Bạn đang xem bài viết Spironolactone Là Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Trị Mụn được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên cạnh các loại kem, thuốc trị mụn bôi ngoài ra thì các sản phẩm thuốc uống cũng là phương pháp không thể thiếu, đặc biệt với các loại mụn viêm từ trung bình đến nặng, các loại mụn do yếu tố bên trong như nội tiết.
Spironolactone là gì?
Spironolactone có tên thương mại là tên thương mại Aldactone được phát hiện vào năm 1957 và được giới thiệu vào năm 1959, nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO.
Về chỉ định, Spironolactone được sử dụng điều trị rất nhiều vấn đề, mà chủ yếu là tình trạng phù nề do suy tim, sẹo gan hoặc bệnh thận, thuộc về một loại thuốc được gọi là thuốc lợi tiểu không tăng thải kali.
Đặc biệt Spironolactone còn là một loại steroid có khả năng ngăn chặn các tác động của hormon aldosteron và testosterone, và một số tác dụng tương tự như estrogen, bởi vậy được sử dụng để điều trị dậy thì sớm ở nam giới, tình trạng mụn trứng cá, tăng trưởng lông tóc quá mức ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đã trưởng thành.
Cụ thể thì với những thông tin trên có thể thấy rằng Spironolactone được xem là một trong những phương pháp tốt nhất trong ở phụ nữ trưởng thành, khi mà các biện pháp bôi ngoài da không hiệu quả, đặc biệt thích hợp hơn cả mụn nội tiếtIsotretinoin , và không gây tình trạng kháng, nhờn thuốc như corticoid hay kháng sinh.
Cơ chế và tác dụng trị mụn của Spironolactone
Trứng cá là kết quả của sự tăng sinh quá mức của bã nhờn, do hoạt động của tuyến bã nhờn, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết gây ra tình trạng bít tắc, tạo môi trường hoàn hảo và lượng thức ăn dồi dào cho sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Và một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự tăng tiết của tuyến bã nhờn chính là hormone, nhất là hormon tuyến thượng thận androgen.
Sự gia tăng của androgen sẽ lập tức gây ra tình trạng tăng tiết bã nhờn, da bóng dầu, dễ nổi mụn và lông tóc mọc rậm hơn. Với phụ nữ, tình trạng này có thể gặp trong giai đoạn dậy thì, hoặc một số bệnh lý về tuyến thượng thận, buồng trứng, tuyến yên hay tình trạng rối loạn hormone.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như an toàn trong điều trị mụn trứng cá của Spironolactone.
Một số nghiên cứu với phụ nữ trưởng thành bị mụn cho thấy việc sử dụng Spironolactone hàng ngày giúp giảm tới 50% mụn trên mặt, lưng và 37.5% mụn lưng, mụn cơ thể.
Hiệu quả này thậm chí còn cao hơn, có thể lên đến 80% nếu kết hợp với thuốc tránh thai, mà lại không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như các sản phẩm khác, đặc biệt với tình trạng mụn nội tiết.
Với những nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã kết luận Spironolactone sẽ ức chế bài tiết bã nhờn, giảm mụn, chủ yếu là mụn nội tiết từ trung bình đến nặng ở phụ nữ trưởng thành, vượt trội hơn hẳn thuốc bôi ngoài, và không gây kháng thuốc hay tác dụng phụ nguy hiểm như khi dùng kháng sinh, isotretinoin hay kháng viêm, đặc biệt là corticoid thời gian dài.
Ngay cả FDA cũng đã phê duyệt Spironolactone an toàn khi sử dụng lâu dài.
Cách sử dụng Spironolactone hiệu quả
Các loại mụn trứng cá viêm từ trung bình đến nặng ở phụ nữ trưởng thành bởi sự rối loạn hormone.
Cùng nhiều chỉ định khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định: Với người mắc một số bệnh lý sau:
Bệnh Addison
Tăng Kali huyết
Mẫn cảm với spironolactone
Suy thận cấp tính, tổn thương thận, vô niệu
Trong trị mụn trứng cá, spironolactone được sử dụng với liều lượng phổ biến nhất vào khoảng 25mg khi bắt đầu sau đó tăng dần lên 50 đến 100 mg hàng ngày tùy theo từng tình trạng. Thông thường spironolactone có thể được kết hợp với thuốc tránh thai và các sản phẩm trị mụn bôi ngoài để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ hình thành thâm, sẹo.
Nếu bạn có xu hướng bị mụn trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể được hướng dẫn dùng spironolactone trong tuần trước khi hành kinh.
