Bạn đang xem bài viết Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dùng được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Thuốc Cyproheptadine
Đối với người lớn: Ở liều khởi đầu sẽ uống 3 lần/ngày với liều lượng 4 mg/lần. Khi chuyển sang liều duy trì thì uống 12 – 32 mg/ngày tùy tình trạng bệnh, nhưng không được vượt quá 0.5 mg/kg/ngày.
Đối với trẻ em: Từ 2 – 6 tuổi sẽ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 mg và không vượt quá 12 mg/ngày. Từ 7 – 14 tuổi cũng uống 2 – 3 lần/ngày nhưng mỗi lần uống sẽ dùng 4 mg và không được hơn 16 mg/ngày.
Chống chỉ định:
Thuốc Cyproheptadine chống chỉ định với một số đối tượng sau đây:
Người dị ứng với các thành phần có trong thuốc Cyproheptadine
Người bị hen suyễn, tăng nhãn áp góc hẹp hoặc suy dược cơ thể
Người già hoặc người đang bị tắc nghẽn dạ dày, viêm loét dạ dày
Người thường xuyên bị khó tiểu hoặc đang bị phì đại tuyến tiền liệt
Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng cần thận trọng khi dùng thuốc thuốc Cyproheptadine chữa viêm mũi dị ứng:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác
Người có tiền sử hoặc đang bị bệnh glaucoma
Bệnh nhân bị tim, cường giáp hoặc tăng huyết áp.
Tác dụng phụ:
Khi sử dụng thuốc Cyproheptadine, người dùng có thể gặp một số phản ứng phụ sau:
Phát ban ở một số vùng da trên cơ thể
Sưng mặt, họng, lưỡi hoặc bề mặt môi
Buồn nôn hoặc bị khô miệng và lưỡi
Đau bụng, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón
Nhìn mờ, chóng mặt và hay bị buồn ngủ
Lú lẫn, gặp ảo giác hoặc bị động kinh
Ù tai nên thường xuyên nghe không rõ
Mệt mỏi trong người như muốn ngất xỉu
Cơ thể dễ bị bầm dù cho đó là va chạm nhẹ
Tim đập nhanh bất thường hoặc khó thở
Ngoài những tác dụng phụ trên, trong quá trình sử dụng thuốc Cyproheptadine để chữa viêm mũi dị ứng thì người bệnh có thể gặp thêm các tác dụng phụ khác. Khi đó, hãy ngưng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ phụ trách để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Thuốc Allergex Acrivastine
Allergex Acrivastine là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa. Người bệnh chỉ cần sử dụng đều đặn, đúng hướng dẫn và liều lượng thì sẽ rất nhanh giảm được các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Đối với người lớn: Sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần 8 mg. Có thể kết hợp chung với thuốc thông mũi để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Đối với trẻ em: Hiện chưa có một liều dùng cụ thể nào cho trẻ em. Phụ huynh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết cách sử dụng chính xác nhất.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Allergex Acrivastine chống chỉ định hoặc cần thận trọng với nhóm đối tượng sau đây:
Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc Allergex Acrivastine
Người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc, nhất là thuốc kháng Histamin
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi (trên 65 tuổi)
Người chuẩn bị có con, đang mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ
Bệnh nhân bị rối loạn tổng hợp porphyrin hoặc đang gặp các vấn đề về thận
Người đang sử dụng các loại thuốc khác, bao gồm thuốc tây, thuốc Nam và cả Đông y.
Tác dụng phụ:
Trong quá trình sử dụng thuốc Allergex Acrivastine, người bị viêm mũi dị ứng có thể gặp các tác dụng phụ sau đây:
Buồn ngủ nhẹ và thường ngủ sâu
Nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi
Phát ban, nổi mẫn nhiều nơi trên da
Đau cơ, suy giảm thần kinh vận động
Gặp hiệu ứng đối kháng thụ thể muscarinic
Rối loạn máu, hạ huyết áp, ù tai, co giật, rụng tóc
3. Thuốc Carbinoxamine
Thuốc Carbinoxamine thường được dùng để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, cảm cúm và đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa họng – mắt – mũi và cải thiện chứng hắt xì liên tục.
Cách sử dụng/Liều dùng:
Cách sử dụng/Liều dùng thông thường của thuốc Carbinoxamine chữa viêm mũi dị ứng cho người lớn là:
Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 1.5 mg/5 ml: Dùng 4 lần/ngày và mỗi lần 10ml.
Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 1.75 mg/5 ml: Cũng dùng 4 lần/ngày và mỗi lần uống 10ml.
Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 4 mg/5 ml: Sử dụng 4 lần/ngày và mỗi lần dùng 5ml.
Đối với viên nén loại carbinoxamine maleat 4 mg: Dùng 1 viên/ngày để uống khi cần thiết. Tùy trường hợp có thể tăng thêm liều lượng nhưng không được quá 24 mg/ngày và chia ra sử dụng cách nhau 6 – 8 tiếng.
Đối với viên nang phóng thích kéo dài loại carbinoxamine maleat 2 mg/8 mg: Mỗi lần uống 1 viên và cách nhau 12 tiếng, dùng tối đa 2 viên/ngày.
Đối với viên nén phóng thích theo thời gian loại carbinoxamine maleate 8 mg: Sử dụng 1 viên cách nhau 12 tiếng.
Đối với hỗn hợp loại carbinoxamine maleate-tannat 2 mg – 6 mg/5 ml: Uống cách nhau 12 giờ và mỗi lần uống 5 ml.
Đối với hỗn hợp phóng thích kéo dài loại carbinoxaminetannate 3.6 mg/5 ml: Sử dụng mỗi lần uống 10 – 20 ml và cách nhau 12 tiếng.
