Bạn đang xem bài viết Quy Trinh 79: Điều Trị Cảm Cúm được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. ĐẠI CƯƠNG: Cảm mạo và cúm là những chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Theo Y học cổ truyền, cảm mạo và cúm chính là bệnh cảnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt xảy ra khi phong tà (phong hàn, phong nhiệt) xâm phạm vào cơ thể nhân lúc chính khí giảm sút (sức đề kháng cơ thể kém). Các phương pháp điều trị và phòng bệnh cảm cúm theo Y học cổ truyền tương đối đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả, có thể chữa sớm tại nhà và tuyến y tế cơ sở, cộng đồng dễ chấp nhận, góp phần trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Theo Y học hiện đại, cảm mạo là bệnh cảm lạnh, cúm là bệnh cảnh nhiễm virut cúm.
II. CHỈ ĐỊNH:
Cảm mạo phong hàn: Cảm mạo (còn có tên gọi là “thương phong”)
Cảm mạo phong nhiệt: Cúm (còn có tên gọi là “thời hành cảm mạo”)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: – Các bệnh nhân sốt chưa rõ nguyên nhânIV. CHUẨN BỊ:
Cán bộ y tế: Y, bác sỹ, lương y đã được đào tạo theo quy chế
Phương tiện: Ngoài các dụng cụ dùng cho các bệnh nhân nằm điều trị nội trú, phải có đủ các vị thuốc nam, thuốc bắc để điều trị cảm cúm, phương tiện sắc thuốc uống, đun nước xông để phục vụ người bệnh.
Người bệnh: hồ sơ bệnh án theo đúng mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Y học cổ truyền chia thành 2 thể1. Thể cảm mạo phong hàn:
Triệu chứng: Mũi ngạt, nói khàn, hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc ngứa họng, ho, đờm nhiều trắng loãng, thậm chí đau đầu, đau mình mẩy, sợ gió, sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
Chẩn đoán nguyên nhân: Phong hàn
Pháp điều trị: Phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu)
Điều trị bằng thuốc:
Thuốc xông: Là phương pháp rất phổ biến và được cộng đồng ưa chuộng. Dược liệu sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương, kết quả lại cao. Có những trường hợp cảm mạo chỉ cần xông một lần là khỏi.
Bài thuốc xông: Nấu nồi xông với 3 loại lá:
Lá có tác dụng kháng sinh: lá hành, lá tỏi.
Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối.
Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,…
Mỗi thứ một nắm, Tổng cộng khoảng 200-300g, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lit nước, đun sôi. Đặc biệt những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại, bắc ra. Khi xông chùm chăn kín cả người bệnh và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng mùi tinh dầu bốc lên bệnh nhân. Xông từ 10 – 20 phút. Xông xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Sau khi xông, ăn bát cháo hành với tía tô (ăn nóng). Gạo tẻ 30g Lá tía tô thái nhỏ 8gMuối 1g Gừng sống 3 lát Hành sống giã nhỏ 3 củGạo nấu thật nhừ rồi cho hành, gừng, lá tía tô và muối vào. Nếu có trứng gà, đánh vào cháo 1 quả, khuấy đều, đem ra ăn khi còn nóng. Ăn xong đắp chăn độ 30 phút cho ra mồ hôi, sau đó lau khô và thay áo quần.Kinh giới 12g Tía tô 12g Sinh khương 3 lát Bạch chỉ 12g Trần bì 6g Quế chi 6g Bạc hà 10gSắc uống ngày 1 thang, uống 1 – 3 thang.
2. Thể cảm mạo phong nhiệt:
Triệu chứng lâm sàng: Phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, có ra mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi nặng, hầu họng sưng đỏ đau, ho ra đờm đặc, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt
Chẩn đoán nguyên nhân: Phong nhiệt
Pháp điều trị: Phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu)
Điều trị cụ thể:
Bạc hà 10g Ké đầu ngựa 12g Cát căn 10g Cam thảo đất 10gĐịa liền 10g Lá dâu 10gLá tre 10g Bạch chỉ 10g Cúc tần 10g Cối xay 10gSắc uống ngày 1 thang. Uống 3 thang.3. Phòng bệnh:Cảm cúm là một bệnh phổ biến, cúm thành dịch, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Các phương pháp dự phòng cảm cúm theo Y học cổ truyền rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương khiến cộng đồng dễ chấp nhận gồm các biện pháp sau:
Trong mùa dịch: nâng cao sức đề kháng, giữ cơ thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi.
