Bài Thuốc Bồi Bổ Khí Huyết Của Thầy Tuệ Hải / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sdbd.edu.vn

Ba Ba Hầm Thuốc Bắc Món Ăn Bài Thuốc Bồi Bổ Khí Huyết

Ba ba được Đông Y đánh giá là một trong những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe con người, nhưng chỉ khi ba ba được hầm với thuốc bắc thì những công dụng của chúng mới được phát huy hiệu quả.

Tác dụng của thịt ba ba

Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng cao với rất nhiều những hợp chất thiết yếu cho sức khỏe con người như: protid, lipid, VitaminA, B1, B2, D, Carbonhydrate, Nicotinic Acid và rất nhiều những chất dinh dưỡng khác.

Nhưng thịt ba ba không thể dùng riêng mà thường được hầm với các vị thuốc bắc để tăng hiệu quả và trở thành một thang thuốc quý cho các đối tượng bệnh kể trên.

Các bài thuốc ba ba hầm với thuốc bắc

Có rất nhiều phương thuốc ba ba hầm với thuốc bắc phù hợp dùng để khôi phục sức khỏe. Với mỗi đối tượng nên cân nhắc sử dụng ba ba như thế nào để tốt nhất cho cơ thể.

Bạn có thể dùng ba ba hầm với 6g xuyên khung và bạch chỉ, 1g viền chí, dùng thêm bạch phục linh và bạch thược mỗi thứ 8g và hầm với khoảng 200g thịt ba ba chặt khúc, cho đến nhừ. Với phương thuốc hầm ba ba này có thể bồi dưỡng não bộ, chữa khỏi hẳn bệnh đau đầu hay mờ mắt của những bệnh nhân mãn tính. Hơn nữa, ăn ba ba còn giúp người dùng tăng cường trí não và có trí nhớ tốt hơn.

Còn với nữ giới, ăn ba ba hầm thuốc bắc cũng có thể giúp tán kết thông kinh, kinh nguyệt không đều bằng bài thuốc: ba ba 500g hầm với 1 con bồ câu rồi cho các gia vị như hành, gừng và gia vị, ăn khi đói, mỗi ngày một lần, trong một khoảng thời gian ngắn thì tình trạng này sẽ được khắc phục.

Nhưng bạn nên nghiên cứu kỹ về tác dụng cũng như thể chất của mình liệu có phù hợp với những phương thuốc bổ như ba ba hầm thuốc bắc để tăng cường sức khỏe cũng như chữa bệnh.

Nguồn: chúng tôi

Món Ăn Bài Thuốc Bồi Bổ Khí Huyết Cho Các Mẹ Sau Sinh

Các mẹ sau sinh khí huyết thường suy nhược

Những món ăn bài thuốc bồi bổ khí huyết cho các mẹ sau sinh

Ban tư vấn tuyển sinh Trường cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp một số bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết mà chị em có thể áp dụng để bồi bổ sức khỏe của mình sau khi sinh:

Gà hầm linh chi: Để làm được bài thuốc này bạn cần sử dụng gà 1 con, linh chi 10 – 15g. Gà làm sạch bỏ ruột, linh chi thái nghiền vụn, gói vải xô cho trong bụng gà, đem hầm cách thủy. Khi gà chín, lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị ăn, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng rất tốt cho chị em sau đẻ suy nhược, sau bệnh nặng dài ngày, bà mẹ nuôi con ít sữa, người cao tuổi.

Chân giò hầm nấm: chân giò 1 cái, nấm hương 50g, gia vị vừa đủ. Chân giò làm sạch, chặt miếng, hầm nhừ; nấm hương rửa sạch, cho vào nấu với chân giò hầm, thêm gia vị. Cho ăn nóng. Bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, làm tăng số lượng và chất lượng sữa.

Trứng chim cút hầm sâm qui đại táo: trứng chim cút 3 – 5 quả, đảng sâm 15g, đương qui 12g, đại táo 10 quả. Hầm nhừ. Thích hợp cho sản phụ sau sinh, người dưỡng bệnh sau thời kỳ nằm viện, suy nhược thần kinh.

