Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Thuốc Đông Y Phòng Trị Cảm Lạnh # Top 10 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Top 10 Bài Thuốc Đông Y Phòng Trị Cảm Lạnh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Top 10 Bài Thuốc Đông Y Phòng Trị Cảm Lạnh được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời tiết khô lạnh là điều kiện thuận lợi gây cảm mạo phong hàn. Hiện Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết.

Đông y phòng trị cảm lạnh hiệu quả từ thảo dược

Gợi ý 10 bài thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả

Y học cổ truyền gợi ý 10 bài thuốc điều trị cảm lạnh hiệu quả:

Bài 1: Ngũ thầm thang: kinh giới, gừng tươi, trà, tử tô diệp, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).Cháo hành gừng rất tốt cho người bị cảm phong hàn, đau bụng, nôn.

Bài 2: Cháo đào nhân: gạo 60g, đào nhân 20g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Bài thuốc dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Bên cạnh đó, trường hợp ho, hen suyễn cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.

Bài 3: Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Thích hợp cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng.

Bài 4: Cháo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, đạm đậu xị 8g, bạc hà 6g, phòng phong 12g, gạo tẻ 80g. Cho gạo vào nấu cháo, đem dược liệu nấu lấy nước, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Thích hợp cho người bị cảm sợ lạnh, đau đầu, sợ gió.

Bài 5: Rượu hồ tiêu: hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Bài thuốc thích hợp cho người cảm lạnh nôn ra nước trong, đau quặn bụng.

Bài 6: Cháo hành giải cảm: hành sống 2 – 3 củ, gạo tẻ 60g, gừng 10g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, gạo đem nấu cháo. Cháo sau khi chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tuỳ ý). Bài thuốc rất tốt cho người ngoại cảm phong hàn, nôn, đau bụng,…

Bài 7: Thông xị hoàng tửu thang: đậu xị 15g, dấm ăn 50ml, hành lá 30g. Đậu xị nấu với 1 bát nước trong 10 phút, tiếp tục cho hành lá đun sôi trong 5 phút, sau cùng cho dấm ăn khuấy đều. Lưu ý: Ăn và uống nước canh khi còn nóng ấm. bài thuốc điều trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu có kèm theo nôn thổ, sốt nóng, đau bụng tiêu chảy.

Bài thuốc Thông tiêu ẩm trị cảm lạnh an toàn và hiệu quả

Bài 8: Thông tiêu ẩm: gừng tươi 10g, hành 20g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Bài thuốc thích hợp dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.

Bài 9: Thông xị thang: gừng tươi 8g, hành tươi cả rễ 30g, đạm đậu xị 12g. Gừng tươi đập giập, hành rửa sạch thái lát, đạm đậu xị nhặt bỏ tạp chất; sắc với 500ml nước, đun sôi cho tiếp rượu nhạt 30ml khuấy đều, gạn lấy nước thuốc uống nóng cho vã mồ hôi. Đây là bài thuốc đước đánh giá cao trong điều trị đau tức vùng ngực, đau đầu, cảm mạo phong hàn, không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo có đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Bài 10: Thanh giải thang: liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, địa cốt bì 12g, bạch vị 12g, thanh đại (sắc bao) 4g, sinh địa 12g, thạch cao (sắc trước) 20g, hoắc hương (cho sau) 12g. Sắc, cô lại lấy 100 – 150ml. Dùng cho trẻ em, uống theo tuổi. Ngày chia 2 – 4 lần. Bài thuốc điều trị sốt cao không giảm, ra mồ hôi mà không hạ nhiệt do cảm nặng và do cúm.

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng lưu ý thêm, gia giảm:

Nếu ho, thêm tiền hồ, lô căn, sa sâm;

Nếu đổ máu cam, thêm bạch mao căn tươi;

Nếu sốt nóng không giảm, mặt đỏ, lưỡi đỏ, thêm cúc hoa, long đởm;

Nếu viêm họng đỏ, viêm amidan, thêm bản lam căn, bồ công anh;

Nếu bí đại tiện, thêm qua lâu nhân, lai phục tử; bụng đầy, thêm sơn tra, lai phục tử;

Nếu sốt nóng, miệng khát, thêm tri mẫu, huyền sâm, mẫu đơn bì;

Nếu trẻ em sốt cao không giảm, dùng thêm hàn sa tán hoặc ngưu hoàng tán.

