Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Chữa Cảm Cúm Sổ Mũi Các Bạn Nên Biết Để Sử Dụng Cho Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Chữa Cảm Cúm Sổ Mũi Các Bạn Nên Biết Để Sử Dụng Cho Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuốc Chữa Cảm Cúm Sổ Mũi Các Bạn Nên Biết Để Sử Dụng Cho Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỗi khi thời tiết giao mùa lại là lúc chúng ta sẽ thường mắc các bệnh về đường hô hấp nhất, tiêu biểu nhất là cảm cúm với các triệu chứng gây kho chịu cho chúng ta nhất là hiện tưởng sổ mũi, vậy làm cách nào có trong tay những loại thuốc chữa cảm cúm sổ mũi trong tủ thuốc nhà bạn thì sau đây chúng ta cùng tìm hiệu các loại thuốc trị biểu hiện sổ mũi này.

Thuốc tây y.

Thuốc giảm đau hạ sốt: Trong các thành phần của thuốc giảm đau, hạ sốt thường có tác dụng là thông mũi, giúp điều trị hiện tưởng sổ mũi do trong thuốc có các thành phần như paracetamol, aspirin và ibupfofen. Đối với việc sử dụng thuốc có thành phần hạ sốt trên 38 độ mới sử dụng đến thuốc bởi sốt cũng góp phấn giúp bạn ra mồ hôi để làm bạn nhanh khỏi bệnh hơn.

Trong thành phần của thuốc giảm đau, hạ sốt thì cũng cần lưu ý không nên quá lạm dụng thuốc trong điều trị có thể dẫn đến việc ngộ độc. Nên cần phải thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của của bác sỹ. Trong thuốc có thành phần aspirin thì hạn chế sử dụng với trẻ em và những người mắc các bệnh về viêm loét tá tràng và các bệnh về đường hô hấp như hen…

Thuốc thông mũi: Thường thì khi bạn bị sốt sẽ gây chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc thông mũi để điều trị. Giúp bạn giải quyết vẫn đề chảy nước mũi với các thành phần có trong thuốc như naphazolin, oxymetazolin… làm thông mũi. Nếu bạn sử dụng thuốc ở dạng xịt thì hiểu quả nhanh hơn. Khi bạn có biểu hiện sổ mũi thì bạn nên sử dụng dạng thuốc này để bổ sung sao cho khỏi sổ mũi nhanh nhất.

Tuy nhiên thuốc cũng có hạn chế bạn không nên dùng đối với trẻ em thường gây ra mẫn cảm với thuốc nhất là đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Tất cả mọi loại thuốc kể cả thuốc dạng uống hay dạng xịt thì bạn cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh các trường hợp không mong muốn.

Thuốc đông y.

Ngoài các thuốc trên các bạn có thể sử dụng các bài thuốc đông y trong điểu trị sổ mũi ví dụ như sau:

Bài thuốc từ gừng: Với bài thuốc này bạn áp dụng chỉ trong 3 ngày là hết sổ mũi. Với các nguyên liệu cần chuẩn bị như gừng, muối hạt, nước tùy theo nhu cầu sử dụng.

Cách làm như sau: Gừng bạn tiến hành gọt sách vỏ và thái thành các lát rồi giã nhỏ cho nước lên nấu cùng, sau đó cho một chút muối hạt và cứ thế đun cho sôi. Sau đó bạn có tinh dầu gừng để uống trong 3 ngày là khỏi. Bởi gừng có tác dụng tán phong hàn công thêm tính sát khuẩn của muối nên việc điều trị sổ mũi rất tốt, nhất là đối với trẻ em.

Bài trước: Trị cảm lạnh nhanh đơn giản hiệu quả tại nhà bạn nên tìm hiểu

Thuốc Chữa Cảm Cúm, Ho, Sổ Mũi

CẢM CÚM

Cảm cúm là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Cảm cúm thông thường là bệnh bốn mùa mà con người hay mắc phải, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất vào lúc giao mùa và đông xuân.

Đông y gọi các chứng cảm, cúm là “thương phong”, mùa rét là “phong hàn”, mùa nóng là “phong nhiệt”, mùa mát là “phong ôn”. Tùy trường hợp của từng người bệnh mà sau khi bắt mạch, thầy thuốc sử dụng các phương thang khác nhau có gia giảm để kê đơn, nhờ vậy mà khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, với nhịp sống công nghiệp, xu thế sử dụng thuốc tây để điều trị cảm cúm đang ngày càng lấn át cách điều trị truyền thống dẫn đến một số hệ lụy nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều.