Phát hiện sớm để cách ly.
Hạn chế tiếp xúc, hạn chế tập trung đông người khi có dịch.
Thời gian có cúm hướng dẫn mọi người dùng:
Tỏi: mỗi bữa ăn kèm vài nhánh tỏi sống. Người lớn 3 nhánh. Trẻ em ăn 1 nhánh.
Rượu tỏi: Giã nát 200g tỏi ngâm trong 1 lít rượu trong 2 ngày, lọc lấy rượu. Mỗi tuần uống 3 ngày, mỗi ngày từ 30-50 giọt.
Khi có dịch cúm dùng bông tẩm dầu tỏi bôi và hít vào lỗ mũi vào buổi sáng, chiều (hoặc giỏ mũi). Công thức: tỏi giã nát 20g + dầu vừng hoặc dầu lạc 200ml.
Châm hoặc day ấn huyệt Túc tam lý hàng ngày.
Khi đã mắc bệnh: áp dụng các phương pháp điều trị tiện lợi, đơn giản như đánh gió, nấu nồi nước xông, châm cứu hoặc dùng các vị thuốc sẵn có ở địa phương. Đối với thể nặng, có biến chứng phải phát hiện và điều trị kịp thời.Tóm lại: Cảm cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt ở nơi mật độ dân đông và mang tính truyền nhiễm. Do đó công tác dự phòng đóng vai trò quan trọng nên cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh, rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực. Trong thời gian bệnh lưu hành phải tiêm phòng dịch, vệ sinh môi trường.
Thuốc Điều Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh Glotadol F 100 Viên
Thành phần
Mỗi viên bao phim chứa:
Hoạt chất. Paracetamol 500mg, Phenylephrin hydroclorid 7,5mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan hydrobromid 15mg.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, pregelatinized starch, povidon K30, natri starch glycolat, silic dioxyd thể keo, talc, magnesi stearat, Opadry green.
Chỉ định
Làm giảm nhanh chóng các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm thông thường như sung huyết mũi (nghẹt mũi), hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, mày đay, ngứa mũi hay họng, ho, sốt, nhức đầu và đầu nhức mình, nhức đầu kết hợp với viêm xoang.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trẽn 12 tuổi: uống 1 viên/lần, 2 lần/ ngầy.
Trẻ em từ 6 -12 tuổi: nửa liều người lớn.
Trẻ em dưới 6 tuổi: theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Chống Chỉ Định
Quá mẫn với các thành phẩn của thuốc.
Suy gan hay suy thận nặng, thiếu glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Cường giáp nặng, bệnh tim mạch hay động mạch vành nặng, tăng huyết áp nặng, nhanh tâm thất, dùng chung hay trong vòng 14 ngày sau khi ngưng dùng các thuốc ức chế monoamin oxydase.
Đang dùng các thuốc ức chế monoamin oxydase, trẻ em dưới 2 tuổi.
Lưu ý khi sử dụng
Paracetamol nên được dùng thận trọng trên người nghiện rượu, bệnh nhân có chức năng gan hoặc thận bị suy yếu. Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Nên thận trọng khi dùng phenylephrin trên người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, glaucom góc hẹp, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, phình động mạch chủ, xơ vữa động mạch, người già trên 60 tuổi.
Thận trọng khi dùng loratadin cho người bị suy gan hay thiểu năng thận, xuất hiện những nốt phát ban có màu bất thường, thâm tím hay giộp da mà khống ngứa, người già, trẻ em dưới 2 tuổi.
Tránh uống rượu trong suốt thời gian điều trị với dextromethorphan. Lạm dụng dextromethorphan có thể xảy ra khi dùng thuốc với liều cao và kéo dài. Vì dextromethorphan có thể gây chóng mặt và buồn ngủ nhọ, do đó nên thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ do paracetamol thường nhẹ và có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc. Hiếm khi nổi mẫn, ban đỏ hay mày đay.
