Xu Hướng 3/2023 # Nỗi Ám Ảnh Của Mẹ Bầu: Có Thai Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? # Top 10 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nỗi Ám Ảnh Của Mẹ Bầu: Có Thai Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Nỗi Ám Ảnh Của Mẹ Bầu: Có Thai Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo các chuyên gia Y tế, bệnh cảm thông thường do virut gây ra có 2 loại là cảm lạnh và cảm cúm. Trong đó, để đánh giá mức độ ảnh hưởng thì cảm cúm được xem là nguy hiểm hơn so với cảm lạnh.

Bà bầu sức đề kháng kém hơn so với những người bình thường nên rất dễ bị cảm. Đặc biệt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng nữa. Nên có thai mà bị cảm cúm rất nguy hiểm, các mẹ không được chủ quan.

Mẹ bầu có thể phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm như sau:

Cảm lạnh: Thường nhẹ và kéo dài vài ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Chị em sẽ có những biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, có thể cảm thấy đau nhức cơ thể hoặc mệt mỏi.

Cảm cúm: Mẹ sẽ thấy các triệu chứng của cảm cúm cũng giống như cảm lạnh nhưng kéo dài hơn. Kèm theo sốt vừa đến sốt cao, người ớn lạnh, ăn không thấy ngon miệng. Có thể cảm thấy mệt mỏi trên 2 tuần hoặc hơn nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Có thai bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 4 tuần bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không? Con em có nguy cơ dị tật không ạ. Em đang rất lo lắng. Mong bác sĩ hồi âm.

Thu Hà – Đồng Nai

Trả lời: Xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau: Đúng là có thai bị cảm là rất nguy hiểm, nhưng phải xem xét ở từng trường hợp, tuổi thai nữa. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sự ảnh hưởng của virut cúm đối với thai nhi càng tăng lên nhưng không phải tất cả đều gây ra dị tật.

Nếu chỉ bị cảm lạnh, dị ứng thời tiết thông thường thì không đáng lo ngại nhưng nếu bị cảm cúm do virut Rubella gây nên thì rất nguy hiểm (Có thể ảnh hưởng 70 – 80% các bệnh ở mắt hoặc thần kinh thai nhi). Ngoài ra, nếu có thai mà bị cảm cúm sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc do virut gây ra có thể làm thai lưu, sảy thai.

Do đó, đối với câu hỏi bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không mà nhiều mẹ thắc mắc. Câu trả lời là thay vì lo lắng làm ảnh hưởng tới bé thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có thể biết chính xác vấn đề của mình.

Với công nghệ siêu âm 4D, xét nghiệm máu là có thể xác định được dị tật ở thai nhi. Cũng cần phải lưu ý với mẹ rằng kể cả có bị cảm cúm hay không thì bản thân bà bầu cũng có 1 – 2 % nguy cơ dị tật các loại trên thai nhi trong tổng số các bé sinh ra. Chính vì thế, khám thai định kỳ là biện pháp hiệu quả để lường trước mọi tình huống xấu.

Có thai bị cảm cúm được uống thuốc gì không?

Hỏi: Chào chuyên gia, cho em hỏi có thai 6 tuần mà bị cảm cúm có được uống thuốc gì không ạ?

Thanh Lan – Hưng Yên.

Trả lời: Chào bạn, khi bị cúm, rất nhiều bà mẹ không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về uống. Điều này rất nguy hiểm. Chưa nói kháng sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi mà người bình thường uống cũng cần phải thận trong.

Mặt khác, kháng sinh là do virut mà ra chứ không phải là vi khuẩn cộng với việc sử dụng kháng sinh điều trị virut không mấy hiệu quả. Do vậy, khi bị cảm cúm nặng tốt nhất là nên gặp bác sĩ để xét nghiệm chứ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

Có thai mà bị cảm cúm được xông không?

Hỏi: Cho em hỏi, em có thai 7 tuần bị cảm cúm xông hơi được không? Vì không được sử dụng kháng sinh nên em muốn xông để giảm cảm thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?

Hồng Hà – Nam Định

Trả lời: Xông hơi là biện pháp chữa trị cảm cúm được rất nhiều người tin dùng. Mặc dù vậy, đây không phải là cách để các bà bầu sử dụng để giảm cảm. Nguyên nhân là:

Khi xông hơi, ngồi trong điều kiện kín và nhiệt độ cao sẽ khiến nước ối bị nóng và ảnh hưởng tới thai nhi, ngăn cản quá trình đưa oxy tới em bé.