Nguyên nhân gây cảm cúm theo Tây y là do các virut thông thường gây bệnh đường hô hấp trên (mới nhiễm do tiếp xúc với người bệnh hoặc có sẵn trong cơ thể) gây ra khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu (do nhiễm lạnh, nhiễm nóng, nhiễm độc… đột ngột) với biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, có khi chảy nước mũi ròng ròng; có khi ớn lạnh, sợ gió. Thường cảm cúm chỉ 1 tuần là khỏi. Trường hợp cảm nặng có thể gây nhức đầu, sốt cao, người mệt mỏi (có khi đến 2 tuần mới khỏi),… dễ để lại biến chứng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Rất nguy hiểm cho người già, trẻ nhỏ, người sức yếu. Nếu cảm nặng sau 10 ngày không đỡ cần đi khám bác sỹ để điều trị kịp thời.

Hiện nay, có rất nhiều các loại tân dược và đông dược (bào chế công nghiệp) chữa cảm cúm được bán không cần đơn (thuốc OTC) ở các nhà thuốc và các điểm bán thuốc hợp pháp, phục vụ mọi lúc mọi nơi. Điều này đang rất cần được cảnh báo về tác hại của những thuốc này gây ra nếu dùng một cách tùy tiện.

THUỐC TÂY Y

Tân dược chữa cảm cúm có thành phần chủ yếu là: paracetamol (acetaminophen) có tác dụng hạ sốt, giảm đau, phối hợp với các dược chất khác như: clorpheniramin maleat (hoặc loratadin, fexofenadin) có tác dụng chống dị ứng; phenylpropanolamin (PPA) hoặc pseudoephedrin (PSE) hoặc phenylephrin có tác dụng giảm tiết đường hô hấp; với dextromethorphan có tác dụng giảm ho.

Tuy nhiên, một số hoạt chất có những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng:

Trên thực tế, những thông tin này có thể đã được cảnh báo ở tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhưng ít người sử dụng thuốc đọc kỹ hướng dẫn này, vì vậy vẫn sử dụng không đúng cách và tự gây hại cho chính mình hoặc người thân của mình.

CHÚ Ý

Để tránh hại gan: Không sốt cao (trên 38oC), không đau nhức: không dùng paracetamol. Khi dùng thuốc có chứa paracetamol không dùng một lúc nhiều dạng thuốc (đã tiêm không uống, đã uống không đặt thuốc hậu môn…) để tránh quá liều.

Để tránh đột quỵ: Người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch nặng, cường giáp, đái tháo đường… không dùng các biệt dược chứa PPA.

Không dùng clorpheniramin maleat và các biệt dược có chứa chất này cho bệnh nhân sau: Đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, tá tràng, loét dạ dày, trẻ sơ sinh, người mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú.

Trường hợp nhẹ như: hắt hơi, chảy nước mũi trong… chỉ cần uống thuốc chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin….

Thuốc giải biểu: Viên khung chỉ (xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, cam thảo bắc) của nhiều cơ sở sản xuất khác nhau.

Cảm xuyên hương, cảm tế xuyên, comazin (gừng khô, quế và 4 dược chất như viên khung chỉ).

Đáng lưu ý là các thuốc có cùng công thức như cảm xuyên hương (ngoài các tên đã nêu trên có thể trên thị trường còn nhiều tên khác) chỉ dùng cho trường hợp cảm lạnh là tốt nhất. Không dùng cảm xuyên hương cho người cảm nhiệt, cảm nắng (có thể làm cho bệnh nặng thêm). Cấm dùng cảm xuyên hương cho phụ nữ có thai (đã có trường hợp gây thai chết lưu), người đang nuôi con bú (giảm tiết sữa).

Các loại thuốc chứa tinh dầu như: cao Sao vàng, dầu Khuynh diệp, dầu Cửu long, dầu gió… Thường dùng để “đánh gió” hoặc bôi vào thái dương, cổ họng, ngực, bụng hoặc cho vào cốc nước sôi để xông mũi. Cần lưu ý khi dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi cấm dùng các loại có tinh dầu bạc hà vì tinh dầu bạc hà có thể gây ức chế hô hấp, dẫn đến ngừng tim, ngừng thở.

