Xu Hướng 3/2023 # Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Mùa Đông Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào? # Top 10 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Mùa Đông Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Mùa Đông Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời điểm hiện tại đã sang đông, những cơn gió đầu mùa đã tới, chúng tôi chia sẻ với các bạn về cách sử dụng tinh dầu để phòng và điều trị cảm cúm của thạc sĩ Nghiêm Đức Trọng đại học Dược Hà Nội

Như các bạn biết, trẻ nhỏ rất hay bị cảm lạnh, cảm cúm, chảy nước mũi, … vào mùa đông, từ đó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác cho trẻ, đặc biệt là với thời tiết ở miền Bắc. Sử dụng tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm cho trẻ nhỏ rất tiện lợi ở Việt Nam vì nguồn tinh dầu đa dạng, phong phú.

Nguyên lý của việc sử dụng tinh dầu tắm chống cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ em cũng xuất phát từ bài xông giải cảm của các cụ ngày xưa. Ông cha ta từ xưa đã dùng các loại cây có tinh dầu như hương nhu, lá bưởi, chanh, gừng, tía tô, kinh giới, … để xông giải cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả, nhưng hiện nay ít được sử dụng, đặc biệt là ở các thành phố, chủ yếu là do tính không tiện dùng của việc xông hơi giải cảm.

Một bài xông hơi hiệu quả, thường có chủ vị là các loại cây có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu (phát tán phong hàn), ngoài ra còn có các loại cây có tác dụng kháng khuẩn, trừ phong thông khiếu, … Theo YHCT, khi khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua bì mao (da lông) sẽ gây ra cảm hàn, khí hàn theo đó dẫn vào phế (phổi) gây ra ho, viêm phế quản, cảm cúm, … Khi xông hơi, dưới tác dụng của hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu từ cây cỏ sẽ giúp đưa khí lạnh ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi (thông qua lỗ chân lông), do đó sẽ giúp điều trị các chứng bệnh cảm cúm (sợ lạnh, sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi,…), ho, viêm phế quản, …

Phương pháp này rất hiệu quả để điều trị cảm cúm, cảm lạnh, tuy nhiên lại không phù hợp để sử dụng cho trẻ em. Vì cơ thể trẻ em khá yếu, khi xông theo cách truyền thống với hơi nước nóng sẽ ra nhiều mồ hôi, làm mất chất điện giải (hay nói theo cách của YHCT, khi xông như vậy sẽ làm thoát dương khí ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt). Ngoài ra, hơi nước quá nóng kèm theo các loại tinh dầu cay nóng bốc hơi còn dễ gây bỏng cho trẻ. Do vậy, cách xông hơi giải cảm này không phù hợp cho trẻ em, hoặc khi cơ thể quá yếu.

Tác dụng cụ thể của từng tinh dầu trong hỗn hợp như sau:

Pemou (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas): Làm chất định hương, giúp cho mùi hương của Dầu tắm bền hơn, lưu giữ được lâu hơn. Tinh dầu Pemou có thành phần chính là Nerolidol, Fokienol có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, giúp phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ.

Tràm (Melaleuca cajuputi Powell): Tinh dầu Tràm với thành phần chính là Cineol có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, có tác dụng phòng và điều trị các bệnh nấm, ngứa ngoài da, sát khuẩn và làm thoáng đường hô hấp. Giúp điều trị các bệnh cảm mạo, phong hàn, ho đờm, hen suyễn, cảm cúm, ngạt mũi, giảm đau nhức.

Bưởi (Citrus maxima (Burm.) Merr.): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Dùng cho các bệnh cảm lạnh, ho có đờm. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích mọc tóc, chống rụng tóc, trị nấm da đầu.

Hương nhu (Ocimum gratissimum L.): Làm chất định hương. Tinh dầu hương nhu với thành phần chính là Eugenol có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau. Dùng điều trị các bệnh cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, chống nôn mửa.

Bạc hà (Mentha arvensis L.): Điều trị cảm sốt, ngạt mũi, ho có đờm, giảm căng thẳng và giúp trẻ dễ ngủ hơn, giảm đau, làm săn se da.

Gừng (Zingiber officinale Roscoe): Tinh dầu Gừng giúp giảm đau, điều trị cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, chống nôn mửa, làm ấm cơ thể.

Như vậy, các bạn thấy hỗn hợp tinh dầu tắm này có tác dụng

Phòng và điều trị các bệnh cảm cúm, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp, chống nôn

Làm săn se da, giúp da khô thoáng, phòng và điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn và vi nấm gây nên

Làm ấm cơ thể, giúp cơ thể trẻ sảng khoái, dễ ngủ

Tinh dầu còn lưu lại trên da trẻ giúp xua đuổi côn trùng, tránh bị muỗi đốt.