Đối với dung dịch loại carbinoxamine maleat 4 mg/5 ml: Sử dụng 5ml để uống mỗi ngày khi cần thiết, liều lượng có thể tăng thêm tùy tình trạng bệnh nhưng không được quá 24 mg/ngày (dùng cách nhau 6 – 8 giờ).
Hiện tại chưa có cách sử dụng riêng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các bậc cha mẹ khi nhận thuốc từ dược sĩ nên hỏi rõ cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc Carbinoxamine tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm mũi dị ứng, nếu không sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, một số đối tượng cũng cần thận trọng khi dùng thuốc Carbinoxamine để chữa bệnh là:
Phụ nữ đang có ý định có thai hoặc đang mang thai và cho con bú
Người đang dùng thực phẩm bổ sung, sản phẩm thảo dược hoặc đang uống thuốc khác theo đơn của bác sĩ
Người có tiền sử dị ứng với thực phẩm và dị ứng với loại thuốc điều trị bệnh.
Bệnh nhân bị các vấn đề về dạ dày và bàng quang, khó tiểu, hen suyễn, bệnh tim, cao huyết áp, tăng áp suất trong mắt, tăng nhãn áp, tuyến giáp hoạt động yếu,…
Tác dụng phụ:
Người sử dụng thuốc Carbinoxamine để điều trị viêm mũi dị ứng có thể gặp một hoặc nhiều tác dụng phụ sau:
Tác dụng thường gặp: Khô họng – miệng – mũi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau bụng, táo bón, giảm phối hợp,…
Tác dụng phụ ít gặp: Bị ảo giác, tâm trạng hay bồn chồn, dễ kích thích hoặc bị lẫn lộn, khó tiểu, ù tai,…
Tác dụng phụ hiếm gặp: Phát ban, ngứa ngáy nhiều nơi, da dễ bị bầm tím, nhịp tim bất thường, sưng họng – lưỡi – mặt, chóng mặt nặng, co giật, khó thở,…
4. Thuốc Fexofenadine
Fexofenadine (tên khác: Fexofenadine hydrochloride) là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamin. Theo các công bố của Y học, Fexofenadine chứa những hoạt chất có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh Histamin (chất gây phản ứng dị ứng). Từ đó giúp người bệnh giảm được các triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì, phát ban, chảy nước mắt, ngứa mũi và mắt.
Cách dùng:
Cách dùng thông thường cho người lớn và trẻ em khi bị viêm mũi dị ứng là:
Đối với người lớn: Uống 2 lần/ngày với liều lượng là 60 mg/lần hoặc uống 1 lần/ngày với liều lượng là 1́80/lần.
Đối với trẻ em: Từ 6 – 11 tuổi thì uống 30 mg/lần và uống 2 lần/ngày bằng nước (dạng viên nén uống và viên nén phân tán). Từ 2 – 11 tuổi uống 2 lần/ngày và mỗi lần 30 mg (dạng hỗn hợp dịch uống). Từ 12 tuổi trở lên dùng tương tự như người lớn (dạng viên nén uống).
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Fexofenadine chống chỉ định/thận trọng với các đối tượng sau:
Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc
Người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc khác
Người có tiền sử hoặc đang gặp các vấn đề về thận
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, chuẩn bị có thai
Tác dụng phụ:
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Fexofenadine và đến gặp bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ như:
Phát ban nhiều vùng trên da
Sưng mặt, họng, lưỡi hoặc môi
Khó thở, ho, ớn lạnh hoặc bị sốt
Đau nhức cơ thể, chuột rút cơ
Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
Buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi
5. Thuốc Rhinopront®
Thuốc Rhinopront® có tên gốc là phenylephrine HCl, thuộc nhóm thuốc kháng Histamin. Đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng, giúp người bệnh thông niêm mạc vùng mũi, giảm tiết dịch nhầy, cải thiện khả năng hô hấp,…
Cách dùng:
Tùy từng độ tuổi và dạng thuốc được chỉ định dùng mà người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng khác nhau. Ví dụ như:
Đối với dạng viên nang: Người từ 12 tuổi trở lên sẽ dùng 2 lần/ngày và mỗi lần dùng 1 viên. Trẻ em dưới 12 tuổi không sử dụng dạng viên nang để điều trị bệnh.
Đối với dạng siro: Uống 2 lần/ngày nhưng tùy đối tượng sẽ có liều lượng khác nhau. Cụ thể, trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn sẽ uống 3 muỗng cà phê/lần, trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống 2 muỗng cà phê/lần, trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi uống 1 muỗng cà phê/lần.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Rhinopront® chống chỉ định hoặc cần thận trọng với nhóm đối tượng sau:
Người dị ứng với các thành phần của thuốc Rhinopront®
Người đang mang thai hoặc cho con bú bằng sữa mẹ
Người hay bị kích ứng bởi thuốc nhuộm, hóa chất hoặc thức ăn
Tác dụng phụ:
Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Rhinopront®, người bệnh sẽ hoàn toàn bình thường hoặc có thể xảy ra các tác dụng phụ như:
Buồn nôn và nôn
Ợ nóng, chán ăn
Rối loạn tiêu hóa
Khô miệng, mệt mỏi
Tăng huyết áp, loạn nhịp tim
Rối loạn thần kinh trung ương
Hay bồn chồn và dễ kích động
Run rẩy, nhức đầu, giảm thị lực
Đau ngực hoặc hay đánh trống ngực
Tăng nhãn áp góc đóng, rối loạn tiểu tiện
6. Thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm mũi dị ứng hơn 150 năm
Bên cạnh các loại thuốc tây kể trên, không ít người bệnh ngày nay có xu hướng lựa chọn thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng bởi tính an toàn cao, hạn chế tác dụng phụ mà thuốc tây y có thể mang lại cho người bệnh.
