Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Ho Halixol: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng 2023 # Top 10 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Ho Halixol: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng 2023 # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuốc Ho Halixol: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng 2023 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tên biệt dược: Halixol®;

Tên hoạt chất: Ambroxol hydrochloride.

Phân nhóm thuốc: Thuốc Tai mũi họng.

Thuốc Halixol là thuốc gì?

Thuốc Halixol là dược phẩm chuyên dùng để trị chứng tắc nghẽn đường hô hấp do đờm, dịch nhầy gây ra. Thuốc còn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp khá hiệu quả. Thông thường, thuốc ho Halixol được đóng chai với thể tích 100ml nên thuận tiện để sử dụng mà không gây biến chất.

Người bệnh cũng có thể tìm thấy sản phẩm thuốc ho Halixol dưới dạng viên nén, mỗi viên chứa hàm lượng khoảng 30ml hoạt chất trị ho. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn dạng thuốc phù hợp với mình.

Bên cạnh đó, tuy đây là loại thuốc thông dụng và khá phổ biến trong tủ thuốc gia đình hàng ngày nhưng trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng theo đúng hướng dẫn mà nhà sản xuất đưa ra để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng của thuốc ho Halixol

Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc ho Halixol có thành phần chính là hoạt chất Ambroxol Hydrochloride. Đây là một hoạt chất quan trọng, đóng vai trò chủ chốt thực hiện tác dụng của thuốc. Cụ thể:

Hoạt chất có tác dụng cân bằng giải phóng sinh lý đường hô hấp, giúp hệ hô hấp hoạt động tự nhiên.

Tác động lên màng nhầy, giải phóng và làm loãng đờm.

Kích thích tổng hợp và giải phóng các chất hoạt động trên bề mặt cổ họng.

Bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống nhiễm trùng.

Hạn chế các tác nhân gây ra sự kích ứng đến niêm mạc họng.

Giảm đau họng, viêm họng mãn tính, cấp tính.

Giảm tình trạng đỏ họng.

Hỗ trợ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy gây ra.

Nhờ tác dụng của thành phần trên, thuốc ho Halixol phù hợp với những đối tượng như:

Dành cho bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mãn tính.

Điều trị bệnh viêm phế quản.

Điều trị bệnh hen phế quản.

Điều trị bệnh giãn phế quản do đờm gây ra.

Nhìn chung, tác dụng chính của thuốc Halixol là giảm cơn ho và loại bỏ lượng đờm và dịch nhầy có trong cổ họng khi con người gặp các vấn đề về đường hô hấp.

Thuốc Halixol không có tác dụng với tình trạng của bạn? Đừng quá lo lắng vì chuyên gia y tế đã tìm ra bài thuốc có hiệu quả vượt trội hơn hẳn TẠI ĐÂY!

Cách dùng và liều dùng của thuốc ho Halixol Cách dùng

Trên bao bì sản phẩm, nhà sản xuất cũng thông tin đầy đủ đến người bệnh cách dùng thuốc ho Halixol. Cụ thể như sau:

Đối với thuốc Halixol dạng siro: Người bệnh cần đong thuốc bằng nắp đong đi kèm để dùng đúng liều lượng. Khi rót thuốc vào nắp, bạn uống hết thuốc trong nắp rồi uống thêm nước lọc tráng nắp để lượng thuốc còn dư không bị sót lại.

Đối với thuốc Halixol dạng viên nén: Bạn cần uống cùng với nước lọc. Bạn cũng chú ý rằng không nên uống thuốc với nước ngọt, nước hoa quả hay rượu bia vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Người bệnh chú ý không nên nghiền nát thuốc khi uống mà phải uống cả viên.

Thuốc Halixol cần được uống sau các bữa ăn nhằm tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Liều dùng

Người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng thuốc ho Halixol để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Cụ thể:

Người lớn: Mỗi lần 1 viên sau bữa ăn, ngày uống 3 lần

Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Mỗi lần nửa viên, uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em từ 3 – 5 tuổi: Nên uống dạng siro, từ 2,5ml/lần, 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi: Nên uống dạng siro, từ 2,5ml/lần, 2 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng đặc biệt khuyến cáo, những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc ho Halixol:

Bệnh nhân cường tuyến giáp.

Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc huyết áp cao.

Bệnh nhân suy giảm chức năng tim.

Bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân suy thận.

Phụ nữ mang thai.

Bệnh nhân là người tuổi cao.

Tác dụng phụ của thuốc ho Halixol

Trong một số trường hợp đã ghi nhận lại, thuốc Halixol có thể gây ra tình trạng tác dụng phụ với bệnh nhân như sau:

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên ngay lập tức dừng thuốc và đi khám bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

Cách bảo quản thuốc ho Halixol

Người bệnh khi sử dụng thuốc ho Halixol cần chú ý những nguyên tắc bảo quản thuốc như sau:

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp và nhiệt độ cao quá 30 độ C.

Đậy nắp chai thuốc ngay sau khi đã sử dụng.

Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em và động vật.

Không nên sử dụng thuốc đã quá hạn.

Không nên uống nước lạnh, ăn đồ cay nóng trong thời gian sử dụng thuốc.

