Bạn đang xem bài viết Thuốc Bổ Ngâm Rượu Trường Xuân Đại Thọ Thang được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mong muốn trẻ mãi và sống lâu luôn là khát khao của con người trong mọi thời đại. Ở tuổi trung lão niên, cơ thể chúng ta đang diễn ra quá trình lão hóa không ngừng. Mọi chức năng của tạng phủ đều suy giảm dần theo thời gian. Tuy chúng ta không thể ngăn chặn được quy luật lão hóa của tự nhiên nhưng hoàn toàn có thể làm cho quá trình này chậm lại.
[Video] Bác Nguyễn Minh Tâm 75 tuổi chia sẻ bí quyết sống khỏe. Bác Tâm nhiều năm nay dùng rượu thuốc Trường Xuân Đại Thọ thang. Ngoài 75 tuổi, bác vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn, da dẻ hồng hào, không nốt đồi mồi, không đau nhức mỏi… Có lẽ, nhiều người độ tuổi 40 không theo kịp.
Những người sống thọ và sống khỏe đều biết cách dưỡng sinh để phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ như luyện tập thể dục dưỡng sinh, ăn uống dưỡng sinh, suy nghĩ tích cực và lạc quan… Ăn uống dưỡng sinh là một phương pháp chống lão hóa có tác dụng rõ rệt, giúp cơ thể bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết.
[Video] giới thiệu Trường Xuân Đại Thọ Thang
[Video] quy trình sơ chế dược liệu kỹ lưỡng để làm thuốc bổ ngâm rượu tại Y Tâm Đường
Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc bổ nổi tiếng giúp tăng cường sinh lực và sự dẻo dai cho cơ thể.
Các bài thuốc bổ này có thể dùng để sắc uống hoặc chế biến thành các món ăn, đồ uống hoặc cũng có thể dùng ngâm rượu.
Thang thuốc ngâm rượu Trường Xuân Đại Thọ là sự kết hợp của nhiều bài thuốc bổ nổi tiếng trong Đông y nhằm mang lại nền tảng sức khỏe bền vững, tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật từ đó làm chậm quá trình lão hóa, giúp kéo dài tuổi thọ.
Các bài thuốc bổ này đều cần thiết cho mọi đối tượng và khi kết hợp lại với nhau để ngâm với rượu không chỉ làm tăng tính hiệu quả trong việc bồi bổ mà còn có hương vị thơm ngon độc đáo.
Đối với thuốc bổ ngâm rượu khi sử dụng, chúng ta cần tuân thủ liều lượng hợp lý để có thể mang lại nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe.
Điểm khác biệt giữa Trường Xuân Đại Thọ thang và Đại Bổ Thang Đặc Biệt ở việc gia thêm các vị thuốc quý hiếm sau:
– Hồng sâm Hàn Quốc chính hãng Punggi.
– Nhung hươu trong thang thuốc này là loại cao cấp của Nga được thái lát.
– Hải mã chúa hay còn gọi là cá ngựa Indo, đây là loại đặc biệt quý hiếm có chiều dài bình quân 18cm.
– Trong thang thuốc này dùng Maca đen của Peru. Maca Peru đen có tác dụng tốt hơn hẳn Maca loại màu vàng và tím.
– Tam thất bắc là vị thuốc bổ huyết hoạt huyết và chỉ huyết nổi tiếng thường được dùng để điều trị xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim và thiếu máu não là bệnh lý thường gặp ở giai đoạn lão hóa.
Công dụng của Trường Xuân Đại Thọ Thang1. Bổ khí dưỡng huyết: Khí và huyết là 2 vật chất căn bản nhất để cấu tạo nên cơ thể và duy trì hoạt động sống.
Đông y có câu: “Khí huyết nội tồn tà bất khả can”, cho thấy khí huyết cũng chính là sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật.
+ Bổ khí: Nhân sâm là biểu tượng của trường sinh bất lão nhờ tác dụng đại bổ nguyên khí nên luôn là quân dược (vị thuốc chính) của các bài thuốc.
Nếu như Hồng Sâm “bổ khí trợ dương” thì Tây Dương sâm lại “bổ khí dưỡng âm”. Hai loại sâm này khi kết hợp cùng nhau sẽ giúp cơ thể chống mệt mỏi và lão hóa tốt nhất.
Nhân sâm khi kết hợp Phục linh, Bạch truật, Cam thảo sẽ tạo thành bài thuốc “Tứ Quân Tử thang” nổi tiếng với công dụng chính là “ích khí kiện tỳ”. Giúp cải thiện tình trạng mỏi mệt, hụt hơi, ăn kém khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, nhân sâm khi kết hợp với Ngũ vị tử, Mạch môn sẽ tạo thành bài thuốc “Sinh Mạch Tán” giúp “ích khí dưỡng âm, liễm hãn sinh mạch” để khí được bổ mà không thoát và để âm dịch được bảo tồn mà cơ thể không bị nóng nhiệt, khô khát.
+ Bổ huyết: 4 vị thuốc Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa hoàng tạo thành bài thuốc bổ huyết hòa huyết “Tứ Vật Thang”.
Bên cạnh đó, kết hợp với Nhung hươu có tác dụng “ích tinh huyết”, Tam thất có tác dụng “bổ huyết hoạt huyết”, Hà thủ ô, Đan sâm… giúp cho tác dụng bổ huyết và sinh huyết của thang thuốc trở nên hoàn hảo.
Khí huyết sung túc, tạng Tâm và tạng Can sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn mà không còn bị hồi hộp đánh trống ngực, khó ngủ và đau đầu. Sắc diện sẽ tươi nhuận hồng hào hơn.