Canh lòng lợn: ruột lợn 1 đoạn, hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Ruột lợn luộc chín thái lát. Tất cả bung nhừ: vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng tốt cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.

Đương qui sinh khương, dương nhục thang: thịt dê 200g, gừng tươi 12g, đương qui 20g. Thịt dê làm sạch thái lát, gừng cạo vỏ ngoài đập giập nấu cùng với đương qui thái lát và một lượng nước thích hợp. Khi thịt chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị bột tiêu, cho ăn 2 – 3 lần trong ngày. Ôn dương dưỡng huyết trừ hàn chỉ thống. Thích hợp cho phụ nữ sau đẻ bị thiếu máu, người cao tuổi thể trạng suy nhược, người bệnh suy nhược sau bệnh lâu ngày.

Xôi kê: kê đã xát vỏ 250 – 300g. Nấu như xôi hoặc cơm nếp, cho ăn bữa chính. Dùng tốt cho phụ nữ sau đẻ, suy nhược cơ thể, bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.

Cá thu kho tiêu gừng: cá thu 200g (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu và gia vị. Kho nhừ ăn thường ngày. Có tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí. Dùng thích hợp mọi giới, tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày.

Cá bống kho tiêu: cá bống 500 – 1.000g, làm sạch bỏ ruột, kho với gừng, riềng, sả, bột tiêu. Thích hợp cho phụ nữ sau sinh, người cao tuổi suy nhược cơ thể do lao lực, sau bệnh dài ngày.

Chè trứng gà hạt sen: hạt sen 30g, đường 30g, rượu 30ml, trứng gà 1 quả. Tất cả nấu chín nhừ. Cho ăn trước khi đi ngủ. Dùng tốt cho chị em sau đẻ cơ thể suy nhược, bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, người cao tuổi.

Trên là một số món ăn bài thuốc được tổng hợp từ nhiều bác sĩ y học cổ truyền với mong muốn giúp các sản phụ có thêm gợi ý cho bữa ăn của mình để đảm bảo sức khỏe sau sinh

Mít Chữa Ăn Không Tiêu, Bồi Bổ Khí Huyết

Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây gỗ cao 12 – 15 m đến 20 m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thùy về một phía, dài 10 – 20 cm. Cụm hoa đực (dái mít) và cái đính trên thân cây hoặc trên các cành già. Quả to hình trái xoan hay thuôn, dài tới 60 cm và nặng tới 20 – 30 kg hay hơn nữa. Quả mít chín có màu lục vàng, là một loại quả kép gồm nhiều quả bế bao bởi một bao hoa nạc trên một đế hoa chung. Mỗi hốc trên đế hoa là một hạt (thực ra là quả bế) bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng (tức là bao hoa). Phân bố và sinh thái: Mít có nguồn gốc ở miền nam Ấn Độ và Malaysia, hiện được trồng khắp nước ta, trong các vườn gia đình, quanh khu dân cư, trên nương rẫy.

Chế biến làm thực phẩm: Nhân dân ta dùng quả mít còn non để luộc ăn, xào, nấu canh hoặc muối dưa chua; xơ mít tham gia vào thành phần một loại dưa muối chua gọi là nhút (có vùng làm nhút nổi tiếng như nhút Thanh Chương ở Nghệ An); xơ mít chín cũng dùng muối nén ăn được như dưa chua dùng để ăn chấm mắm hoặc nấu canh chua. Chọn quả mít dai chín, bóc lấy múi ăn. Lấy dao cắt những xơ mập, vàng, bỏ xơ nhỏ trắng, rồi cho vào liễn sành, đổ nước vào xâm xấp, thêm một nhúm muối ngâm 3 ngày, xơ mít lên men, ngửi có mùi thơm nồng của mít, nước có vị chua thanh thanh, dìu dịu là được. Vớt xơ mít bỏ vào nồi, cho nước lã vào vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi.