Thuốc Amoxicillin: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng

Amoxicillin hay còn được gọi tắt là amox là một loại thuốc kháng sinh cùng họ với penicilin, Amino. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như viêm họng, nhiễm trùng da,… Ngoài ra, Amoxicillin còn được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị vi khuẩn H.pylori và viêm loét dạ dày.

Tên hoạt chất: Amoxicillin

Thương hiệu và các tên khác: Moxatag, Amoxil, Trimox

Thuộc nhóm kháng sinh: Amino và Penicillin

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, kháng vi rút, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm.

Giới thiệu về thuốc Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kê đơn thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh Penicillin, hoạt động bằng cách giết chết và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Chính nhờ tác dụng này, Amoxicillin không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Thuốc Amoxicillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, nhiễm trùng tai, viêm nướu, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Ngoài ra, thuốc cũng được dùng để chữa các bệnh như viêm xoang, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn da,… Tuy nhiên, loại kháng sinh này không có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm vi rút.

Dạng và hàm lượng của thuốc Amoxicillin:

Amoxicillin được chia làm 3 dạng đó là viên nang, viên nén và thuốc bột tiêm. Cụ thể:

Viên nang, thuốc uống: 250mg và 500mg.

Viên nén phóng thích kéo dài, dạng thuốc uống: 775mg.

Viên nén phóng thích tức thời, dạng uống: 875mg.

Thuốc bột tiêm hoặc dung dịch uống

Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế bất kỳ lời khuyên nào từ chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, trước khi quyết định dùng thuốc, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.

1/ Liều dùng dành cho người lớn

Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh lý mà Amoxicillin sẽ được chỉ định dùng ở mỗi người khác nhau.

Đối với bệnh Tai / Mũi / Họng/ Da / Cấu trúc da bộ phận sinh dục: Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, vừa phải, Amoxicillin được dùng với liều là 500mg hoặc 250mg. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nặng, Amoxicillin được dùng với liều 875mg hoặc 500mg.

Bệnh về đường hô hấp dưới: Dùng 875mg hoặc 500mg.

Bệnh Tai / Mũi / Họng/ Cấu trúc da bộ phận sinh dục: Mức độ bệnh nhẹ vừa phải, liều dùng 25mg/kg/ngày, chia liều dùng trong 12 giờ. Hoặc 20mg/kg/ngày chia liều dùng trong 8 giờ. Nếu bệnh nặng 45mg/kg/ngày chia liều dùng nhiều lần trong 12 giờ. Hoặc 40mg/kg/ngày chia liều dùng trong 8 giờ.

Đối với bệnh đường hô hấp dưới: 45mg/kg/ngày hoặc 40mg/kg/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ áp dụng cho trẻ em có cân nặng dưới 40kg. Đối với trẻ có cân nặng trên 40kg sẽ được sử dụng theo liều của người lớn.

3/ Liều dùng ở trẻ em và trẻ sơ sinh có tuổi ≤ 3 tháng tuổi

Đối với lứa tuổi này, nên sử dụng Amoxicillin Hỗn Dịch Nhỏ Giọt Trẻ Em.

*Sử dụng thuốc quá liều gây ra điều gì?

Một số nghiên cứu cho thấy, Amoxicillin nếu không được đào thải có thể gây kết tinh thể niệu dẫn đến viêm thận. Vì vậy, trong trường hợp quá liều, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời thông báo cho bác sĩ về tình trạng quá liều của bạn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải duy trì đầy đủ lượng nước uống và khả năng đào thải nước tiểu nhanh để làm giảm nguy cơ kết tinh thể niệu.

4/ Chống chỉ định dùng Amoxicillin

Theo thông tin trên bao bì và từ các chuyên gia, loại thuốc kháng sinh này không được dùng ở những bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đặc biệt, những người cơ địa dị ứng dễ bị sốc phản vệ hoặc mắc phải hội chứng Stevens-Johnson. Ngoài ra, Amoxicillin còn chống chỉ định sử dụng ở một vài trường hợp sau đây.

Người bị chứng Mononucleosis không được dùng Amoxicillin. Bởi thuốc làm tăng nguy cơ tái phát ban.

Bệnh nhân bị tiểu đường: Amoxicillin có thể gây phản ứng dương tính giả với đường (glucose) có trong nước tiểu. Vì vậy, trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bệnh thận: Nếu đang bị bệnh thận hoặc thận gặp vấn đề về đào thải thuốc, tốt nhất bạn không nên dùng Amoxicillin. Bởi thuốc có thể kết tinh, tích tụ trong cơ thể khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.

Người cao tuổi: Thông thường, tuổi tác càng cao chức năng hoạt động của thận càng kém. Chính vì điều này, cơ thể người cao tuổi sẽ xử lý, đào thải thuốc chậm. Từ đó dẫn đến tình trạng thuốc tích tụ lâu trong cơ thể gây phản ứng phụ.

Phụ nữ mang thai: Amoxicillin được xếp vào nhóm thuốc loại B an toàn với mẹ bầu. Tuy nhiên, thuốc chỉ mới được nghiên cứu trên động vật. Và cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở người để khẳng định Amoxicillin không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Hoạt chất Amoxicillin sẽ được hấp thụ vào sữa và gây tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Do đó, bạn nên ngưng cho con bú và dừng hẳn việc dùng thuốc. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng không mong muốn đến con, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên môn.

