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này, chị em không nên sử dụng củ cải để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoàng kỳ và đương quy nổi tiếng là vị thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe và làn da của chị em. Chỉ cần dùng nửa kg hoàng kỳ, đương quy mỗi loại đen tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày sử dụng 15g hỗn hợp bột này pha với nước sôi và uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 2 – 3 tuần sẽ giúp bạn cảm nhận được làn da mịn màng, săn chắc, trắng hồng hơn.

Qua bài chia sẻ trên bạn có thể thấy, xung quanh ta vốn có rất nhiều dược liệu có thể làm trắng da hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao và an toàn nhất, bạn nên tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia tại Viện thẩm mỹ Hà Nội. Bạn có thể liên lạc trực tiếp tới 0949773555 hoặc đến 14 Yên Phụ – Ba Đình – Hà Nội nhận sự tư vấn miễn phí của các bác sĩ thẩm mỹ.

Bài Thuốc Bổ Máu Đông Y

Bài thuốc bổ máu đông y

Thiếu máu là bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Các nhà khoa học đã chỉ ra thiếu máu do thiếu các nguyên tố cần thiết tạo máu như sắt, magie, kẽm… Vậy theo đông y thiếu máu là tại sao và cách điều trị phù hợp.

Theo đông y máu do nhiều tạng phủ tạo nên như gan thận và được đưa đi bởi tim. Mỗi ngày thận sẽ làm nhiệm vụ lọc máu để lấy đi chất độc trong máu. Nếu các tạng này bị tổn thương đều làm thiếu máu hoặc máu bị nhiễm độc. Vì vậy bổ máu cần bồi bổ nhiều tạng bằng các bài thuốc hoặc món ăn đông y.

Ngoài ra thiếu máu trong các trường hợp đặc biệt như sau sinh, phẫu thuật hay vết thương hở. Thì cần bồi bổ bằng các món ăn bài thuốc như gà tiềm thuốc bắc, cật heo tiềm thuốc bắc, đuôi bò tiềm thuốc bắc… kết hợp với ngủ nghỉ điều độ là đủ.

Tùy theo từng người và các triệu chứng mà thầy thuốc sẽ kê đơn. Tuy nhiên các bài thuốc này cũng tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây.

Thiếu máu do tì vì: tì vị được định nghĩa là khả năng ăn uống và hấp thụ kém. Từ đó khiến khí huyết hư, cơ thể xanh xao kẽm sức sống. Trong trường hợp này ta dùng các bị có tính ấm, kích thích tì vị như: nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, táo đỏ, long nhãn, cam thảo mỗi loại 12g sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc trên chủ yếu là bổ khí, bổ huyết kích thích ăn ngon, giúp an thần, tăng sức đề kháng. Kiên trì uống 2 lần mỗi tuần trong 1 tháng sẽ thấy tình trạng cải thiện.

Nếu thiếu máu do (can thận âm hư) thường gặp người gầy gò, nóng trong vv.

Phép trị: bổ âm, dưỡng huyết, ích can thận. Thường dùng Bài Tứ vật gia giảm gồm có vị: Thục địa 25g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g. Bài này rất thích hợp chứng huyết hư người gầy gò, kinh nguyệt không đều, nếu rong kinh thiếu máu gia ngải diệp và hương phụ.

Nếu phụ nữ sau sinh thiếu máu, hoặc sau phẩu thuật mất máu, sau đợt ốm nặng (do khí huyết đều suy… Phép trị cần bổ cả khí lẫn huyết, mà chú trọng bổ khí vì khí sinh huyết. Thường dùng bài thập toàn gia giảm gồm có: Thục địa 30g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, bạch thược 14g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g. Bài này rất thích hơp với những người thiếu máu sau khi sinh, sau hậu phẩu, mới ốm dậy… hoặc thiếu máu sau xuất huyết tiêu hóa, sau trị giun sán, thiếu máu các thể.

Nếu thiếu máu do các bệnh đường ruột gây chảy máu trong… Phép trị cần cầm máu trước, sau bổ máu.

Nếu thiếu máu do nhiễm giun sán, thì phải xổ giun sán trước.. . uống thuốc bổ sau

Bài Thuốc Đông Y Trị Cảm Mạo

Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.

Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.

Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.

Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.

Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.

Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.

Gia giảm: – Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.

– Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.

– Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.

Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cùng Danh Mục:

Bài Thuốc Đông Y Chữa Bệnh Trầm Cảm

Bệnh trầm cảm là tình trạng bệnh lý rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, buồn rầu, giảm thích thú, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ…

Bệnh trầm cảm là tình trạng bệnh lý rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, buồn rầu, giảm thích thú, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm nghĩ tự ti, bi quan… Việc phát hiện và điều trị sớm, tư vấn kịp thời rất quan trọng. Bên cạnh việc dùng thuốc giảm lo âu và chống trầm cảm, Đông y cũng có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: Chữa suy nhược tâm thần với các biểu hiện trầm cảm và mệt mỏi lo âu, thuốc: tục tùy tử (thiên kim tử) 50g, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 25g; toan táo nhân 20g, bạch thược, bạch truật, phục linh, mỗi vị 5g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Chữa suy nhược thần kinh với các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu: toan táo nhân 100g, đương quy, mạch môn, câu kỷ tử, thục địa, mỗi vị 50g; phục linh, hạt sen, huyền sâm, ngũ vị tử, mỗi vị 25g; viễn chí, nhân sâm, địa liền, mỗi vị 20g. Tán bột, trộn với mật ong làm thành viên hoàn, mỗi viên 15g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần, với nước nóng.

Bài 3: Chữa suy nhược tâm thần: câu kỷ tử, bạch chỉ, toan táo nhân, mỗi vị 9g; đương quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chí, xà sàng, mỗi vị 6g. Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 4: Chữa suy nhược tâm thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt lả, mất trí nhớ, mất ngủ: toan táo nhân 25g, đương quy, phục linh trắng, thục địa, câu kỷ tử, cúc hoa trắng, mỗi vị 20g; viễn chí, tục tùy tử (thiên kim tử), mạch môn, bạch truật, mỗi vị 15g; xuyên khung, nhân sâm, hoàng bá, mỗi vị 10g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 5: Chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tim đập nhanh khó thở: đương quy, thục địa, toan táo nhân, ngũ vị tử, thiên môn đông, mạch môn, mỗi vị 1.560g; hoàng liên, xương bồ, nhân sâm, huyền sâm, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí, cam thảo, mỗi vị 780g. Tán bột và làm thành viên nặng 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần với nước nóng.

Theo SKDS

Cùng Danh Mục: