Bạn đang xem bài viết Nước Tiểu Vàng Có Phải Đang Mắc Bệnh Gan? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nước tiểu ở người bình thường có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Khi có hiện tượng nước tiểu đổi màu, nhất là chuyển sang màu vàng đâm, tối màu hoặc có mùi lạ gây khó chịu là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề. Trong các bệnh về gan tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra do độc tố tích tụ trong cơ thể. Để nhận biết tiểu vàng có phải do các bệnh về gan hay không thường thông qua chỉ số xét nghiệm bilirubin trong nước tiểu.
Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu bình thường của cơ thể. Bilirubin được tìm thấy trong mật, một chất lỏng trong gan giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó sẽ loại bỏ hầu hết các bilirubin khỏi cơ thể bạn. Nếu gan của bạn bị tổn thương, bilirubin có thể rò rỉ vào máu và nước tiểu. Bilirubin trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
Những nguyên nhân gây nước tiểu vàng
Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trở lên sẫm màu:
Cách khắc phục tình trạng nước tiểu vàng
Như đã trình bày cũng nguyên nhân ở trên, tiểu vàng có hấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy nên, khi thấy xuất hiện hiện tượng nước tiểu sậm màu, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Bổ sung thêm nước, đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1 – 2 lít nước. Uống đủ nước để cơ thể có thể lọc hết các chất trong đường tiết niệu.
Xem xét lại chế độ dinh dưỡng và loại thuốc đang sử dụng gần đây để điều trị bệnh.
Duy trì lối sống lành mạnh hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Tập luyện thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có máu trong nước tiểu vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc sỏi tiết nịêu. Nếu bạn có cảm giác đau, vàng da đi kèm với nước tiểu vàng cần kiểm tra xem có đang mắc các bệnh lý về gan hay không để có phương pháp điều trị đúng cách.
Nước tiểu sậm màu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn và là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngay khi màu nước tiểu bất thường bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Thực Đơn Cho Người Mắc Bệnh Gan Cấp Tính Và Xơ Gan
Khi bị viêm gan cấp, người bệnh cần được áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt. Chỉ nên uống nước đường, nước luộc rau; truyền dịch glucose và axit amin để thay vì ăn.
Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, nên ăn sữa với khoảng 1.500 ml/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Có thể dùng sữa đã tách bơ hoặc rút kem pha thêm đường; hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N…
Cuối giai đoạn viêm gan cấp, có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt thì áp dụng chế độ ăn nhiều protid và methionin (như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc) với mức 2 g protid/kg thể trọng mỗi ngày, đồng thời tăng cường calo, chất bột.
Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạ ng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Người bệnh không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau: Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ; không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng; nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột; ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid; ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi. Với chất béo, chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật. Ngoài ra, cần tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc, rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt. Không dùng gia vị, rượu bia, chất kích thích…
Có thể tham khảo thực đơn dành cho bệnh nhân viêm gan (giai đoạn cấp tính) như sau:
– 6h30: Sữa chua 200 ml; 10h: Phở 1 bát (bánh phở 200 g, thịt nạc 25 g);
13h30: Sữa chua 150 ml;
17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 200 g, thịt bò 25 g), chuối 1 quả;
19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g);
21h: Sữa tách bơ 150 ml.
Hoặc
– 6h30: Sữa chua 200 ml. 10h: Cơm (gạo tẻ 100 g), giá xào (giá đỗ 100 g, thịt nạc 20 g, dầu 5 g); 13h30: Sữa chua 150 ml; 17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), gan xào (gan lợn 30 g), canh cải (rau cải 100 g), chuối tiêu 1 quả; 19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g); 21h: Sữa tách bơ 150 ml.