Các tác dụng ngoại ý do phenylephrin gây ra bao gồm giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, khó chịu ở bụng và ngực, khó chịu thượng vị, run, khó thở, xanh xao, tăng huyết áp kèm theo đau đầu và nôn.
Các tác dụng phụ thường gặp do loratadin bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng. Ít gặp các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn hay viêm dạ dày, đau bụng, viêm màng kết cũng như các triệu chứng dị ứng bao gồm phát ban, ngứa.
Dextromethorphan thường gây mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đỏ bừng. Thỉnh thoảng nổi mày đay và buồn ngủ nhẹ. Ức chế thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra trong trường hợp quá liều.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: xuất hiện dấu hiệu mới bất thường, sưng phù hay phát ban, cảm thấy hồi hộp, chóng mặt và mất ngủ, các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày hoặc có sốt kèm theo.
Tương tác với các thuốc khác
Paracetamol:Uống rượu trong thời gian dùng thuốc làm tăng nguy cơ gây độc tính của paracetamol trên gan.
Nguy cơ gây độc tính của paracetamol trên gan tăng khi dùng paracetamol liều cao và kéo dài trong khi đang dùng thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat, carbamazepin, các thuốc gây cảm ứng men gan hoặc isoniazid.
Thuốc này có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu như coumarin hay dẫn xuất indandion.
Phenylephrin có thể làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim như rung tâm thất nếu được dùng trong quá trình gây mê bằng các thuốc gây mê đường hô hấp như cyclopropane và halothan.
Chuyển hóa phenylephrin bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế monoamin oxydase ( MAOIs).
Phản ứng quá mẫn được báo cáo khi dùng phenylephrin đường uống cho bệnh nhân đang dùng debrisoquin.
Loratadin:
Loratadin chuyển hóa qua gan bởi hệ enzym cytochrom P450. Do vậy, dùng đồng thời loratadin với các thuốc ức chế hệ enzym này như cimetidin, erythromycin, ketoconazol, quinidin, fluconazol, và fluoxetin làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương.
Dextromethorphan:
Các phản ứng nghiêm trọng và đôi khi nguy hại đến tính mạng đã được báo cáo khi dùng dextromethorphan ở bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế monoamin oxydase.
Dextromethorphan được chuyển hóa qua gan lần đầu bởi hệ enzym cytochrom P 450 2D6. Vì vậy, khả năng tương tác giữa dextromethorphan với các thuốc ức chế enzym này như amiodaron, fluoxetin, haloperidol, paroxetin, propafenon, quinidin, và thioridazin cũng nên được chú ý.
Dùng đổng thời dextromethorphan với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như rượu, các thuốc kháng histamin và một vài thuốc hướng tâm thần có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Cho Bé Không Cần Thuốc
Thông thường, bệnh cảm cúm sẽ giảm hoặc dứt trong 7-10 ngày. Là bệnh do virus nên không cần điều trị kháng sinh, mẹ chỉ cần 5 bí kíp đơn giản sau đã giúp bé dễ chịu và mau khỏe hơn rất nhiều rồi.
Theo cách này, mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này. Với máy phun sương tạo độ ẩm, mẹ nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.
Mẹ nên đặt máy tạo độ ẩm ở phòng ngủ của bé, phòng khách lúc bé đang chơi để làm dịu bớt cơn nghẹt mũi khó chịu. Nếu bé đã đủ tuổi, mẹ có thể cho bé ngồi nghịch trong bồn tắm nước ấm, và đừng quên giám sát. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.
2/ TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BÉ Virus là tác nhân gây ra cảm cúm nên việc điều trị kháng sinh là không cần thiết. Lúc này, bé cần tăng cường miễn dịch để cơ thể mau chóng phục hồi hơn. Mẹ có thể tăng cường miễn dịch cho bé bằng biện pháp gián tiếp như bổ sung thêm một số thực phẩm (hoa quả giàu vitamin C, khoai lang, rau xanh đậm, sữa chua…), hoặc tăng cường miễn dịch trực tiếp bằng siro Imunoglukan. Nhập khẩu nguyên chai từ Châu Âu, Imunoglukan không chỉ giúp bé nhanh chóng phục hồi khi ốm mà còn phòng bệnh hiệu quả, giảm thiểu tái phát cũng như giảm tần suất mắc bệnh hô hấp.
