Bạn đang xem bài viết Phác Đồ Điều Trị Tăng Huyết Áp Jnc 8 được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
So với các Phác đồ điều trị tăng huyết áp trước đây, JNC 8 khuyến cáo mục tiêu huyết áp cao hơn và ít sử dụng hơn một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.Phác đồ mới nhấn mạnh việc kiểm soát huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với những ngưỡng điều trị cụ thể theo độ tuổi và bệnh mắc kèm. Phác đồ mới cũng đưa ra các khuyến cáo mới nhằm đẩy mạnh việc sử dụng an toàn hơn nữa các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).
Những thay đổi quan trọng so với JNC 7 bao gồm:
· Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn, huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg
· Với bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp mục tiêu là <140/90 mmHg
· Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: lợi tiểu thiazide, chẹn kênh calci (CCB), ACEI, ARB.
· Điều trị thay thế thứ hai và thứ ba bao gồm việc sử dụng liều cao hay kết hợp các nhóm ACEI, ARB, lợi tiểu thiazide và CCB.
· Nhiều thuốc được chỉ định như là thuốc thay thế tiếp theo, bao gồm:
◦ Chẹn beta
◦ Chẹn alpha
◦ Chẹn alpha 1/beta (như carvedilol)
◦ Chẹn beta có tính dãn mạch (như nebivolol)
◦ Chủ vận alpha 2 trên thần kinh trung ương (như clonidine)
◦ Giãn mạch trực tiếp (như hydralazine)
◦ Lợi tiểu quai (như furosemide)
◦ Đối kháng aldosterone (như spironolactone)
◦ Đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên (như reserpine)
· Khi khởi đầu điều trị, bệnh nhân gốc Phi không có bệnh thận mạn nên sử dụng CCB và thiazide thay vì ACEI
· Sử dụng ACEI và ARB được khuyến cáo ở mọi bệnh nhân có bệnh thận mạn bất kể dân tộc nào, kể cả điều trị đầu tay hay bổ sung cho điều trị đầu tay
· ACEI và ARB không nên sử dụng đồng thời trên một bệnh nhân
· CCB và lợi tiểu thiazide nên được sử dụng thay thế ACEI và ARB ở bệnh nhân trên 75 tuổi có suy giảm chức năng thận do nguy cơ tăng kali huyết, giảm creatinin và suy thận nặng hơn.
Sự thay đổi mục tiêu về huyết áp tâm thu ít chặt hơn có thể gây lo lắng cho những bệnh nhân đang tuân theo mục tiêu thấp hơn của JNC 7, bao gồm mục tiêu <140/90 mmHg cho phần lớn bệnh nhân và <130/80 mmHg cho bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh nghiêm trọng kèm theo
Kết quả từ 5 thử nghiệm quan trọng – HDFP, Hypertension-Stroke Cooperative, MRC, ANBP và VA Cooperative – đã đưa ra bằng chứng cho những thay đổi trong phác đồ mới. Trong các thử nghiệm này, bệnh nhân trong độ tuổi 30 đến 69 được sử dụng thuốc để hạ huyết áp tâm trương tới mức dưới <90 mmHg. Kết quả cho thấy sự giảm biến cố mạch máu não, suy tim và tỉ lệ tử vong chung ở bệnh nhân được điều trị đến mức huyết áp tâm trương mục tiêu.
Dữ liệu thu được đã thuyết phục một số thành viên của Ủy ban JNC 8 muốn giữ mức huyết áp tâm trương <90 mmHg như là mục tiêu duy nhất ở các bệnh nhân trẻ, đồng thời chỉ ra việc thiếu bằng chứng về lợi ích của mục tiêu huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg ở bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, nhiều thành viên bảo thủ đề nghị giữ mục tiêu huyết áp tâm thu cũng như mục tiêu huyết áp tâm trương.
Ở các bệnh nhân trẻ không có bệnh nặng mắc kèm, tăng huyết áp tâm trương là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch quan trọng hơn tăng huyết áp tâm thu. Những thành viên của JNC 8 không phải là tác giả đầu tiên nhận ra mối quan hệ này. Tác giả phác đồ JNC 7 cũng thừa nhận rằng kiểm soát huyết áp tâm trương quan trọng hơn việc kiểm soát huyết áp tâm thu trong việc giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân <60 tuổi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, việc kiểm soát huyết áp tâm thu vẫn đóng vai trò quan trọng nhất.