Nhiệt độ cơ thể mẹ lên tới trên 38 độ C thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, nhất là trong 3 tháng đầu tiên.

Dưới áp lực của hơi nóng có thể làm mẹ chóng mặt, tụt huyết áp làm giảm lượng máu dẫn tới thai nhi.

Nếu bất cẩn đổ nước ra ngoài có thể bị bỏng, ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và em bé.

Lời khuyên dành cho mẹ là không nên xông, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Có thai bị cảm cúm mẹ bầu cần làm gì cho mau khỏe?

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 8 tháng bị cảm cúm thì làm gì cho mau khỏe ạ. Gần 1 tuần nay em bị chảy nước mũi, ho khò khè, người mệt mỏi quá ạ. Em rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi ạ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Trần Hương – Hà Nam

Trả lời: Trường hợp cảm cúm thông thường và tuổi thai của bạn như vậy thì không có gì đáng phải lo ngại. Do hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn so với người bình thường nên rất dễ bị cảm. Bạn nên áp dụng một số cách trị cảm cúm khi có thai như sau:

– Xông mũi ngay khi có dấu hiệu bị cảm. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ là: kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, gừng, sả…

– Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối NaCl 0,99%

– Súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sáng sớm khi thức dậy.

– Dùng chanh kết hợp với mật ong pha pha với nước ấm. Vừa giảm các triệu chứng cảm cúm vừa bổ sung vitamin C.

– Sử dụng tỏi trong các bữa ăn.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống rất quan trọng, nên bổ sung đầy đủ các chất, ăn một bát cháo giải cảm để tăng cường sức đề kháng, chống lại cảm cúm.

Có thai cần làm gì để phòng chống cảm cúm?

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 7 tuần làm gì để không bị cảm cúm ạ? Thực sự em rất lo lắng về vấn đề này. Em nghe nói nếu bị cảm trong thời gian mang thai thì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi đúng không ạ?

– Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước và giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

– Hạn chế ra đường và tiếp xúc với người bệnh hoặc nơi đông người.

– Không nằm ngay hướng quạt hoặc điều hòa.

– Nên tra thuốc nhỏ mũi nếu thấy dấu hiệu ngạt hoặc khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

– Lời khuyên cho các mẹ có ý định mang thai là nên tiêm phòng ngừa cảm cúm trước khi có bầu.

Giải Đáp: Trước Khi Mang Thai Bị Bệnh Cảm Cúm Có Sao Không?

Trên một số diễn đàn chúng tôi có thấy những trao đổi của các chị em là: không biết trước khi mang thai bị bệnh cảm cúm có sao không, liệu uống thuốc rồi có gây dị tật cho thai nhi không? Chuyên gia của Maihuong: MebeazMeyeubevabo: sẽ giải đáp thắc mắc đó và đưa ra những cách phòng tránh bệnh cảm cúm ngay trong bài viết này! Beocon:

Lo lắng của chị em trước khi mang thai bị bệnh cảm cúm

BôngVy:

” Em và chồng đang muốn săn em bé, nên “thả cửa” liên tục, nhưng thời gian vừa đây em bị cảm cúm 1, 2 ngày đầu chưa vội uống thuốc làm lây cho chồng bị theo, cả 2 vợ chồng đều phải uống thuốc kháng sinh sau đó. Uống được 3, 4 ngày khỏi. Em đang sợ, khi em thả cửa thế, mà lại uống kháng sinh, lỡ “dính” thì có làm ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Có mẹ nào từng bị bệnh cảm cúm trước khi mang thai không ạ? Cho em xin chút kinh nghiệm và lời khuyên với!”

Mẹcủachômchôm:

“Mình cũng đang bị ốm, dự định của 2 vợ chồng có em bé trong năm nay để sinh đẹp năm đây, nhưng chưa thấy gì. Cũng hỏi ông bà và các chị đi trước thì mới thấy nói là bị cảm cúm rồi uống kháng sinh nguy hiểm khi đang mang bầu thôi, còn trước khi mang thai bị cúm có sao không thì mình cũng không rõ. Tiện đây, hóng luôn câu trả lời của các mẹ khác.”

“Theo mình ấy, sau khi sử dụng thuốc kháng sinh hay mắc bệnh nào đó thì bạn nên để 2 – 3 tháng sau hãy có em bé để đảm bảo an toàn nhất cho việc thụ tinh cũng như sự phát triển của thai nhi sau này. Nếu không, bạn có thể nhờ tói sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sỹ cho chắc chắn về việc bị bệnh cảm cúm trước khi mang bầu có sao không .