Bài Thuốc Đông Y Chữa Ho Cảm Lạnh Rẻ Tiền Mà Hiệu Quả

Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh

Nguyên nhân bị ho cảm lạnh

Theo Đông y, ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn với những triệu chứng điển hình là nhiều đờm, đờm loãng, đờm có màu trắng, đặc dính.

Khi có gió lạnh sức đề kháng giảm sẽ gây ho. Mùa đông thời tiết lạnh kéo dài dễ tạo điều kiện để các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho cảm lạnh tăng.

Ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng giảm thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Khi mắc bệnh bạn sẽ thấy triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm nhẹ, ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Vì thế bận nên giữ ấm cơ quan hô hấp.

Các giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội cho biết: Khi ho mặt bệnh nhân thường hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, đầy trướng, người mệt mỏi, chân tay lạnh, ho nhiều vào ban đêm, ban ngày nhẹ hơn, trời ấm thì đỡ, trời lạnh lại phát.

Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh

Dùng các bài thuốc Đông y chữa ho cảm lạnh sẽ an toàn cho cơ thể, không bị nhờn thuốc, không gây hại đến gan, thận. Khi bị bệnh bạn có thể áp dụng những cách này:

Bài thuốc đông y chữa ho cảm lạnh hiệu quả

Để chữa chứng ho lạnh có đờm: Các nguyên liệu cần có Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Cho tất cả nguyên liệu vào để sắc uống, 1 thang/ngày. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày. Uống liền trong 5-7 ngày.

Khi bị đờm loãng: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Cho các vị thuốc này vào ấm sắc, cô cạn lấy nước uống 1 thang/ngày. Uống 2 lần/ ngày. Bạn nên uống 2-3 ngày liền.

Trong trường hợp người già yếu gặp lạnh bị ho cảm có thể áp dụng bài thuốc sau: Bách hợp, khoản đông hoa mỗi vị 9g, tán bột, luyện mật hoàn thành viên bằng quả nhãn. Hãy uống 2 lần/ngày. Mỗi lần uống 2 viên. Uống sau khi ăn.

Trường hợp ho do hư hàn, nhiều đờm dãi, khí lạnh, đau ngực thì nên dùng: Bán hạ 8g, quế tâm 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 20g, thược dược 20g, tế tân 20g, toàn phúc hoa 20g, trần bì 20g, cát cánh 20g, xích phục linh 12g, tán thành bột, mỗi lần dùng 12g với nước sắc của 1 lát gừng tươi. Khi thuốc còn ấm thì uống, nên uống 2-3 lần/ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Nếu bị ho nhiều đờm do nhiễm lạnh thì có thể dùng bài thuốc này: Hành 6 củ, củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ rửa sạch), gừng tươi 15g. Bạn nấu củ cải với 750ml nước đến khi chín mềm thì cho hành và gừng vào đun tiếp. Cô cạn còn 250ml. Uống và ăn luôn bã, ăn trước bữa ăn, và ăn liên tục 3-5 ngày.

Nguồn: Cao đẳng Dược

Điều Trị Cảm Mạo, Phòng Hàn Hiệu Quản Bằng Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền

Cảm mạo phong hàn

Bài 1: Nguyên liệu bao gồm: 80g lá tía tô, 8g cà gai, 80g hương phụ, 40 g trần bì. Tất cả đem phơi khô rồi tán thành bột. Hằng ngày lấy 20g pha với nước nóng để uống.

Bài 2: Nguyên liệu bao gồm: 8g hương phụ, 80g tử tô, 40g trần bì, 20g cam thảo. Đem phơi khô tất cả 4 vị trên rồi tán bột. Pha 12g bột đã tán với nước nóng uống hằng ngày.

Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 6g ma hoàng, 8g hạnh nhân, 4g quế chi, 4g cam thảo. 4 vị này kết hợp thành 1 thang thuốc, ngày uống 1 thang. Đây gọi là phép ma hoàng thang gia giảm.

Bài 4: Khi người bệnh có thêm các triệu chứng như nhức mỏi khớp, đau người,… thì có thể dùng bài thuốc sau: cát cánh, xuyên khung, khương hoạt, sài hồ, phục linh, tiền hồ, chỉ xác, phòng phong, độc hoạt, tiền hồ, kinh giới. Mỗi loại 40g kết hợp với 20g cam thảo, tán bột rồi lấy 12g pha với nước nóng để uống.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng bài thuốc Nam từ một số loại lá như dâu, bưởi, kinh giới, bạc hà, lá tre, duối, sả và tía tô nấu thành một nồi nước để xông.

Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ, bệnh nhân mắc cảm phong nhiệt thường có biểu hiện không sợ lạnh nhưng người bệnh sợ gió, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, khô miệng và mũi, có ho kèm đờm, bị chảy máu cam, lưỡi rêu vàng, mạch phù sác, lúc này bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Bài 1: Nguyên liệu bao gồm: 8g thanh hao, 40g cà gai, 40g địa liền, 80g kinh giới, 40g tía tô, 20g gừng, 80g kim ngân. Tán bột pha nước uống 15 – 20g một ngày.

Bài 2: Nguyên liệu bao gồm: 40g lá dâu, 6g liên kiều, 4g cúc hoa, 8g hạnh nhân, 6g rễ sậy, 4g cam thảo, 8g cát cánh. Sắc tất cả lên uống, 1 – 2 thang thuốc một ngày.

Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 40g kim ngân, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 4g lá tre, 20g cam thảo, 16g kinh giới, 24g ngưu bàng tử, 40g liên kiều, 20g đậu xị. Tán những vị trên thành bột, uống 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần uống 20g.

Những Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Chứng Trầm Cảm

Bệnh trầm cảm là một căn bệnh tâm lý gặp nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay, ngoài việc điều trị bằng các liệu pháp tâm lý thì các bài thuốc Đông y từ thảo dược cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt.

Bệnh trầm cảm là căn bệnh như thế nào?

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trầm cảm là tình trạng bệnh lý rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, buồn rầu, giảm thích thú, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm nghĩ tự ti, bi quan kèm theo một số biểu hiện về thần kinh thực vật của cơ thể.

Vì thế, bệnh trầm cảm cần được phát hiện sớm, quan tâm cũng như có cách điều trị đúng mực. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh trầm cảm trở nặng người bệnh có thể tự sát hoặc làm những việc mình không tự kiểm soát được.

Do đó, ngoài các phương pháp điều trị tây y thì các bác sĩ Đông y cũng nghiên cứu và bào chế các bài thuốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Những bài thuốc Đông y điều trị chứng trầm cảm

Những bài thuốc Đông y điều trị chứng trầm cảm

Trầm cảm, suy nhược tâm thần với biểu hiện tim đập nhanh khó thở,

Nguyên liệu: Đương quy, thục địa, toan tảo nhân, ngũ vị tử, thiên môn đông, mạch môn mỗi vị 1.560g; Hoàng liên, thủy xương bồ, nhân sâm, huyền sâm, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí, cam thảo mỗi vị 780g.

Cách sử dụng: Tán bột và làm thành viên 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần với nước ấm.

Suy nhược tâm thần, rối loạn giấc ngủ

Nguyên liệu: Câu kỷ tử, bạch chỉ, toan táo nhân, mỗi vị 9g; đương quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chỉ, xà sàng, mỗi vị 6g.

Cách dùng: Sắc uống, chia 3 lần uống trong ngày.

Ở thể bệnh này nếu kèm theo các triệu chứng chóng mặt, mệt lả, mất trí nhớ, mất ngủ, dùng bài thuốc sau:

Nguyên liệu: Toan táo nhân 25g, đương quy, phục linh trắng, thục địa, câu kỷ tử, cúc hoa trắng mỗi vị 20g; Viễn chí, tục tùy tử, mạch môn, bạch truật mỗi vị 15g; Xuyên khung, nhân sâm, hoàng bá mỗi vị 10g.

Cách dùng: Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Biểu hiện trầm cảm, chữa suy nhược tâm thần

Các biểu hiện trên đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi nhiều, dùng bài thuốc sau:

Nguyên liệu: Tục tùng tử 50g, đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 25g; Toan táo nhân 20g, bạch thược, bạch truật, phục linh mỗi vị 5g.

Cách dùng: Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Bệnh trầm cảm được coi là khỏi bệnh khi người bệnh hồi phục, tình trạng trở lại bình thường, ăn ngủ bình thường, giao tiếp tích cực. Theo đó, để tránh tình trạng trầm cảm có thể tái phát lại thì người bệnh nên rèn giấc ngủ theo nhịp đồng hồ sinh học, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, thường xuyên rèn luyện thể thao, nên tích cực tham gia các hoạt động tinh thần giảm căng thẳng, chia sẻ những gánh nặng về tâm lý, tìm được nguồn hỗ trợ tinh thần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Bài Thuốc Đông Y Phòng Trị Cảm Lạnh trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!