Canh xơ mít nấu với cá nheo hay cá trê mới ngon, nếu không có thì nấu với cá lóc. Khi nồi canh đã nấu sôi kỹ để xơ mít chín gần nhừ, nếm nước xem có đủ độ chua chưa, nếu chưa đủ vị chua chua thanh thanh thì cho thêm nước chua ngâm xơ mít vào, nêm thêm mắm, muối cho vừa khẩu vị, bỏ cá đã làm sạch, cắt khúc vào nồi canh và nấu tiếp cho đến lúc xơ mít mềm nhừ là được. Thêm gia vị hành lá, mùi tàu. Múc canh ra chén, cho thêm tiêu, ớt. Canh có màu đẹp, vị ngọt, chua chua, ăn ngon cơm. Cá múc ra đĩa riêng, chấm với nước mắm ớt tùy theo khẩu vị.

Quả mít chín có các múi to, thơm ngọt, dùng để ăn tươi, làm nước sinh tố, ăn luộc hoặc phơi khô làm rau ăn, làm mứt khô hay ngâm trong xirô để tráng miệng. Người ta đã xác định được tỷ lệ phần trăm của các thành phần chủ yếu trong phần ăn được của mít: nước 72,3, protein 1,7, lipid 0,3, đường tổng số 23,7. Trong 100 g ăn được, có calcium 27 g, phosphor 38 mg, sắt 0,6 mg, natrium 2 mg, kalium 407 mg và các vitamin: tương đương caroten 235 UI, B1 0,09, B2 0,11, P 0,7 và C 9 mg. Cứ 100 g mít sẽ cung cấp cho cơ thể 94 calo.

Sử dụng làm thuốc: Ăn mít khỏi khát, giã rượu. Uống rượu say mà ăn mít thì tỉnh rượu lại ngay. Hạt mít luộc gây trung tiện, làm cho dễ tiêu. Ăn mít chín với hạt mít luộc vừa ngọt, vừa bùi, khỏi lo đầy bụng, lâu tiêu.

-Phụ nữ đẻ ít sữa, dùng lá mít tươi 40 g sắc uống. Có thể thêm hạt cây gạo (sao vàng) 15 g sắc với lá mít tươi, ngày uống 3 lần, mỗi lần 75 – 100 ml.

Còn có bài thuốc kinh nghiệm giúp bồi bổ khí huyết và thông sữa cho sản phụ: quả mít non gọt bỏ vỏ 100 g, lá sung có tật 100 g, hạt bầu bỏ vỏ sao vàng 100 g, đu đủ non gọt bỏ vỏ 50 g, hạt bắp 10 g; đem nấu nhừ với 1 cái chân giò heo và 100 g gạo nếp, ngày ăn 2 lần.

– Ăn không tiêu, tiêu chảy, dùng lá mít 20 g sao vàng sắc uống. Có thể thêm nam mộc hương 12 g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50 ml.

– Để làm thuốc an thần và trị cao huyết áp, dùng lá mít và vỏ cây mít, mỗi thứ 20 g, sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 50 ml. Quả mít non hoặc dái mít cũng được dùng hầm với chân giò heo và nếp cho phụ nữ sinh đẻ ăn cho nhiều sữa. Dái mít được dùng chữa sa dạ con. Hạt mít còn được dùng chữa ho. Nhựa mít dùng đắp rút mủ mụn nhọt và trừ giun.

Gần gũi với cây mít, còn có cây mít tố nữ, tên khoa học là Artocarpus integer (Thunb.) Merr. (A. champeden (Lour.) Stokes), có múi dính vào cùi và dễ tách rời khỏi bì, nạc dày và thơm, cũng dùng ăn như mít.