Các bằng chứng gần đây cho thấy mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg được khuyến cáo bởi JNC 7 cho phần lớn bệnh nhân là thấp một cách không cần thiết. Các tác giả JNC 8 đã dẫn chứng 2 thử nghiệm cho thấy không có sự cải thiện hiệu quả tim mạch với mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg so với mục tiêu huyết áp tâm thu <160 mmHg hay <150 mmHg. Mặc dù với kết quả này, phác đồ mới không phản đối điều trị đến mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg nhưng khuyến cáo nên thận trọng để đảm bảo rằng huyết áp tâm thu thấp không ảnh chất lượng cuộc sống hay dẫn đến biến cố có hại.
Theo dõi
Các tác giả của JNC 8 đơn giản hóa khuyến cáo phức tạp cho việc theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp. Hội đồng JNC 7 khuyến cáo rằng sau khi đo huyết áp cao ban đầu thì tiếp tục theo dõi để khẳng định huyết áp cao trong 7 ngày đến 2 tháng tùy vào chỉ số ban đầu là bao nhiêu và bệnh nhân có bệnh thận hay tổn thương cơ quan đích do huyết áp cao hay không? Theo JNC 7, trong mọi trường hợp, huyết áp mục tiêu nên đạt được trong vòng một tháng từ khi bắt đầu điểu trị bằng cách tăng liều của một thuốc khởi đầu hay dùng phối hợp thuốc.
Điều trị
Giống như JNC 7, hội đồng JNC 8 khuyến cáo sử dụng lợi tiểu thiazid như là liệu pháp khởi đầu cho mọi bệnh nhân. Mặc dù ACEI, ARB và CCB là sự thay thế chấp nhận được nhưng lợi tiểu thiazide vẫn có bằng chứng tốt nhất về hiệu quả.
Hội đồng JNC 8 không khuyến cáo liệu pháp đầu tay bằng chẹn beta và chẹn alpha. Điều này là dựa trên kết quả của 1 thử nghiệm, trong đó chỉ ra tỉ lệ cao các biến cố tim mạch khi sử dụng chẹn beta so với dùng ARB, và một thử nghiệm khác với chẹn alpha so với 4 liệu pháp đầu tay với carvedilol, nebivolol, clonidin, hydralazin, reserpin, furosemid, spironolacton và các thuốc tương tự khác cho thấy không nên dùng bất kỳ thuốc nào khác ACEI, ARB, CCB và lợi tiểu thiazid cho phần lớn các bệnh nhân.
Theo JNC 8, trước khi dùng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ phối hợp nào, bệnh nhân nên được điều chỉnh liều và sử dụng phối hợp trong 4 liệu pháp đầu tay. Liệu pháp 3 thuốc với một ACEI/ARB, CCB và lợi tiểu thiazide được ưu tiên trước khi sử dụng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ thuốc nào khác.
Phác đồ mới này ngăn việc sử dụng chẹn beta (bao gồm cả nebivolol), chẹn alpha, lợi tiểu quai, chẹn beta/alpha1, chủ vận alpha2-adrenergic trung ương, giãn mạch trực tiếp, đối kháng aldosteron và đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên ở bệnh nhân mới được chuẩn đoán tăng huyết áp. Thận trọng với các bệnh nhân đã ổn định với các liệu pháp này.
Tóm lại, thành viên hội đồng JNC 8 khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân có bệnh thận mạn và tăng huyết áp bất kể dân tộc nào cũng nên điều trị bằng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận trong cả liệu pháp khởi đầu hay bổ sung.
Một ngoại lệ trong sử dụng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng thận là áp dụng với bệnh nhân trên 75 tuổi. Hội đồng dẫn theo tiềm năng của ACEI và ARB làm tăng creatinin huyết thanh và tăng Kali huyết. Tóm lại, với bệnh nhân trên 75 tuổi có giảm chức năng thận, lợi tiểu thiazid hay CCB có thể thay thế hợp lý cho ACEI hay ARB.
Thay đổi lối sống
Tương tự JNC 7, JNC 8 cũng khuyến cáo thay đổi lối sống như là một phần quan trọng của liệu pháp. Can thiệp lối sống bao gồm việc sử dụng kế hoạch ăn uống DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), giảm cân, giảm nhập Natri dưới 2,4 gam mỗi ngày và hoạt động thể dục ít nhất 30 phút trong phần lớn các ngày trong tuần. Hơn nữa, để làm chậm tiến triển của tăng huyết áp, cải thiện ảnh hưởng hạ huyết áp của các thuốc và giảm nguy cơ tim mạch, đồ uống có cồn nên giới hạn ở mức 2 ly mỗi ngày ở nam và 1 ly mỗi ngày với nữ. Lưu ý rằng 1 ly tương đương 340 gam bia, 140 gam rượu vang, 42 gam rượu 40 độ. Ngưng hút thuốc cũng làm làm nguy cơ tim mạch.
Kết luận JNC 8 đã chuyển từ giả thiết rằng mức huyết áp thấp sẽ cải thiện hiệu quả bất kể loại thuốc nào được sử dụng để đạt mức thấp hơn, thay vào đó JNC 8 khuyên dùng những thuốc có bằng chứng tốt nhất trong việc giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, phác đồ cũng hướng đến việc sử dụng ít hơn các thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân trẻ, điều này cho thấy hiệu quả tương đương trong biến cố tim mạch và giảm nguy cơ biến cố không mong muốn đi kèm.
SVD5. Phạm Ngọc Huy, ĐH Y Dược Tp. HCM (dịch)
DS. Nguyễn Thị Vân Anh, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hiệu đính)
Nguồn: PharmacyTimes
http://www.pharmacytimes.com/news/the-jnc-8-hypertension-guidelines-an-in-depth-guide/P-2
Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Nhiễm Trùng
Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp tương đối để ngăn chặn tình trạng hủy hoại khớp và can thiệp ngoại khoa khi cần thiết. Tùy theo loại vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp mà bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh thích hợp và các biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện các triệu chứng viêm và phục hồi chức năng của khớp nhanh chóng và hiệu quả.
Viêm khớp nhiễm trùng là gì ?
Viêm khớp nhiễm trùng là một dạng viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu (không phải do phong, lao, nấm, virus hoặc ký sinh trùng) gây ra nên còn được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp sinh mủ. Viêm khớp nhiễm trùng thường gây đau khớp dữ dội, nóng và sưng khớp, đặc biệt là khớp gối, ít gặp hơn ở các khớp mắt cá chân, hông, cổ tay, khuỷu tay và vai.
Vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm trùng thường là do lậu cầu, tụ cầu (tụ cầu vàng), liên cầu, phế cầu, não mô cầu…Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm trùng có thể còn do vi khuẩn gram âm, E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenza; vi khuẩn kỵ khí. Một số ít trường hợp nhiễm khuẩn khớp do nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc, thường gặp sau chấn thương khớp.
Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Nguyên tắc điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm trùng có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Nguyên tắc điều trị viêm khớp nhiễm trùng là chẩn đoán và chỉ định thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch sớm, dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp tương đối để ngăn chặn tình trạng hủy hoại khớp và can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.
Trước khi dùng kháng sinh nên thực hiện ngay việc cấy máu, lấy dịch khớp, làm xét nghiệm dịch khớp nhanh bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn. Kết quả soi tươi nhuộm gram cùng với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn sẽ giúp bác sĩ chỉ định loại kháng sinh phù hợp trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch khớp. Cần tránh tiêm kháng sinh trực tiếp vào khớp vì không cho tác dụng không tốt hơn mà thậm chí còn có thể gây viêm khớp do tinh thể thuốc.
Dùng ngay Oxacillin hay Nafcillin 2g theo đường tĩnh mạch mỗi 6h/lần (8g/ngày).
Hoặc Clindamycin 2,4g đường tĩnh mạch/4 lần/ngày.
– Kết quả soi tươi nhuộm gram dịch khớp phát hiện cầu khuẩn gram (+):
Dùng Oxacillin hay Nafcillin 2g mỗi 6h/lần (8g/ngày) theo đường tĩnh mạch.
Hoặc Clindamycin 2,4g đường tĩnh mạch/4 lần/ngày.