2. Bổ phế thận, tráng dương, ích tinh huyết: có các vị thuốc chính như Nhung hươu, Hải mã, Maca Peru, Sơn thù, Nhục thung dung…
Tuy nhiên, Đông y dùng các vị thuốc nguồn gốc tự nhiên để cân bằng nồng độ Testosterone sẽ an toàn hơn cách đưa Testosterone tổng hợp vào cơ thể như cách của Y học hiện đại.
Ở độ tuổi ngoài 50, nồng độ Testosterone suy giảm nhanh chóng, điều này không chỉ làm giảm sự ham muốn và khả năng sinh lý mà còn làm giảm mật độ xương gây ra loãng xương, làm tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường, phì đại tiền liệt tuyến…
Nếu chỉ tập trung bổ dương, tráng dương sẽ tổn thương âm dịch. Vì vậy, cần các vị thuốc dưỡng âm sinh tân để điều hòa, cân bằng âm dương trong cơ thể.
3. Dưỡng âm, sinh tân: dùng các vị thuốc chính: Thục địa hoàng, Mạch môn, Ngọc trúc, Tây Dương sâm, Ngũ vị tử, Kỷ tử.
Để kiện toàn thể chất và nâng cao sức khỏe toàn thân, bài thuốc ngâm rượu này có thêm các tác dụng sau:
4. Dưỡng tâm an thần: Toan táo nhân, Bá tử nhân, Linh chi đỏ, Đan sâm, Tam thất, Long nhãn nhục, Nhân sâm.
Các vị thuốc này giúp cho người dùng giảm bớt căng thẳng, có được giấc ngủ sâu hơn.
5. Kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa (Tỳ là lá lách, vị là dạ dày): Dùng bài thuốc “Tứ Quân Tử thang” đã nêu trên.
Theo Đông y, vị chủ thu nạp, tỳ chủ vận hóa thức ăn để sinh ra tinh khí. Công năng của tỳ vị tốt giúp cho việc ăn uống thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, người khỏe mạnh.
6. Cường cân kiện cốt, khu phong, tán hàn, trừ thấp: Nhằm giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Đồng thời phòng chống sự xâm nhập của ngoại tà như phong, hàn, thấp vào cơ thể gây ra các chứng đau nhức khớp.
Các vị thuốc chính là: Nhung hươu, Phòng phong, Tục đoạn, Ba kích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tần giao, Thiên ma,…
Chú Nguyễn Thanh Thảo sau khi dùng hết Đại Bổ Thang Đặc Biệt, chú rất thích vì thấy sức khỏe tốt hơn nhiều. Sau đó, chú đến Y Tâm Đường để mua Trường Xuân Đại Thọ Thang.
– Người trung niên và cao niên (trên 35 tuổi) có mong muốn dưỡng sinh tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
– Người hay bị đau tê nhức mỏi xương khớp do phong thấp, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, thoái hóa khớp gối, đau thần kinh tọa, đau lưng, đau vai gáy, tê mỏi tay chân.
– Người suy giảm khả năng sinh lý, xuất tinh sớm, mệt mỏi sau mỗi lần quan hệ.
– Người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, ăn kém ngủ khó, hay quên, râu tóc bạc sớm.
– Một thang ngâm với 10-12 lít rượu trắng.
– Nên dùng rượu từ 38 – 50 độ dễ bảo quản được lâu và để dễ chiết suất các hoạt chất có trong dược liệu.
– Thuốc ngâm với rượu sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được.
– Khi dùng, quý vị cũng có thể pha rượu với một ít đường phèn hoặc mật ong để tăng thêm vị ngọt.
– Nam nữ đều có thể dùng được.
– Uống đến khi mực rượu bằng mực thuốc, quý vị có thể chắt hết rượu ra rồi ngâm lần 2 với 10 lít rượu.
Liều dùng: Mỗi lần 20-30ml, ngày uống 1-3 lần. Uống trong 8-12 tháng mới hết nước 1.
7.Tam thất 50g: tính ấm, vị ngọt hơi đắng. Công dụng: hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống
8.Phòng phong 30g: tính bình vị ngọt. Công dụng: khứ phong, giảm đau
9.Phúc bồn tử 30g: tính hơi ấm, vị ngọt chua. Công dụng: cố tính sáp niệu, ích can thận, minh mục
10. Thỏ ty tử 30g: tính ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ thận cố tinh, dưỡng gan sáng mắt.
11.Ngọc trúc 30g: tính hơi lạnh, vị ngọt. Công dụng: dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát.
12.Ngũ vị tử 30g: tính ấm, vị chua ngọt: Công dụng: liễm phế, tư thận, sinh tân liễm hãn, sáp tinh chỉ tả, an thần
13.Tần giao 30g: tính bình, vị đắng, cay. Công dụng: khứ phong thấp, chỉ tý thống, thanh thấp nhiệt.
14.Tục đoạn 30g: tính hơi ấm, vị đắng, ngọt, cay. Công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt.
15.Bá tử nhân 40g: tính bình vị ngọt. Công dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận trường, thông tiện.
chúng tôi kích thiên 40g: tính hơi ấm, vị ngọt, cay. Công dụng: bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp.
17.Phục linh 40g: tính bình, vị ngọt. Công dụng: Kiện tỳ an thần, lợi niệu thấm thấp.
18.Bạch thược 30g: tính hơi lạnh, vị chua đắng. Công dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống, liễm âm chỉ hàn.
19.Bạch truật 30g: tính ấm, vị đắng, ngọt. Công dụng: bổ khí kiện tỳ, táo thấp lợi thủy, cầm mồ hôi, an thần.
chúng tôi thảo 30g: tính bình, vị ngọt. Công dụng: ích khí bổ trung, thanh nhiệt giải độc, khứ đàm chỉ khái, điều hòa thuốc.
[Video] Gửi các thang thuốc bổ ngâm rượu cho khách hàng trên toàn quốc
21.Đan sâm 40g: hơi lạnh, vị đắng. Công dụng: hoạt huyết, lương huyết, an thần.