Theo khảo sát của chuyên trang chúng tôi, cái tên được nhắc đến nhiều trong số các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng hiện nay chính là bài thuốc nam gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh.
Từ số liệu thống kê 679 người bệnh sử dụng bài thuốc từ tháng 03/2020 do nhà thuốc cung cấp, chúng tôi nhận được kết quả:
87% người khỏi bệnh sau 2- 3 tháng điều trị và không có dấu hiệu tái phát các triệu chứng của bệnh
9% người thuyên giảm khoảng 90% các triệu chứng bệnh sau 3-4 tháng điều trị
4% người không thu được kết quả như ý vì ngưng sử dụng thuốc giữa chừng
Do đâu mà bài thuốc này đạt được hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng cao như vậy. Liên hệ đến lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, Truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc, Thầy thuốc nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe quốc gia của VTV, VTC, lương y chỉ ra những điểm sau:
Bài thuốc được nghiên cứu trên nền tảng nguyên lý chữa bệnh của YHCT: Từ 1 bài thuốc thang đơn lẻ, các thầy thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu liệu trình bài thuốc kết hợp thành 3 loại, mang đến tác động 2 chiều từ sâu bên trong. Do đó, bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường không chỉ giải quyết căn nguyên bệnh, xử lý triệu chứng mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.
Tách chiết, nghiên cứu dược liệu kỹ càng: Vận dụng công thức bí truyền từ dòng họ, lương y Tuấn ngày đêm nghiên cứu, phối hợp hơn 50 nam dược tự nhiên như kim ngân cành, bồ công anh, đương quy vĩ, cách cánh, cây giao, xuyến chi,… để làm thuốc. Các thành được kết hợp khéo léo giúp phát huy cao nhất dược tính thực vật.
100% thảo dược SẠCH: Tất cả nam dược đều là vị thuốc sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính Đỗ Minh Đường ươm trồng và chăm sóc. Do đó, không có tình trạng rác thuốc, dược liệu bẩn trà trộn.
Hình thức hiện đại, tiện lợi cho người dùng: Bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng của dòng họ Đỗ Minh được điều chế thành các chế phẩm sẵn, đựng trong lọ có nắp đậy giúp người bệnh dễ dàng mang theo và sử dụng.
Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường là một trong số ít phương pháp chữa bệnh hiệu quả cao được giới thiệu trên sóng chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 – chương trình truyền hình uy tín về chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là bí quyết giúp Dv Thanh Tú khỏi bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính sau hàng chục năm trời chịu đựng, bên cạnh đó còn có Dv Hoa Thúy và nhiều người bệnh khác.
Cách dùng: Người bệnh chỉ cần pha cao thuốc cùng nước ấm rồi sử dụng. Với thuốc xịt, bệnh nhân lắc đều trước khi dùng, xịt đều cả 2 bên lỗ mũi theo liều lượng và thời gian lương y Tuấn chỉ định.
Chống chỉ định: Bài thuốc hoàn toàn lành tính, an toàn với mọi cơ địa người bệnh nên không có chống chỉ định.
Hiện tại, bài thuốc nam gia truyền chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường được bán trực tiếp tại 2 cơ sở nhà thuốc ở:
Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh
Bạn đọc nên đến trực tiếp nhà thuốc để được chuyên gia tư vấn, hoặc có thể liên hệ Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong để được giúp đỡ.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Mặc dù dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường an toàn và cho hiệu quả điều trị bệnh khá nhanh nhưng khi sử dụng người bệnh vẫn cần chú ý những điều sau:
Chỉ dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng khi được bác sĩ cho phép hoặc kê đơn. Việc tự tiện sử dụng tại nhà có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí bệnh nhân còn có khả năng bị sốc thuốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.
Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và liều lượng đã được chỉ định. Không nên tự ý tăng liều hoặc sử dụng ngắt quãng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Trong quá trình dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể. Nếu có dấu hiệu dị ứng cần lập tức thông báo cho cán bộ y tế đang phụ trách để có hướng xử lý kịp thời và phù hợp.
Không sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo toa thuốc của người khác. Tùy từng cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau.
Kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung thêm các loại dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ đó có thể giúp sức khỏe đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây hại, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có khả năng gây kích ứng. Trong trường hợp bắt buộc, người bệnh có thể đeo khẩu trang hoặc dùng đồ che chắn để hạn chế khả năng viêm mũi dị ứng khởi phát.
Dị Ứng Paracetamol: Nguyên Nhân Và Những Điều Cần Lưu Ý
Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy hiểm. Cụ thể như hội chứng Stevens Johnson (SJS), hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Trong trường hợp không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Để phòng ngừa rủi ro và tránh gây nguy hiểm, tốt nhất bạn nên cân nhắc việc sử dụng thuốc Paracetamol.
Dị ứng Paracetamol là gì?
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng để cắt giảm cơn đau, hạ sốt ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, bột, thuốc tiêm, thuốc nước…
Viên uống Paracetamol là thuốc không kê đơn, phù hợp với nhiều đối tượng nên được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt (dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, cơ địa nhạy cảm), thuốc có thể tác động và hình thành các phản ứng dị ứng ngoài da. Cụ thể như phồng rộp da, đỏ da, phát ban…
Các phản ứng dị ứng từ việc sử dụng thuốc Paracetamol tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên phản ứng có thể gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Vì thế nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường ngay sau khi sử dụng thuốc Paracetamol, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành kiểm tra, xác định mức độ nghiêm trọng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời áp dụng các biện pháp chữa trị thích hợp.