– Nếu nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh: Áp dụng 1 trong các thuốc sau:
Dùng Vancomycin 2g/2 lần/ngày, pha truyền tĩnh mạch.
Dùng Daptomycin 4-6 mg/kg cân nặng theo đường tĩnh mạch một lần/ngày
Dùng Teicoplanin 6mg/kg 1lần/ngày trong những ngày đầu, sau đó giảm còn 3mg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
– Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh: Kết hợp 2 nhóm thuốc sau:
Dùng Ceftazidim 2g/lần, 2-3 lần/ ngày.
Dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid: Gentamycin 3 mg/kg/ ngày bằng cách tiêm bắp 1 lần vào buổi sáng hoặc Amikacin 15mg/kg/ngày theo tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch 1 lần /ngày.
– Kết quả cấy máu và dịch khớp dương tính thì điều trị theo kháng sinh đồ (hoặc tiếp tục duy trì kháng sinh theo như điều trị ban đầu nếu thấy đáp ứng tốt):
+ Viêm khớp nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng nhạy cảm với kháng sinh: Dùng Oxacillin hoặc Nafcillin, Hoặc Clindamycin (theo liều như trên)
+ Viêm khớp nhiễm trùng do phế cầu hoặc liên cầu do vi khuẩn nhậy với Penicillin: Dùng penicillin G 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch mỗi 4h trong 2 tuần.
+ Nhiễm khuẩn khớp do H. influenzae và S. pneumoniae kháng Penicillin: Dùng Ceftriaxon 1-2g, một lần/ngày hoặc Cefotaxim 1g, 3 lần/ngày trong 2 tuần.
+ Phần lớp các nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột: Dùng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 theo đường tĩnh mạch trong 3-4 tuần; hoặc thuốc nhóm Fluoroquinolon như Levofloxacin 500mg theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống mỗi 24h.
+ Viêm khớp nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh:
Điều trị phối hợp Aminoglycosid với một kháng sinh Penicillin phổ rộng như Mezlocillin 3g tiêm tĩnh mạch mỗi 4 h, hoặc Ceftazidim1g mỗi 8h.
Thời gian điều trị ít nhất 2 tuần, sau đó dùng Fluoroquinolon như Ciprofloxacin 750 mg uống 2 lần /ngày đơn độc; hoặc phối hợp với một thuốc nhóm Penicillin phổ rộng như trên, hoặc Penicillin phổ rộng phối hợp một thuốc nhóm Aminoglycosid.
**Đối với trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu
– Lậu cầu nhạy cảm Penicillin:
Dùng Amoxicillin đường uống 1500 mg/ngày, chia 3 lần.
Hoặc dùng Ciprofloxacin đường uống 1000 mg, chia hai lần /ngày (ngoại trú) trong 7 ngày.
Liều đầu tiên dùng Ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 ngày.
Sau đó chuyển dùng Ciprofloxacin đường uống 500 mg hai lần /ngày; hoặc Spectinomycin 2g tiêm bắp mỗi 12 giờ /ngày trong 7 ngày.
– Nếu nghi ngờ bội nhiễm Chlamydia trachomatis:
Phối hợp kháng sinh uống Doxycyclin 100mg 2 lần/ngày hoặc Tetracyclin 500mg 4 lần/ngày hay Erythromycin 500mg 4 lần/ ngày, trong 7 ngày.
2 – Điều trị viêm khớp nhiễm trùng bằng dẫn lưu khớp
Dẫn lưu mủ và các chất bẩn bên trong dịch khớp với trường hợp viêm khớp có dịch mủ có tác dụng giảm đau, giảm nguy cơ tạo vách ngăn, giảm nguy cơ hoại tử do làm giảm áp lực trong khớp, loại bỏ các chất gây viêm và một phần vi khuẩn trong khớp.
3 – Nội soi rửa khớp điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Nội soi rửa khớp được tiến hành ngay sau khi điều trị đúng thuốc kết hợp hút vàdẫn lưu dịch khớp mà vẫn không có kết quả hoặc nhiễm khuẩn khớp dịch mủ đặc hay có vách ngăn không hút được dịch khớp.