Uống spironolactone sau khi ăn, nếu uống lúc đói có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, đồng thời uống nhiều nước vì đây là thuốc lợi tiểu.
Để thấy được hiệu quả, bạn sẽ cần khoảng thời gian từ 1 tuần – 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo mức độ đáp ứng của cơ thể. Bởi vậy hãy kiên trì và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Với khả năng chuyển hóa: spironolactone là thuốc lợi tiểu, có thể gây rối loạn điện giải, tăng kali huyết nghiêm trọng.
Với hệ thống thần kinh: Tình trạng ngủ gà, chóng mặt có thể xảy ra, bởi vậy cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng lú lẫn thay đổi khả năng tình dục.
Với hệ tiêu hóa: có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Hệ thống gan mật: bất thường chức năng gan.
Thận và niệu quản: suy thận cấp.
Với điều này, cần khám định kỳ để xác định mức độ các chất điện giải, đặc biệt ở người cao tuổi, người có tiền sử suy gan, thận.
Da và mô dưới da: rụng tóc, rậm lông, ngứa, phát ban, mề đay.
Cơ xương và mô liên kết: chuột rút chân.
Hệ thống máu và bạch huyết: giảm bạch cầu (bao gồm mắt bạch cầu hạt), giảm tiểu cầu.
Hệ sinh sản và tuyến vú: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, Mệt mỏi, Đau vú, hiện tượng vú to ở đàn ông
Toàn thân và điều kiện sử dụng: suy nhược.
Ngoài ra, thuốc còn có thể tạo các khối u lành tính, ác tính và không đặc hiệu (bao gồm u nang và polyp).
Tương tác thuốc
Việc sử dụng chung spironolactone với các sản phẩm có thành phần gây tăng kali, hoặc thuốc huyết áp có thể khiến tình trạng tăng kali huyết và tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.
Spironolactone có thể tương tác và thay đổi hiệu quả, tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khi dùng chung các thành phần có chứa norepinephrine, Aspirin, indomethacin và acid mefenamic.
Spironolactone làm tăng chuyển hóa của antipyrine.
Spironolactone khi dùng chung với amoni chorid hoặc cholestyramine sẽ tăng nguy cơ tăng Kali huyết.
Sử dụng spironolactone với carbenoxolone có thể làm giảm hiệu quả của một trong hai thuốc.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Không có nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, tuy nhiên với khả năng ức chế androgen, spironolactone có thể ảnh hưởng lớn đến hormone thai kỳ, hãy thông báo với bác sỹ tình trạng mang thai hoặc ý định mang thai trước khi sử dụng thuốc.
Với phụ nữ cho con bú, chuyển hóa của thuốc Aldactone có thể bài tiết qua sữa mẹ, hãy thông báo với bác sĩ trước khi dùng.
Qua đây hi vọng bạn, nhất là những người đang gặp phải tình trạng mụn nội tiết có thể hiểu về spironolactone – một trong những thành phần hiệu quả và phù hợp nhất để có được cách dùng và tác dụng như mong muốn.
Thuốc L Cystine Là Gì? Cần Lưu Ý Gì Khi Uống L Cystine Trị Mụn?
Thuốc trị mụn L Cystine được bào chế dưới dạng nang mềm, khi uống L cystine trị mụn, thuốc này trị được các loại mụn khác nhau cũng như có thêm rất nhiều những công dụng khác, đáp ứng được nhu cầu làm đẹp của phụ nữ.
Thuốc uống L cystine trị mụn
Vậy thuốc L Cystine trị mụn là gì?
Viên uống L Cystine trị mụn là một amino acid tự nhiên, có chứa gốc C – SH được tinh chế từ Nhung Hươu. Nó có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, làm chậm quá trình thoái hóa và lão hóa da.
► Với tác dụng trị mụn: Uống L cystine trị mụn giúp chuyển hóa và loại bỏ độc tố cho da, ngăn chặn mầm vi khuẩn xuất hiện, khống chế và diệt mụn trứng cá. Đặc biệt uống L Cystine trị mụn còn có tác dụng giải độc tố trong gan.
Bên cạnh điều trị mụn, L-Cystine còn giúp ức chế sự hình thành của hắc tố Melanin, giúp cho da trơn láng, mờ hẳn những vết thâm do mụn hay vết sạm nám da.