Theo y học cổ truyền

Cùng Danh Mục:

Các Bài Thuốc Bổ Khí Huyết

Những bài thuốc bổ khí huyết là những bài thuốc có tác dụng bổ khí và bổ huyết chữa các chứng khí huyết đều hư, thường gồm các vị thuốc bổ khí như: Đảng sâm, Nhân sâm. Bạch truật, Chích thảo, Hoàng kỳ và bổ huyết như Hà thủ ô, Đương quy, thục địa, Kỷ tử…

Cách dùng: Sắc nước uống.

Tác dụng: Ích khí bổ huyết.

Giải: Bài thuốc gồm 2 bài là Tứ vật và Tứ quân hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết. Trong bài này, Tứ quân bổ khí mà tứ vật bổ huyết; Sinh khương, Đại táo dùng để điều hòa vinh vệ.

Ứng dụng trên lâm sàng để chữa:

Chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.

Bài này gia thêm 2 vị Hoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài Thập toàn Đại bổ thang (Y học Phát minh), trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn.

Nếu bỏ Xuyên khung mà gia Hoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì, Khương , Táo thì gọi là Bài Nhâm sâm dưỡng sinh thang (hòa tễ cục phương). Trị bệnh giống như Thập toàn đại bổ lại có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.

THẬP TOÀN BỔ CHÍNH THANG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Cách dùng: Sắc uống.

Chủ trị: Các chứng tâm tỳ dương hư, khí huyết 5 tạng đều tổn thương, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, mình nóng, lưng đau:

Nếu tâm nhiệt gia Đăng tâm, tâm huyết hư gia Thục địa.

Trường hợp ngoại cảm bỏ Sâm thêm Sài hồ, Gừng sống.

Khí trệ thêm Mộc hương, ho thêm Sâm, Kỳ, Mạch môn.

Bài này là bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung, Thục địa, Cam thảo gia Táo nhân, Đỗ trọng, Ngưu tất, tục đoạn.

TƯ BỔ KHÍ HUYẾT PHƯƠNG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Có tác dụng Bổ khí huyết. Sắc nước uống.

TUẤN BỔ TINH HUYẾT CAO (Hải thượng Y tôn Tâm lĩnh).

Thành phần: Thục địa 12g; Nhâm sâm 4g; Câu kỷ tử 4g; Lộc giao 4g; Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột) 80g;

Cách dùng: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ mỗi vị đều nấu riêng thành cao rồi đổ lẫn vào trong nồi đất đun sôi gia thêm 1 cân mật ong khuấy đều, cuối cùng cho bột Nhục quế vào hòa đều, rồi đổ vào lọ sành bịt kín để dùng. Mỗi lần uống vài muỗng trước khi bụng đói ngậm tan nuốt dần.

Tác dụng: Bồi bổ tinh huyết hư tổn. Chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận).

THẤT BẢO MỸ NHIỆM ĐƠN (THIẾT ỨNG THIẾT)

Cách dùng: Hà thủ ô trộn với đậu đen, 9 lần chưng, 9 lần phơi; Bạch linh trộn với sữa, sao. Ngưu tất tẩm rượu chưng cung với Hà thủ ô ở lần thứ 7 về sau; Phá cố chỉ trộn với mè đen sao qua. Tất cả đều sao tán nhỏ, luyện mật làm hoàn, làm thuốc tễ 10g/1 hoàn. Mỗi lần uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh bổ khí huyết.

Giải: Trong bài Hà thủ ô bổ khí, ích tinh huyết là chủ dược. bạch phục linh giao tâm thận kiện tỳ trừ thấp. Ngưu tất bổ ích can thận làm mạnh gân cốt, hoạt huyết. Câu kỷ tử tư can thận ích tinh huyết. Thổ ty tử bổ ích can thận trợ dương ích tinh; Phá cố chỉ bổ thận tráng dương. Các vị hợp lại thahf bài thuốc bổ thận tráng dương, ích bổ khí huyết rất tốt.

Ứng dụng trên lâm sàng: bài thuốc được dùng chữa các chứng khí huyết bất túc sau khi mắc bệnh lâu ngày:

Trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chân tay tê dại, phụ nữ băng huyết, đới hạ, khí huyết hư nhược, nam giới suy sinh dục không có con, di tinh, hoạt tinh đều dùng có hiệu quả.