Tác dụng phụ của Amoxicillin

Giống như các loại thuốc kháng sinh khác, Amoxicillin cũng gây ra các phản ứng phụ như:

Mất ngủ.

Kích động.

Răng đổi màu.

Tiêu chảy.

Cơ thể khó chịu, buồn nôn.

Chóng mặt.

Phát ban.

Xuất hiện những mảng trắng trong miệng, trên lưỡi và cổ họng.

Ngoài ra, Amoxicillin còn gây ra những phản ứng phụ do cơ thể bị dị ứng:

Bên cạnh đó, còn có một số tác dụng phụ ít gặp nhưng nguy hiểm như:

Động kinh.

Đau bụng.

Chảy nước hoặc nhiễm trùng máu.

Cơ thể mệt mỏi, da nhạt.

Da hoặc mắt có màu vàng.

Xuất huyết bất thường.

Nhiễm nấm men.

Ngoài các tác dụng phụ đề cập trên, nếu cơ thể bạn có bất kỳ hiệu ứng phụ nào khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn cần liên hệ với bác sĩ để chữa trị sớm.

Thuốc Cetirizin: Công Dụng, Tác Dụng Phụ, Cách Sử Dụng

Thuộc nhóm thuốc kháng histamin, thuốc Cetirizin giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay, ngứa.

Tên hoạt chất: Cetirizine

Tên biệt dược: Zyrtec®, Cetirizine

Phân nhóm: Thuốc kháng histamin & chống dị ứng

I. Thông tin về thuốc Cetirizin 1. Thành phần

Mỗi viên nén, viên nang Cetirizin bao gồm Cetirizine HCl 10mg cùng các tá dược gồm: polyethylene glycol, colloidal silicon dioxide, hypromellose, corn starch, lactose monohydrate, povidone, magnesium stearate, titanium dioxide, talc.

Mỗi viên nén nhai chứa Cetirizine HCl 10mg cùng các tá dược gồm: acesulfame potassium, benzyl alcohol, artificial flavors, colloidal silicon dioxide, betadex, ferric oxide yellow, ferric oxide red, dl-alpha-tocopherol, magnesium stearate, lactose monohydrate, microcrystalline cellulose, maltodextrin, tutti frutti flavor, talc, propylene glycol.

Dung dịch uống Cetirizine chứa hoạt chất Cetirizine Hydrochloride 1mg trong 1ml cùng các tá dược bao gồm Axit axetic, Glycerin, Methylparaben, propylene glycol, propylparaben, Sodium acetate, sucrose, Grape, nước.

2. Tác dụng

Cetirizin là thuốc kháng histamin giúp làm giảm histamin hóa học tự nhiên trong cơ thể. Nó được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt hoặc nước mũi.

Cetirizin cũng được sử dụng để điều trị ngứa, sưng do phát ban, mề đay.

Ngoài ra, Cetirizin có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc này.

3. Dạng bào chế

Thuốc Cetirizin gồm các dạng:

4. Chống chỉ định

Thuốc Cetirizin chống chỉ định với những người bị dị ứng Cetirizin, quá mẫn với hydroxyzine, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng thuốc này khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thành phần trong thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho sức khỏe của em bé.

Người lớn tuổi cần được dùng liều thấp hơn bình thường, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Cách sử dụng thuốc

Dùng thuốc Cetirizin theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng liều lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo của bác sĩ.

Bạn có thể dùng thuốc Cetirizin với thức ăn hoặc không có thức ăn.

Viên nén nhai cần được nhai trước khi nuốt.

Đo lường dung dịch nước bằng muỗng hoặc cốc. Nếu bạn không có công dụng cụ đo lường, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ.

Thông báo cho bác sĩ trong trường hợp các triệu chứng không được cải thiện, bệnh lý trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các tác dụng phụ.

6. Liều dùng

# Liều dùng thông thường để chữa viêm mũi dị ứng

Người lớn uống từ 5 – 10mg mỗi ngày một lần, liều tối đa là 10mg/ngày.

Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi uống liều khởi đầu với 2,5mg mỗi ngày một lần, liều duy trì 2,5mg uống một lần đến hai lần mỗi ngày. Liều tối đa: 5mg/ngày.

Trẻ em từ 2 – 5 tuổi uống liều khởi đầu với 2,5mg mỗi ngày một lần. Liều duy trì với 2,5mg uống 2 lần mỗi ngày hoặc 5mg uống một lần mỗi ngày. Liều tối đa: 5mg/ngày.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 5 – 10mg một lần mỗi ngày. Liều tối đa: 10mg/ngày.

# Liều dùng thông thường để chữa mề đay

Người lớn uống từ 5 – 10mg mỗi ngày một lần, liều tối đa là 10mg/ngày.

Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi uống liều khởi đầu với 2,5mg mỗi ngày một lần, liều duy trì 2,5mg uống một lần đến hai lần mỗi ngày. Liều tối đa: 5mg/ngày.