3/ DÙNG BỘ XỊT VỆ SINH MŨI
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vì vậy rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn.
Mẹ cần sắm nước muối sinh lý để rửa mũi, dụng cụ hút mũi. Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Công thức như sau: Hòa toan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Đặt bé nằm ngửa, lót một tấm khăn dưới đầu bé, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi bé để làm lỏng các dịch nhầy. Giữ đầu bé khoảng 30 giây. Tiếp đến, dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt các dịch nhầy cho mỗi bên mũi. Mẹ không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp, bởi mũi của bé sẽ bị khô, và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
4/ DẦU NÓNG DÀNH CHO BÉ
Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cám cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé.
Với phương pháp trị cảm cúm này, mẹ có thể tìm mua các loại dầu dành cho em bé tại hiệu thuốc. Các sản phẩm này an toàn và phù hợp với trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Long não hay tinh dầu bạc hà chứa trong dầu nóng không nên sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, massage nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.
5/ KÊ CAO GỐI HƠN CHO BÉ KHI NGỦ Nâng đầu bé khi ngủ có thể giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể dùng gối, khăn gấp lại. Tuy nhiên, nằm gối cao chỉ thích hợp với trẻ 1 tuổi trở lên. Nếu bé ngủ trong nôi hoặc cũi, mẹ chỉ nên gối đầu cho con, đừng nên kê 2 chân của nôi hoặc cũi vì không đảm bảo độ chắc chắn và ổn định. Thêm một cách nâng đầu bé khi ngủ, cho bé vào xe đẩy, nâng cao đầu xe đẩy để bé thoải mái hơn khi ngủ và không bị chứng nghẹt mũi làm khó chịu.
(CÙNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VÀ NHẬN NHIỀU PHẦN QUÀ THÚ VỊ – Bấm vào nút “Khám phá”)
➡ 1. Làm trắc nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé
➡ 4. Các nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Imunoglukan trên trẻ nhỏ
➡ 5. Tham gia “CỘNG ĐỒNG NUÔI CON KHÔNG KHÁNG SINH”
Thuốc Điều Trị Cảm Cúm Tamiflu: Liều Dùng Và Chống Chỉ Định
Tamiflu là thuốc ức chế sự phát triển của virus. Thường được dùng để điều trị các triệu chứng do bệnh cảm cúm gây ra như nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt, ớn lạnh,…
Tên thuốc: Tamiflu
Tên gốc: Oseltamivir
Nhóm thuốc: Thuốc chống virus
Những thông tin cần biết về thuốc Tamiflu
1. Công dụng
Tamiflu được sử dụng để điều trị các triệu chứng do virus gây ra như nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức người, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh,… Ngoài ra, Tamiflu cũng được dùng để phòng bệnh cảm cúm.
Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của virus cúm. Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2. Chống chỉ định
Tamiflu chống chỉ định với các trường hợp sau:
Người mẫn cảm, dị ứng với những thành phần trong thuốc
Bệnh nhân suy thận nặng hoặc đang chạy thận nhân tạo
Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và thải trừ thuốc. Do đó, bạn cần trình bày với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được điều chỉnh liều lượng sử dụng hoặc được chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.
3. Cách dùng
Trước khi uống thuốc, cần đọc hướng dẫn trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi bạn dùng thuốc đúng cách, sử dụng thuốc sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.
Uống thuốc trực tiếp với một ly nước đầy, không bẻ, nghiền hay pha loãng thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy trao đổi với bác sĩ để dùng thuốc kèm với thức ăn nhằm giảm kích thích lên cơ quan tiêu hóa.
Dùng thuốc pha với một ly nước lọc, khuấy tan và uống ngay sau đó. Thuốc có thể bị lắng đọng tại đáy hoặc thành ly, do đó bạn nên tráng thêm một lần với nước lọc và uống hết phần nước này.