22.Đỗ trọng 40g: tính ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ gan thận, cường cân cốt
23.Đương quy 40g: tính ấm, vị ngọt, cay. Công dụng: bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, nhuận trường thông tiện
24.Hà thủ ô 40g: tính hơi ấm, vị ngọt, sáp. Công dụng: Bổ ích tinh huyết, cố thận, đen lông tóc.
25.Hoàng kỳ 40g: hơi ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu.
26.Thiên ma 30g: tính bình, vị ngọt. Công dụng: bình ức can dương, khứ phong thông lạc. Giúp cải thiện tình trạng đau đầu, đau thần kinh tọa.
27.Kỷ tử 40g: tính bình, vị ngọt. Công dụng: bổ gan thận, sáng mắt.
28.Mạch môn 30g: Tính hàn, vị ngọt, hơi đắng. Công dụng: dưỡng âm, nhuận phế thanh hỏa
29.Ngưu tất 30g: tính bình, vị đắng ngọt chua. Công dụng: hoạt huyết thông kinh, bổ gan thận, cường cân cốt, lợi niệu thông lâm, dẫn hỏa (huyết) hạ hành.
30.Nhục thung dung 40g: tính ấm, vị ngọt, chua, mặn. Công dụng: trợ thận, ích tinh, tráng dương, nhuận tràng.
chúng tôi táo nhân 40g: tính bình, vị ngọt. Công dụng: dưỡng tâm an thần, liễm hãn
32.Thục địa hoàng 40g: tính hơi ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ huyết tư âm, ích tinh.
33.Xuyên khung 30g: tính ấm, vị cay. Công dụng: hoạt huyết hành khí, khứ phong chỉ thống.
34. Long nhãn nhục 40g: tính ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.
35. Sơn thù du 30g: tính hơi ấm, vị chua, sáp. Công dụng: bổ ích can thận, thu liễm cố sáp.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là vị thuốc bổ quý hiếm được nhiều người yêu thích sử dụng. Quý vị có thể dùng thêm 3-10g để ngâm cùng với Trường Xuân Đại Thọ thang.
Nhung Hươu Ngâm Rượu Thành 2 Bài Thuốc Tráng Dương, Trường Thọ
Nhung hươu ngâm rượu là cách dùng phổ biến được nhiều người yêu thích. Vì cách dùng này giúp việc bồi bổ sức khỏe từ sừng non của hươu hoặc nai đực trở nên tiện lợi và hiệu quả.
Nhung hươu cũng rất thường được dùng kết hợp với các vị thuốc bổ khác để ngâm rượu. Nguyên tắc quan trọng trong cách ngâm rượu nhung hươu là phải đảm bảo dược liệu và rượu có phẩm chất tốt để phát huy được nhiều nhất những tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Nhung hươu thường được thu hoạch vào đầu mùa xuân và được xem là thượng dược trong các vị thuốc bổ Đông y.
Vị thuốc này có vị ngọt hơi mặn, tính nóng, có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, cường tráng gân cốt.
Nhung hươu có thể dùng độc vị (một mình nó) ngâm với rượu hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác thành những bài thuốc bồi bổ toàn diện hơn.
Nhung hươu ngâm rượu độc vịĐây là cách ngâm rượu nhung hươu đơn giản nhất, chỉ dùng một mình nhung hươu để ngâm với rượu
Dùng Nhung hươu khô 50 hoặc Nhung Hươu tươi 100g ngâm với 1 lít rượu nếp 45 độ. Sau 1 tháng là uống được, mỗi ngày 1-2 lần mỗi lần khoảng 20ml.
Cách ngâm rượu nhung hươu với nhân sâm, hải mãBạn lấy Nhung hươu ngâm rượu cùng với Nhân Sâm, Hải Mã và Câu Kỷ Tử theo tỉ lệ như sau:
Tây Dương Sâm 100g, Nhung Hươu 50g, Hải Mã Chúa 1 cặp hoặc 3 cặp Hải Mã thường, Câu Kỷ Tử 100g. Tất cả các vị thuốc này cùng cho vào bình ngâm với 4 lít rượu trắng 45 độ.
Nhung Hươu có tính nóng lại bổ dương rất mạnh nên dễ gây ra tình trạng “dương thăng” mà có các hiện tượng mặt đỏ, đau đầu sau khi dùng nhiều.
Khi dùng với Tây Dương Sâm có tác dụng bổ khí dưỡng âm và Câu Kỷ Tử có tác dụng bổ can thận âm sẽ không làm xảy ra tình trạng “dương thăng” nói trên.
Tây Dương Sâm, Hải Mã, Câu Kỷ Tử đều là những vị thuốc có mùi thơm, vị ngọt. Khi cùng kết hợp để ngâm rượu với nhung hươu sẽ tạo ra một bình rượu màu vàng nâu rất đẹp, có mùi thơm nồng độc đáo và những tác dụng tuyệt vời.
– Đại bổ khí huyết giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật và chống lão hóa
– Cường tráng gân cốt
– Bổ thận tráng dương giúp cải thiện và tăng cường khả năng sinh lý
– Một thang ngâm 3-4 lít rượu trắng. Sau 30 ngày ngâm là có thể dùng được
– Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 20-30ml
Trường Xuân Đại Thọ ThangThang thuốc ngâm rượu này, cũng có một số công dụng tương tự như Sâm Nhung Hải Mã thang nói trên. Nhưng do được bổ sung nhiều vị thuốc có tác dụng:
– Khu phong trừ thấp, cường tráng gân cốt như Phòng phong, Tục đoạn, Ba kích, Ngưu tất, Đỗ trọng.
– Dưỡng tâm an thần như Toan táo nhân, Bá tử nhân, Đan sâm, Long nhãn nhục
– Ngoài ra còn có Tam thất bắc và Đan Sâm là những vị thuốc bổ huyết hoạt huyết và chỉ huyết thường được dùng để điều trị xơ vữa động mạch, thiếu máu não là bệnh lý thường gặp ở giai đoạn lão hóa.