Trẻ em từ 2 – 5 tuổi uống liều khởi đầu với 2,5mg mỗi ngày một lần. Liều duy trì với 2,5mg uống 2 lần mỗi ngày hoặc 5mg uống một lần mỗi ngày. Liều tối đa: 5mg/ngày.

Trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 5 – 10mg một lần mỗi ngày. Liều tối đa: 10mg/ngày.

+ Người lớn:

GFR ≤50 mL/phút: 5mg mỗi ngày một lần

Chạy thận nhân tạo liên tục: 5mg mỗi ngày một lần; 5mg 3 lần mỗi tuần

Thực hiện thẩm phân phúc mạc: 5 mg mỗi ngày một lần

+ Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên:

GFR ≥30 mL/phút/1.73 m 2 : Không cần điều chỉnh liều lượng cần thiết.

GFR 10 đến 29 mL/phút / 1,73 m 2 : Giảm liều tới 50%.

GFR <10 ml/phút /1,73 m 2 : Không được khuyến cáo.

Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm tách phúc mạc: Giảm liều 50%.

7. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, nơi ẩm ướt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc 1. Khuyến cáo khi dùng

Nếu như bạn thường xuyên bị buồn ngủ khi sử dụng các loại thuốc khác như thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chữa trầm cảm,… thì hãy thông báo cho bác sĩ. Vì thuốc Cetirizin có thể gây buồn ngủ, làm giảm suy nghĩ, phản ứng của cơ thể. Tốt nhất hãy cẩn thận nếu như bạn lái xe hoặc làm bất cứ công việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo.

Trong quá trình điều trị bằng Cetirizin nên tránh uống rượu vì có thể làm tăng một số tác dụng phụ của thuốc.

Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết, có sự thăm khám và sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng sau, bạn nên nhận trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức:

Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều

Cảm giác bồn chồn, lo lắng hoặc hiếu động thái quá

Vấn đề về thị lực, vị giác, vận động

Đi tiểu ít hơn bình thường, tiểu không tự chủ

Trí nhớ suy giảm, mất trí nhớ

Tê liệt, co giật

Rối loạn da, ngứa, phát ban, nổi mề đay, phù nề

Sốt

Rối loạn hô hấp, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, co thắt phế quản

Viêm dạ dày, xuất huyết trực tràng

Suy nhược, thai chết lưu

Đau lưng, đau cơ/khớp, rối loạn xương

Chức năng gan bất thường

Sốc phản vệ

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng và phổ biến hơn như:

Dù gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hay nhẹ thì bạn cũng nên ngừng sử dụng thuốc, gọi ngay cho bác sĩ để thông báo với tình trạng hiện tại.

3. Tương tác thuốc

Có một số loại thuốc khác có thể tương tác với Cetirizin như:

Adderall (amphetamine / dextroamphetamine)

Advair Diskus (fluticasone / salmeterol)

Amoxicillin

Aspirin Low Strength (aspirin)

Benadryl (diphenhydramine)

Calcium 600 D (calcium / vitamin d)

Claritin (loratadine)

Cymbalta (duloxetine)

Fish Oil (omega-3 polyunsaturated fatty acids)

Flonase (fluticasone nasal)

Ibuprofen

Lisinopril

Loratadine

Lyrica (pregabalin)

Metoprolol Succinate ER (metoprolol)

Metoprolol Tartrate (metoprolol)

Mucinex (guaifenesin)

Nexium (esomeprazole)

Phenylephrine

Prednisone

ProAir HFA (albuterol)

Singulair (montelukast)

Hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa hoặc thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, thảo dược mà bạn đang sử dụng. Đừng bắt đầu dùng thuốc mới mà không nói với bác sĩ của bạn.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

# Điều gì sẽ xảy ra nếu quên một liều?

Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian của liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo. Không uống cùng lúc hai liều.

# Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng quá liều?

Nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều như cảm giác bồn chồn, hồi hộp, buồn ngủ hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ,.. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp với cơ sở y tế gần nhất.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Trong trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ, bạn nên ngừng sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Cézil: Công Dụng, Tác Dụng Phụ, Cách Sử Dụng

Cézil là một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.

Tên hoạt chất: Cézil-D®

Tên biệt dược: Cézil-D®

Phân nhóm: thuốc kháng histamin và chống dị ứng

I/ Thông tin về thuốc Cézil 1. Thành phần

Cetirizine dihydrochloride vốn là một dẫn xuất của Cetirizine.

2. Tác dụng

Thuốc Cézil là một loại thuốc kháng histamin được dùng để làm giảm tác dụng của histamin hóa học tự nhiên trong cơ thể. Histamin có thể gây ra các triệu chứng gồm hắt hơi, chảy nước mắt/chảy nước mũi, ngứa. Cụ thể, tác dụng của thuốc Cézil là:

Điều trị ngứa và sưng do nổi mề đay mãn tính (phát ban)

Thuốc Cézil có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn.

3. Chống chỉ định

Thuốc dạng viên: Thuốc Cézil không nên sử dụng cho một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân suy gan, giảm chức năng thận. Những nguy cơ có thể xảy ra như tắc nghẽn bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, tăng nhãn áp nên được xem xét.

