Xu Hướng 6/2023 # Sơ Cứu Ban Đầu Vết Thương Nông Ngón Tay Trong Sinh Hoạt # Top 13 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sơ Cứu Ban Đầu Vết Thương Nông Ngón Tay Trong Sinh Hoạt # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Sơ Cứu Ban Đầu Vết Thương Nông Ngón Tay Trong Sinh Hoạt được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, các trường hợp dẫn đến tổn thương nông ngón tay gây chảy máu rất thường gặp. Đa phần sẽ cầm máu và tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu, nhưng nếu rơi vào một số trường hợp xử lý ban đầu không đúng thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng làm vết thương trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

Thế nào là vết thương nông ngón tay?

Cơ chế thường do các hoạt đông sinh hoạt bình thường hàng ngày như làm thức ăn, sửa chữa vật dụng, vô tình va chạm vật sắc nhọn…

Vết thương kích thước nhỏ, chảy máu chậm và ít, mô thịt không dập nát, cử động ngón tay bị thương bình thường.

Nếu có bất cứ các dấu hiệu khác và bất thường không rõ thì nên xem đó là vết thương sâu, cần sơ cứu ngay và đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Sơ cứu ban đầu vết thương nông ngón tay gồm các bước sau đây: LÀM SẠCH – CẦM MÁU – BĂNG KÍN – THEO DÕI VẾT THƯƠNG Làm sạch

Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối trong 5 – 10 phút,loại bỏ tất cả bụi bẩn hoặc mảnh vụn có trong vết thương.

Nếu chấn thương là do dị vật đâm sâu vào thì không nên tự ý rút ra hoặc tác động lực trực tiếp lên chúng. Trong trường hợp này nên quấn khăn vải lại thành vòng đệm xung quanh dị vật và chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế có đầy đủ phương tiện chuyên môn.

Cầm máu

Dùng một miếng băng hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương, đồng thời tác động lực ép trực tiếp để cầm máu.

Băng kín

Sử dụng băng, gạc vô trùng, băng keo cá nhân băng vết thương; song cần lưu ý không buộc quá chặt gây cản trở lưu thông máu và khiến nạn nhân khó chịu.

Theo dõi

Các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn, có mủ hoặc xuất hiện sốt… có thể cảnh báo nhiễm trùng.

Đối với các vết thương bẩn (vật va chạm là kim loại, dính bẩn, hiện trường bị thương dơ bẩn…) , vết thương do động vật gây ra thì phải đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm ngừa.

Tuyệt đối không nên: bôi , đắp các loại thuốc, dung dịch không rõ nguồn gốc, xác bả ( các loại cây không rõ, thuốc lá,….) vì sẽ gây nhiễm trùng làm vết thương nặng nề hơn.

Các vết thương sâu ngón tay cũng thực hiện các bước sơ cứu như trên và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận 11

Đau Khớp Ngón Tay Uống Thuốc Gì

Bệnh lý cơ, xương, khớp thuộc nhóm bệnh phổ biến trong cộng đồng mà ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong cuộc đời. Có người bị đau những khớp lớn như lưng, đầu gối, cổ, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng đau ở những khớp nhỏ như khớp ngón chân, ngón tay cũng rất thường gặp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sông. Thế nên, câu hỏi đau khớp ngón tay uống thuốc gì luôn xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn chia sẻ về bệnh khớp.

Sụn và xương dưới sụn bị thoái hóa gây đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng đến lao động và làm mất đi sự linh hoạt vốn có của bàn tay. Triệu chứng đau tuy mơ hồ nhưng cần phải xác định rõ nguyên nhân để tìm ra phương thuốc cải thiện đau khớp ngón tay thích hợp.

Vì sao bị đau khớp ngón tay?

Những người không vận động thường xuyên sẽ rất dễ làm mất đi sự linh hoạt vốn có của các khớp xương, gây đau khớp ngón tay. Nhưng nếu vận động quá nhiều, làm việc quá sức cũng có thể làm cho các khớp đau nhức.

Xoa bóp giúp giảm đau khớp ngón tay

Cách xoa dịu các ngón tay bị đau

Khi mới xuất hiện những cơn đau nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng việc ngâm tay vào nước ấm, xoa bóp nhẹ các ngón tay. Nếu tình trạng đau vẫn dai dẳng và có xu hướng tăng nặng, người bệnh nên đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp để được chuyên gia kê toa thuốc đau khớp ngón tay thích hợp, tránh việc tự ý dùng thuốc sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn mà bệnh cứ nặng thêm.

Để giảm đau và rút ngắn thời gian cải thiện, người bệnh nên dùng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên với cơ chế giảm đau an toàn. Theo đó, bổ sung tinh chất PEPTAN là xu hướng mới được nhiều người lựa chọn. PEPTAN cung cấp nhiều acid amin quý giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp, phục hồi xương dưới sụn nhờ tăng mật độ xương, kết quả này đã được nghiên cứu lầm sàng tại Mỹ. Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng PEPTAN lâu dài để chăm sóc xương khớp toàn diện, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, duy trì tốt hệ vận động của con người.