Vì vậy thang thuốc ngâm rượu Trường Xuân Đại Thọ có thể dùng để điều trị chứng đau nhức xương khớp do thoái hóa đốt sống, ngủ khó, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ là những chứng bệnh rất thường gặp ở người trung lão niên.
Thang thuốc này dùng 50g Nhung Hươu ngâm rượu cùng với hai loại nhân sâm quý là Tây Dương sâm Canada và Hồng Sâm Hàn Quốc.
Ngoài ra còn ngâm cùng với Hải mã chúa, Củ Maca đen 75g, Tam thất 50g và 28 vị thuốc khác.
– Người trung niên và cao niên (trên 35 tuổi) có mong muốn dưỡng sinh tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
– Người hay bị đau tê nhức mỏi xương khớp do phong thấp, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, thoái hóa khớp gối, đau thần kinh tọa, đau lưng, đau vai gáy, tê mỏi tay chân.
– Người suy giảm khả năng sinh lý, xuất tinh sớm, mệt mỏi sau mỗi lần quan hệ, tinh trùng yếu
– Người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, ăn kém ngủ khó, hay quên, râu tóc bạc sớm.
– Một thang ngâm 10-12 lít rượu trắng. Sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được.
– Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 20-30ml
Nếu như Tây Dương Sâm và Hồng Sâm là vị thuốc hàng đầu trong bổ nguyên khí giúp chống mệt mỏi, chống lão hóa còn Nhung Hươu là vị thuốc hàng đầu trong bổ thận sinh huyết và cường tráng gân cốt.
Thì Hải Mã là vị thuốc hàng đầu trong bổ thận tráng dương giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm…
Những lưu ý khi dùng rượu nhung hươu:– Người huyết áp cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
– Không dùng rượu này cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.
– Người âm hư hỏa vượng cũng không nên dùng.
Ngày này, Nhung Hươu không còn là vật phẩm quá xa xỉ đối với khả năng kinh tế của nhiều người.
Nhung hươu phẩm chất tốt ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn để bồi bổ tăng cường sức khỏe.
Sử dụng Nhung hươu ngâm rượu cũng là một phương pháp bào chế thuốc đặc trưng của Đông y được lưu truyền cho đến nay.
Để có bình rượu nhung hươu bổ khỏe, quý vị cũng nên lưu ý chọn rượu tốt để ngâm cùng.
Thân chúc quý vị sức khỏe dồi dào!
Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường
*Những tác dụng của nhung hươu khiến con người luôn săn tìm *Cách chế biến nhung hươu tươi và khô
5 Bài Thuốc Nhung Hươu Ngâm Rượu Thuốc Bắc Đại Bổ
Nhân sâm và nhung hươu là hai loại thượng dược trong Đông y, chắc hẳn nhiều người đã nghe tới Tứ đại danh dược “Sâm nhung quế phụ”, kết hợp hai loại dược liệu này các bạn sẽ có được một bình rượu thuốc đại bổ với những công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch, gan, thận, phổi, tăng cường vận động, chống loãng xương, tăng cường trí nhớ, bổ thận, tráng dương, trẻ hóa cơ thể, kéo dài tuổi thọ…
Chỉ bao gồm hai loại dược liệu nhưng rượu sâm nhung lại tăng cường được sức khỏe toàn bộ cơ thể, tác dụng đến tất cả các cơ quan, bộ phận,… và sử dụng tốt cho tất cả nam nữ, người cao tuổi.
Rượu nhung hươu trùng thảoTrùng thảo hay đông trùng hả thảo có tác dụng rất tốt đến hệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp tuần hoàn mãu, cũng có tác dụng tăng cường hoạt động của gan, thận, đặc biệt là phổi, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính, chống căng thẳng, stress…
Nhung hươu tăng cường sức mạnh gân cốt, bổ máu, bổ sung canxi, tốt cho vận động, đi lại, chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu,… Cả hai cũng đều hỗ trợ tốt để bổ thận, tráng dương, sinh tinh, kéo dài thời gian quan hệ.
Rượu nhung hươu hoài sơnRượu nhung hươu ngoài sơn là một bài thuốc đơn giản nhưng có công dụng rất hữu hiệu để chữa liệt dương, tinh loãng, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối, đi tiểu lắt nhắt, tay chân lạnh, chữa khó đậu thai. Dùng rất tốt cho cả nam và nữ.
Ngâm rượu theo tỷ lệ nhung hươu khô lát 40g, hoài sơn 40gr ngâm cùng lít rượu trắng 45 độ. Ngâm sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1-2 chén nhỏ trước khi đi ngủ.
Rượu sâm nhung hải mã có công dụng đại bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, giúp cường tráng gân cốt, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý. Mỗi ngày uống 1-3 lần, mỗi lần dùng 2-3 chén.
Rượu này gồm có tây dương sâm 100g, nhung hươu 50g, hải mã chúa 1 cặp, câu kỷ tử 100g, tất cả ngâm cùng 4 lít rượu trắng 45 độ. Rượu có màu vàng nâu, hương thơm dịu dễ chịu.
Rượu nhung bổ thận tráng dươngBài rượu thuốc này có công dụng bổ khí huyết, bổ tỳ phế thận, cường dương, sinh tinh cố tinh, kéo dài thời gian quan hệ, dưỡng tâm an thần, bổ gan, chắc khỏe xương khớp, tăng cường vận động.
Ngâm cùng 6-8 lít rượu trắng 45 -50 độ, dùng được sau 30 ngày, mỗi lần 20-30ml, ngày uống 1-3 lần. Rượu dùng tốt cho cả nam, nữ.