Thuốc dạng syrup: chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Cezil dihydrochloride, hydroxyzine, bất kỳ dẫn xuất piperazine hoặc bất kỳ tá dược nào của Cezil. Những bệnh nhân suy thận nặng (CrCl <10 ml/phút), không dung nạp galactose, thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc Cézil.

Mặc dù các nghiên cứu trên động vật liều cao đã tiết lộ không có bằng chứng sử dụng thuốc Cézil gây quá thai, nhưng thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ khi cần thiết. Và phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Liều dùng

Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi: uống 2,5 mg (½ thìa cà phê) mỗi ngày một lần.

Trẻ em từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi có thể tăng lên tối thiểu 5mg mỗi ngày (½ muỗng cà phê – 2,5 mg) mỗi 12 giờ.

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi uống liều khởi đầu là 2,5 mg (½ thìa cà phê) sirô mỗi ngày một lần. Nhóm tuổi này có thể tăng lên liều tối đa là 5mg mỗi ngày cho 1 muỗng cà phê sirô (mỗi ngày một lần hoặc 12 giờ một lần), hay một viên nén 5mg nhai một lần mỗi ngày.

Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi uống từ 5mg đến 10mg mỗi ngày một lần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn uống liều khởi đầu từ 5mg đến 10mg mỗi ngày, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của triệu chứng. Thuốc Cézil dùng như một liều duy nhất hàng ngày.

Những bệnh nhân từ 77 tuổi trở lên dùng 5mg mỗi ngày một lần.

Bệnh nhân suy gan, giảm chức năng thận từ 12 tuổi trở lên uống 5mg mỗi lần/ngày. Bệnh nhân từ 6 đến 12 tuổi sử dụng liều khuyến cáo thấp hơn, khoảng 2,5mg (½ muỗng cà phê) sirô. Bệnh nhân dưới 6 tuổi có chức năng thận, gan suy giảm không được khuyến cáo sử dụng.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Cézil tránh nơi ẩm ướt, nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ phòng thích hợp. Không bảo quản trong nhà tắm, ngăn đá và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Thuốc quá hạn hay không thể sử dụng nên được vứt đúng cách.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cézil 1. Khuyến cáo khi dùng

Khi dùng thuốc Cézil, bạn nên lưu ý:

Sử dụng chính xác như hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng liều lượng ít hơn hoặc nhiều hơn khuyến cáo.

Không lấy thuốc ra khỏi vỉ trước khi bạn sẵn sàng uống thuốc.

Chắc chắn rằng tay của bạn khô ráo khi bạn mở vỉ thuốc.

Viên thuốc Cézil có thể dùng với nước hoặc không cần nước, viên thuốc tan nhanh nên có thể nuốt bằng nước bọt.

Thuốc có thể gây buồn ngủ nên hãy cẩn thận khi bạn lái xe, làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo

Không nên uống rượu khi sử dụng thuốc Cézil vì có thể làm tăng một số tác dụng phụ

2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu như khi sử dụng thuốc Cézil như:

Hệ thần kinh tự chủ: chán ăn, đỏ bừng, bí tiểu, tăng tiết nước bọt.

Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, nhịp tim nhanh,…

Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: mất điều hòa, rối loạn, chuột rút, đau nửa đầu, rối loạn tri giác, tăng động, căng cơ,…

Tiêu hóa: rối loạn chức năng gan, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày, trĩ, tăng sự thèm ăn, xuất huyết trực tràng, viêm miệng, lưỡi đổi màu, phù lưỡi,…

Sinh dục: viêm bàng quang, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Tiền đình: điếc, ù tại, giảm thính giác, đau tai

Chuyển hóa/dinh dưỡng: mất nước, đái tháo đường, khát nước

Cơ xương khớp: đau khớp, viêm khớp, yếu cơ, đau cơ,…

Tâm thần: kích động, mất trí nhớ, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, mất cảm xúc, hưng phấn, giảm ham muốn tình dục, mất tập trung,…

Hệ hô hấp: viêm phế quản, khó thở, tăng đờm, viêm phổi, rối loạn hô hấp, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên

Sinh sản: đau bụng kinh, đau vú, chảy máu giữa chu kỳ, viêm âm đạo,..

Nội mô: hạch bạch huyết

Da liễu: mụn trứng cá, rụng tóc, phù mạch, phồng rộp, viêm da, da khô, chàm, phát ban ban đỏ, nhọt, tăng sừng, tăng sắc tố, tăng tiết mồ hôi, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, ban xuất huyết, tiết bã nhờn, nổi mề đay

Tầm nhìn: mù lòa, viêm kết mạc, đau mắt, tăng nhãn áp, xuất huyết mắt,…

Các giác quan đặc biệt: mất vị giác, chứng loạn khứu giác

Toàn thân: suy nhược, phù nề, tăng cân, khó chịu,…

Mặc dù hiếm gặp nhưng các tác dụng phụ có khả năng tiến triển nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, ứ mật, co giật, viêm cầu thận, ảo giác, thiếu máu, rối loạn vận động, hạ huyết áp nặng, thai nhi chết, trầm cảm, giảm tiểu cầu,…

3. Tương tác thuốc

Thuốc Cézil dạng viên không được khuyến cáo sử dụng chung với chất ức chế monoamine oxidase (MAO) vì có thể kéo dài và tăng cường tác dụng ức chế kháng cholinergic và CNS của Cézil. Không sử dụng đồng thời với thuốc gây hại cho thính giác (ototoxic medication) có thể gây nên các triệu chứng hại thính giác như chóng mặt, ù tai,…Tránh sử dụng với thuốc nhạy cảm ánh sáng vì có thể gây ra hiệu ứng quang hóa (photosensitizing effects).