L Cystine trị mụn
Dược động học của thuốc l cystine trị mụn
– Hấp thu: L-cystine hấp thu tích cực từ đường ruột, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được từ 1-6 giờ sau khi uống, không gây hại cho đường ruột. – Phân bố: Thuốc L Cystine trị mụn được phân bố chủ yếu ở gan và có ở bề mặt cơ thể sau 5 giờ. – Chuyển hoá: thuốc được chuyển hoá qua gan như taurin và acid pyruvic. – Thải trừ: thuốc được thải trừ chủ yếu qua mật, 21% liều L-cystin được thải trừ trong vòng 24 giờ sau khi uống L cystine trị mụn.
Uống L Cystine trị mụn giúp đẹp da
Công dụng thuốc trị mụn L Cystine
– Trị mụn, chống nám sạm, làm trắng da: L cystinen sau khi xâm nhập đủ vào trong hắc tố bào (melanin) sẽ tác dụng với dopaquinone để tạo ra cystinyldopa. Tác động này có tác dụng chuyển hóa ở da, sẽ đào thải được lớp hắc tố bào, cặn bẩn, độc tố,… ra ngoài cùng với lớp sừng, do đó, trị được: Mụn trứng cá, sạm nám da do mỹ phẩm, thuốc (thuốc tránh thai…), có thai, suy gan, tuổi tiền mãn kinh, rám má, cháy nắng.
– Chống gãy rụng tóc và gãy móng: Viên uống L Cystine trị mụn còn có tác dụng tăng cường tạo keratin, làm vững chân tóc, cứng móng.
– Điều trị viêm giác mạc chấm nông, tổn thương biểu mô giác mạc: L cystinen giúp ức chế collagenase-enzym phá huỷ chất tạo keo, làm hư hại giác mạc.
– Ngoài ra Thuốc l cystine trị mụn còn là tác nhân đóng vai trò chủ yếu trong nhiều bệnh thoái hoá và lão hoá, do vậy thuốc có tác dụng chống lão hoá, tăng tuổi thọ.
– Trị viêm da dị ứng, eczema, mề đay, mụn trứng cá, phát ban trên da, tăng tiết bã nhờn.
L Cystine có tác dụng đào thải độc tố, giúp trị mụn, mờ sạm nám và chống rụng tóc
Liều dùng và cách uống L cystine trị mụn
Uống mỗi ngày 2-4 viên, liên tục 1 tháng.
Nếu nhận thấy có kết quả tốt thì bạn nên uống thêm 1-2 tháng nữa.
Đồng thời, bạn nên giảm xuống mỗi tháng uống 15 ngày (2 ngày uống 1 lần).
L Cystine uống trước hay sau ăn
Với trẻ em dưới 7 tuổi không sử dụng sản phẩm
Với trẻ em từ 7 tới 14 tuổi sử dụng ngày 1 viên sau bữa ăn
Với độ tuổi từ 15 trở lên sử dụng ngày 2-4 viên sau mỗi bữa ăn.
Chống chỉ định
Không được dùng cho những người suy thận, hôn mê gan.
Không dùng cho bệnh nhân bị chứng cystin niệu, trẻ em dưới 6 tuổi.
Với độ tuổi từ 15 trở lên sử dụng ngày 2-4 viên sau mỗi bữa ăn
Tại sao dùng L Cystine bị nổi mụn?
Ở trong giai đoạn đầu, bạn dùng L Cystine bị nổi mụn, đây là hiện bình thường do tác dụng thải độc qua da. Những chất bẩn, độc tố, sắc tố đen,… sẽ được đẩy ra ngoài cùng lớp tế bào sừng, do đó sẽ có dấu hiệu nổi mụn ở mức độ nhẹ. Sau khoảng thời gian mụn sẽ lặn, da hết mụn và sáng đẹp như mong muốn nên không đáng lo.
Uống L cystine trị mụn có tác dụng phụ không?
Viên uống L Cystine trị mụn ít có tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp duy nhất chính là hiện tượng nổi mụn trứng cá mức độ nhẹ do phản ứng đào thải độc tố.
Uống L cystine trị mụn hiệu quả
Một số điều cần lưu ý khi dùng L-Cystien:
– Tuyệt đối không sử dụng cho tình trạng suy thận nặng và hôn mê gan. – L-cystien có tác dụng chậm nên cần sự kiên trì của người dùng. – Sản phẩm không dùng cho bệnh nhân bị chứng cystin và trẻ em dưới 6 tuổi. – Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. – Bảo quản thuốc nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Ngày đăng: 07/07/2018, lượt xem: 221352
Coversyl Là Thuốc Gì? Tác Dụng Điều Trị, Những Lưu Ý
Tên thành phần hoạt chất: Perindopril agrinine.
