Xu Hướng 3/2023 # Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ # Top 12 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyền dịch cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM). Ảnh: Lam Nhi

Hơn nữa, việc uống kết hợp như vậy vô tình đã khiến người bệnh dùng liều cao để hạ sốt nhanh là rất nguy hiểm. Đang sốt cao, nhiệt độ lại hạ xuống đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp càng khiến người bệnh thêm mệt mỏi, ốm hơn. Hay có những trường hợp, do bị sốt cao, uống thuốc sau 2 tiếng, bệnh nhân lại bị tái sốt, họ không hề băn khoăn, liền uống tiếp một liều hạ sốt mà không lường hết được những ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ. Vì ngay sau khi uống, Paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, đạt tới đỉnh cao trong máu khoảng từ 30 đến 60 phút, phân bố nhanh và đồng đều ở các mô trong cơ thể. Paracetamol được chuyển hoá chủ yếu ở gan và một phần nhỏ ở thận thành nhiều hoạt chất khác nhau để thải trừ ra khỏi cơ thể. Nếu uống quá liều Paracetamol sẽ có nguy cơ ngộ độc, làm gan bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chức năng gan.

Với thuốc hạ sốt paracetamol, tuỳ theo lứa tuổi, cân nặng mà có liều dùng khác nhau, nhưng mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Sau khi uống thuốc, cơn sốt xuất hiện khi chưa quá 4 giờ thì không được dùng thuốc ngay mà phải sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như uống nhiều nước, chườm nước ấm, cởi bỏ quần áo…

Chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol khi thân nhiệt trên 38,5°C. Không tự ý dùng thuốc kéo dài trên 3 ngày. Ngoài ra, cần lưu ý, khi sử dụng loại thuốc này tuyệt đối không được uống rượu, vì sự kết hợp giữa rượu và Paracetamol làm tăng độc tính đối với gan lên rất nhiều lần.

Thận trọng khi dùng cho trẻ, vì cân nặng cơ thể thấp nên dễ quá liều, hơn nữa chức năng khử độc và thải độc của gan và thận chưa hoàn thiện nên càng dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nếu trẻ uống 150mg/kg cân nặng trong một ngày là có thể bị ngộ độc. Dùng thuốc cho trẻ đúng liều nhưng kéo dài trên 5 ngày sẽ có nguy cơ ngộ độc vì thuốc được tích trữ lâu ngày trong cơ thể.

Ngộ độc Paracetamol thường để lại các hậu quả nặng về. Triệu chứng ngộ độc ngày đầu là mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, da xanh tái, móng tay móng chân tím tái… Ngày thứ hai có thêm các dấu hiệu nặng hơn như: đau vùng gan, da mắt vàng, đái ít. Ngày thứ 3 và thứ 4 biểu hiện toàn phát, rất nặng, người bệnh rơi vào trạng thái suy đa phủ tạng, hôn mê, sốc… Bị ngộ độc Paracetamol có thể bị tử vong bất cứ lúc nào nhưng thường tử vong sau 7 ngày ngộ độc.

Vì thế, với các thuốc hạ đau, giảm sốt không được dùng tuỳ tiện. Cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hoạt chất để tránh tình trạng uống các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất là paracetamol, gây quá liều, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Dùng thuốc phải theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

DS Trần Thúy Mỵ

Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Prednisone

Chia sẻ:

Prednisone là loại thuốc có chức năng tổng hợp giống như Cortisol, có tính kháng viêm cao gấp bốn lần mà ít gây phù. Prednisone là thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch, có tác dụng kéo dài 24h.

“Prednisone có thể được dùng ngắn hạn (dưới 2 tuần) để giảm bớt hiện tượng viêm trong một số bệnh viêm nhiễm thông thường, hoặc dùng dài hạn trong những bệnh rối loạn miễn dịch hoặc viêm mãn tính.” Theo tin tức y dược Cao đẳng dược hà nội.

Tác dụng phụ của prednisone có thể được chia thành ba nhóm.

Nhóm 1: là ảnh hưởng toàn thân, bao gồm chậm lớn và cơ thể có hình dáng đặc trưng là mặt to tròn như mặt trăng, da mặt đỏ và mỡ phân bố dồn về vùng vai và thân, còn tay chân thì khẳng khiu, da bụng có nhiều vết rạn màu tím, da toàn thân mỏng và dễ bị bầm tím.

Nhóm 2: là ảnh hưởng lên các cơ quan như cơ xương khớp (teo cơ, loãng xương, hoại tử đầu xương đùi), miễn dịch (dễ nhiễm trùng), tiêu hóa (viêm loét dạ dày), tim mạch (cao huyết áp, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch.