Acodine

Thành phần:

Mỗi viên chứa: Codein 10mg, Terpin hydrat 100mg, Natri Benzoat 150mg.

Tá dược vừa đủ: Microcrystalline cellulose, sodium starch glycollate, magnesium stearate, nước tinh khiết.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng ho.

Chống chỉ định: Suy hô hấp, ho do suyễn.

Thận trọng: cẩn thận trong trường hợp tăng áp lực nội sọ, có nguy cơ gây buồn ngủ, không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc: Không kết hợp thức uống có rượu, kết hợp có cân nhắc các thuốc chống trầm cảm tác dụng trên thần kinh trung ương.

Cách sử dụng:

Người lớn 1-2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.

Trẻ em từ 5-15 tuổi: 1/2 liều của người lớn.

Tác dụng phụ: Bao gồm các tác dụng phụ của các thuốc có chứa dẫn xuất á phiện, nhưng hiếm gặp và nhẹ ở liều điều trị: táo bón, ngủ gà, chóng mặt, buồn nôn, co thắt phế quản, phản ứng dị ứng ở da và ức chế hô hấp.

Đóng gói: Viên nén, vỉ xé 10 viên. Hộp 50 viên, 5 vỉ.

Bisolvon

Chống chỉ định: Không sử dụng Bisolvon trên bệnh nhân nhạy cảm với bromhexine hay các thành phần khác trong thuốc.

Thận trọng lúc dùng:

Cần thận trọng khi sử dụng viên nén Bisolvon trên bệnh nhân bị loét dạ dày.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cũng như kinh nghiệm lâm sàng cho đến nay cho thấy không có bằng chứng nào về tác dụng có hại lúc có thai. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó không nên sử dụng khi cho con bú.

Tương tác thuốc:

Dùng bromhexine chung với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxime, erythromycin, doxycycline) dẫn đến gia tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Tương tác bất lợi với các thuốc khác về lâm sàng chưa được báo cáo.

Tác dụng ngoại ý: Bisolvon được dung nạp tốt. Tác dụng ngoại ý nhẹ ở đường tiêu hóa được ghi nhận. Phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da, rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tiêm tĩnh mạch, không loại trừ khả năng có những phản ứng dị ứng nặng hơn.

Liều dùng và cách dùng:

Viên nén 8 mg :

Cồn ngọt 4 mg/5 ml (1 muỗng cà phê 5 ml) :

người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 10 ml (2 muỗng), ngày 3 lần.

trẻ em 6-12 tuổi : 5 ml (1 muỗng), ngày 3 lần.

trẻ em 2-6 tuổi : 2,5 mg (½ muỗng), ngày 2 lần.

trẻ em dưới 2 tuổi : 1,25 ml (¼ muỗng), ngày 3 lần.

Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48 mg cho người lớn.

Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.

Ống tiêm (4 mg/2 ml):

Bisolvon dạng ống tiêm được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa các trường hợp biến chứng nặng sau phẫu thuật đường hô hấp chẳng hạn như do suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhầy. Trong những trường hợp nặng cũng như trước và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật, 1 ống tiêm tĩnh mạch (thời gian tiêm 2-3 phút), ngày 2-3 lần. Dung dịch tiêm có thể dùng truyền tĩnh mạch chung với dung dịch glucose, levulose, muối sinh lý hay Ringer’s.

Bisolvon không được trộn lẫn với các dung dịch kiềm, vì tính chất acid của dung dịch thuốc (pH 2,8) có thể gây vẩn đục hay kết tủa.

Ghi chú: Bệnh nhân đang điều trị với Bisolvon cần được thông báo về sự gia tăng lượng dịch tiết.

Quá liều: Cho đến nay chưa có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận. Điều trị triệu chứng được chỉ định trong trường hợp quá liều.

CẢM XUYÊN HƯƠNG

Sản phẩm duy nhất được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cảm đông dược truyền thống trên 30 năm của các thầy thuốc vùng miền núi phía Bắc (Từ năm 1974). CẢM XUYÊN HƯƠNG Yên Bái có chứa gừng và các dược liệu, có tác dụng làm hết nhanh các triệu chứng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi. Đặc biệt Cảm xuyên hương Yên Bái được xem như là thuốc cảm an toàn nhất hiện nay.