Không có tương tác giữa Cézil với pseudoephedrine, cimetidin, ketoconazol, erythromycin và azithromycin. Nhưng độ thanh thải của Cézil giảm khi dùng chung với theophylline (400 mg mỗi ngày một lần). Mức độ phơi nhiễm của Cézil tăng hơn 40% khi dùng với ritonavir.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

# Làm thế nào nếu bạn nên một liều?

Nếu như bạn bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Nếu nó gần đến thời gian cho liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo như kế hoạch. Không nên dùng 2 liều cùng lúc.

# Làm thế nào nếu tôi dùng quá liều?

Nếu sử dụng quá liều, người bệnh nên thông báo với cơ sở y tế gần nhất nếu thấy các triệu chứng nghiêm trọng. Các biện pháp y tế sẽ hỗ trợ điều trị triệu chứng.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ, người bệnh nên ngừng thuốc để điều trị triệu chứng. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm, sử dụng đúng liều lượng trong thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh lý không được cải thiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc Stadexmin: Công Dụng, Tác Dụng Phụ, Cách Sử Dụng

Stadexmin được dùng nhiều trong các đơn thuốc chữa tình trạng dị ứng và các dấu hiệu phát ban ngoài da. Bên cạnh điều trị dị ứng, thuốc Stadexmin còn hỗ trợ các bệnh lý khác như hen suyễn, vấn đề về tuyến thượng thận, phát ban ngoài da.

Tên hoạt chất: betamethasone, Dexclorpheniramin maleate

Tên biệt dược: Stadexmin

Phân nhóm: Nhóm thuốc kháng dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

I. Những thông tin cần tìm hiểu khi dùng Stadexmin

Để việc dùng thuốc đạt được kết quả như mong muốn, tránh những tác dụng phụ xảy ra. Bạn cần phải nắm rõ những thông tin về Stadexmin như thành phần, chỉ định, cách dùng…

1. Thành phần

Betamethasone 0,25mg

Dexclorpheniramin maleate 2,0mg

Trong đó, betamethasone với chức năng là thành phần chính giúp chữa dấu hiệu dị ứng và các trường hợp mẫn cảm với dị nguyên.

2. Chỉ định của Stadexmin

Thuốc Stadexmin thường được dùng trong các trường hợp bị dị ứng, dấu hiệu bất thường ở da, vấn đề hô hấp, huyết áp…

Các tình trạng dị ứng: Thường chỉ định dùng cho trường hợp viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi, quá mẫn với các loại thuốc hoặc vết thương do côn trùng cắn đốt…

Các dấu hiệu tổn thương da: Tình trạng vảy nến, lupus ban đỏ dạng đĩa, viêm da tiếp xúc, nấm da, vảy nến, mề đay, viêm da bong tróc… Vấn đề về hô hấp: Người bị viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, hen phế quản mạn tính, tràn khí màng phổi, phổi bị xơ hóa…

Các bệnh lý nội tiết: Người bị suy vỏ tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận, viêm tuyến giáp…

Bệnh về mắt: Viêm phần phụ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác…

Các bệnh lý về máu: Hỗ trợ điều trị chứng giảm tiểu cầu tự phát, chứng thiếu máu tan, các phản ứng truyền máu…

Các vấn đề về đường tiêu hóa: Thường hỗ trợ cho các trường hợp bị viêm gan mạn tính, các vấn đề về đại tràng, viêm loét trực tràng…

3. Cơ chế hoạt động

Thành phần betamethasone có trong Stadexmin là một dạng corticosteroid tổng hợp nên có thể tác động lên hệ thống miễn dịch khá mạnh. Hoạt chất này giúp kháng viêm, chữa dị ứng và ngăn ngừa viêm đường hô hấp.

Thuốc được dùng ở đường uống, tiêm, bôi ngoài da để chỉ định điều trị các bệnh lý cần dùng corticosteroid, giúp ức chế miễn dịch hiệu quả. Khi dùng thuốc Stadexmin, hoạt chất chính là betamethasone sẽ nhanh chóng phân bố vào các mô của cơ thể. Khi cơ thể thực hiện chu kỳ tuần hoàn sẽ tạo nên những liên kết rộng rãi với protein có trong huyết tương nhằm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.

4. Cách dùng thuốc

Việc dùng thuốc sẽ căn cứ vào thể trạng và mức độ bệnh mà có chỉ định phù hợp. Bệnh nhân sẽ được dùng theo các hình thức phù hợp của thuốc để giảm dấu hiệu mà mình đang mắc phải:

Đường uống: Thường được chỉ định dùng liều từ 0,5mg cho đến 5mg ngày. Hoạt chất sẽ được kích thích trong đường tiêu hóa để điều trị nội khoa đối với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ.