“Mình cũng đang bị ho và cảm cúm, tuy nhiên mình chỉ chữa trị bằng các cách an toàn như uống nước cam với siro thôi, không dám uống kháng sinh. Mà bị ngay tuần rụng trứng nữa chứ, vẫn quan hệ liên tục để mong có baby. Hy vọng có tin vui vào cuối tháng và thai nhi không có vấn đề gì.”

“BôngVy đã có em bé chưa? Mình cũng đang bị cảm cúm trong tuần rụng trứng mà không biết có nên ngừng quan hệ không? Chỉ sợ em bé bị dị tật thì lại tội.”

Trước khi mang thai bị bệnh cảm cúm có sao không?

Việc mang thai rất cần được quan tâm và hết sức phải giữ gìn vì trên thân thể của một người phụ nữ tồn tại một sinh linh nhỏ bé. Trước khi mang thai cần làm những gì cũng là điều chị em nhất định không được bỏ qua.

Khi thời tiết có sự thay đổi, nhất là mùa thu, không khí ẩm ướt dễ gây bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh cảm cúm. Sức đề kháng trong cơ thể suy giảm đồng nghĩa với việc cơ thể không được khỏe mạnh. Đặc biệt, đối với đôi vợ chồng nào muốn có em bé cần lưu ý giữ cho mình một sức khỏe thật tốt để sẵn sàng mang bầu và không ảnh hưởng tới thai nhi.

Đó là phương án an toàn nhất đối với phụ nữ sắp mang bầu. Thế nhưng, chẳng may phát hiện bị cảm cúm trước khi mang thai thì cũng không sao nếu bạn biết cách điều trị bệnh để sẵn sàng mang thai.

Bạn sẽ gặp vấn đề nếu uống thuốc tây với liều lượng cao vì tác nhân trong thuốc gây ra có thể ảnh hưởng đến khi rụng trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ như vậy chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Nước gừng: Uống nước gừng khi còn nóng sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi nhanh chóng chấm dứt cảm cúm.

Hành chữa bệnh cảm cúm: Nấu cháo trắng với hành hẹ, cho nhiều hành cũng sẽ giúp toát mồ hôi để trị cảm cúm.

Chanh và mật ong là phương pháp truyền thống trị cảm cúm hiệu quả cho phụ nữ trước khi mang thai. Chỉ cần đun sôi nước, cho nước cốt chanh và mật ong vào, sau đó uống nóng hoặc ấm rất tốt.

Lời khuyên từ chuyên gia: Cách TRỊ và TRÁNH bệnh cảm cúm trước khi mang thai

Cách chữa trị bệnh cảm cúm đối với phụ nữ trong tuần đầu thụ tinh

Trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi vì tỏi và các chế phẩm làm từ tỏi giúp phòng chống bệnh cảm cúm, tăng miễn dịch hiệu quả.

Uống nhiều nước là cách giúp ngăn ngừa cảm cúm nhẹ nhàng, an toàn và tốt cho sức khỏe. Các bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây ấm trị chứng ngạt mũi.

Để phòng tránh trước khi mang thai bị bệnh cảm cúm cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cầm nắm thức ăn.

Tiêm phòng bệnh cảm cúm và một số bệnh khác như sởi, thủy đậu, viêm gan vi sinh B,… trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Khám trước khi mang thai cũng rất cần thiết đối với phụ nữ để biết rằng mình có đang mắc phải căn bệnh gì gây di truyền cho thai nhi không.

Như nickname BôngVy chia sẻ ở trên, khi bị bệnh cảm cúm mà đang trong thời gian “săn em bé” bạn có thể áp dụng cách điều trị bằng các phương pháp dân gian an toàn mà hiệu quả không cần đến Tây y.

Một trong 3 cách sau sẽ giúp các bạn bị cảm cúm khỏi ngay trước khi mang thai:

Tuy nhiên, đối với phụ nữ trước khi mang thai mà không bị cảm cúm thì cần có những cách phòng tránh kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh cảm cúm trước khi mang thai

Bị Viêm Xoang Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?