Thành phần:

Bột xuyên khung…………132mg Bột gừng……………….15mg

Bột bạch chỉ……………….165mg Bột hương phụ……….132mg

Bột quế nhục…………………6mg Bột cam thảo………….5mg

Tá dược vừa đủ ………….1 viên

Công dụng – Chỉ định: Điều trị các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt xuất huyết.

Liều dùng và cách dùng:

Đóng gói: Hộp 100 viên/10 vỉ.

Hạn sử dụng: Xem trên vỏ hộp.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, nhiệt độ trong phòng.

CEDIPECT

Thành phần: Mỗi viên nang mềm chứa:

Dược lực:

Codein: có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não.

Glyceryl guaiacolat: có tác dụng kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khí quản làm tăng tiết chất dịch. Kết quả là làm giảm độ nhầy của chất tiết khí quản nên có tác dụng làm dịu ho.

Dược động học:

Codein: được hấp thu ở ruột. Sau khi uống, thời gian bán hủy là 2 – 4 giờ, tác dụng giảm ho xuất hiện trong vòng 1 – 2 giờ và có thể kéo dài 4 – 6 giờ. Codein được chuyển hóa ở gan và thải trừ ở thận dưới dạng tự do hoặc kết hợp với acid glucuronic. Codein hoặc sản phẩm chuyển hóa bài tiết qua phân rất ít. Codein qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu não.

Glyceryl guaiacolate: được hấp thu dễ dàng ở ống tiêu hóa, bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy là 1 giờ.

Chỉ định: Làm giảm triệu chứng ho và giúp long đàm.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trẻ em < 12 tuổi.

Suy hô hấp.

Ho do suyễn.

Không dùng để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm mủ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Liều dùng – cách dùng:

Không sử dụng quá 7 ngày.

Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, choáng váng, hoa mắt, nổi mẩn.

Thận trọng:

Các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thũng. Suy giảm chức năng gan, thận.

Có tiền sử nghiện thuốc.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng thượng thận hoặc giáp trạng, phì đại tiền liệt tuyến, tăng áp lực sọ não.

Thận trọng đối với người đang lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc:

Trình bày: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Cezil Cough

Thành phần mỗi viên: Cetirizine diHCl 5 mg, Guaifenesin 100 mg, Dextromethorphan HBr 15 mg.

Chỉ định: Ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất gây kích thích.

Cách dùng: Có thể dùng lúc đói hoặc no. Uống nguyên cả viên, không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Có thai, cho con bú. Trẻ < 12 tuổi.

Thận trọng: Ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính, có nguy cơ hoặc đang suy hô hấp. Không dùng kéo dài vì có thể lệ thuộc thuốc hoặc làm che dấu triệu chứng bệnh của bản thân.

Phản ứng phụ: Ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

Tương tác thuốc: (khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc) IMAO, Làm tăng tác dụng gây ngủ của thuốc ức chế hệ TKTW khác.

Trình bày và đóng gói: Viên nang mềm: hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 6 vỉ kẹp x 15 viên.

Nhà sản xuất: Ampharco USA.

Comazil

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Bột xuyên khung 126mg. Bột bạch chỉ 174mg. Bột hương phụ 126mg. Bột quế 6mg. Bột gừng 16mg. Bột cam thảo bắc 5mg. Tá dược: vừa đủ 1 viên nang.

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang.

Tác dụng:

Chỉ định: Phòng và chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi.

Chống chỉ định: Không có.

Thận trọng: Khi dùng cho phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc: Chưa thấy bất cứ tương tác thuốc nào.

Liều dùng – cách dùng:

Phòng cảm cúm: Ngay trước khi tiếp xúc với khí lạnh, trời mưa. Người lớn Uống 1 – 2 viên. Trẻ em Uống 1 viên, tốt nhất uống ở dạng bột.

Điều trị cảm cúm: người lớn Mỗi lần uống 2-3 viên. Ngày uống từ 2 – 3 lần/ngày. Trẻ em trên 5 tuổi: Mỗi lần uống 1 – 2 viên, ngày uống 2 lần. Trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày uống 2 lần.

Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang.