Thuốc chứa thành phần tương tự: Coversyl 10mg.
Coversyl thuộc nhóm thuốc tim mạch, hoạt động bằng cách làm giãn các mạch máu, nhờ vậy có thể làm giảm huyết áp đồng thời kiểm soát huyết áp.
Thuốc Coversyl (perindopril) được chỉ định trong:
Tăng huyết áp mức độ nhẹ tới trung bình, sử dụng đơn trị hoặc phối hợp với một số thuốc khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid như: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Indapamide, Metolazone.
Suy tim sung huyết mức độ nhẹ đến trung bình, thường phối hợp thêm với thuốc lợi tiểu.
Tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim
2.1 Với bệnh nhân được chẩn đoán bệnh động mạch vành ổn định
Nên đánh giá và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ một cách cẩn thận nếu xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định trong tháng đầu điều trị
2.2 Người bệnh huyết áp thấp
Thuốc perindopril có thể gây hạ huyết áp liều đầu
Hạ huyết áp hiếm khi gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp không biến chứng và có nhiều khả năng xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn như tiêu chảy hoặc nôn, thuốc lợi tiểu; hạn chế muối trong chế độ ăn uống, lọc máu.
Lưu ý xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp ở những bệnh nhân suy tim, có hoặc không kèm theo suy thận. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị suy tim nặng, triệu chứng hạ huyết áp thể hiện rõ khi phối hợp đồng thời thuốc lợi tiểu quai (furosemid) liều cao.
Ở một số bệnh nhân bị suy tim sung huyết thì huyết áp có thể bình thường hoặc thấp, việc hạ huyết áp toàn thân có thể xảy ra khi dùng Coversyl
2.3 Người bị hẹp van động mạch chủ và van hai lá/ bệnh phì đại cơ tim
Nên thận trọng
Hiệu chỉnh liều perindopril theo chức năng thận
Theo dõi thường xuyên nồng độ kali và creatinine huyết trên đối tượng này
Lưu ý tác dụng phụ phản ứng phản vệ khi dùng thuốc
Cân nhắc sử dụng một loại màng lọc hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp khác
2.6 Bệnh nhân tăng huyết áp
Có nguy cơ hạ huyết áp và suy thận khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp một bên
Sử dụng đồng thời thuốc lợi tiểu có nguy cơ hạ huyết áp quá mức
Chức năng thận có thể bị ảnh hưởng trên bệnh nhân tăng huyết áp
2.7 Bệnh nhân quá mẫn và phù mạch
Phù mạch ở mặt, tay, chân, môi, niêm mạc, lưỡi và/ hoặc thanh quản là những tác động có hại hiếm gặp nhưng nguy hiểm, cần thận trọng lưu ý
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, ngưng Coversyl và theo dõi diễn tiến triệu chứng.
Một số trường hợp, các triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
Lưu ý đối với đối tượng bệnh nhân có tiền sử phù mạch
Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
4. Tác động không mong muốn khi sử dụng Coversyl
Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cảm giác tê bì và kim châm, rối loạn thị giác, ù tai, choáng váng do tụt huyết áp, ho khan, thở nông, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mệt mỏi.
Tác động không mong muốn hiếm như:
Lú lẫn, rối loạn tim mạch, rối loạn máu, rối loạn tụy và gan
thay đổi tính khí, khó ngủ, co thắt phế quản, phù mạch, khô miệng, khò khè, sưng phù mặt
Tăng kali máu: thuốc ức chế men chuyển, aliskiren, muối kali, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin-II, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, heparin, thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp và dãn mạch: hạ huyết áp quá mức
Lithi: tăng độc tính Lithi
Thuốc trị đái tháo đường: giảm đường huyết
Coversyl là một biệt dược chứa hoạt chất perindopril, được chỉ định để điều trị các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim sung huyết. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể xuất hiện các tác động có hại không mong muốn gây cản trở đến việc sinh hoạt hằng ngày hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tìm ngay đến bác sĩ khoa tim mạch để được hướng dẫn chi tiết giúp việc sử dụng thuốc hiệu quả hơn đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm xử trí kịp thời các triệu chứng.