5 – Bất động khớp trong phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm trùng có thể không bắt buộc phải bất động khớp trừ trường hợp bệnh nhân bị đau nghiêm trọng mà thuốc điều trị toàn thân chưa cho hiệu quả như mong muốn. Người bệnh có thể tập thụ động từng bước để ngăn chặn tình trạng dính khớp nhưng cần tránh dồn áp lực lên khớp tổn thương nếu khớp vẫn còn sưng viêm.
Viêm khớp nhiễm trùng thường không để lại di chứng nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp. Để phòng ngừa viêm khớp nhiễm trùng, cần điều trị tốt các nhiễm khuẩn tại các cơ quan trong cơ thể, thực hiện vô trùng tuyệt đối khi làm các thủ thuật hoặc phẫu thuật tiến hành tại khớp. Đồng thời, xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy, an toàn, tránh quan hệ tình dục bừa bãi để phòng ngừa vi khuẩn lậu – một trong những nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm trùng.
BẠN CÓ THỂ THAM THẢO THÊM:
Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp
Thuốc lợi tiểu làm giảm nhẹ thể tích huyết tương và sức cản mạch, có thể thông qua việc đưa Natri từ trong tế bào ra ngoài tế bào.
Mặc dù các thuốc lợi tiểu giữ kali không gây hạ kali máu, tăng acid uric máu, hoặc tăng đường huyết, chúng không hiệu quả như các thuốc lợi tiểu thiazid trong việc kiểm soát tăng huyết áp và do đó không được sử dụng để điều trị khởi đầu. Không cần thiết sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc bổ sung kali khi dùng các thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II dù những thuốc này làm tăng kali máu.
Tất cả thuốc lợi tiểu trừ thuốc lợi tiểu giữ kali ở ống lượn xa có thể gây mất kali đáng kể, vì vậy cần định lượng kali huyết thanh hàng tháng cho đến khi ổn định. Trừ khi kali huyết thanh bình thường, sự đóng các kênh kali trên thành động mạch và sự co thắt mạch máu gây khó khăn cho việc đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân có kali máu < 3,5 mEq / L cần được cho bổ sung kali. Việc bổ sung kali có thể được tiếp tục lâu dài với liều thấp hơn, hoặc có thể thêm một thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolactone 25 đến 100 mg/ ngày, triamterene 50 đến 150 mg, amiloride 5 đến 10 mg). Bổ sung kali hoặc dùng thuốc lợi tiểu giữ kali cũng được khuyến cáo cho bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng digitalis, có bệnh tim mạch đã biết, có điện tâm đồ bất thường, có ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp tim, hoặc xuất hiện ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp khi dùng lợi tiểu.
Ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường, thuốc lợi tiểu thiazid không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Một số ít trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể làm kết tủa các chất chuyển hóa, làm tăng nặng hơn bệnh đái tháo đường týp 2 ở những bệnh nhân có kèm theo các hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Yếu tố di truyền có thể giải thích cho một vài trường hợp bị bệnh gout do tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu. Tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu mà không gây bệnh gout không cần phải điều trị hoặc ngưng dùng thuốc lợi tiểu.
Thuốc chẹn beta giao cảm (xem Bảng: Thuốc chẹn beta giao cảm đường uống để điều trị tăng huyết áp)làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim, do đó làm giảm huyết áp. Tất cả các thuốc chẹn beta giao cảm đều có tác dụng hạ áp tương tự nhau. Ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại vi mạn tính, hoặc COPD, các thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim thường được ưu tiên, dù sự chọn lọc này chỉ là tương đối và tính chọn lọc thường giảm khi tăng liều thuốc. Thậm chí những thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim cũng là chống chỉ định ở những bệnh nhân bị hen hay ở bệnh nhân COPD có co thắt phế quản nặng.
Thuốc chẹn beta đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực, bệnh nhân nhồi máu cơ tim, hoặc suy tim, mặc dù atenolol có thể làm xấu đi tiên lượng ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Những loại thuốc này không còn được xem là có vấn đề đối với người cao tuổi.
Các thuốc chẹn beta có hoạt tính giao cảm nội tại (ví dụ, acebutolol, penbutolol, pindolol) không có tác dụng phụ làm tăng lipid máu và ít khi gây ra nhịp tim chậm nghiêm trọng.