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng Paracetamol
Theo các chuyên gia, sau khi dung nạp vào cơ thể thông qua đường tiêm hoặc uống, thuốc dị ứng Paracetamol sẽ trở thành hợp chất lạ. Trường hợp này thường xảy ra ở những người có cơ thể dễ bị kích ứng, hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị rối loạn, có tiền sử bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
Vì thế, ở một số trường hợp, thay vì được điều trị bệnh và nhận các lợi ích khác do thuốc mang lại, hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các hoạt chất trong thuốc Paracetamol là tác nhân gây hại cho cơ thể. Từ đó tăng cường hoạt động và tạo ra kháng thể nhằm chống lại dị nguyên (hoạt chất của thuốc) dẫn đến rối loạn và gây ra các phản ứng dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng Paracetamol
Dị ứng Paracetamol khi xuất hiện thường gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng và những biểu hiện này được phân thành nhiều dạng khác nhau. Đối với các trường hợp nhẹ, dị ứng thuốc sẽ xảy ra kèm theo những biểu hiện ngoài da không quá nghiêm trọng. Cụ thể như:
Da đỏ
Nổi mề đay, mẩn ngứa
Phồng rộp trên da hoặc có biểu hiện bỏng rát
Bong tróc da.
Đối với những trường hợp nghiêm, việc sử dụng thuốc Paracetamol có thể tác động và kích hoạt ADR trên da. Từ đó hình thành nên nhiều biểu hiện nghiêm trọng trên da. Trong trường hợp không có biện pháp can thiệp kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa, tăng nguy cơ tử vong.
Dị ứng Paracetamol có thể gây ra các biểu hiện nghiêm trọng sau:
Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) còn có tên gọi khác là hội chứng Lyell. Hội chứng này có thể xảy ra và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu khi bạn sử dụng thuốc Paracetamol và bị dị ứng.
Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc thường xuất hiện cùng với các biểu hiện đặc trưng sau:
Tổn thương đa dạng trên da: Ngay sau khi hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc xảy ra, những tổn thương trên bề mặt da sẽ xuất hiện. Những tổn thương này là hồng ban dạng sởi hoặc ban dạng tinh hồng nhiệt. Bên cạnh đó, các nốt mụn nước còn hình thành trên vùng da tổn thương. Thời gian đầu, tổn thương do hội chứng gây ra chỉ tập trung tại một vị trí trên cơ thể. Vài giờ hoặc vài ngày sau đó, chúng sẽ phát triển mạnh và lan rộng khắp cơ thể.
Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc có thể hình thành nhiều tổn thương trên niêm mạc đường tiêu hóa. Cụ thể như loét dạ dày và ruột, loét hầu và họng thực quản, trợt niêm mạc miệng, viêm miệng.
Tổn thương niêm mạc mắt: Một số tổn thương niêm mạc mắt như loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm kết mạc sẽ xảy ra khi hội chứng xuất hiện:
Tổn thương niêm mạc đường tiết niệu và đường sinh dục: Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc có thể khiến niêm mạc đường tiết niệu và đường sinh dục xuất hiện.
Triệu chứng toàn thân: Viêm gan, sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm cầu thận, viêm phổi.
Người bệnh có thể tử vong nếu các triệu chứng nêu trên không được sớm xử lý. Theo nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở người mắc hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc dao động từ 15 – 30%.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một dạng dị ứng thuốc xuất hiện với thể bọng nước. Các nốt bọng nước thường khu trú quanh các hốc tự nhiên. Cụ thể như mắt, mũi, tai, miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson còn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng sau:
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) thường được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tác động và bị tổn thương.
Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)
Dị ứng Paracetamol có thể khiến hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP) xảy ra. Đặc trưng của hội chứng này là nhiều nốt mụn mủ vô trùng hình thành trên hồng ban lan rộng. Thời gian đầu, tổn thương do hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân gây ra xuất hiện ở một hoặc nhiều khu vực có nếp gấp như bẹn, nách.
Nếu không có biện pháp can thiệp, tổn thương da sẽ phát triển mạnh, lan rộng toàn thân kèm theo biểu hiện sốt. Ngoài ra xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả bạch cầu trung tính cao.
Phương pháp điều trị dị ứng Paracetamol
Phản ứng dị ứng ADR trên da ít khi xảy ra. Tuy nhiên chúng thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ tử vong. Vì thế, trước khi đưa thuốc vào quá trình chữa bệnh, bạn nên xem xét kỹ thành phần trong thuốc và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tránh tự ý mua thuốc và sử dụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người bị dị ứng Paracetamol nên ngừng việc sử dụng thuốc ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng đầu tiên. Sau đó đến cơ sở y tế, thông báo và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa. Khi được thông báo, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây nguy hiểm.
Ngoài việc chữa dị ứng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
Tránh thực hiện các hoạt động gây bất lợi cho da
Để tránh tổn thương lây lan và hỗ trợ quá trình điều dị ứng Paracetamol, bạn cần tránh thực hiện các hoạt động gây bất lợi cho cơ thể và vùng da bệnh. Cụ thể như xoa, gãi ngứa, day ấn, chà xát. Bởi hoạt động này có thể khiến những tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước lọc. Ngoài ra bạn nên bổ sung vitamin cho cơ thể từ các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây. Vitamin sẽ giúp bạn cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố. Đồng thời làm giảm triệu chứng từ dị ứng thuốc và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp
Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc như Yoga, ngồi thiền. Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sức khỏe và cải thiện sức đề kháng bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần phòng ngừa và điều trị dị ứng thuốc. Trong đó có dị ứng Paracetamol. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác trong các loại trái cây, rau củ quả, các loại cá, thịt…
Thay thế Paracetamol bằng các loại thuốc khác
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hạ nhiệt, giảm đau tương tự để thay thế Paracetamol. Trong đó Diclofenacen, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin được xác định là các loại thuốc có khả năng thay thế tác dụng chữa bệnh của Paracetamol.