Thuốc Bổ Máu Có Tác Dụng Gì Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thuốc bổ máu có tác dụng gì?” thì người bệnh nên tìm hiểu qua những thông tin cơ bản về thuốc bổ máu cũng như cách sử dụng cùng tác dụng của loại thuốc này. Cụ thể như sau:
Định nghĩa về thuốc bổ máu
Thuốc bổ máu có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người hiện nay, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Đây là loại thuốc giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết nhằm giúp cơ thể có đủ lượng máu cần thiết để đi nuôi các hoạt động sống khác. Trong thuốc thường chứa những thành phần cấu tạo của tế bào máu. Những thành phần này thường được nhiều người hấp thụ qua đường ăn uống nhưng lại do chế độ ăn uống chưa khoa học hoặc ăn chưa đủ no khiến cho cơ thể hấp thu kém nên bị thiếu máu.
Nên sử dụng thuốc bổ máu khi nào?
Không phải ai cũng có thể sử dụng tùy tiện thuốc bổ máu. Những đối tượng được xếp vào mục những người có thể sử dụng thuốc như sau:
Những người đang bị mất khá nhiều máu
Những người đang bị mất khá nhiều máu như đi ngoài ra máu, hành kinh kéo dài hay bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường ruột và những người chạy thận nhân tạo.
Những người đang thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chất sắt có trong hồng cầu chiếm khoảng 65 – 75% và có lượng dự trữ khoảng 15 – 30% so với tổng lượng sắt chung. Nên sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết hợp tủy xương để tạo nên tế bào hồng cầu và còn lại thì lưu trữ tại tủy xương, gan, lá lách và hệ nội võng mô. Thông thường thì nhu cầu sắt của mỗi người đối với nam là 1mg còn đối với nữ là 1,6 – 2mg. Cơ thể mỗi người sẽ có khả năng hấp thụ sắt từ động vật khoảng 15% còn thực vật là 5%. Ngoài ra, với các bà bầu thì ngay từ lúc hình thành phôi thai cho đến trẻ được 6 tháng thì nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể cũng được tăng một cách đáng kể ít nhất là 955mg sắt/ ngày. Điều này rất quan trọng đối với các bà bầu để không ảnh hưởng tới bản thân và trẻ.
Những người hấp thụ chất dinh dưỡng kém
Với những người hấp thu dưỡng chất kém thì thường là những người lớn tuổi hay những người mắc bệnh về đường ruột nên khả năng hấp thụ chất cũng giảm.
Thuốc bổ máu có tác dụng gì cho cơ thể ?
Thuốc bổ máu được nhiều người biết đến nhằm đảm bảo cơ thể không bị thiếu máu do tình trạng giảm số lượng hồng cầu. Tuy nhiên còn một vài tác dụng khác, cụ thể như sau:
Thuốc bổ máu giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhất cho cơ thể.
Thuốc bổ máu là một trong những phương pháp cân nhắc của nhiều người.
Thuốc bổ máu cũng có một vài tác dụng phụ hoặc tương tác trực tiếp với một số loại thuốc khác đang sử dụng.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc bổ máu
Sử dụng thuốc bổ máu cũng cần lưu ý những điều sau đây để có thể tăng tính hiệu quả thuốc cũng như hạn chế những trường hợp ngoài ý muốn. Cụ thể như sau:
Thuốc bổ máu chứa chất sắt
Sắt nắm vai trò rất quan trọng cho cơ thể, ở người bình thường thì nhu cầu sắt sẽ khoảng 0,5 – 1 mg trong 24 giờ. Tuy nhiên đối với những chị em đang hành kinh thì sẽ tăng gấp đôi và tăng gấp 5 – 6 lần đối với phụ nữ đang mang thai. Khi sử dụng thuốc, người dùng không nên uống kết hợp với đường bởi sẽ gây nên kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến việc lợm giọng, buồn nôn hay táo bón,… Những người mẫn cảm, bị thiếu máu do tan máu không nên sử dụng thuốc bổ máu. Ngoài ra, đối với người già và những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không nên sử dụng thuốc dạng viên mà chỉ được dùng ở dạng siro.
Thuốc bổ máu chứa axit folic
Thuốc bổ chứa axit folic là một loại vitamin tan trong nước và biến đổi trực tiếp trong cơ thể ở dạng hoạt động tetrahydrofolate. Thiếu chất này khiến cho sự phân chia tế bào bị chậm lại gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài việc sử dụng thuốc thì người dùng cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để tăng tính hiệu quả cho thuốc.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
Địa chỉ: Tòa nhà GIC, lầu 1, số 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
Hotline: 093.878.6025 – 1900633004
Website: https://ondinhtieuduong.com
Email: info@nesfaco.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Spironolactone Là Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Trị Mụn trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!