Thời gian dùng thuốc để điều trị cảm cúm không quá 5 ngày. Nếu bạn dùng thuốc để phòng ngừa cảm cúm, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng đến 10 ngày.
4. Liều lượng sử dụng
Liều dùng của thuốc Tamiflu phụ thuộc vào mục đích sử dụng, triệu chứng bệnh và độ tuổi của từng trường hợp. Vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để trao đổi về vấn đề này trước khi dùng thuốc
Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng để điều trị bệnh cảm cúm thông thường
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:
Dùng 75mg/liều, ngày dùng 2 liều
Dùng trong 5 ngày liên tục
Trẻ em:
Trẻ em dưới 15kg: dùng 30mg/liều, ngày dùng 2 liều
Trẻ em từ 15kg – 23kg: dùng 60mg/liều, ngày dùng 2 liều
Trẻ em từ 23kg – 40 kg: dùng 75mg/liều, ngày dùng 2 liều
Dùng trong 5 ngày liên tục
Liều dùng để phòng ngừa bệnh cảm cúm
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi
Dùng 75mg/liều/ngày
Dùng liên tục trong vòng 10 ngày
Trẻ em:
Trẻ em dưới 15kg: dùng 30mg/liều/ngày
Trẻ từ 15 – 23kg: dùng 45mg/liều/ngày
Trẻ từ 23 – 40kg: dùng 60mg/liều/ngày
Trên 40kg: dùng liều tương tự người lớn
Dùng liên tục trong vòng 10 ngày
Nên dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định. Việc ngưng thuốc quá sớm có thể làm virus bùng phát và khiến bệnh tái phát trở lại.
5. Bảo quản
Bảo quản thuốc Tamiflu ở nhiệt độ phòng, không để ở nơi có nhiều độ ẩm và ánh nắng trực tiếp. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Không sử dụng thuốc hết hạn, thuốc biến chất và ẩm mốc. Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc liên hệ với dược sĩ để biết cách xử lý thuốc.
Những điều cần lưu ý khi dùng Tamiflu
1. Thận trọng
Thận trọng khi dùng Tamiflu cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Thuốc có thể xâm nhập vào bào thai hoặc thải trừ qua nguồn sữa mẹ. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng Tamiflu.
Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn bị suy gan, suy thận hoặc có tuổi tác cao để được điều chỉnh liều dùng thích hợp. Sử dụng liều dùng thông thường có thể khiến thận và gan bị tổn thương.
2. Tác dụng phụ
Tamiflu có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.
Tác dụng phụ thông thường: Tác dụng phụ nghiêm trọng:
Phát ban
Ngứa sưng cổ họng, lưỡi, mặt và mắt
Chóng mặt nghiêm trọng
Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải. Liên hệ trực tiếp với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường trong thời gian điều trị bằng Tamiflu.
3. Tương tác thuốc
Tương tác là hiện tượng Tamiflu phản ứng với thành phần có trong những loại thuốc khác. Tương tác khiến hoạt động của Tamiflu thay đổi, có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc làm phát sinh những tác dụng không mong muốn.
Dùng Tamiflu với probenecid có thể làm tăng nồng độ các chất chuyển hóa. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng kết hợp Tamiflu với nhóm thuốc này.
Ngoài ra, bạn cần trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng với bác sĩ để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:
Ngưng một trong hai loại thuốc
Thay thế bằng loại thuốc khác
Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Dùng thiếu một liều có thể khiến thuốc giảm hiệu quả hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Do đó, cần cố gắng dùng thuốc đều đặn theo đúng kế hoạch. Trong trường hợp quên uống một liều, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều dùng kế tiếp, hãy bỏ qua và dùng liều sau theo đúng liều lượng. Tuyệt đối không dùng gấp đôi để bù liều.
Dùng quá liều có thể gây nguy hiểm, vì vậy cần chủ động đến gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Tình trạng chủ quan, lơ là có thể khiến các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện.
Việc dùng Tamiflu phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có vấn đề trong thời gian dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Tuyệt đối không tự xử lý bằng cảm quan cá nhân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trinh 79: Điều Trị Cảm Cúm trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!