Thuốc tiêm: Stadexmin được chỉ định tiêm vào động mạch khi pha với este natri phosphat. Người bệnh sẽ được chuyên viên y khoa tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cơ với liều lượng là từ 4 – 20mg cho một ngày.

Thuốc mỡ, gel: Dạng này thường được điều chế khoảng 0,1%. Dùng để bôi khi gặp các hiện tượng dị ứng ở da.

Nhỏ giọt: Dùng để nhỏ vào vùng bệnh như mắt, tai, mũi với nồng độ 0,05%.

5. Liều dùng

Liều dùng thường để uống, tiêm hoặc bôi và có liều lượng tương đương khoảng 4 – 8mg trên một ngày đối với người thường. Ở trẻ em, cần phải cân nhắc khi tiến hành tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ điều trị:

Trẻ dưới một tuổi: Nên dùng không quá 1mg betamethasone trong 1 ngày.

Trẻ từ trên 1 tuổi đến dưới 5 tuổi: Không quá 2mg cho 1 ngày.

Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Dùng không quá 4mg trong 1 ngày.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên khoa của bác sĩ y tế để dùng liều nhắc lại trong vòng 24 giờ. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải và thể chất đáp ứng đầy đủ các biểu hiện lâm sàng.

II/ Khi sử dụng thuốc Stadexmin cần lưu ý những gì?

Cũng tương tự như các loại thuốc Tân dược khác, Stadexmin cũng có những lưu ý cần biết, tránh dùng sai gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

1. Tác dụng phụ không mong muốn

Rối loạn chuyển hóa: Giữ nước và natri gây hại cho thận, đào thải nhanh kali khiến hao hụt khoáng chất này trong cơ thể.

Các vấn đề nội tiết: Hoạt chất trong thuốc có nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt, ức chế và giảm dung nạp glucose, hạ lượng insulin ở những người đái tháo đường.

Xương khớp: Thuốc có thể gây yếu cơ, mất cân nặng không thể kiểm soát, loãng xương, áp – xe vô khuẩn dưới da.

Thần kinh: Thường mất ngủ, trầm cảm, dễ cáu gắt.

Tiêu hóa: Dễ gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tá tràng, viêm tụy, loét thực quản.

Da: Dễ gây tình trạng viêm da dị ứng, mề đay, phù mạch…

Các tác dụng phụ khác: Nếu gặp cơ địa bệnh nhân quá mẫn, tác dụng phụ thường gặp là gây giảm huyết áp hoặc sốc thuốc.

2. Tương tác thuốc

Thuốc Stadexmin dễ gặp những phản ứng phụ và tương tác có hại với một số loại thuốc như sau:

Paracetamol: Betamethasone có thể làm tăng quá trình chuyển hóa Paracetamol, gây tích độc ở gan và suy giảm chức năng của gan.

Thuốc chống trầm cảm: Khi dùng chung Stadexmin với các loại thuốc chống trầm cảm dễ tăng chứng rối loạn tâm thần. Gây nên những hậu quả nặng nề cho thần kinh.

Thuốc chữa tiểu đường: Stadexmin có thể tạo ra nồng độ glucose khi dùng đồng thời với thuốc tiểu đường; điều này khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao hơn.

Thuốc chống đông máu: Dùng Stadexmin chung với các loại thuốc chống đông máu dễ gây tình trạng giảm tác dụng của thuốc chống đông.

Glycosid digitalis: Stadexmin mà dùng chung với Glycosid digitalis có khả năng làm loạn nhịp tim, tạo ra độc tính và hạ lượng kali trong máu

3. Xử lý khi dùng quá liều

Nếu dùng thuốc quá liều dễ gây nên những biến chứng cấp tính, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh:

Dấu hiệu dùng thuốc quá liều: Bệnh nhân có cảm giác thèm ăn dữ dội; bị loãng xương, tăng đường huyết, giảm khả năng tái tạo mô; dễ nhiễm khuẩn.

Xử lý: Cần đến các cơ sở y tế để theo dõi điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu và huyết tương có trong máu. Bên cạnh đó, bạn nên ngưng dùng thuốc để nghe ý kiến chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định khi dùng Stadexmin

Không dùng Stadexmin cho người từng hoặc đang bị tiểu đường, các chứng bệnh về tâm thần, loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc những người có tiền sử dị ứng betamethasone…

5. Thận trọng khi dùng thuốc Stadexmin

Nên dùng liều lượng thấp nhất để kiểm soát những tình huống xấu có thể xảy ra.

Cần thận trọng ở những người bị suy tim, nhồi máu cơ tim, động kinh, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, người cao tuổi…

Tránh dùng khi bị nhiễm khuẩn cấp; người đang dùng hóa trị liệu; người bị lao hoặc đang nghi ngờ có vi khuẩn lao; người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bệnh sởi.

Không tiêm thuốc vào tĩnh mạch với liều lớn để tránh gây trụy tim.

Dùng thuốc kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, nhất là ở trẻ em gây tổn hại nặng nề cho dây thần kinh thị giác.

Khi bạn được chỉ định dùng thuốc Stadexmin hoặc bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng quá liều khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Thuốc Halixol (Ambroxol): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Sirô: chứa ambroxol hydrochloride với hàm lượng 15 mg trong mỗi 5 ml sirô.