– 6h30: Sữa chua 200 ml;
10h: Mỳ thịt bò (mỳ sợi 100 g, thịt bò 25 g);
13h30: Sữa chua 150 ml;
17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), trứng, thịt hấp (trứng gà 1 quả, thịt nạc 10 g), canh rau ngót (rau ngót 100 g), chuối tiêu 1 quả;
19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g);
21h: Sữa tách bơ 150 ml.
Chế độ ăn khi bị xơ gan
Cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.
Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.
Thực đơn dành cho bệnh nhân xơ gan (giai đoạn tiến triển):
7h: Sữa tách bơ 200 ml (sữa bột tách bơ 25 g, đường glucose 10 g), bánh bột khoai hấp 2 cái (bột khoai lang hoặc khoai sọ 50 g, đường glucose 20 g).
11h: Cháo thịt (gạo 100 g, thịt nạc 30 g, dầu 5 g, hành 5 g), chuối tiêu 100 g.
14h: Nước mía 250 ml.
16h: Súp rau thịt + bún (bún 150 g, bắp cải 100 g, khoai tây 150 g, hành, mùi 10 g, dầu 5 g), quýt ngọt 200 g.
19h: Chè bột sắn dây 200 ml (bột sắn 25 g, đường glucose 15 g)
Tẩy Giun Và Những Sai Lầm Nhiều Người Mắc Phải.
Nhiều gia đình tẩy giun theo ý thích, cảm tính, không hề có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, không ít người vẫn duy trì quan niệm tẩy giun 1 lần là không cần tẩy lại. Tuy nhiên, sự thực là ai cũng có nguy cơ tái nhiễm giun sán, đặc biệt những người hay ăn sống, tái, khả năng tái nhiễm càng cao. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên tẩy giun định kỳ 2 đến 3 lần một năm.
Viên tẩy giun quen thuộc gắn liền với tuổi thơ
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng phải tẩy giun lúc đói mới có hiệu quả song theo các bác sĩ với sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không phải phụ thuộc vào thời gian.
Tẩy giun có tẩy được sán?
Uống thuốc giun cũng có thể gây ra những phản ứng phụ như đau đầu, nổi mề đây, mệt mỏi, nôn… Đặc biệt là với người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhạy cảm. Vì thế, không ít người cảm thấy không an toàn khi uống thuốc tẩy giun song đó là những tác dụng phụ đã được khuyến cáo trong ngưỡng.
Nhiều người tẩy giun định kỳ 6 tháng dùng 2 viên thuốc tẩy giun trước khi ăn và hoàn toàn an tâm đã loại bỏ giun sán.
Hơn nữa, thuốc tẩy giun cũng như việc tẩy giun định kỳ chỉ giải quyết được phần nào những loại giun thông thường như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim mà thôi. Đối với những loại giun xoắn, giun lươn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi, sán dãy heo, sán dãy bò… cần được tẩy phương pháp có sự giám sát của nhân viên y tế.
Nguy hiểm hơn, có rất nhiều ấu trùng giun sán tập trung trong máu, nên thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Vì vậy, việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất quan trọng.
Các bác sĩ khuyến cáo thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Mọi người nên đến các cơ sở y tế xét nghiệm giun sán từ 6-12 tháng một lần.
Bạn Có Đang Mắc Những Sai Lầm Khiến Khớp Gối Bị Huỷ Hoại Và Đau Nhiều Hơn?
Các hậu quả nặng nề của khớp gối hư hại bao gồm: khớp bị biến dạng, dính khớp, tàn phế, phải thay khớp nhân tạo nhưng tỷ lệ thành công và “hạn dùng” thấp…
1. Ngồi xổm
Ngồi xổm là thói quen “truyền thống” của người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Tư thế ngồi xổm gây áp lực lớn lên khớp gối, vì khi đó khớp gối đang gập lại, phần mông không được nâng đỡ nên toàn bộ cơ thể sẽ do khớp gối “kéo, giữ” lại. Mặc dù tiện lợi nhưng các chuyên gia xương khớp khẳng định, nếu thường xuyên phạm phải sai lầm này khớp gối của bạn sẽ bị quá tải, vốn dễ hư hại sẽ càng nhanh thoái hóa nặng hơn. Khi khớp gối hư hại thì trong khớp xảy ra các phản ứng viêm, lớp sụn đệm và xương dưới sụn bị hư hỏng, gây ra các cơn đau dữ dội đặc biệt khi khớp cử động.