Dacodex

Số đăng ký: VD-11224-10

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang mềm

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương – VIỆT NAM

thành phần:

Chỉ định: Làm giảm triệu chứng ho do những nguyên nhân khác nhau: dị ứng đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi cấp và mạn tính.

Liều dùng – cách dùng: Dùng theo đường uống.

Chống chỉ định: Thận trọng:

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Người lái xe hoặc vận hành máy móc.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ 15 – 250C

Serrathin

Số đăng ký: VN-6158-02

Nhà sản xuất: Korea Arlico Pharm

Thành phần: Serratiopeptidase.

Tác dụng: Serrapeptase is a proteolytic enzyme of Serratia spp source. When taken orally, it relieves inflammation and oedema associated with trauma, infection or chronic venous insufficiency.

Phân loại MIMS: Men kháng viêm [Anti-Inflammatory Enzymes]

Phân loại ATC: M09AB – Enzymes ; Used in the treatment of musculo-skeletal disorders.

Nhóm dược lý: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp.

Chỉ định:

Viêm nhiễm sau phẩu thuật hay sau chấn thương.

Ngoại khoa: trĩ nội, trĩ ngoại và sa hậu môn.

Tai, mũi, họng : viêm xoang, polyp mũi, viêm tai giữa, viêm họng.

Nội khoa: phối hợp với kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng, long đàm trong các bệnh phổi như viêm phế quản, hen phế quản, lao.

Nha khoa: viêm nha chu, áp xe ổ răng, viêm túi lợi răng khôn, sau khi nhổ răng và sau phẩu thuật răng hàm mặt.

Nhãn khoa: xuất huyết mắt, đục thủy dịch.

Sản phụ khoa: căng tuyến vú, rách hoặc khâu tầng sinh môn.

Tiết niệu: viêm bàng quang và viêm mào tinh.

Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tương tác thuốc: Làm tăng tác dụng thuốc kháng đông khi dùng chung.

Tác dụng phụ: Dị ứng ngoài da, mày đay, tiêu chảy, biếng ăn, khó chịu & buồn nôn.

Chú ý đề phòng: Bệnh nhân rối loạn đông máu, suy gan, suy thận nặng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Liều lượng:

Uống: 5 – 10 mg/lần x 3 lần/24 giờ. Không bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc.

Uống sau mỗi bữa ăn.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.

Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-30 độ C).

Sinuflex

THÀNH PHẦN

DẠNG TRÌNH BÀY

Hộp 2 vỉ x 10 viên bao phim.

CHỈ ĐỊNH

Sinuflex P được chỉ định điều trị triệu chứng trong các trường hợp: cảm sốt, đau đầu, sổ mũi do dị ứng thời tiết, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, viêm mũi cấp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc quá mẫn chéo với pseudoephedrine.

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc suy thận, suy gan.

Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).

Bệnh tim nặng, bệnh mạch vành, tăng huyết áp nặng, xơ cứng động mạch nặng, bloc nhĩ thất, nhịp nhanh thất, cường giáp nặng, glocom góc hẹp.

Người bệnh đang lên cơn hen cấp, có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, tắc cổ bàng quang.

Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.

Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng chlorpheniramine vì tính chất chống tiết acetylcholin của chlorpheniramine bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.

Phụ nữ có thai, cho con bú.

Trẻ em dưới 15 tuổi.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Thuốc uống. Chỉ dùng cho người lớn.

Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 – 3 lần.

BẢO QUẢN Nơi khô thoáng, dưới 30oC, tránh ánh sáng.

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.

HẠN DÙNG 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

TOBSILL

Nhà sản xuất: F.T.Pharma (CTCPDP 3/2).

Đóng gói: Dạng viên nang nhỏ. Vỉ 20 viên hoặc lọ 200 v và 500 v.

Thành phần: Mỗi viên: Dextromethorphan HBr 15 mg, terpin hydrate 100 mg.

Liều dùng: Người lớn: mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần. Trẻ em trên 5 tuổi: mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.

Phân loại MIMS: Thuốc ho & cảm (Cough & Cold Preparations)

Phân loại ATC: R05FA02 – Chứa dẫn xuất của thuốc phiện và các thuốc ức chế ho, long đờm. Được sử dụng trong điều trị ho.