Nếu còn đang phân vân không biết mua nhung hươu ở đâu tốt thì Công ty Tamsoa chính là địa chỉ bán nhung hươu tươi, nhung hươu khô bảo đảm uy tín, chất lượng dành cho bạn. Vui lòng liên hệ Hotline 0933.583.666 – 0962.882.996 để biết thêm các thông tin và được tư vấn miễn phí!
Cá Ngựa Ngâm Rượu Với Thang Thuốc Y Tâm Đường Bổ Thận Tráng Dương
Theo Đông y, cá ngựa có mùi tanh, vị ngọt, mặn, tính ấm; quy kinh can thận; có tác dụng ôn thận, bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Rượu là tinh khí từ thủy cốc có vị cay ngọt, tính nóng, đi vào kinh tâm và can; có tác dụng làm tăng cường sự lưu thông khí huyết, hoạt huyết hóa ứ, khu phong tán hàn, ấm vị dưỡng tỳ, kích thích tiêu hóa, tươi nhuận da. Cá ngựa khi ngâm cùng với rượu và thuốc sẽ làm tăng hiệu quả bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh, đồng thời cũng dễ uống hơn do rượu và thuốc đã át bớt mùi tanh của cá.
*Lưu ý: Tác dụng có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Quý vị thân mến! Hiện nay, trên thị trường lưu hành rất nhiều bài thuốc và phương pháp để ngâm rượu với cá ngựa. Việc lựa chọn một thang thuốc ngâm rượu với cá ngựa vừa ý, có tác dụng bồi bổ cao, thơm ngon và an toàn cho sức khỏe luôn là nhu cầu thiết thực. Để giúp cho quý vị có một bình rượu thuốc cá ngựa tốt nhất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Y Tâm Đường Bổ Thận Tráng Dương Thang.
Y Tâm Đường Bổ Thận Tráng Dương Thang nhiều năm qua luôn được đông đảo khách hàng lựa chọn làm thang thuốc để ngâm rượu với cá ngựa. Đặc biệt, dược liệu làm thuốc được chọn lọc kỹ lưỡng, có phẩm chất tốt, được rửa sạch để loại bỏ các tạp chất rồi đem sấy khô. Sau đó, dược liệu được bào chế theo phương pháp gia truyền (sao, tẩm, thái phiến) để làm tăng hiệu quả của thuốc. Thang thuốc gồm 28 vị thuốc sau:
Củ Maca 40g, Đông trùng hạ thảo 20g, Lộc nhung 30g, Ba kích thiên 30g, Nhục thung dung 20g, Dâm dương hoắc 30g, Đẳng sâm 30g, Đương quy 30g, Hoàng kỳ 30g, Hà thủ ô 30g, Đỗ trọng 40g, Ngưu tất 30g, Kê huyết đằng 40g, Toan táo nhân 20g, Tỏa dương 30g, Thục địa hoàng 40g, Sơn thù du 30g, Đan sâm 30g, Hoài sơn 30g, Khiếm thực 20g, Kỷ tử 20g, Kim anh tử 30g, Thỏ ty tử 40g, Sa uyển tử 30g, Cúc hoa 20g, Đại táo 40g, Cam thảo 20g, Bổ cốt chỉ 20g.
*Lưu ý: Tác dụng có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Đối tượng sử dụng: người suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, hiếm muộn, hen suyễn, tiểu đêm nhiều lần, đau lưng mỏi gối, khó ngủ.
*Lưu ý: Tác dụng có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Cách dùng: Cá ngựa dùng từ 1 – 7 cặp ngâm với Y Tâm Đường Bổ Thận Tráng Dương thang và 6 lít rượu trắng. Nên dùng rượu từ 45 – 50 độ để bảo quản được lâu và để dễ chiết suất các hoạt chất có trong dược liệu. Thuốc ngâm với rượu sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được. Khi dùng, quý vị cũng có thể pha rượu với một ít đường phèn để đỡ đắng hơn. Nam nữ đều có thể dùng được.
Liều dùng: Mỗi lần 20-30ml, ngày uống 2-3 lần*Lưu ý: Người tăng huyết áp, bệnh gan, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú không được dùng
Phòng khám Đông y Y Tâm Đường
Cách Ngâm Rượu Cao Ngựa Đại Bổ Và Cường Tráng Gân Xương
Chào bác sĩ! Tôi được biết rằng cao ngựa, cao hổ…là những vị thuốc đại bổ giúp chữa nhiều bệnh và tăng cường sức khỏe cho người suy kiệt. Nhà tôi hiện tại có người bác vì bệnh phổi nhiều năm mà cơ thể suy kiệt, giờ bệnh phổi đã hết nhưng sức khỏe rất yếu so với trước kia. Tôi muốn ngâm rượu cao ngựa để bồi bổ cho bác nhưng không biết thực hư về tác dụng của cao ngựa liệu có tốt như lời đồn và nếu đúng thì cách ngâm rượu cao ngựa là như thế nào? (Anh Tín -Hà Nội )
Cám ơn anh đã gửi câu hỏi về phòng khám Y Tâm Đường. Tôi xin trả lời thắc mắc của anh rằng đúng thật cao ngựa là một vị thuốc quý và tốt cho sức khỏe. Cao ngựa giúp chữa cơ thể suy nhược cực kì hiệu quả. Để chi tiết hơn, tôi xin chia sẻ về dược tính cũng như thành phần có trong cao ngựa và cách ngâm rượu cao ngựa cho anh cũng như các bạn đọc khác cùng tìm hiểu.
Cao ngựa chính là xương ngựa, thường dùng là xương ngựa bạch được nấu chảy thành cao. Vì bản chất vốn là xương ngựa nên thành phần trong cao ngựa dồi dào nhất chính là canxi và vitamin D. Bên cạnh đó còn có keratin, canxi photphat và oscein, protein và nhiều acid amin thiết yếu khác cho cơ thể. Nhờ vậy mà cao ngựa rất có ích cho người loãng xương, người thiếu canxi, thường bị hạ canxi, lạnh tay chân, tê và chuột rút. Cao ngựa còn thích hợp để bổ sung cho người suy nhược cơ thể để da dẻ mau chóng hồng hào, khỏe mạnh trở lại.