Trong trường hợp bạn tiếp tục sử dụng Paracetamol khi đã có tiền sử dị ứng, thì các phản ứng dị ứng ở lần sau sẽ nặng nề và có khả năng đe dọa đến tính mạng hơn so với lần đầu.
Những điều cần lưu ý giúp phòng ngừa dị ứng Paracetamol
Để hạn chế nguy cơ dị ứng từ việc sử dụng thuốc Paracetamol, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Không được tự ý mua và sử dụng thuốc Paracetamol hoặc những loại thuốc có thành phần là Paracetamol mà không có toa thuốc của bác sĩ.
Không sử dụng thuốc Paracetamol trên 10 ngày đối với bệnh nhân là người lớn, không dùng thuốc quá 5 ngày đối với bệnh nhân là trẻ em. Ngoài ra người bệnh không được sử dụng Paracetamol quá 5 liều trong vòng 24 tiếng.
Những người có thói quen sử dụng rượu bia không nên dùng thuốc Paracetamol. Bởi việc dùng thuốc ở nhóm đối tượng này có thể tăng độc tính ở gan.
Không dùng thuốc Paracetamol ở những bệnh nhân bị sốt trên 39,5 độ, sốt tái phát, sốt kéo dài trong 3 ngày.
Không nhai, không nghiền nát hoặc hòa viên nén Paracetamol trong chất lỏng trước khi sử dụng.
Thuốc Paracetamol không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, tim, thận, thiếu máu, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Trước khi đưa thuốc Paracetamol vào quá trình điều trị, bạn nên kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc. Khi sử dụng Paracetamol, bạn cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều.
Người bệnh cần lưu ý độc tính của Paracetamol trước khi dùng thuốc. Tuy không gây đau dạ dày nhưng loại thuốc này có thể gây hoại tử tế bào gan khi dùng trong thời gian dài.
Ngay khi nhận thấy da phát ban, ngứa ngáy do dị ứng Paracetamol, người bệnh cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đối mặt với các phản ứng nghiêm trọng khác. Gồm hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân.
Nếu kịp thời xử lý, dị ứng Paracetamol sẽ không gây hại đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Đặc biệt là trong giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị bệnh không sớm diễn ra hoặc phản ứng dị ứng bùng phát với mức độ nghiêm trọng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Vì thế, ngay khi nhận thấy những biểu hiện đầu tiên xuất hiện, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Danh Sách Thuốc Tây Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Và Lưu Ý
Các loại thuốc kháng histamin H1, thuốc gây co mạch, nhóm corticoid là những loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng thường được sử dụng. Hiểu rõ về liều lượng, cách dùng của những loại thuốc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân điều trị được hiệu quả và an toàn hơn.
I/ Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến
Trong số các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi dị ứng được xem là chứng bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tùy vào yếu tố gây dị ứng mà bệnh được chia thành các dạng:
Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi, nấm mốc ngoài trời hoặc phấn hoa…
Viêm mũi dị ứng quanh năm: Người bệnh có thể bị dị ứng do bụi, lông vật nuôi, con gián, các loài gặm nhấm.
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Việc tiếp xúc vói các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc như bụi gỗ, bụi phấn, lông thú… cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Bệnh nhân sẽ bị dị ứng nếu như tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như bụi bặm, phấn hoa… Nhưng các biểu hiện dị ứng sẽ biến mất nếu các dị nguyên biến mất.
1. Nhóm thuốc kháng histamin H1
Các loại thuốc thuộc nhóm histamin H1 không trực tiếp ngăn chặn sự hình thành histamin. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng điều trị các triệu chứng do histamin gây ta, từ đó mà bệnh viêm mũi dị ứng được khắc phục. Những loại thuốc histamin H1 được dùng có thể là thuốc thế hệ cũ hoặc thế hệ mới. Ở mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng:
*) Thuốc thế hệ cũ: Chlopheniramin
Đây là thuốc được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm. Ngoài ra, nó cũng được dùng cho các trường hợp bị dị ứng khác như: Viêm mũi vận mạch do histamin, mề đay, dị ứng thức ăn, dị ứng do côn trùng đốt, phản ứng huyết thanh, cảm giác ngứa ngáy ở những người bị sởi, thủy đậu.
Cũng giống như các loại thuốc tây khác, Chlopheniramin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, tác dụng an thần, khô miệng… Do đó, nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng quá mẫn thì nên liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc mà bản thân đang dùng trước khi điều trị bằng Chlopheniramin.
Promethazin
Đây cũng là một loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng thường được chỉ định. Với thành phần hoạt chất chính là promethazine hydrochloride, thuốc Promethazin có tác dụng:
Chống loạn tâm thần ở những mạch nhánh phụ và không có sự thay thế ở các vòng
Chống nôn, kháng cholinergic được dùng để chống say tàu xe.
Có khả năng kháng histamin và an thần mức độ mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nó cũng gây ức chế nghịch lý hệ thần kinh trung ương.
Vì không có khả năng ngăn cản quá trình quá trình giải phóng histamin nên thuốc Promethazin chỉ có tác dụng ngăn chặn các phản ứng do histamin tạo ra mà thôi.
Chính vì những tác dụng trên mà Promethazin được chỉ định để chữa trị hoặc dự phòng các phản ứng quá mẫn, viêm mũi, an thần cho cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, nó cũng được dùng để chống nôn khi đi tàu xe, sử dụng như một loại thuốc tiền gây mê…
Trong quá trình điều trị bằng Promethazin, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Nhìn mờ, ngủ gà, tăng hoặc giảm huyết áp, phát ban da, chóng mặt, mệt mỏi, ù tai, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm… Để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn, tốt nhất hãy dùng thuốc đúng theo liều lượng và cách dùng như bác sĩ đã chỉ định.