Bài này dùng chữa chứng tiêu khát có hiệu quả tốt.

Bài viết có tính tham khảo không thay thế cho sự khám và điều trị của thày thuốc.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp

Bài Thuốc Bổ Khí Và Bổ Huyết

Xã hội ngày càng thay đổi, cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy: biến đổi khí hậu nóng nhiệt, môi trường ô nhiễm, hóa dược sử dụng tràn lan, thực phẩm nhiều hoá chất độc hại, dầu mỡ, bên cạnh đó con người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ít vận động… làm cho sức khỏe con người bị tàn phá mau chóng hay nói theo đông y là nguyên khí bị hao tổn.

Thuốc bổ Đông y được chia 4 loại chính: thuốc bổ khí, thuốc bổ huyết, thuốc bổ âm, thuốc bổ dương. Ở đây chúng ta chỉ để cập đến 2 loại bổ khí và bổ huyết

Dùng để chữa chứng bệnh mà Đông y gọi là “Khí hư” ( “khí” không đầy đủ, đã bị suy yếu hoặc hư tổn). “Khí hư” ảnh hưởng nhiều nhất đến chức năng của hai tạng Phế và Tỳ. Vì vậy thuốc bổ khí cũng có cả tác dụng bổ Phế và bổ Tỳ.

Biểu hiện: Sắc diện nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, hay ra mồ hôi, chân tay yếu mỏi, đuối sức, hơi thở yếu, suyễn thở, chán ăn, ăn vào đầy tức, đại tiện lỏng nhão, chất lưỡi trắng, mạch đập yếu.

Một số dược liệu bổ khí:

vốn được xem như thần dược, linh chi mọc ở nhiều nơi á châu như Trung Quốc, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cao Ly và Nhật Bản. Linh chi có nhiều màu như đỏ, đen, xanh, vàng và tím. Linh chi có tính ôn, vị ngọt, vào cơ thể qua các kinh Tâm, Can và Phế, có thành phần amino acid, protein, saponin, steroid, polysaccharid, germanium và ganoderic acid.

Linh chi có công dụng an thần, giải độc bảo vệ gan, đề phòng hệ miễn dịch, chống ung thư, giúp khí huyết lưu thông trị cao máu, chống xơ cứng động mạch, và rất tốt cho tim.

− Đông trùng hạ thảo: là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở Tây Tạng, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu trồng đông trùng hạ thảo trong ống nghiệm thành công.

Đông trùng hạ thảo có công dụng bổ khí, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể tự điều chỉnh và phục hồi sức khỏe.

− Đảng Sâm: có nhiều ở miền đông bắc Trung Quốc và vùng Cao Bă’c Lạng của Việt Nam. Dược chất chủ yếu là saponin, alkaloid, sucrose, glucose và insulin. Đảng sâm có vị ngọt. Khi vào cơ thể sẽ qui vào các kinh tỳ và phế.

Đảng sâm được dùng để chống mệt mõi, gia tăng hệ thống miễn nhiễm tạo bạch huyết cầu, giúp sự chống lở loét bao tử do acetic acid, làm dãn mạch máu tim làm hạ áp huyết. Ngoài ra đảng sâm còn có công dụng hữu hiệu chống viêm đại tràng.

− Nhân sâm: là loài thảo dược quí hiếm và rất khó trồng, có tên khoa học là (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT). Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.Sở hữu một hộp hồng sâm quý trong nhà là sở hữu một nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe của bạn.

Nhân sâm có công dụng tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…

− Hoàng kỳ: là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ ( Astragalus membranaceus ( Fish) Bunge) hay cây Hoàng kỳ Mông cổ ( Astragalus mongolicus Bunge) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae). Vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Hoàng kỳ, còn có tên khác như Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.

Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, cố biểu, thác sang, sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng. Dùng trị các chứng Tỳ khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, cơ thể hư nhiều mồ hôi, ung thư lỡ loét miệng khó lành, khí hư thủy thũng, huyết tý tê dại chân tay, di chứng trúng phong, chứng tiêu khát….

− Bạch truật: Theo y học cổ truyền, bạch truật vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, chỉ tả, lợi thủy, an thai. Nó được coi là một vị thuốc bồi dưỡng, điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính. Bạch truật cũng là thuôcd an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn ọe. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Không dùng vị thuốc này cho những người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát.

Biểu hiện: Sắc diện không tươi, môi nhợt nhạt, kinh qúy (tim đập dồn dập, loạn nhịp từng cơn), bồn chồn, dễ hoảng sợ, mất ngủ, hay mộng mị, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, chân tay co giật hoặc tê dại, móng tay móng chân nhợt nhạt, phụ nữ kinh đến chậm, kinh huyết ít hoặc là bế kinh.

Một số dược liệu bổ khí:

− Hà thủ ô: Có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ thường được dùng làm thuốc. Thành phần hóa học có lecithin, emodin, chrysophanic acid, rhein và chrysophanic acid anthrone.

Theo Đông y: ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét.

Theo Tây y: hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.

− Thược dược: Bạch Thược dược cũng gọi là Thược dược, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thược dược. Bạch thược là rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược. Bạch thược vị đắng, chua, hơi hàn, qui kinh Can tỳ.

Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh của thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can.

− Tam thất: Được chia làm 2 loại Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm,..Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận.

Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn.Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.

− Nhung hươu: là phần sừng non của con hươu đực, đây là một loại dược liệu quý với các loại vật chất có tính keo, các loại Can-xi có kết cấu khác nhau và các nguyên tố vi lượng hiếm gặp khác.

Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày – ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid… Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ… Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.

Một số bài thuốc bổ huyết

1. Đào hồng tứ vật thang: Thục địa 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g; sắc uống.

Là bài “Tứ vật thang” thêm 2 vị đào nhân (nhân hạt đào) và hồng hoa (chú ý: “hồng hoa” không phải “hoa hồng”). Có tác dụng bổ huyết và hóa ứ; dùng cho những trường hợp huyết hư kiêm ứ trệ, kinh nguyệt không điều hòa, kinh huyết có nhiều huyết khối, bụng dưới đau nhức.

Hiện tại còn được ứng dụng để chữa trị một số dạng ứ huyết và xuất huyết trong nhãn khoa.

2. Quy tỳ thang (còn gọi là Dưỡng tâm thang): Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục thần 12g, toan táo nhân 12g, long nhãn nhục 8g, đương quy 8g, viễn chí 4g, mộc hương 1,5g, cam thảo 1,5g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 qủa; sắc uống.

Là bài thuốc ứng dụng đối với những trường hợp “khí huyết bất túc” – khí và huyết đều suy; do tư lự qúa độ, tâm tỳ lao thương, với những biểu hiện: tim hồi hộp, mất ngủ, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), mệt mỏi, kém ăn, sắc diện úa vàng, phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ, kinh huyết nhiều, sắc huyết nhợt, hoặc máu ra lâm li không ngớt. Còn dùng chữa thần kinh suy nhược, thiếu máu, tử cung xuất huyết, ban xuất huyết…

3. Tứ vật thang: Thục địa 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g; sắc uống.

Thục địa có tác dụng bổ ích Can Thận, tư âm dưỡng huyết là chủ dược (quân dược); đương quy bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh và chỉ thống; bạch thược bổ huyết, liễm huyết; xuyên khung hoạt huyết, hành khí và giải uất. Bốn vị phối hợp, vừa có tác dụng bổ huyết, lại có thể hành huyết hóa ứ và điều kinh.

Tứ vật thang là phương thuốc cơ bản chữa chứng “huyết hư”. Tuy nhiên, 2 vị thuốc thục địa và bạch thược đều là những thứ “âm trệ” – dễ gây ứ trệ, làm trở ngại đến “khí cơ” (hoạt động của khí), vì vậy những người Tỳ vị yếu, kém ăn, đi ỉa lỏng không nên lạm dụng.