Thuốc Tiffy Điều Trị Cảm Cúm, Ho, Sổ Mũi, Hạ Sốt: Những Điều Bạn Cần Biết

Thuốc Tiffy là thuốc điều trị cảm cúm, ho, sốt, viêm mũi, đau nhức,… Hiện nay, thuốc được bào chế ở hai dạng: viên nén và dung dịch sirô. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Tiffy có một số tương tác thuốc và chống chỉ định, bạn nên đọc qua bài viết này để biết thêm chi tiết.

Tên biệt dược: Tiffy;

Phân nhóm thuốc: Cảm cúm.

Những thông tin cần biết khi dùng thuốc Tiffy 1. Dạng bào chế và quy cách trình bày

Thuốc Tiffy hiện nay được bào chế ở 2 dạng:

Dạng viên nén;

Dạng dung dịch sirô (syrup).

Dạng viên nén được trình bày theo vỉ và được đóng gói trong hộp giấy. Dạng dung dịch sirô được đựng trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa chứa 30ml, 60ml,… dung dịch Tiffy, có đóng gói hộp giấy bên ngoài.

2. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Tiffy bao gồm:

Paracetamol: Một loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt không chứa steroid.

Chlorpheniramine: Đây là một loại thuốc kháng các thụ thể hastamine H1 (gây đau ngứa do côn trùng cắn, gây giãn tĩnh mạch, gây viêm mũi dị ứng,…).

Phenylpropanolamine: Một loại thuốc tác động lên các tính mạch và động mạch trong cơ thể người dùng. Phenylpropanolamine thu hẹp các mạch máu, làm cho thông mũi, điều trị các bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi.

3. Chỉ định

Thuốc Tiffy được dùng để điều trị các bệnh hoặc triệu chứng sau:

4. Chống chỉ định

Thuốc Tiffy không phù hợp dùng cho các trường hợp sau:

Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng;

Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;

Người bị cường giáp, tăng huyết áp;

Người bệnh mạch vành.

Bạn chỉ được phép dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc Tiffy mà chưa được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Các bệnh nhân kể trên không nên dùng thuốc vì có thể gặp phải những hậu quả nguy hiểm khôn lường.

5. Cách dùng

Đối với dạng viên nén

Bệnh nhân uống thuốc Tiffy trực tiếp với nước lọc, nước sôi để nguội. Không nên dùng thuốc với nước có chứa cafein, cồn hoặc có gas. Các loại nước kể trên có thể làm giảm khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm mất tác dụng của thuốc khi vào cơ thể.

Đối với dạng dung dịch sirô

Bước 1: Người dùng rót một lượng sirô vừa đủ ra thìa hoặc cốc nhựa nhỏ.

Bước 2: Uống sirô thuốc Tiffy.

Bước 3: Uống thêm nước lọc sau đó để tráng miệng. Không nên uống thuốc với nước có gas, cafein hoặc rượu bia.

6. Liều dùng

Đối với thuốc Tiffy ở dạng sirô

Người lớn: 10ml/lần uống;

Trẻ nhỏ 1 tháng – 3 tuổi: 2,5ml – 5ml/lần uống;

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: 5ml/lần uống;

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5 – 10ml/lần uống.

Lưu ý, mỗi lần dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Đối với thuốc Tiffy ở dạng viên nén

Liều dùng ở người lớn:

Số lượng: 1 – 2 viên/lần uồng;

Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng ở trẻ nhỏ:

Số lượng: ½ viên/lần uống;

Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TIFFY CHI TIẾT

7. Bảo quản thuốc

Để thuốc Tiffy không bị mất hoặc giảm tác dụng, bạn nên bảo quản thuốc theo chỉ dẫn sau:

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C;

Không lấy thuốc viên ra khỏi vỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với môi trường không khí bên ngoài dễ làm thuốc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, dễ bị giảm tác dụng của thuốc;

Đậy nắp lọ thuốc kỹ ngay sau khi dùng (đối với dạng sirô);

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tiffy 1. Thận trọng

Người tham gia lái xe, điều khiển máy móc không nên dùng thuốc Tiffy. Bởi vì thuốc có thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này đó là bạn nên nghỉ ngơi sau khi đã uống Tiffy.

2. Tác dụng phụ

Thuốc điều trị cảm cúm Tiffy có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

3. Tương tác thuốc

Thuốc Tiffy tương kỵ với một số loại thuốc sau:

Rượu, các thức uống chứa cồn;

Các loại thuốc chống đông máu;

Các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng;

Thuốc chẹn beta;

Thuốc trị tăng huyết áp.