Viên nén: chứa ambroxol hydrochloride hàm lượng 30 mg.

Siro 15 mg/5 ml: Ambixol, Amxolpect 15mg, Ambolyt Syrup.

Viên nén 30 mg: Ammuson, Ambron, Redomuc 30.

1. Thuốc Halixol (ambroxol) là gì?

Ambroxol, hoạt chất của thuốc Halixol, là thuốc nhóm long đờm, tiêu hủy chất nhầy với cơ chế:

Làm tăng sinh lysosom, tăng cường tác dụng các enzym thủy phân ở các tế bào tiết chất nhầy, thúc đẩy phân giải chất tiết phế quản.

Kích thích các tuyến thanh dịch làm cho dịch tiết ít đặc hơn.

Kích thích sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt, tăng cường làm sạch các mao nhầy.

Riêng siro Halixol là chất lỏng trong, màu vàng nhạt, có mùi đặc trưng. Thuốc đựng trong lọ thủy tinh màu nâu và có kèm theo nắp chia liều.

2. Chỉ định của thuốc Halixol (ambroxol)

Thuốc Halixol (ambroxol) được chỉ định trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mạn tính như hen phế quản và viêm phế quản, giãn phế quản do sản sinh quá nhiều nhầy và đờm. Thuốc giúp tăng cường hòa tan dịch nhầy trong các bệnh viêm mũi họng.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc

Cách dùng: Uống thuốc Halixol (ambroxol) sau khi ăn.

Với thuốc dạng siro: có thể đo lượng sirô bằng nắp đong đi kèm với lọ thuốc.

Với thuốc dạng viên nén: nên uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp tăng tác dụng hòa tan dịch nhầy của ambroxol.

Liều khuyến cáo cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

2 – 3 ngày đầu điều trị: mỗi lần uống 1 viên Halixol 30 mg hoặc 10 ml sirô, uống 3 lần mỗi ngày.

Các ngày kế tiếp: mỗi lần uống 1 viên (hoặc 10 ml sirô), uống 2 lần mỗi ngày. Còn nếu mỗi lần uống 1/2 viên (hoặc 5 ml sirô) thì uống 3 lần mỗi ngày.

Liều thông thường cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi: mỗi ngày cho bé uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1/2 viên hoặc 5 ml sirô.

Trẻ 2 – 5 tuổi: mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 2,5ml sirô.

Trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi ngày nên cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần uống 2,5ml sirô.

Khi bị nặng thì phải giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.

4. Chống chỉ định của thuốc Halixol (ambroxol)

Không dùng thuốc Halixol trong trường hợp:

Quá mẫn với ambroxol, bromhexin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Các bệnh loét đường tiêu hóa.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Không dung nạp được fructose do di truyền (do trong sirô có sorbitol).

Khi sử dụng thuốc Halixol (ambroxol), cần tính đến khả năng xảy ra mẫn cảm.

Đặc biệt thận trọng khi dùng Halixol cho người rối loạn vận khí quản hoặc có quá nhiều đờm.

Sirô chứa các chất tạo ngọt nhân tạo (như sorbitol, sodium cyclamate) thích hợp cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý hàm lượng sorbitol trong thuốc (1,2 g/5 ml) khi dùng sirô Halixol cho người đái tháo đường.

Thuốc không chứa cồn.

Suy thận nặng: có thể cần phải giảm liều hoặc giảm tần suất sử dụng thuốc.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: chưa thấy gây ảnh hưởng.

6. Tác dụng không mong muốn

Hiếm khi xảy ra yếu mệt, đau đầu, , nôn, rối loạn tiêu hóa và ban da.

Ambroxol làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi khi sử dụng đồng thời với kháng sinh (như amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin).

Không sử dụng đồng thời Halixol (ambroxol) và các thuốc chống ho khác (như codein) vì có thể cản trở sự bài tiết đờm được hòa tan bởi ambroxol.

Liệt kê với bác sĩ những thuốc, thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay lại cho dược sĩ, bác sĩ.

8. Quá liều thuốc Halixol (ambroxol)

Các triệu chứng khi quá liều cấp có thể xảy ra bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy và những triệu chứng khác trên đường tiêu hóa .

Khi dùng thuốc quá liều, đầu tiên cần gây nôn và bổ sung nước uống (sữa hoặc trà). Nếu dùng thuốc quá liều trong vòng 1 – 2 giờ trước đó, nên tiến hành rửa dạ dày và có thể sử dụng than hoạt. Tiến hành điều trị triệu chứng sau khi khử độc. Cần tiếp tục theo dõi hệ tuần hoàn.

9. Phụ nữ có thai và cho con bú

Các dữ liệu tiền lâm sàng cho đến nay chưa quan sát thấy thuốc gây quái thai. Tuy nhiên, vẫn không dùng thuốc Halixol (ambroxol) cho phụ nữ có thai và cho con bú.

10. Cách bảo quản thuốc Haloxol (ambroxol)

Dùng thuốc trong vòng 4 tuần sau khi mở nắp. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.

Dược sĩ Trần Vân Thy

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Ho Halixol: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!