2. Đi lại quá nhiều hoặc quá ít
Nhiều người cho rằng cần phải đi lại nhiều thì mới “bảo dưỡng” khớp tốt hoặc quá lo sợ bị hư hại khớp mà không vận động đi lại, chỉ ngồi yên 1 chỗ. Cả 2 cách này đều khiến khớp bị hư hại nhanh chóng hơn. Tại sao lại như vậy?
Đi lại quá nhiều khiến hệ xương khớp phải hoạt động nhiều, đặc biệt là khớp gối. Nếu khớp gối đã có dấu hiệu thoái hóa mà còn phải hoạt động với tần suất cao thì sẽ bị quá tải, nhanh hư hại hơn. Các vi chấn thương ở khớp xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, hư hại tại khớp gối.
Ngược lại, ngồi yên quá lâu hay không dám vận động nhẹ thì khớp gối sẽ càng nhanh cứng lại, máu lưu thông kém, sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối không được nuôi dưỡng sẽ nhanh bị hư tổn, gây đau nhiều hơn khi muốn di chuyển.
Clip: Vận động quá mức gây thoái hóa khớp gối
3. Lạm dụng các thuốc “cắt” đau nhanh
Thói quen của nhiều người khi bị đau nhức xương khớp nói chung, khớp gối nói riêng là tìm mọi cách để giảm đau nhanh, thường gặp là các thuốc kháng viêm corticoid hay các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Chỉ cần uống 1, 2 liều đã thấy hết đau nên nhiều người hay tùy tiện dùng mà không theo chỉ định của chuyên gia. Hay các thuốc gắn mác “Đông y”, “gia truyền” nhưng bị trộn lẫn tân dược giảm đau như corticoid, morphin… cũng gây tác dụng phụ lên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, suy thượng thận, hủy xương…
Ngoài ra, lời khuyên chung dành cho những người bệnh đau khớp gối là nên chủ động đi khám bệnh kịp thời tại các bệnh viện lớn có khoa cơ xương khớp.
Bia rượu: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá… có nghĩa bạn đã đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, chính các chất độc này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở khớp, khiến cơn đau ở khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, tiệc tùng nhiều còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, cân nặng tăng sẽ gây áp lực lên khớp gối nhiều hơn, và người bệnh sẽ càng khổ sở với các cơn đau khớp tăng nặng.
Thức khuya, dậy sớm: Mất ngủ, khó ngủ cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp, khiến người bệnh giảm khả năng chịu đựng trong khi lại nhạy cảm hơn với các cơn đau xương khớp. Ngủ ít còn gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến bệnh khớp. Thống kê cho thấy, những người đang bị căng thẳng cao độ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp dữ dội cao gấp 4 lần. Mặt khác, những người sống chung với các cơn đau khớp mãn tính rất dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm nghiêm trọng. Đây là vòng luẩn quẩn của bệnh: đau khớp gây khó ngủ, khó ngủ lại càng gây đau khớp, nhiều người không nhận ra để cải thiện cả 2.
Ăn nhiều đạm, muối: Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Trong khi đó, chất đạm, đặc biệt là đạm trong hải sản, sữa, góp phần gây viêm khớp nặng hơn. Hệ miễn dịch của người bệnh lúc này nhận định đạm là vật thể lạ cần loại bỏ, quay sang tấn công cả khớp, làm tăng gánh nặng cho các khớp bị viêm.
Nên làm gì để “sửa sai”, bảo vệ khớp gối và giảm đau hiệu quả, an toàn?