Người dùng không nên sử dụng thuốc Tiffy với các loại thuốc kể trên. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách xử lý nếu đang phải điều trị một bệnh khác bằng các loại thuốc kể trên.

Tương tác giữa hai loại thuốc sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng!

4. Cách xử lý khi dùng quá liều

Dùng thuốc Tiffy quá liều có thể gây tổn thương cho gan. Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều để rút ngắn thời gian điều trị. Hãy dùng thuốc điều độ theo chỉ định trong toa thuốc của bác sĩ.

Nếu nghi ngờ dùng thuốc quá liều và nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để thông báo càng sớm càng tốt.

5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Tiffy khi:

Chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa yêu cầu ngưng uống thuốc, bạn nên thực hiện theo và tuân thủ những hướng dẫn của họ sau đó (nếu có);

Khi triệu chứng của bệnh cảm, viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ho, đau nhức,… đã khỏi hẳn, bạn nên ngưng dùng Tiffy. Việc tiếp tục dùng thuốc Tiffy không mang lại lợi ích cho sức khỏe;

Khi dùng thuốc một thời gian và không thấy dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để tái khám.

Những Cách Trị Cảm Cúm Sổ Mũi Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc

Cảm cúm sổ mũi là căn bệnh thường gặp phải mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hay giao mùa. Nếu chẳng may gặp phải các triệu chứng của bệnh thì thay vì dùng thuốc kháng sinh, có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, bạn có thể áp dụng ngay những cách trị cảm cúm sổ mũi hiệu quả bằng những bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả từ những dược liệu có sẵn trong gia đình.

1. Cách trị cảm cúm sổ mũi bằng cúc tần 2. Sử dụng tỏi tía trị cảm cúm sổ mũi

Không chỉ là loại gia vị phổ biến mà theo y học cổ truyền tỏi tía còn là dược liệu có tác dụng cao trong việc chữa trị cảm cúm sổ mũi. Tỏi được biết tới có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, trừ ho, hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt. Công dụng này của tỏi là do trong thành phần của tỏi có chứa Allicin. Hoạt chất này có tác dụng kích thích hô hấp, tăng cường sự trao đổi khí của phổi, từ đó làm thông thoáng đường thở.

Cách sử dụng tỏi cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần xông mũi, họng bằng cách giã nát tỏi và ngửi nhiều lần hoặc giã tỏi ra và uống với nước. Ăn tỏi tía sống cũng là một cách trực tiếp trị bệnh hiệu quả. Mỗi khi trời chuyển lạnh, thì việc dùng tỏi hàng ngày sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm lạnh.

Trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì bạn có biết?

3. Sử dụng lá bưởi, vỏ bưởi để trị cảm cúm sổ mũi

Bưởi là loại trái cây mà vỏ ngoài và lá có chứa lượng tinh dầu lớn. Tinh dầu bưởi có vị ngọt, đắng, cay, tính ấm sẽ rất hiệu quả trong việc giải cảm và trị ho. Khi có các triệu chứng của bệnh cảm cúm, sổ mũi, người bệnh chỉ cần lấy lá bưởi tươi kết hợp với một số loại lá có tinh dầu khác như lá sả, lá chanh, hương nhu đun lên và xông giải cảm.

Còn nếu bị ho và có đờm thì lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh ở ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ và nấu với nước sôi, sau đó vắt bỏ nước và ngâm trong đường khoảng 1 tuần. Nước ngâm này sau đó ngậm và nuốt dần, sử dụng liền trong khoảng 5 ngày là sẽ có hiệu quả.

4. Chữa trị cảm cúm sổ mũi bằng gừng

Vốn được biết tới là vị thuốc rẻ tiền với nhiều tên gọi khác nhau như: sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tên gọi này được xác định tùy theo dạng gừng khô hay tươi, và màu sắc của gừng.

Cẩm nang cảm cúm và rubella ở trẻ nhất định đừng quên

Gừng vốn có vị cay, tính ấm, thơm, nên khi sử dụng gừng kết hợp với mật ong có thể tạo ra một loại kháng sinh cực mạnh không chỉ có tác dụng đánh bay các triệu chứng cảm cúm và sổ mũi mà còn giúp khí huyết lưu thông, đem lại cảm giác ngủ ngon. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hỗn hợp gừng và mật ong làm đồ uống phòng và trị bệnh.