Hiện nay, có khá nhiều nơi bán các loại tinh dầu này. Các bạn có thể tự mua về nhà để pha chế cho phù hợp với bé nhà mình. Nhớ chọn các nơi uy tín, vì theo mình biết, có khá nhiều loại tinh dầu bán trên thị trường đã được pha trộn thêm các thành phần khác, hoặc tinh dầu không đúng chủng loại có thể gây nguy hiểm khi dùng cho trẻ nhỏ.

Nguồn : Th.S Nghiêm Đức Trọng

Cách Điều Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Thời Điểm Giao Mùa

Cảm cúm là hiện tượng cổ họng, mũi, đường hô hấp trên của trẻ bị nhiễm virus khiến rất nhiều mẹ nhầm lẫn bệnh cảm cúm ở trẻ với triệu chứng bệnh cảm mạo thông thường nên không kiểm soát tốt bệnh.

Thực chất, trẻ nhỏ nói chung rất dễ mắc cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần trong 2 năm đầu đời. Nguyên nhân phần lớn do sự thay đổi của môi trường, khí hậu nơi bé sống và một phần từ những người xung quanh không rửa thay thường xuyên khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ đặc biệt đối với sức đề kháng non nớt của trẻ sơ sinh.

Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh không khó điều trị như các mẹ vẫn nghĩ nếu trẻ được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.

Trên thực tế, có rất nhiều cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh từ các phương pháp dân gian cho đến dùng các loại thuốc. Nhưng quan trọng hơn hết là chăm sóc trẻ đúng cách và chữa trị kịp thời, đúng thuốc, đúng bệnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ. Giấc mơ này luôn chan chứa tiếng yêu ban đầu. Gian truân nay đi qua những lời ngọt ngào nghe thiết tha, em đừng lo sợ vì có anh luôn ở đây, tiếng yêu này luôn chan chứa giấc mơ đầu

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Ngoài biểu hiện qua tiếng khóc và mệt mỏi ra, trẻ sơ sinh không thể mô tả cho mẹ biết được những biểu hiện khác mà con đang gặp phải của bệnh cảm cúm thông thường như: đau cơ hay đau đầu. Do đó, ngoài tiếng khóc, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu khác mà trẻ đang gặp phải như:

*Mũi bị nghẹt và chảy nước mũi

*Sốt không rõ nguyên nhân trên 39°C

*Ho kèm theo sốt kéo dài trên 2 tuần

*Vùng tai của trẻ bị đau và nặng ở đầu và mặt

*Tiêu chảy hoặc nôn ói (hiện tượng này thường ít gặp)

Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh:

*Trẻ có hiện tượng hôn mê

*Da của trẻ xanh và tím tái

*Trẻ khó thở và có hiện tượng thở dốc

*Nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm, trẻ tiểu ít và hay són tiểu do trẻ không uống đủ nước dẫn đến mất nước nghiêm trọng.

*Trẻ liên tục nôn ói.

Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh có các biểu hiện bệnh bất thường trên, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám để bé được chuẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên tự ý dùng thuốc, các phương pháp chữa trị dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh mới chớm bệnh, dùng đề phòng và cần đặc biệt thận trọng.

Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ngay khi trẻ sơ sinh được thăm khám và chuẩn đoán bị cảm cúm, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc kháng virus ngăn chặn virus lây lan diện rộng trong cơ thể của trẻ, thuốc có thành phần zanamivir (Relenza) hay oseltamivir (Tamiflu).

Vì cảm cúm là một trong những bệnh do virus gây lên do đó thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh cảm cúm. Đây cũng là một trong những sai lầm lớn của nhiều mẹ khi lạm dụng kháng sinh.

Ngoài việc dùng các thuốc kháng virus trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh ra, hạ sốt đúng cách và chăm sóc trẻ sơ sinh ngay tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Cách chăm sóc và điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà gồm:

*Tạo không gian yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn

*Cho trẻ uống dịch và cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ

*Hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng ibuprofen hoặc acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho trẻ sơ sinh vì aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em nói chung

*Khi bị cúm, thân nhiệt trẻ hay nóng lạnh thất thường do đó cần mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp để điều chỉnh quần áo dễ dàng tránh để trẻ lạnh hoặc nóng quá.

*Khi vệ sinh, trước và khi khi thay tã cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ.

*Tiêm phòng cúm theo định kỳ cho trẻ

*Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở của trẻ

*Để tránh lây nhiễm bệnh: Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với trẻ.

Thuốc Nhỏ Mắt Tobradex Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Hỗn dịch nhỏ mắt thuốc Tobradex là sự kết hợp của một thuốc kháng sinh và một thuốc kháng viêm Steroid (Corticoid), công dụng của thuốc nhỏ mắt Tobradex như thế nào?

Tìm hiểu chung về thuốc nhỏ mắt Tobradex

Hỗn dịch nhỏ mắt Tobradex là sự phối hợp của một kháng sinh và một thuốc kháng viêm corticoid loại mạnh.

Tobramycin là một loại thuốc kháng sinh phổ rộng, có hiệu quả với hầu hết các nhiễm khuẩn tại mắt, bao gồm cả những chủng vi khuẩn đã kháng với penicillin và gentamycin.