Alimemazin
Thuốc Alimemazin không chỉ được dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng hô hấp mà còn dùng cho các trường hợp: Người đang ở trạng thái sảng rượu cấp, dùng làm thuốc tiền gây mê trước khi phẫu thuật, chữa chứng mất ngủ ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Loại thuốc này chống chỉ định cho các đối tượng có chức năng gan hoặc thận bị rối loạn, thiểu năng tuyến giáp, nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt, người mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi… Ngoài ra, cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Alimemazin cho những người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Thêm vào đó, uống thuốc tây trị viêm mũi dị ứng không đúng cách đều gây ra các tác dụng phụ. Hãy trao đổi thật kỹ với các bác sĩ để nắm được rõ hơn các thông tin về loại thuốc này.
Diphenylhydramin
Tương tự như các loại thuốc trên, Diphenylhydramin cũng là một loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng. Nó được chỉ định cho những người bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi vận mạch. Bên cạnh đó, nếu bị dị ứng da, mề đay, dị ứng do thức ăn, chóng mặt, mất ngủ, ho do lạnh cũng có thể dùng loại thuốc này để điều trị.
Diphenylhydramin không chỉ định cho các trường hợp: Viêm phổi mạn tính, quá mẫn với các thành phần của thuốc, các trường hợp bị bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt, trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn thị giác, khô miệng nên không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi dùng Diphenylhydramin.
Ngoài những loại thuốc được kể trên, Dimenhydrinat, Cinarizin…cũng là các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ cũ có thể được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một nhược điểm chung cũng những loại thuốc này là đều có thể gây buồn ngủ, khô miệng nên không phù hợp để sử dụng khi đang làm việc hoặc học tập.
*) Thuốc thế hệ mới:
So với thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ, những loại thuốc thế hệ mới có ưu điểm là nó ít khi gây buồn ngủ. Đồng thời, chúng cũng được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau. Người bệnh có thể dùng bằng đường uống hoặc sử dụng thuốc dạng xịt nên rất tiện lợi, đặc biệt là điều trị cho trẻ nhỏ. Các loại thuốc được dùng có thể là:
Loratidin
Đây là một kháng histamin có tác dụng kéo dài. Ngoài việc là loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến, loratidin còn được chỉ định cho các trường hợp bị mề đay mạn tính. Tùy vào từng đối tượng và mục đích điều trị mà thuốc sẽ được dùng ở những liều lượng khác nhau. Do đó, không được tự ý mua thuốc để sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi điều trị.
Fexofenadin
Fexofenadin cũng là một loại thuốc nhóm histamin H1 thế hệ mới được dùng để điều trị các biểu hiện của viêm mũi dị ứng theo mùa và bệnh mề đay tự phát mạn tính như: Chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt và mũi, chảy nước mắt. Đối với các trường hợp phụ nữ đang mang thai cho con bú, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cần phải thận trọng khi chữa trị bằng Fexofenadin.
2. Nhóm corticoid
Các loại thuốc corticoid dạng hít thường được chỉ định để trị viêm mũi dị ứng có thể kể đến là:
Fluticason
Thành phần hoạt chất chính của loại thuốc này là fluticasone propionate. Nó được chỉ định điều trị và dự phòng cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Mặc dù loại thuốc này có tác dụng toàn thân nhưng khi xịt vào niêm mạc mũi thì lại chỉ thấy có tác dụng tại chỗ.
Thuốc Fluticason ít khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, giống như những loại thuốc dạng xịt khác, chúng có thể kích ứng niêm mạc mũi, gây khô mũi họng, làm giảm khẩu vị, chảy máu mũi… Ngoài ra, không được dùng loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng dạng xịt này cho các đối tượng bị nhiễm trùng tại chỗ, cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Budesonid
Tương tự như Fluticason, Budesonid cũng là thuốc được điều chế ở dạng xịt để trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và dị ứng quanh năm. Với dạng hít qua miệng, loại thuốc này còn được dùng để điều trị duy trì và dự phòng cho những đối tượng bị bệnh hen. Liều lượng và cách dùng Budesonid cần được tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, tuyệt đối không được tự ý mua về để điều trị khi chưa tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.
Beclomethason
Ngoài việc điều trị dị ứng, Beclomethason còn được chỉ định cho các trường hợp bị hen phế quản, bệnh nhân bị suyễn mà không thể kiểm soát. Sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế trong quá trình điều trị, hãy chú ý dùng thuốc đúng liều lượng và đúng cách để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.
Những loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng dạng hít có ưu điểm là có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Mặc dù chỉ xịt một lượng nhỏ thì nó cũng có thể phát huy được tác dụng. Bởi các hạt thuốc sẽ bám lên lớp niêm mạc thuốc và có hiệu lực điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp dùng các loại thuốc xịt mũi nhóm corticoid không có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do sử dụng không đủ thời gian cần thiết hoặc do nghẹt mũi mà các hạt thuốc không đến được vị trí cần điều trị.
Vì corticoid có khả năng ức chế quá trình làm lành vết thương. Do đó, nó chỉ được dùng khi niêm mạc hô hấp đang khỏe mạnh hoặc bị tổn thương nhưng đã hồi phục. Ngoài ra, không được để chúng dính vào mắt vì thuốc có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Đồng thời, không dùng thuốc cho những trẻ em dưới 12 tuổi, đối với thuốc Beclomethason thì không được sử dụng cho bé dưới 6 tuổi.