Thuốc chẹn beta có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương (làm rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, lơ mơ) và làm nặng thêm bệnh trầm cảm. Nadolol ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương ít nhất nên là thuốc tốt nhất khi cần phải tránh các tác động lên hệ thần kinh trung ương. Các thuốc chẹn beta chống chỉ định ở những bệnh nhân có block nhĩ thất cấp 2, 3, hen phế quản, hoặc hội chứng suy nút xoang.
Các thuốc nhóm nondihydropyridin verapamil và diltiazem làm chậm nhịp tim, giảm dẫn truyền nhĩ thất, và giảm co bóp cơ tim. Những loại thuốc này không nên chỉ định cho những bệnh nhân có block nhĩ thất cấp 2,3 hoặc suy thất trái.
Thuốc chẹn kênh canxi được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc chẹn beta ở những bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có co thắt phế quản, những bệnh nhân co thắt mạch vành và hội chứng Raynaud.
Chất ức chế ACE (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp) làm giảm huyết áp bằng cách ức chế việc chuyển angiotensin I thành angiotensin II, đồng thời ức chế sự giáng hóa bradykinin, do đó làm giảm sức cản mạch ngoại vi mà không gây nhịp tim nhanh phản xạ. Những thuốc này làm giảm huyết áp ở nhiều bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể hoạt tính của renin huyết tương. Thuốc ức chế men chuyển ưu tiên trên nhóm đối tượng đái tháo đường vì có tác dụng bảo vệ thận. ACEIs không được khuyến cáo để điều trị khởi đầu ở người da đen, vì có hiện tượng tăng nguy cơ đột quỵ ở những người này khi được điều trị khởi đầu bằng ACEIs.
Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc ức chế ACE nhiều hơn các thuốc hạ áp khác. Spironolactone và eplerenone cũng làm tăng tác dụng của thuốc ức chế ACE.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp) như tên gọi gắn vào các thụ thể angiotensin II và bất hoạt chúng, do đó ức chế hệ renin-angiotensin. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế ACE có hiệu quả hạ áp tương đương nhau. Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể có thêm các lợi ích khác nhờ vào việc phong tỏa ACE mô. Hai loại thuốc này có tác dụng tương đương ở bệnh nhân bị suy thất trái hoặc bệnh thận do đái tháo đường týp 1. Không nên dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin II cùng với thuốc ức chế ACE, nhưng khi dùng với thuốc chẹn beta có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân suy tim. Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể dùng để điều trị khởi đầu một cách an toàn ở người < 60 tuổi với creatinine huyết thanh ≤ 3 mg / dL.
Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn thấp; phù mạch có thể xảy ra nhưng ít hơn nhiều so với thuốc ức chế ACE. Thận trọng khi sử dụng các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân tăng huyết áp do mạch thận, giảm thể tích tuần hoàn, và suy tim nặng tương tự như các thuốc ức chế ACE (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp). Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
Aliskiren, một chất ức chế renin trực tiếp, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Liều dùng là từ 150 đến 300 mg, uống, một lần / ngày, với liều khởi đầu là 150 mg.
Cũng như thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, aliskiren làm tăng kali và creatinine huyết thanh. Aliskiren không nên kết hợp với thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh thận (ước tính GFR < 60 mL / phút).
Các thuốc cường adrenergic bao gồm các thuốc chủ vận alpha-2 trung ương, các thuốc chẹn thụ thể alpha-1 sau synap và các thuốc chẹn adrenergic không chọn lọc ngoại vixem Bảng: Adrenergic Modifiers cho Tăng huyết áp).
Các thuốc chủ vận alpha-2 (ví dụ: methyldopa, clonidin, guanabenz, guanfacine) kích thích thụ thể alpha-2-adrenergic ở thân não, làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm, hạ huyết áp. Bởi vì những thuốc này tác động vào thần kinh trung ương, chúng có khả năng gây buồn ngủ, lơ mơ, trầm cảm nhiều hơn các thuốc hạ áp khác, và không còn được sử dụng rộng rãi. Clonidine có thể được được dùng theo đường qua da một lần / tuần như một miếng dán; do đó hữu ích cho những bệnh nhân không tuân thủ điều trị (như những người bị sa sút trí tuệ).