4. Ngải phụ noãn cung hoàn: Thục địa 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, ngải cứu 8g, hương phụ 12g; sắc uống.

Là bài “Tứ vật thang” gia thêm 2 vị ngải cứu và hương phụ (củ gấu). Có tác dụng bổ huyết, an thai; dùng cho phụ nữ tử cung hư lãnh, kinh nguyệt không điều, khó thụ thai.

1. Tứ quân tử thang: Dùng nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, sắc nước uống.

Là bài thuốc bổ khí kinh điển, cơ bản nhất. Bài thuốc sử dụng nhân sâm để đại bổ nguyên khí. Cũng là chủ dược trong bài thuốc (vị thuốc chính).

Nhân sâm đắt tiền, nếu hoàn cảnh kinh tế không cho phép, có thể thay thế bằng đẳng sâm, có cùng tác dụng nhưng cường độ yếu hơn, nên phải tăng liều lượng gấp 2-3 lần; Phối hợp với bạch truật và phục linh có tác dụng kiện Tỳ trừ thấp; cam thảo hỗ trợ tác dụng bổ khí của nhân sâm và điều hòa Tỳ vị.

Bài thuốc có tác dụng khôi phục sức khỏe rất tốt. Bổ khí mà không gây ứ trệ, có thể dùng lâu mà không gây tác hại, cho nên mới được người xưa mệnh danh là “tứ quân tử” – 4 vị quân tử.

Trên lâm sàng, rất nhiều loại thuốc bổ khí khác, được thiết lập trên cơ sở gia giảm phương thuốc cơ bản này.

2. Dị công tán: Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g; tán thành bột hoặc sắc nước uống.

Bài “Dị công tán” là “Tứ quân tử” thêm vị “trần bì” (vỏ quít để lâu ngày). Có tác dụng bổ khí ở Tỳ vị mạnh hơn; dùng trong trường hợp “khí hư” nhưng thiên về “khí trệ”, biểu hiện bởi các chứng trạng: Ân uống khó tiêu, ngực bụng đầy tức; bài này còn thường dùng để chữa trị trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, tiêu hóa kém.

3. Quy thược lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ nhu can thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, đương quy 10g, bạch thược 10g; sắc uống.

Là “Lục quân tử” thêm hai vị “đương quy” và “bạch thược”. Dùng cho những trường hợp khí huyết bất túc, hai tạng Can và Tỳ đều suy, với những triệu chứng: toàn thân hư nhược, ăn uống giảm sút, ngực bụng đầy trướng, bốc hỏa, mất ngủ …

Trên lâm sàng thường dùng để chữa trị những bệnh nhân viêm gan mạn tính, xơ gan thời kỳ đầu, phụ nữ kinh nguyệt không điều hòa và một số bệnh mạn tính với những triệu chứng giống như khí hư.

4. Hương sa lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hoà vị thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, mộc hương 8g, sa nhân 6g; sắc uống.

Là “Lục quân tử” thêm hai vị “mộc hương” (hoặc “hương phụ”, tức củ gấu) và “sa nhân”. Bài này thường dùng chữa tiêu hóa ứ trệ, ngực bụng đau tức, ợ chua, nôn mửa, bụng sôi ỉa lỏng; còn dùng chữa các chứng viêm loét, tiêu chảy mạn tính, rối loạn chức năng dạ dày và ruột.

5. Lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hóa đàm thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g, bán hạ 6g; sắc uống.

Là bài “Tứ quân tử” thêm hai vị “trần bì” và “bán hạ”, để tăng cường tác dụng trừ đờm. Trên lâm sàng cũng thường dùng chữa viêm khí quản mạn tính trong thời kỳ bệnh tạm ổn định (không phát tác) và một số chứng bệnh khác thuộc đường tiêu hóa.