Cũng giống như các loại thuốc dạng uống, thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng dạng xịt có thể gây tác dụng phụ như: Đau đầu, kích ứng mắt, mũi, viêm họng, buồn nôn và nôn, chảy máu cam, ngứa, sưng mặt, sốc phản vệ, ho, hắt hơi… Điều trị bằng thuốc dạng hít kéo dài cũng có thể gây ngộ độc toàn thân. Do đó, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng những loại thuốc này.
3. Nhóm thuốc gây co mạch
Ngoài 2 nhóm thuốc trên, các loại thuốc gây co mạch cũng có thể được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng. Chúng thường được chia thành nhiều dạng, bao gồm:
*) Nhóm thuốc dạng uống:
Các loại thuốc thường được dùng là ephedrin (sử dụng đơn lẻ), phenylpropanolamin, pseudoepherein, phenylephrin… (à những thuốc được phối hợp trong thuốc giao cảm). Tác dụng của nhóm thuốc này là gây co mạch, giảm phù nề, giảm sưng, trị ngạt mũi.
Tuy nhiên, cũng vì có tính chất giao cảm mà những loại thuốc này thường gây tác dụng phụ như: Tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau thắt ngực, nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, choáng váng, tay chân run. Do đó không được chỉ định loại thuốc này để điều trị cho các trường hợp bị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
*) Thuốc làm săn niêm mạc mũi:
Dung dịch natrichlorid 0,9% là loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng có tác dụng làm săn niêm mạc mũi. Đồng thời, nó có thể làm săn niêm mạc, chống phù nề, gây co mạch, làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Một ưu điểm của loại thuốc này là không chứa độc, do đó có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ ở bất cứ đối tượng nào.
Các loại thuốc thường được dùng là Xylomethazolin, Naphazolin… Khi mới sử dụng, các loại thuốc này có khả năng co mạch tại chỗ, giúp đỡ nghẹt mũi, chống phù nề. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau thì tác dụng của nó bị giảm đi, ngược lại nó còn làm nghẹt mũi hay gọi là phản ứng dội ngược.
Trường hợp dùng ở liều cao và trong thời gian dài, một phần thuốc có thể thẩm thấu qua lớp niêm mạc mũi gây tác dụng phụ toàn thân. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây thắt mạch máu, hoại tử niêm mạc mũi hoặc làm co thắt máu ở những cơ quan khác như tim, não, da… Vì vậy không được dùng 2 loại thuốc này cho trẻ nhỏ.
II/ Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây đem lại tác dụng mau chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn và cũng giúp bệnh mau được chữa khỏi, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:
Không tự ý mua thuốc về để dùng. Cần đi khám để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.
Uống thuốc và dùng thuốc đúng theo liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
Trong trường hợp thấy xuất hiện phản ứng quá mẫn, hãy nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng thường bắt nguồn từ các dị nguyên bên ngoài. Vì thế, xác định được tác nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc bệnh lần 2:
Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và các vật dụng trong nhà được sạch sẽ.
Đối với những người bị dị ứng với lông động vật, không nuôi chó mèo trong gia đình.
Nên đeo khẩu trang khi đi đường, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi.
Uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thuốc Chữa Viêm Xoang Dị Ứng Phổ Biến Hiện Nay Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hầu hết các bệnh nhân khi mắc viêm xoang dị ứng đều lựa chọn điều trị bệnh bằng thuốc tây. Bởi loại thuốc này khá tiện lợi khi sử dụng và có thể nhanh chóng đánh bay các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Có thể kể đến một số loại thuốc chữa viêm xoang dị ứng từ Tây y thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho người bệnh như sau:
Thuốc rửa mũi – thuốc trị viêm xoang dị ứng thông thường
Khi bị viêm xoang dị ứng các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến khích bệnh nhân dùng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mũi mỗi ngày.
Cách làm này tưởng chừng rất đơn giản, không có hiệu quả gì nhưng thực chất nó có vai trò rất quan trọng. Vì nước muối sinh lý có tính sát khuẩn khá cao nên có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang mũi, hốc xoang… đồng thời làm loãng dịch nhầy, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn và làm sạch mũi, giúp người bệnh dễ chịu, hết nghẹt mũi, sổ mũi.
Chữa viêm xoang bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh
Thuốc xịt thông mũi
Thuốc xịt mũi không còn quá xa lạ đối với các bệnh nhân bị viêm xoang mũi dị ứng. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, xoa dịu nhanh các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi,… Đặc biệt, thuốc có thể mang lại hiệu quả nhanh ngay khi dùng. Người bệnh sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái, không bị các triệu chứng khó chịu làm phiền nữa.
Hiện nay có rất nhiều thuốc chữa viêm xoang dị ứng dạng xịt, người bệnh có thể tham khảo như:
Thuốc xịt mũi Coldi-B
Thuốc xịt mũi Xylogen
Thuốc xịt mũi Aladka
Thuốc xịt mũi Thái Dương
Thuốc xịt mũi Flixonase
Thuốc xịt mũi Otilin
Kháng histamin – thuốc trị viêm xoang dị ứng cần thiết
Thuốc kháng histamin là một loại dược phẩm đối kháng lại hoạt động của các thụ thể histamin trong cơ thể khi xảy ra gặp các tác nhân gây bệnh. Loại thuốc này được dùng phổ biến để điều trị dị ứng nói chung, cũng như viêm xoang dị ứng nói riêng.
Nhóm thuốc này được phân thành 3 loại là H1, H2 và H3. Tuy nhiên, thuốc trị viêm xoang mũi dị ứng thường là thuốc thế hệ H1. Một số thuốc thế hệ H1 được dùng phổ biến là:
Promethazin hydroclorid
Clorpheniramin maleat
Brompheniramin maleat
Diphenhydramine hydrocloid
Hydroxyzin hydrocloid.