Dexamethason là một loại corticoid mạnh. Dexamethason làm giảm đáp ứng viêm đối với nhiều loại tác nhân khác nhau do đó cải thiện được một số triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên trong sử dụng cần cân nhắc vì nó làm chậm liền vết thương.

Thuốc mắt Tobradex được chỉ định cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt. Các loại corticoid nhỏ mắt được chỉ định trong những tình trạng viêm kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu, viêm kết mạc và bán phần trước nhãn cầu để giảm tình trạng viêm và phù nề.

Có thể sử dụng thuốc Tobradex trong trường hợp viêm màng bồ đào trước mãn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng do dị vật. Việc sử dụng một loại thuốc hỗn hợp có thành phần chống nhiễm trùng được chỉ định khi nguy cơ nhiễm khuẩn nông ở mắt cao hay khi thấy có khả năng hiện diện một số vi khuẩn nguy hiểm ở mắt.

Cách sử dụng thuốc Tobradex

Thuốc Tobradex là loại thuốc tân dược dùng để nhỏ vào mắt. Khi nhỏ tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ vật gì. Nhỏ vào cùng đồ kết mạc 1- 2 giọt mỗi 4-6 giờ. Nên giảm dần số lần nhỏ thuốc khi có sự cải thiện các dấu hiệu lâm sàng. Thận trọng không nên ngưng điều trị quá sớm.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu gặp một số trường hợp sau:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;

Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Tobradex;

Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);

Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;

Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau đây: nhiễm virus hay nhiễm nấm mắt.

Khi kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh khác cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Cúm Làm Thế Nào?

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra và thường do lây truyền từ người lớn. Mẹ cần nắm rõ triệu chứng cũng như các giải pháp khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm làm thế nào để con yêu nhanh khỏi bệnh.

Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Các biểu hiện bệnh ở trẻ nhỏ thường rất khó chẩn đoán bởi trẻ chưa thể mô tả được chính xác cảm giác của mình. Với trẻ sơ sinh điều này càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ sơ sinh mẹ không tài nào phân biệt được.

Vi rút là tác nhân gây cảm cúm, đa phần các trường hợp cảm cúm ở trẻ sơ sinh do lây nhiễm từ người lớn đang mắc cúm.

Cúm gây nên các triệu chứng điển hình như: + Đột ngột sốt cao trên 39 độ + Run, chân tay lạnh + Trẻ quấy khóc nhiều do mệt mỏi, nhức cơ + Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi + Trẻ bị ho + Mắt đỏ

Khi trẻ sốt cao liên tục rất dễ mất nước. Khi đó, trẻ sẽ đi tiểu ít, khóc không có nước mắt, môi khô. Mất nước điện giải nhiều gây sốc, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Thông thường trẻ bị cúm trừ lúc sốt cao, cứ cắt sốt trẻ lại ăn, chơi bình thường. Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh.

Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Do vi rút là nguyên nhân gây bệnh nên trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ không cần dùng đến kháng sinh. Nguyên tắc điều trị cho trẻ lúc này là làm giảm triệu chứng sốt, sổ mũi, ho và nâng cao thể trạng, sức đề kháng để cơ thể trẻ tự chống đỡ được bệnh tật.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm như sau:

+ Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ, cách ít nhất 4h/lần. Khi dùng paracetamol không hạ được sốt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen xen kẽ.

+ Cho trẻ sơ sinh tích cực bú mẹ vừa phòng tránh mất nước do sốt cao vừa tăng kháng thể được nhận trong sữa mẹ. + Lau nách, bẹn, trán cho trẻ bằng khăn ấm khi sốt cao, đồng thời nới lỏng quần áo cho trẻ. + Mẹ uống nhiều nước lá tía tô đun sôi để nguội như một nguồn kháng sinh tự nhiên giúp trẻ chống đỡ được bệnh tật. + Xịt rửa mũi hàng ngày cho bé

+ Các loại siro thảo mộc lành tính sẽ giúp trẻ bớt ho, giảm đau rát họng do cúm + Cho trẻ ngủ, nghỉ nhiều nhưng phải thường xuyên kiểm tra ý thức, phản xạ của trẻ, không để trẻ ngủ liên miên, li bì.

Trẻ sơ sinh cần thận trọng khi sử dụng thuốc, sữa mẹ vẫn luôn là loại thuốc giàu kháng thể nhất giúp trẻ hạn chế bệnh tật. Với trẻ từ 6 tháng tuổi, khi hàm lượng kháng thể trong sữa mẹ giảm dần, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn khoảng trống miễn dịch và rất dễ ốm bệnh thì cha mẹ có thể tham khảo bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng. Một số dòng sản phẩm từ thảo dược như đã được chứng minh lâm sàng cho thấy tác dụng cải thiện rõ rệt các chứng bệnh đường hô hấp trên ở trẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Mùa Đông Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!