Theo các chuyên gia, lý do tất cả những thói quen, sai lầm trên gây hư hại khớp gối nhanh hơn là vì chúng sẽ tác động xấu đến sụn khớp và xương dưới sụn, khiến 2 bộ phận quan trọng này của khớp gối nhanh bị bào mòn, nứt vỡ. Và đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp và các cơn đau khớp gối sẽ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn.
Bài tập giúp giảm đau nhức xương khớp
Do vậy, các sai lầm cần phải được khắc phục. Ví dụ, thay vì ngồi xổm khi cần làm việc gì đó, bạn nên ngồi trên ghế thấp hoặc đòn để tránh gây áp lực đè nặng lên gối; hạn chế đi lại quá nhiều nhưng nên vận động nhẹ như đi bộ chậm, co duỗi khớp, bơi lội… để giúp máu lưu thông tốt, khớp trở nên linh hoạt hơn và giảm tê cứng, ngoại trừ những trường hợp cần phải nghỉ ngơi sau những đợt đau cấp hoặc hồi phục sau chấn thương.
Bên cạnh đó, cần tránh tối đa bia rượu, thuốc lá, hạn chế dùng các thức ăn chứa nhiều đạm, muối, ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3…
Đặc biệt, đau khớp gối và cách cải thiện nó không đơn thuần chỉ là làm giảm triệu chứng đau mà còn phải cung cấp dưỡng chất để giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Việc giảm đau thông thường chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, không giải quyết được tận gốc nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp, do đó cơn đau sẽ quay lại và tiếp tục tiếp diễn.
Một trong những thành tựu mới cho bệnh xương khớp là gần đây dưỡng chất sinh học PEPTAN (có trong JEX MAX) đã được các nhà khoa học Mỹ phát minh. Với đặc tính sinh học cao, 90% thành phần PEPTAN được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi uống, kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản như làm tăng 3,2 lần collagen tuýp 2; 3,6 lần Aggrecan. Đối với xương dưới sụn, PEPTAN kích thích tăng sản sinh xương giúp phục hồi mật độ khoáng của xương. Nhờ vậy, PEPTAN giúp giảm đau khớp gối hiệu quả, an toàn, đồng thời hỗ trợ tích cực việc phục hồi và bảo vệ cấu trúc khớp khỏe mạnh.
Ngoài ra, lời khuyên chung dành cho những người bệnh đau khớp gối là nên chủ động đi khám bệnh kịp thời tại các bệnh viện lớn có khoa cơ xương khớp.
Một số cách giảm đau khớp gối khác
Bài tập giảm đau khớp gối thực hiện tại nhà: các chuyên gia cho rằng làm giãn gân cơ có thể hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng đau khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không tập chúng vào những ngày khớp gối bị đau nghiêm trọng. Vào những ngày này nên nghỉ ngơi nhiều, cho đến khi khớp gối đỡ đau mới bắt đầu tập nhẹ nhàng những động tác này.
Chườm nóng và chườm lạnh: Đối với các cơn đau thoái hóa, viêm khớp mãn tính, cứng khớp thì nên chườm nóng để tăng lượng máu đến chỗ khớp bị đau và sửa chữa các cơn đau. Đối với các triệu chứng sưng, nóng hay đỏ đột ngột do viêm khớp cấp tính, trật khớp thì cách giảm đau khớp gối hiệu quả là chườm lạnh. Chườm lạnh giảm đau khớp gối sâu và tốt hơn so với chườm nóng trong trường hợp này.
Nhật Vy
JEX MAX – Giảm đau xương khớp
tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn
Công dụng:
JEX MAX chứa PEPTAN và các tinh chất quý từ thiên nhiên, giúp giảm đau, tăng cường tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí: 1800 556 889
Hotline hỗ trợ đặt hàng: 1800 556 889 (miễn cước)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Tiểu Vàng Có Phải Đang Mắc Bệnh Gan? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!