Bài trước: http://benhvienthammymat.net/2023/04/16/bi-ho-co-dom-so-mui-uong-thuoc-gi-de-vua-toan-ma-hieu-qua/

Nấu Cháo Trị Cảm Lạnh, Sổ Mũi Cho Trẻ Cực Hiệu Quả

Sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trời chuyển lạnh, nhất là vào những ngày lạnh sâu. Thông thường, sổ mũi thường đi kèm với hiện tượng ho, sốt, ngạt mũi… – những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sổ mũi ở trẻ nhỏ đơn giản chỉ là bị lạnh xâm nhập, chưa có những dấu hiệu tiếp theo gây nên bệnh nguy hiểm.

Nguyên liệu:

1 nắm gạo tẻ, chú ý nên chọn loại gạo ngon, dẻo và thơm để khi nấu cháo có độ dẻo và hấp dẫn hơn

2 quả trứng gà ta

2 củ hành tím

Các gia vị cần thiết khác

Mang lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó thái sợi. Gạo vo 2 lần nước cho thật sạch sau đó cho 4 chén nước vào và hầm khoảng 30 phút gạo sẽ nở ra. Một mẹo nhỏ để có thể rút ngắn thời gian chế biến đó là bạn có thể cho gạo vào bình thủy tinh với nước sôi vào buổi tối hôm trước, đến sáng hôm sau chỉ cần đổ cháo ra nồi và đun nhỏ lửa, nêm nếm và thêm các thành phần khác mà không phải mất nhiều thời gian để trông nồi cháo vì sợ sẽ bị khét ở đáy nồi.

Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đặc biệt nên cho thêm một ít tiêu và hành tím băm nhỏ vì đây là 2 nguyên liệu vừa có khả tăng công hiệu cho bài thuốc giải cảm, vừa giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn;

Đun nhỏ lửa và đập trứng vào nồi, sau đó khuấy cho trứng tan đều và hòa quyện với cháo;

Cuối cùng cho tía tô vào đảo nhanh tay sau đó tắt bếp ngay và có thể múc ra chén cho bé dùng.

Lưu ý: Ngoài phương pháp nấu cháo, bạn có thể dùng lá tía tô kết hợp với một số loại lá khác như bưởi, xả, kinh giới, tre… để nấu nước xông giải cảm cho trẻ. Nhưng với những trẻ dưới 12 tuổi thì mẹ không nên áp dụng phương pháp này vì rất có thể sẽ khiến trẻ mất nước, chóng mặt thậm chí là bỏng rất nguy hiểm.

Nguồn tin: Bằng Lăng (TH)

Cảm Cúm Nhức Đầu Sổ Mũi Uống Thuốc Gì?

Hỏi: Chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi “cảm cúm nhức đầu sỗ mũi uống thuốc gì” để tôi chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Nếu xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau rát họng, đau nhức mình mẩy, ho và sốt cao thì nên dùng loại thuốc nào là tốt nhất.

Bạn cần phân biệt được đâu là cảm cúm thường và đâu là cảm cúm có ho để lựa chọn được loại thuốc đặt trị cho mỗi loại bệnh. Tất nhiên cách dùng thuốc để trị cảm cúm thường khác cảm có ho. Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để chọn thuốc điều trị cho đúng. Nếu chỉ hắt hơi sổ mũi nhức mình thì chỉ cần uống thuốc có 3 thành phần hoạt chất, nhưng cảm kèm ho, sốt phải sử dụng thuốc 6 thành phần.

Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol. Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt;

Cảm cúm kèm theo ho thì thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao. Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Paracetamol; Hydrochloride (PE); Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho.

Mách bạn chọn thuốc điều trị cảm cúm an toàn:

+ Chọn thương hiệu tin cậy: Đối với loại bệnh thường gặp này các mẹ hãy chọn các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.

+ Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc: Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.

+ Lưu ý hạn sử dụng: Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.

+ Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ: Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển…

Cảm Cúm Nhức Đầu Sổ Mũi Uống Thuốc Gì?

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Chữa Cảm Cúm Sổ Mũi Các Bạn Nên Biết Để Sử Dụng Cho Hiệu Quả trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!