Cách Cầm Máu Vết Thương Trong Vòng Ít Hơn 5 Phút

Nạn nhân khi bị chảy máu cần căn cứ vào vị trí vết thương và mức độ nghiêm trọng để có cách cầm máu vết thương đúng, tránh sai kỹ thuật. Thao tác cầm máu vết thương đòi hỏi phải vừa nhanh vừa đúng. Nếu chậm trễ, nạn nhân sẽ mất nhiều máu gây choáng váng. Nếu sai kỹ thuật sẽ làm liệt chi nạn nhân. Cả 2 trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

1. Nhận biết vị trí chảy máu

Chảy máu mao mạch

Mao mạch là hệ thống nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể đưa máu đi nuôi các mô trong cơ thể, phụ thuộc vào hai mạch lớn là động mạch và tĩnh mạch. Khi vết thương xảy ra ở mao mạch, vết thương chảy máu chậm, tràn ra từ từ sau đó tự đông lại trong vài phút.

Chảy máu tĩnh mạch

Khi chảy máu tĩnh mạch máu có màu sậm, máu chảy từ từ và hình thành máu đông để chặn sự chảy máu tĩnh mạch nhanh nhất. Tuy nhiên cần chú ý nếu chảy máu tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ thì có hiện tượng chảy máu ồ ạt, rất nguy hiểm.

Chảy máu động mạch

Động mạch là mạch máu chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể. Khi chảy máu động mạch thì máu sẽ phun thành tia và theo nhịp đập của tim nhanh hay chậm. Lúc này cần phải nhanh chóng cầm máu vết thương tại chỗ và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế không được chậm trễ.

Cầm máu vết thương bằng băng gạc

Cách cầm máu vết thương cơ bản với các dụng cụ

Đối với những vết thương nhỏ ( thường là các vết thương ở mao mạch ) máu chảy ra từ từ thì vết thương sẽ tự đông máu sau vài phút. Tuy nhiên với những vết thương ở động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải cầm máu vết thương bằng dụng cụ để giúp máu ngừng chảy và đưa người bị thương đến cơ sở y tế.

(1) Ấn động mạch

Đó là việc dùng tay ấn vào vị trí động mạch dẫn máu tới vết thương, biện pháp gấp chi tối đa cũng là một cách để hạn chế máu chảy tới vết thương. Chúng ta đều biết khi đi tiêm hay lấy máu xét nghiệm y tá nói ấn bông vào vết thương và gập tay lại, đó chính là cách cầm máu vết thương cơ bản nhất.

(2) Băng ép

Dùng băng đè ép chặt vào vết thương, tạo điều kiện cho vết thương hình thành cục máu đông. Phương pháp này dùng cho vết thương không thương tổn tới mạch máu lớn.

(3) Băng chèn

Băng chèn là một dạng băng ép nhưng có thêm vật chèn lên các vị trí động mạch, vật chèn được đặt trên động mạch, vị trí máu đi từ tim tới vết thương và được đặt gần vết thương. Sau khi đặt băng chèn dùng vòng băng siết chặt băng chèn để cố định và ép cho máu hạn chế chảy tới vết thương.

(4) Băng đút nút

(5) Kẹp

Kẹp dùng để kẹp mạch máu, thường hay áp dụng với vết thương rộng và nông. Dùng kẹp kẹp mạch máu lại sau đó đưa người bị thương tới cơ sở y tế.

(6) Dùng garo

Biện pháp này dùng dây cao su hoặc dây vải buộc vào chi. Đặt garo khi vết thương không thể cầm máu, dập nát, cụt chi. Ngoài ra biện pháp này còn dùng cho vết thương rắn cắn, ngăn không cho chất độc chạy lan ra khắp cơ thể.

Cầm máu vết thương bằng garo nếu không đúng sẽ gây hiện tượng liệt chi do máu không thể tới để nuôi chi đó. Vì vậy, khi đặt garo phải thường xuyên nới garo, khoảng 4-5 phút nới garo 1 lần. Khi nới garo cần có một người giữ phía trên động mạch sau đó một người sẽ nới garo từ từ. Sau khi nới garo không thấy máu chảy ở mạch vết thương thì có thể không cần thắt lại garo nữa.

Nới garo cần theo dõi biểu hiện trên mặt người bị thương, nếu thấy người bị thương sắc mặt thay đổi đột ngột, tím tái cần phải buộc garo lại ngay. Riêng với trường hợp bị rắn độc cắn thì không được nới garo vì có thể gây nhiễm độc máu.

Băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học – Thành tựu y học trong xử trí vết thương

Băng vết thương dạng xịt Nacurgo là một chai dạng dung dịch mà khi xịt vào vết thương sau vài phút khô đi tạo thành lớp màng sinh học học bao phủ bảo vệ vết thương. Nacurgo chỉ được được sử dụng khi vết thương đã cầm máu, giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành vết thương, với những ưu điểm vượt trội được tin dùng tại các nước phát triển:

Dạng xịt tiện lợi, nhỏ gọn và sử dụng đơn giản : Chỉ cần ấn nhẹ van xịt và xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ nhanh chóng khô sau vài phút và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ vết thương.

Vết thương được tuần hoàn thông thoáng : Một trong yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương là sự tuần hoàn, thông thoáng. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành. Nacurgo là băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học “siêu thoáng”, giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành.

Bài Thuốc Cầm Máu Vết Thương

Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.

Dùng một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ

Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu… Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.

Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:

Bài 1: Bột sâm đại hành (không hạn chế liều lượng). Chế biến: Dùng củ đã cắt bỏ rễ và thân, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy thật khô, tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông thật kín để nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni – lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 3: Lông cây cẩu tích tẩm cồn 90 độ, phơi khô. Khi gặp vết thương chảy máu thì lấy đắp vào vết thương rồi băng ép lại, máu sẽ cầm rất nhanh.

Bài 4: Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.

Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Cứu Ban Đầu Vết Thương Nông Ngón Tay Trong Sinh Hoạt trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!