Thuốc ức chế thụ thể alpha-1 sau synap (ví dụ, prazosin, terazosin, doxazosin) không còn được sử dụng để điều trị tăng huyết áp vì các nghiên cứu cho thấy các thuốc này không giảm tỉ lệ tử vong. Ngoài ra, doxazosin dùng đơn độc hoặc với thuốc hạ huyết áp khác không phải thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ suy tim. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và ở những bệnh nhân cần thuốc hạ áp thứ tư hoặc những người đã dùng liều tối đa thuốc chẹn beta giao cảm nhưng trương lực hệ giao cảm vẫn cao (nhịp tim nhanh và huyết áp tăng vọt).
Thuốc giãn mạch trực tiếp, bao gồm minoxidil và hydralazine (xem Bảng: Thuốc giãn mạch trực tiếp để điều trị tăng huyết áp), tác dụng trực tiếp trên các mạch máu, độc lập với hệ thần kinh tự động. Minoxidil có hiệu quả hơn hydralazine nhưng có nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng giữ muối nước và tăng mọc lông, ít được chấp nhận bởi phụ nữ. Minoxidil nên được dùng cho tăng huyết áp nặng, kháng trị.
Các Loại Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ và bệnh lý tại thận. Vì vậy điều trị tăng huyết áp sớm rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp – gọi là thuốc hạ áp. Chúng được phân loại thành nhiều loại với cơ chế dược lý khác nhau và gây ra các tác dụng phụ khác nhau.
Với nhiều loại thuốc như vậy thì để tìm các lựa chọn tốt nhất cho bạn có thể sẽ tốn một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ dò liều để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn, có thể sẽ bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau.
1. Thuốc lợi tiểu
Đây là loại thuốc được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp đào thải lượng nước và muối dư thừa qua đường nước tiểu. Từ đó làm giảm khối lượng máu đi qua các mạch máu và hạ huyết áp.
Có 3 loại thuốc lợi tiểu chính: Lợi tiểu thiazide, lợi tiểu giữ kali và lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu Thiazide thường có ít tác dụng phụ hơn các thuốc khác, nhất là khi sử dụng với liều thấp trong trường hợp tăng huyết áp sớm
Ví dụ về thuốc lợi tiểu thiazid bao gồm:
Chlorthalidone (Hygroton)
Chlorothiazide (Diuril)
Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril, Microzide)
Indapamide (Lozol)
Metolazone (Zaroxolyn)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:
Amiloride (Midamor)
Spironolactone (Aldactone)
Triamterene (Dyrenium)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu quai bao gồm:
Bumetanide (Bumex)
Furosemide (Lasix)
Torsemide (Demadex)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu kết hợp bao gồm:
Amiloride hydrochloride / hydrochlorothiazide (Moduretic)
Spironolactone / hydrochlorothiazide (Aldactazide)
Triamterene / hydrochlorothiazide (Dyazide, Maxzide)
2. Thuốc chẹn Beta
Thuốc chẹn beta có tác dụng bằng cách ngăn chặn các hóa chất tác dụng lên cơ tim kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn. Cho phép tim được đập với tốc độ và nhịp thấp hơn, từ đó lượng máu được bơm qua các mạch máu giảm và huyết áp được hạ xuống. Các loại thuốc trong nhóm chẹn beta gồm
Acebutolol (Sectral)
Atenolol (Tenormin)
Betaxolol (Kerlone)
Bisoprolol (Zebeta)
Bisoprolol / hydrochlorothiazide (Ziac)
Metoprolol tartrate (Lopressor)
Metoprolol succinate (Toprol-XL)
Nadolol (Corgard)
Pindolol (Visken)
Propranolol (Inderal)
Solotol (Betapace)
Timolol (Blocadren)
3. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ngăn không hoc ơ thể tạo ra hormone Angiotensin II – hormone làm co mạch. Từ đó lòng mạch được mở rộng và máu đi qua nhiều hơn. Các thuốc thuộc dòng ức chế men chuyển angiotensin II bao gồm:
Benazepril (Lotensin)
Captopril (Capoten)
Enalapril (Vasotec)
Fosinopril (Monopril)
Lisinopril (Prinivil, Zestril)
Moexipril (Univasc)
Perindopril (Aceon)
Quinapril (Accupril)
Ramipril (Altace)
Trandolapril (Mavik)
4. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
Loại thuốc này cũng bảo vệ mạch máu khỏi tác dụng co mạch do angiotensin II gây ra nhưng với cơ chế khác nhau. Để gây co mạch thì angiotensin II phải gắn với các thụ thể ở trên mạch máu. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ngăn quá trình này xảy ra, từ đó hạ huyết áp. Một số ví dụ về thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
Candesartan (Atacand)
Eprosartan (Teveten)
Irbesartan (Avapro)
Losartan (Cozaar)
Telmisartan (Micardis)
Valsartan (Diovan)
5. Thuốc chẹn kênh calci
Để co cơ thì tất cả các cơ bắp cần dòng calci đi vào và đi ra khỏi tế bảo cơ. Thuốc chẹn kênh calci sẽ ngăn dòng calci đi vào tế bào cơ trơn của tim và mạch máu. Từ đó tim sẽ đập với lực thấp hơn và mạch máu sẽ được thư giãn. Kết quả chính là hạ huyết áp:
Amlodipin (Norvasc, Lotrel)
Diltiazem (CD Cardizem, Cardizem SR, Dilacor XR, Tiazac)
Felodipine (Plendil)
Isradipine (dynacirc, dynacirc CR)
Nicardipine (Cardene SR)
Nifedipine (Adalat CC, Procardia XL)
Nisoldipine (Sular)
Verapamil (Calan SR, Covera HS, Isoptin SR, Verelan)
6. Thuốc chẹn Alpha
Trong một vài trường hợp, cơ thể của bạn sẽ tạo ra các chất gọi là catecholamine. Những chất này sẽ liên kết với các tế bào thụ thể alpha, từ đó làm co mạch và tim đập mạnh hơn, nhanh hơn gây tăng huyết áp. Thuốc chẹn alpha sẽ ngăn các catecholamine liên kết với các thụ thể alpha, từ đó giúp hạ huyết áp. Một số thuốc thuộc dòng chẹn Alpha
Doxazosin (Cardura)
Prazosin (Minipress)
Terazosin (Hytrin)
7. Thuốc chẹn alpha-beta
Đây là thuốc có tác dụng kết hợp, vừa ngăn sự gắn kết của catecholamine vào cả các thụ thể alpha và beta. Từ đó sẽ làm giảm co mạch giống thuốc chẹn alpha và cũng làm giảm lực co cơ tim và tần số tim như thuốc chẹn beta.
Carvedilol (Coreg)
Labetalol (Normodyne, Trandate)
8. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
Loại thuốc này ngăn hệ thần kinh trung ương giải phóng ra catecholamine, từ đó tim sẽ không đập mạnh hơn và nhanh hơn, mạch máu không bị co và huyết áp được hạ xuống
Một vài ví dụ về loại thuốc này
Methyldopa (Aldomet)
Clonidine (Catapres)
Guanfacine (Tenex)
9. Thuốc giãn mạch
Thuốc giãn mạch làm giãn các mạch máu, đặc biệt là ở các động mạch nhỏ gọi là tiểu động mạch. Từ đó mở rộng lòng mạch máu và máu đi qua dễ dàng hơn.
Ví dụ về thuốc giãn mạch bao gồm
hydralazine (Apresoline)
minoxidil (Loniten)
Kế hoạch điều trị tăng huyết áp
Hầu hết đối với mọi người, thuốc đầu tiên được lựa chọn để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu Thiazide. Tuy nhiên thì với nhiều người, chỉ một loại thuốc lợi tiểu không đủ để kiểm soát huyết áp. Trong những trường hợp đó phải dùng kết hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc khác như chẹn beta, ức chế ACE, ức chế thụ thể angiotensin II hay thuốc chẹn kênh calci. Khi sử dụng thêm một loại thuốc thứ 2 thì huyết áp của bạn có thể sẽ hạ nhanh hơn dùng một loại. Ngoài ra khi kết hợp các loại thuốc với nhau thì lượng thuốc bạn uống mỗi loại sẽ giảm xuống, từ đó hạn chế tác dụng phụ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phác Đồ Điều Trị Tăng Huyết Áp Jnc 8 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!