Theo y học cổ truyền phương Đông, cao ngựa vốn là vị thuốc có vị ngọt, tính mát. Công năng của cao ngựa giúp bổ khí dưỡng huyết, mạnh cơ xương gân cốt, bổ thận tráng dương, an thần.
Vậy thì với những công năng kể trên, ai nên sử dụng bài thuốc từ cao ngựa?
Người thoái hóa cơ xương khớp, người già thường xuyên đau lưng, mỏi gối, loãng xương và mắc bệnh cột sống. Hoặc người bị gãy xương cần mau chóng phục hồi vết xương gãy để quay trở lại sinh hoạt bình thường.
Phụ nữ sau khi sinh bị thiếu canxi, hay lạnh tay chân, chuột rút, nhức mỏi cũng nên bồi bổ bằng cao ngựa, tuy nhiên không chọn cách ngâm rượu mà dùng với mật ong cho an toàn.
Người bệnh nặng hoặc vừa trải qua cơn bệnh nguy kịch, vừa mới phẫu thuật, sức khỏe suy kiệt, cơ thể yếu ớt có thể dùng cao ngựa để mau chóng lại sức, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nam giới yếu sinh lý, liệt dương, tinh trùng yếu cần phục hồi phong độ phái mạnh nên uống cao ngựa ngâm rượu sẽ thu được nhiều kết quả khiến bạn hài lòng.
Người lớn tuổi bị kén ăn, tiêu hóa kém nên gầy gò, hấp thu kém dùng cao ngựa để ăn ngon, tiêu hóa tốt và ngủ ngon hơn.
Trẻ em tuổi dậy thì cần tăng chiều cao, cho xương răng chắc khỏe cũng nên dùng bài thuốc từ cao ngựa.
Cao ngựa chứa đến 17 acid amin khác nhau nên bà mẹ đang cho con bú hoặc trẻ em đang lớn có thể sử dụng cao ngựa để bồi bổ cơ thể.
Trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc có thể dùng cao ngựa kèm mật ong hoặc cháo nấu cùng cao ngựa sau một thời gian ngắn sẽ thấy cơ thể phát triển, khỏe mạnh hơn trước.
Vì cao ngựa rất giàu đạm, nên người vốn bản thân đã mắc bệnh gút không nên dùng cao ngựa vì chuyển hóa không hết dễ gây ứ đọng tinh thể uric là đau và sưng khớp.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng cao ngựa.
Người có dấu hiệu suy thận, giảm độ lọc cầu thận, tiểu đạm cũng nên tránh dùng cao ngựa.
Khi dùng cao ngựa, bạn tránh ăn hoặc uống gần với lúc ăn các món ăn khác như hải sản, ớt, tỏi, tiêu hay nước chè đặc, rau muống.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm rượu cao ngựa:
100 gram cao ngựa chất lượng thái mỏng thành từng lát.
1 lít rượu trắng có nồng độ khoảng 40 độ, tốt nhất bạn nên dùng rượu nếp được lên men tự nhiên và nấu thủ công thay vì rượu công nghiệp trong nhà máy. Tuyệt đối không dùng rượu ngoại, rượu có màu để ngâm rượu hoặc ngâm bằng rượu có độ cồn quá cao làm rượu cao ngựa khó uống hoặc lắng cặn.
1 bình thủy tinh dày có nắp đậy kín để ngâm rượu.
Thực hiện ngâm rượu cao ngựa
Xếp những lát cao ngựa vào bình, đổ rượu ngập cao ngựa và đóng kín nắp, chờ đến khi cao ngựa tan hết là có thể dùng được. Bạn có thể thêm vào mình 100ml mật ong để rượu đậm đà dễ uống. Mật ong chứa nhiều chất kháng viêm, tăng sức đề kháng càng tăng cường độ bổ dưỡng của bình rượu.
Rượu cao ngựa ngâm có thể dùng được sau 7 ngày, nếu thường xuyên lắc bình để cao ngựa mau tan hơn thì sẽ dùng được sớm hơn nữa. Rượu cao ngựa thành phẩm nên được dùng hết trong tối đa 6-12 tháng, không nên để quá lâu. Mỗi ngày bạn uống 20-30 ml trong các bữa ăn 15 phút là được.
Nhiều bạn cảm thấy mùi vị của rượu cao ngựa không hợp với khẩu vị của họ, không quen uống mùi cao ngựa, thường nhờ tôi tư vấn ngâm thêm với 1 bài thuốc để tăng tính hiệu quả và để dễ uống hơn. Tôi thường tư vấn nên ngâm cao ngựa cùng với Đại Bổ Thang hoặc Đại Bổ Thang đặc biệt .
[Video] cảm nhận của bệnh nhân về Đại Bổ Thang
Bạn cũng có thể ngâm riêng 1 bình rượu cao ngựa và 1 bình rượu Đại Bổ Thang, khi uống pha chung với nhau theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2 cũng rất tốt.
Đại bổ thang là bài thuốc giúp điều hòa và phục hồi sức khỏe toàn thân, tăng cường chức năng của lục phũ ngũ tạng trong cơ thể. Với 30 vị thuốc khác nhau như nhân sâm Canada, hải mã, đông trùng hạ thảo, củ maca, nấm linh chi, ba kích thiên, ngũ gia bì, thỏ ty tử, nhục thung dung…
Thang thuốc này có tác dụng phục hồi công năng của ngũ tạng tâm, can, tỳ, phế, thận. Từ đó giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng và chống lão hóa, cường kiện gân cốt.