Cùng mắc phải bệnh viêm xoang như chị Hằng, mẹ bầu Mộc Miên (Sơn Trà, Đà Nẵng) chia sẻ tâm trạng chung: “Không hiểu tại sao sau khi mang bầu được 2 tháng, bệnh viêm xoang lại xuất hiện. Ban đầu, chị thấy đau đầu, mũi cứ nhức khó chịu thế nào đó kèm theo hiện tượng chảy nước mũi cho nên chị đổ lỗi là do thời tiết và để bệnh tự khỏi. Nhưng sau đó đi khám mới biết là do bệnh viêm xoang hành. Vợ chồng chị cũng hiếm muộn con cái, cưới nhau lâu rồi mà nay mới có con nên thành ra ông xã chị cũng lo lắng lắm, không cho sử dụng thuốc Tây sợ ảnh hưởng đến con. Giờ chị cũng không biết nên làm sao để khắc phục bệnh nữa.”

Theo chuyên gia chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Trần Thị Oanh cho hay, viêm xoang là biểu hiện khá phổ biến rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Bởi đây là giai đoạn sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu kém nhất nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập và tấn công. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố progesteron và một số loại hormone khiến cho màn nhầy bị giãn nở và phình ra lấp đầy lỗ thông xoang khiến xoang bị tắc và gây viêm nhiễm. Điều quan trọng hơn, tâm lý ngại uống thuốc của đa số mẹ bầu vì sợ tác động xấu đến thai nhi chính là yếu tố khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng và khả năng biến chứng rất cao. Lúc này, bệnh không chỉ tác động xấu đến sức của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

“Cứu nguy” cho chị em bị viêm xoang khi mang thai

Thông thường, cách điều trị bị viêm xoang khi mang thai thường được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân để giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra và giúp ngăn ngừa các biến chứng không may có thể xảy ra.

Sau khi nhận được kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và kê các loại thuốc điều trị ít gây ảnh hưởng nhất đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc trị viêm xoang ngay tại nhà, bởi đây chính là sai lầm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Có thể nói, thuốc kháng sinh chính là trở ngại cho những mẹ bầu bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, để có thể kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả, những cách sau đây có thể được xem là “vị cứu tinh” cho chị em, giúp giải quyết cơn đau khá hay.

1/ Rửa mũi hàng ngày

2/ Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước được xem là vũ khí chống viêm xoang khá hiệu quả, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm. Nếu chẳng may bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ nên bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể để cải thiện tình trạng xoang. Bởi nước giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để dịch nhầy được đẩy ra ngoài môi trường, tránh trường hợp ngạt mũi, tắc mũi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý không được sử dụng nước đá để tránh tình trạng bệnh viêm xoang có thể trở nặng.

3/ Xông hơi trị viêm xoang cho mẹ bầu

Theo các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia viêm xoang mũi, chị em bị viêm xoang khi mang thai không nên sử dụng các bài thuốc, mẹo từ kinh nghiệm dân gian như sử dụng cây xương cá, cây cứt lợn,… để xông hơi chữa trị bệnh. Vì tất cả các nguyên liệu này có thể gây tác dụng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con. Thay vào đó, mẹ bầu có thể áp dụng các cách xông hơi đơn giản sau đây.

Dùng hơi nóng xông hơi: Có thể xem đây là cách hiệu quả và không gây hại cho mẹ bầu. Hơi nước nóng sẽ giúp chất nhầy trong xoang lỏng ra và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng thoát ra ngoài theo dịch nhầy. Tuy nhiên, trước khi xông hơi bằng hơi nước nóng, bà bầu nên kiểm tra độ nóng của nước, tránh nước quá nóng gây bỏng niêm mạc mũi.

Xông hơi bằng dầu khuynh diệp, hoa oải hương: Bà bầu chỉ cần nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào bát nước nóng và trùm khăn lại tiến hành xông hơi. Cách làm truyền thống với những nguyên liệu này sẽ giúp các dấu hiệu viêm xoang thuyên giảm một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, tinh dầu khuynh diệp, hoa oải hương tạo cảm giác dễ chịu, giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái và ngủ ngon giấc.

4/ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Dung nạp vitamin A và C hàng ngày cho cơ thể: Vitamin A với vai trò bảo vệ lớp niêm mạc xoang trong khi vitamin C giúp bạn đề kháng lại các tác hại xâm nhập từ bên ngoài. Mẹ bầu có thể bổ sung hai loại vitamin này từ hoa quả tươi, gan động vật, rau xanh,… Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin A và C từ các viên uống bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bổ sung kẽm: Khoáng chất này cũng là chất giúp chống viêm hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung kẽm từ thịt, cá hay từ các loại hạt, bánh mỳ làm từ bột cám, khoai tây,…

5/ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống lại bệnh. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu như yoga, thiền định,… còn giúp thoải mái tinh thần và hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, đồng thời, giúp bà bầu dễ sinh nở sau này.