Khi tuyến thượng thận ngưng hoạt động kéo dài, Dược sĩ tư vấn sẽ khuyen bạn nếu dừng việc dùng prednisone đột ngột thì cơ thể sẽ thiếu hụt cortisol, dẫn đến rối loạn chức năng gần như toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân sẽ mỏi mệt, lừ đừ, bứt rứt, tụt huyết áp, có thể tử vong nếu không được bổ sung thuốc kịp thời.

Tóm lại, tác dụng phụ của prednisone dùng dài hạn là rất nhiều, nên việc sử dụng thường đòi hỏi thầy thuốc phải suy xét sự cân bằng giữa lợi ích thuốc mang lại và tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc prednisone

Dược sĩ Giang vũ – Trường cao đẳng y dược Pasteur cho biết: Bệnh nhân phải biết điều chỉnh lối sống và dùng kèm một số thuốc khác để hạn chế tác dụng phụ, chẳng hạn dùng thêm canxi và vitamin D để phòng ngừa loãng xương, giảm ăn mặn để tránh tăng huyết áp, giảm ăn ngọt để tránh đái tháo đường, tập thể thao tránh tăng cân, cần phải đi khám mắt ngay khi thị lực có triệu chứng bất thường để được phẫu thuật đục thủy tinh thể sớm. Cuối cùng, trong trường hợp ngưng thuốc, phải dùng thuốc với liều giảm từ từ trong vòng vài tháng trước khi ngưng hẳn để tạo điều kiện cho tuyến thượng thận… tỉnh lại.

Danh sách một số bệnh cần dùng thuốc dài hạn thường được chia thành bốn nhóm chính. Cụ thể, nhóm I đòi hỏi dùng thuốc liều cao, gồm bệnh lupus đỏ hệ thống, viêm da cơ thiếu niên, viêm đa cơ, bệnh mô liên kết hỗn hợp và viêm mạch máu toàn thân. Nhóm II là các bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên, cần dùng liều trung bình. Nhóm III gồm bệnh thấp, ban Henoch – Schönlein và bệnh Kawasaki, chỉ cần liều thấp. Nhóm IV cần những thuốc liều trung bình, bao gồm bệnh viêm đại tràng, xuất huyết do giảm tiểu cầu do miễn dịch và một số trường hợp hen phế quản nên tham khảo kiến thức y dược trước khi dùng thuốc.

Tác dụng thuốc có thể khác nhau tuỳ theo cơ địa của mỗi người dùng.

Cách Lựa Chọn Và Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ

Nguyên tắc căn bản, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt bình thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ đảm đương nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

2. Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần ăn nhập theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cấp thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.

3. Liều lượng thuốc hạ sốt căn bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.

4. Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để dự phòng tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất hiểm nguy đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

5. Đối với các bậc phụ huynh có con lần đầu, việc cho trẻ uống thuốc thỉnh thoảng gặp nhiều khó khăn nhất là những trẻ có tâm lý “sợ uống thuốc”, hiểu được điều đó các hãng dược phẩm đã bào chế ra những loại thuốc uống dành cho trẻ em có mùi, vị thơm ngọt dễ uống phần nào giúp các bậc bố mẹ cho trẻ uống thuốc dễ dàng hơn. Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng.

6. Dạng gói bột thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu…nhất là có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ bao tử và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 phút – 30 phút. Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80 mg, 150 mg và 250 mg. Tùy theo cân nặng của trẻ chúng ta sẽ tính được khá chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 10 kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150 mg.

7. Dạng si rô rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Với nhiều mùi vị khác nhau sẽ giúp trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự với loại hạ sốt dạng gói bột.

9. Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc si mê rô hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.

Thận Trọng Khi Dùng Thuốc Cảm Cho Trẻ Dưới 6 Tuổi

Trẻ em thường bị sốt, ho, sung huyết, sổ mũi… do thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn hay virut đường hô hấp. Thuốc dùng chữa các chứng này bán không yêu cầu có đơn, gọi chung là thuốc cảm OTC cho trẻ em. Vậy dùng các thuốc này cho trẻ em sao cho an toàn?

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm thuốc (FDA) cho phép dùng thuốc cảm OTC cho trẻ dưới 6 tuổi lần đầu tiên năm 1976. Đến năm 2007 cơ quan này mới xem xét và thấy quyết định trên còn có các khiếm khuyết sau: Không có số liệu nghiên cứu về hiệu quả độ an toàn làm cơ sở; các hướng dẫn sử dụng căn cứ trên nghiên cứu ở người lớn mà suy ra (ví dụ từ 2-5 tuổi dùng 1/4, từ 5-12 tuổi dùng 1/2 liều người lớn) mà không kiểm định lại ở trẻ em, không có hướng dẫn chi tiết dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Chính vì lẽ này Mỹ và một số nước đặt vấn đề nghiên cứu lại và đưa ra một số khuyến nghị.

Khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc cảm mà cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn dùng thuốc đúng. Ảnh: TM

Nghiên cứu thực tế, kiến nghị của các nước

Các nhà khoa học Mỹ đã phân tích 35 dạng thuốc có chứa histamin dùng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cho 9.000 người lớn và trẻ em, thấy: Thuốc không đem lại lợi ích lâm sàng như không làm giảm sung huyết mũi, không giảm chảy nước mũi, hắt hơi và không cải thiện các dấu hiệu chủ quan khác. Trong nghiên cứu thấy thành phần chống sung huyết phối hợp có đem lại một số ích lợi cho người lớn (6% người dùng) nhưng không đem lại lợi ích nào cho trẻ em.

Chương trình hợp tác giám sát phản ứng có hại của thuốc tại Mỹ (CADES) tổng kết 2 năm 2004-2005 có 7.091 trẻ dưới 12 tuổi phải cấp cứu do dùng thuốc cảm OTC, chiếm khoảng 6% trong tổng số các trường hợp các cấp cứu dùng thuốc chung. Trong số này có 25% dùng đúng hướng dẫn nhưng kết cục không như mong muốn, 60% dùng không có người hướng dẫn theo dõi chăm sóc. Số trẻ em đến khám vì tác hại của thuốc cảm OTC gấp 8 lần so với các thuốc khác, nhóm có tỷ lệ cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi và nhóm có tỷ lệ phản ứng có hại nặng hơn là trẻ dưới 2 tuổi

Kiến nghị của Mỹ và Canada:

Quý 3 (2009) Bộ Y tế Canada khuyến cáo không tán thành việc sử dụng tất cả các dạng thuốc cảm OTC cho trẻ em dưới 6 tuổi và đề nghị dùng thuốc cảm OTC thận trọng cho trẻ em trên 6 tuổi. Cũng thời gian này, FDA Mỹ khuyến cáo không dùng thuốc cảm OTC cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Thực trạng dùng thuốc cảm OTC ở nước ta và một số điều cần lưu ý

Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở nước ta nên trẻ dễ bị sốt, ho, sổ mũi thường gọi là cảm, thực chất là do nhiễm khuẩn hay virut. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thầy thuốc cho điều trị nguyên nhân. Nếu bị nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh, nếu bị nhiễm virut thì giữ cho trẻ khỏi bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng. Không nên bỏ qua việc khám xét này mà chỉ dùng thuốc cảm OTC kéo dài. Điều này sẽ làm trẻ không khỏi bệnh mà lại bị các tác hại do dùng thuốc cảm OTC kéo dài gây ra. Các chất trong thuốc cảm OTC có chất tương đối độc. Sai lầm trong dùng thuốc có thể dẫn đến tai biến nặng kể cả tử vong.

Nếu trẻ chỉ có một vài triệu chứng kèm theo bệnh nhưng ở mức nhẹ thì chỉ nên dùng thuốc OTC đơn. Ví dụ: Nếu chỉ sốt cao (do nhiễm vi khuẩn) thì cho dùng paracetamol, nếu sốt nhẹ (do nhiễm virut) thì không nhất thiết phải dùng paracetamol…

Khi cần thì mới chọn thuốc cảm OTC kép có nhiều chất nhưng nên chú ý ưu tiên dùng loại ít chất, có công dụng rõ ràng, ít độc, tránh việc hiểu sai và lạm dụng: ví dụ chlopheniramin có trong thuốc cảm OTC chỉ có tính chống dị ứng, tuy nhiên vì là chất ức chế thần kinh trung ương nên gây ngủ, ngủ được thì đỡ ho nên có bà mẹ tưởng đó là tác dụng tốt và dùng nó như một thuốc an thần, kéo dài thời gian dùng, sẽ gây hại cho trẻ.

Trên thị trường cũng còn loại thuốc cảm OTC dùng cho người lớn có chứa các chất giống như thuốc cảm OTC trẻ em nhưng hàm lượng cao hoặc có chứa các chất khác với thuốc cảm OTC trẻ em (thường là các chất độc cấm dùng cho trẻ em). Khi đi mua thuốc phải nói rõ là mua cho trẻ để tránh sự nhầm lẫn này.

Trong tình hình quản lý thực tế như hiện nay, các bà mẹ có thể mua thuốc cảm OTC một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cần nhớ việc chẩn đoán, dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhất là cho trẻ em dưới 2 tuổi rất khó. Do đó nên hỏi thầy thuốc để được hướng dẫn chu đáo. Trong quá trình dùng nếu thấy có điều gì bất thường, cần liên hệ với thầy thuốc để xử lý sớm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!