Ai nên dùng rượu Đại Bổ Thang?
Nam giới bị xuất tinh sớm, liệt dương, giảm nhu cầu tình dục.
Người tiêu hóa kém, suy nhược cơ thể, gầy yếu.
Người già nhức mỏi cột sống, đầu gối, cơ xương khớp.
Người bị thiếu máu, mới phẫu thuật, vừa trải qua bệnh nặng cần phục hồi lại thể lực.
Phụ nữ muốn hồng da đen tóc, tăng cường trí nhớ, dưỡng tâm an thần và bổ khí, dưỡng huyết.
Các cách sử dụng cao ngựa không ngâm rượuNếu không ngâm rượu, bạn có thể cắt một lát mỏng 5-10g hòa vào cháo để ăn hoặc cho vào mật ong, thêm ít nước loãng rồi chưng cách thủy là dùng được ngay.
Tuy nhiên, liều dùng cao ngựa đối với mỗi lưa tuổi là khác nhau. Với trẻ em, trẻ đang dậy thì dưới 18 tuổi chỉ nên dùng khoảng 5g một ngày, mỗi ngày 1 lần. Người già từ 60 trở lên cũng dùng với liều nhỏ tương tự. Những người trẻ, trung niên từ 20-59 tuổi thì có thể dùng nhiều hơn một ít, khoảng 5g đến 10g một ngày chia làm 2 lần sáng chiều.
Thời điểm tốt nhất để dùng cao ngựa là dùng trước bữa ăn từ 15-30 phút để các acid amin và khoáng chất trong cao ngựa hấp thu vào cơ thể hiệu quả hơn. Bạn nên kiêng trì sử dụng bài thuốc từ cao ngựa trong 2-3 tháng thì từ từ sẽ cảm nhận rõ rệt sự chuyển biến của sức khỏe.
Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường
Thập Toàn Đại Bổ Thang
Wikiduoclieu – Giới thiệu . Đây là bài thuốc đông y có từ lâu đời, là thang thuốc bổ khí huyết cho người bị bệnh, người bị suy nhược cơ thể,…
Thập Toàn Đại Bổ Thang đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, Việt Nam.
Bài thuốc là sự kết hợp giữa Tứ quân tử thang (Đảng sâm, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật) có tác dụng bổ khí, kiện tỳ và Tứ vật thang (Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung) có tác dụng bổ huyết; gia thêm Hoàng kỳ, Quế nhục.
Vì vậy, bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết và là phương thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân ở thời kỳ toàn thân suy nhược do các bệnh mãn tính để trị chứng thiếu máu, ăn uống kém ngon, phụ nữ sau khi sinh…
Đông Y Thập Toàn Đại Bổ ThangThành phần của bài thuốc:
Phân tích thang thập toàn đại bổcó: nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh, cam thảo kiện tỳ ích khớ. đương quy, bạch thược, thục địa tư dưỡng can huyết. xuyên khung nhập vào phần huyết mà lý khí, làm cho đương quy, thục địa bổ mà không trệ. nhục quế cay, ngọt, núng dựng trong phương thuốc dưỡng huyếtư bổ khí có sự ụn vận dương khớ, có công năng cổ vũ sự sinh trưởng của khí huyết. Sinh khương và đại táo hỗ trợ nhân sâm, bạch truật nhập vào khí phận để điều hoà tỳ vị. Phối ngũ toàn bài thu được tác dụng ôn bổ khí huyết.
Nhân sâm dưỡng vinh thang: do bài Thập toàn đại bổ bỏ Xuyên khung gia Thêm ngũ vị tử, viễn trớ, trần bì, sinh khương, đại táo trị chứng hư lao, khó thở, mất ngủ, hồi hộp, hoảng hốt, bàng hoàng, miệng họng khụ táo, mụn nhọt vỡ lâu liền.
Thỏi sơn bàn thạch thangDo bài thập toàn đại bổ bỏ nhục quế, phục linh; gia giảm thêm tục đoạn, hoàng cầm, sa nhân trị chứng động thai, hồi hộp, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, vô lực, không muốn ăn uống, lưỡi nhạt, mạch hoạt vụ lực. Đề phòng sảy thai, hoặc trường hợp hay sảy thai, đẻ non thì cách 3 đêna 5 ngày uống 1 thang, uống liền trong 3 – 4 tháng.
Nếu thể trạng hàn thì tăng sa nhân, giảm hoàng cầm.
Nếu thể trạng nhiệt thì giảm sa nhân, tăng hoàng cầm.
Nếu người rột, chân tay lạnh thì bội lượng nhục quế.
Nếu kinh nguyệt ra nhiều gia thăng ma, a giao, hạ liên thảo.
Các ứng dụng của bài thuốcDùng chữa suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều, dọa sảy thai, phụ nữ sau đẻ, người già yếu, người mới ốm dậỵ
Thập toàn đại bổ chính thang – Hòa Tễ Cục Phương
Đẳng sâm 16gr
Bạch truật 12gr
Bạch linh 12gr
Cam thảo 6gr
Đương qui 12gr
Thục địa 20gr
Bạch thược 12gr
Xuyên khung 8gr
Hoàng kỳ 10gr
Nhục quế 6gr
Thang thập toàn đại bổ này có vài vị khác
Cách dùng của bài thuốc: cắt thang, sắc uống
Giải thích bài thuốc: đây là bài bát trân thang ( kết hợp Tứ vật thang – gồm đương quy, thược dược, địa hoàng, xuyên khung với tứ quân tử thang – gồm phục linh, truật, nhân sâm, cam thảo) có thêm quế chi và hoàng kỳ.
Các chứng bệnh mà bài thuốc này trị cũng tương tự như những chứng bệnh của nhân sâm dưỡng vinh thang, nhưng trong các bệnh dùng thuốc này còn có tác dụng chữa ho nên có thể phân biệt được giữa hai bài thuốc.