6/ Ngủ kê cao đầu

Mẹ bầu tốt nhất nên ngủ với tư thế đầu được kê cao hơn chân để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi. Bạn có thể sử dụng gối hoặc khăn mềm cuộn lại và kê bên dưới đầu hoặc nâng đầu giường lên cao một xíu. Việc làm này vừa đơn giản vừa giúp chất nhầy không tồn đọng bên trong xoang mũi, thúc đẩy quá trình điều trị xoang hiệu quả.

7/ Giữ ẩm trong phòng

Mẹ bầu nên đặt một thau nước trong nhà hay dùng máy tạo ẩm để giữ ẩm trong phòng. Giữ ẩm không những giúp niêm mạc mũi và xoang không bị khô mà còn giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc bị kích thích và tổn thương. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh máy tạo ẩm sạch sẽ, tránh tình trạng máy bẩn làm tăng nguy cơ phát tán vi khuẩn, gây tác dụng ngược.

8/ Châm cứu

Phương pháp châm cứu là một trong những liệu pháp trị liệu cổ của người Trung Hoa. Với phương pháp này, các thầy thuốc chỉ cần dùng kim châm đã được sát trùng và châm vào những huyệt đạo trên cơ thể người bệnh. Châm cứu giúp làm lưu thông khí huyết và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn do bệnh viêm xoang gây ra.

BTV: Hạ Thiên

Mẹ Bầu Đang Mang Thai Uống Thuốc Có Sao Không?

Mẹ bầu lỡ uống thuốc thì phải làm sao?

Một phụ nữ tên P.T.X. bị ung thư cổ tử cung giai đoạn B (đã di căn). Ngay lúc này, chị X. phát hiện mình có thai. Trong quá trình mang thai, chị X. phải sử dụng thuốc điều trị ung thư. Sau đó, chị X. sinh ra một bé gái khỏe mạnh.

Một trường hợp khác là chị N.T.V., 28 tuổi, ngụ tại chúng tôi đang uống thuốc điều trị cường giáp thì lỡ… mang thai. Thấy đôi vợ chồng trẻ thiết tha muốn giữ lại con, bác sĩ đã tư vấn, đưa ra lời khuyên để vợ chồng họ tự quyết định. Cuối cùng em bé chào đời, nay đã năm tuổi, khỏe mạnh bình thường.

Mẹ bầu có được uống thuốc không?

Khi người mẹ bị nhiễm bệnh và bệnh nặng, phải dùng thuốc liều lượng cao mới có thể khỏi bệnh. Quá trình người mẹ bị sốt cao, virus hoành hành cùng với sự phản ứng của thuốc sinh ra những độc tố làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Những virus có hại trong thuốc tác động đến thai nhi sẽ gây ra biến chứng cực kì nguy hiểm như sứt môi, bệnh tim bẩm sinh, thai nhi dị dạng. Không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh, di tật thai nhi cũng có thể xảy ra ở phần đầu, xương, chân, hệ tiêu hóa hoặc bộ phận sinh dục, vô cùng nguy hiểm.

Nếu người mẹ bị sốt cao và kéo dài làm cho tử cung co bóp mạnh, sẽ dễ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên không phải virus gây bệnh nào cũng gây hại cho thai nhi, do đó các mẹ đừng quá lo lắng. Nếu chỉ là những dấu hiêu bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần ăn uống lành mạnh hơn, thử thay đổi thực đơn hằng ngày, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.

Tuy nhiên nếu bệnh ngày càng nặng hơn thì mẹ bầu cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về uống nếu không được chỉ định. Bởi nhiều trường hợp thai phụ mắc những căn bệnh nặng như động kinh, tiểu đường, hen suyễn thì bắt buộc phải dùng thuốc nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Một số thuốc mẹ bầu không nên dùng

Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.

Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.

Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen…

Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol…

Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.

Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.

Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao…

Một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin…

Tổng kết

Mẹ bầu có được uống thuốc hay không có lẽ các mẹ đã biết rồi. Tùy vào loại thuốc và từng loại bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp cho mẹ bầu. Do đó, các chị em không nên tự ý sử dụng thuốc khi đang mang thai. Trường hợp lỡ uống thuốc mới biết mang thai thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗi Ám Ảnh Của Mẹ Bầu: Có Thai Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!