Thuốc chữa viêm xoang dị ứng – thuốc chống viêm
Viêm xoang dị ứng khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng, sưng tấy đỏ, phù nề. Từ đó, dẫn tới tình trạng sổ mũi liên tục, nghẹt mũi nhiều, xuất hiện mủ, các cơn đau nhức. Để khắc phục tình trạng này, sử dụng thuốc chống viêm là cách làm tối ưu nhất.
Thuốc chống viêm được chia làm 3 loại là thuốc chống viêm không Steroid, Glucocoticoid (Steroid) và thuốc chống viêm thực vật. Cụ thể gồm các loại thuốc sau:
Nhóm thuốc không Steroid: Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Indomethacin, Phenylbutazone, Oxicams,…
Nhóm thuốc Glucocoticoid: Dexamethasone, Hydrocortisone, Prednisolone,…
Thuốc chống viêm thực vật: tinh dầu các loại hoa, tinh dầu bạch đàn, bạc hà,…
Ngoài ra, nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt, đau nhức thì bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau, hạ sốt.
Những lưu ý khi dùng thuốc Tây y chữa viêm xoang dị ứng
Cần lưu ỳ gì khi dùng thuốc tây chữa viêm xoang dị ứng
Mặc dù các loại thuốc tây có tác dụng điều trị các triệu chứng do bệnh viêm xoang dị ứng gây ra khá hiệu quả và hỗ trợ quá trình chữa bệnh phát triển theo hướng tích cực hơn. Nhưng người bệnh cần phải nhớ răng, đây là con dao 2 lưỡi: nó có thể chữa khỏi bệnh nhưng cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Bởi vì, sử dụng các loại thuốc tây phải dựa vào tình trạng bệnh, cơ địa từng người nên phải đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, kê đơn chính xác. Việc tự ý dùng thuốc để điều trị sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc…
Khi dùng thuốc trị viêm xoang mũi dị ứng theo chỉ kê đơn của bác sĩ cần thực hiện đúng, đầy đủ các chỉ dẫn. Như nên ăn gì, kiêng ăn gì, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng,…
Để hạn chế gặp phải các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt hoặc các tác dụng phụ ngoài ý muốn người bệnh nên ăn no rồi mới uống thuốc. Hoặc cũng có những loại thuốc phải uống trước khi ăn hoặc trong bữa ăn. Cần lưu ý kỹ hơn về điều này.
Với các loại thuốc tây chữa viêm xoang dị ứng, để đạt được hiệu quả cao nên uống cùng nước ấm. Đồng thời cần uống nhiều nước trong ngày để tránh tình trạng mất nước, hỗ trợ quá trình đào thải.
Nếu có bất cứ biểu hiện lạ gì trong quá trình sử dụng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý.
Thuốc Đông y chữa viêm xoang dị ứng
Trong Đông y, viêm xoang mũi dị ứng do phế khí hư, vệ khí kém dẫn tới ngoại tà hoặc phong hàn tà xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, có thể dùng các bài thuốc từ thảo dược quý trong thiên nhiên để diệt khuẩn, làm lành các tổn thương ở niêm mạc mũi, bồi bổ thận, kích hoạt huyết, giúp tăng cường sức khỏe.
Một số thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng như:
Một số vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng bằng Đông y
Lưu ý khi điều trị bệnh viêm xoang dị ứng bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa viêm xoang dị ứng đều dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên nên khá lành tính, an toàn. Tuy nhiên hiệu quả thuốc mang lại thường chậm và được quyết định bởi tình trạng bệnh và cơ địa từng người. Đồng thời, người bệnh cần lưu ý thêm:
Kiên trì điều trị bệnh trong thời gian dài
Uống thuốc lúc còn ấm hoặc làm ấm thuốc mới uống
Nên mua thuốc ở các nhà thuốc uy tín
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập thể thao cũng như vệ sinh cá nhân để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Chữa viêm xoang dị ứng bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài dùng thuốc tây hay thuốc Đông y, thì người bệnh cũng có thể lựa chọn các bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng bằng mẹo dân gian rất đơn giản, an toàn lại cho hiệu quả cao. Chẳng cần đi đâu xa xôi, với những loại cây có trong vườn nhà bạn như: cây lược vàng, cây giao,… là đã có thể tiến hành chữa bệnh rồi.
Bài thuốc trị viêm xoang từ cây lược vàng
Cây lược vàng có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tiêu đờm và làm lành vết thương nên được sử dụng để trị bệnh viêm xoang dị ứng khá phổ biến. Cách làm như sau:
Cây lược vàng chữa viêm xoang dị ứng hiệu quả
Dùng 2 – 3 lá lược vàng rửa sạch, cắt khúc khoảng 1cm – 2cm.
Cho lá lược vàng vòa bát tô, nhỏ vài giọt dầu thực vật vào.
Hấp cách thủy khoảng 8 giờ, sau đó lọc lấy dung dịch lá lược vàng.
Thấm dung dịch lá lược vàng vào trong mũi ngày 2 – 4 lần để chữa bệnh.
Bài thuốc trị viêm xoang dị ứng bằng cây giao
Rửa sạch cây giao và cắt thành các khúc nhỏ vào trong nồi.
Đổ một lượng nước vừa phải đun cho tới khi nước sôi thì dùng để xông mũi.
Dùng khăn sạch to trùm lên đầu để tránh hơi nóng của nước khuếch tán nhanh.
Xông cho mũi trong vòng 15 – 20 phút.
Với cây giao cách làm cũng không kém phần đơn giản so với bài thuốc trên, người bệnh cần chuẩn bị khoảng 700g cây giao và làm như sau:
Sau đó người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái hơn, mũi thông thoáng hơn do dịch nhầy bị làm loãng và được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Kiên trì xông mũi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả cao hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Dùng trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!