Công năng: bổ khí huyết. Thuốc dùng trong các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon miệng, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, cơ thể thiếu máu. Bài này dùng trị các hư chứng ở thời kỳ toàn thân suy nhược vì những bệnh mạn tính, mục tiêu của bài thuốc là trị chứng thiếu máu, ǎn uống kém ngon, da khô. Thuốc này không dùng cho những người nhiệt cao và nǎng hoạt động, hoặc những người sau khi dùng thuốc này thì ǎn uống kém ngon, tiêu chảy, sốt.
Bài thuốc này nhìn chung có tác dụng bổ sung những phần hư về khí huyết, âm dương, biểu lý, nội ngoại, và với ý nghĩa có tác dụng toàn diện như thế cho nên bài thuốc này có tên là thập toàn đại bổ thang.
Bài thuốc còn được dùng trong những trường hợp khí huyết hư, người sốt rét, tháo mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, suy nhược sau đẻ, sau phẫu thuật, sau khi bị các bệnh nhiệt, thị lực giảm sau khi bị các chứng bệnh xuất huyết, lòi dom, tràng nhạc, v.v…
Bài thuốc Thập Toàn Đại Bổ trong bài viết này nhằm mục đích tham khảo! Quý vị không tự ý sử dụng chữa bệnh. Nên theo tư vấn của thầy thuốc theo bệnh lý từng người.
BÁT TRÂN THANG( Chính thể loại yếu)
Đương qui ( tẩm rượu) 12g
Bạch thược 12g
Bạch linh 12g
Xuyên khung 6 – 8g
Đại táo 2 quả
Đảng sâm 12g
Bạch truật ( sao) 12g
Thục địa 12g
Chích thảo 2 – 4g
Sinh khương 2 – 3 lát
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc: Bài thuốc gồm 2 bài: ” Tứ vật” và ” Tứ quân” hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết. Trong bài:
Tứ quân bổ khí.
Tứ vật bổ huyết.
Sinh khương, Đại táo để điều hòa vinh vệ.
Bài thuốc được dùng để chữa chứng bệnh lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược có hội chứng bệnh lý khí hư và huyết hư.
Bài này gia thêm 2 vị Hoàng kỳ và Nhục quế gọi là bài THẬP TOÀN ĐẠI BỒ THANG ( Y học phát minh), trị chứng khí huyết hư thiên về hư hàn.
Bài này bỏ Xuyên khung gia Hoàng kỳ, Nhục quế, Ngũ vị tử, Viễn chí, Trần bì, Khương, Táo gọi là bài NHÂN SÂM DƯỠNG DINH THANG ( Hòa tể cục phương). Trị bệnh giống như bài THẬP TOÀN ĐẠI BỒ có thêm tác dụng dưỡng tâm an thần.
Bài thập toàn đại bổ bài hợp lại từ bài Bát trân (gồm hai bài thuốc là bài Tứ quân với tác dụng bổ khí và Tứ vật bổ huyết), thêm hoàng kỳ bổ khí, nhục quế làm ôn ấm, thông kinh lạc.
THẬP TOÀN ĐẠI BỔ HOÀN / HOÀN THẬP TOÀN ĐẠI BỔ …Đây là tên sản phẩm của một số công ty dược phẩm bào chế thành dạng viên. Với công năng, công dụng cơ bản là tăng cường khí huyết, người suy nhược, bồi bổ sức khỏe có người mới ốm dậy, hoặc sau sinh nở…
Công dụng của thành phần Thập Toàn Đại BổPhân tích một số dược liệu trong thành phần thang thập toàn đại bổ
Thục địa là quân dược trong bài thuốc, là vị thuốc được chế từ tiên địa hoàng (rễ tươi của cây địa hoàng), qua cửu chưng cửu sái (chín lần chưng, chín lần phơi) mà thành.Tiên địa hoàng có vị ngọt, đắng, tính hàn – tác dụng thanh nhiệt là chính, còn thục địa có vị ngọt, tính ấm, quy ba kinh âm, bổ huyết là chính.Qua chưng – phơi, thục địa có tác dụng tư bổ Can âm, ích Thận tinh, dưỡng Tâm huyết.
Đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào ba kinh âm.Toàn đương quy tác dụng bổ dưỡng toàn cơ thể.Quy thân có sức bổ huyết mạnh nhất, dùng cho huyết hư nhiều mà không có huyết ứ.Quy vĩ (đuôi của đương quy) có tác dụng tiêu ứ mạnh, dùng khi huyết hư kèm huyết ứ.Đương quy tu (nhánh bên của củ đương quy), bổ âm huyết kém hơn, chủ yếu thông kinh lạc.Bạch thược có vị đắng, chua, hơi hàn, quy kinh Can, Tỳ, có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hoà Can chỉ thống.bạch thược nếu được chế với rượu và sao vàng với cám thì sẽ khử được tính hàn, tăng tác dụng bổ Can, Tỳ.
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy kinh Can, Đởm.Xuyên khung có vị cay nên có khả năng tán kết, là thuốc “trị huyết trong khí”. Sách Bản thảo hội ngôn có ghi: “Vị xuyên khung, thượng hành đầu mục, hạ điều kinh thủy, trung khai uất kết, huyết trung khí dược”, nên dùng cho bệnh khí huyết đều tốt.
Nhục quế: vị cay, ngọt và tính nóng; quy kinh: Thận, Tỳ, Tâm và Can; công dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.
Đây chính là yếu tố nổi bật trong thang thập toàn đại bổ giúp bồi bổ sức khỏe, chữa yếu sinh lý…
Mọi người tham khảo các dược liệu, có công dụng chữa trong chuyên mục: Sức khỏe giới tính
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Bổ Ngâm Rượu Trường Xuân Đại Thọ Thang trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!