Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm # Top 9 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phân biệt bệnh để chọn đúng thuốc

1. Cảm cúm thường có 3 biểu hiện là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức mình mẩy.

Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dùng các loại thuốc điều trị cảm cúm 3 thành phần như Phenylephrine, Hydrochloride (PE) để giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; Paracetamol giúp giảm đau nhức, hạ sốt; Caffeine vừa tránh cơn buồn ngủ vừa giúp tăng hiệu quả giảm đau, hạ sốt của Paracetamol.

2. Cảm cúm có ho thường có 6 triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau rát họng, ho và sốt cao.

Bạn nên lựa chọn những loại thuốc có 6 thành phần tương ứng để điều trị như Phenylephrine, Hydrochloride (PE); Paracetamol; Caffeine; Noscapine làm giảm ho; chất giúp long đờm như Terpin Hydrat và Vitamin C. Đây là 6 thành phần hữu dụng để trị cảm cúm có ho. Chủ động bổ sung Vitamin C trong thành phần thuốc sẽ giúp người bệnh lấy lại sức đề kháng nhanh chóng.

Chọn thuốc điều trị an toàn

1. Chọn thương hiệu tin cậy

Các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường thường đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất an toàn cao.

Bạn phải kiểm soát thời hạn sử dụng của các loại thuốc mình sắp uống vì thông thường khi một viên thuốc đã bị cắt khỏi vỉ hay thậm chí bóc tách khỏi bao phim thì khó lòng biết được hạn sử dụng chính xác. Điều này không an toàn.

3. Cần nắm rõ các thành phần hoạt chất của từng viên thuốc

Cần biết rõ hoạt chất của từng loại thuốc mình sắp dùng. Việc không nắm rõ cả tên hoạt chất và hàm lượng của hoạt chất dễ dẫn đến khả năng quá liều khi kết hợp cùng một hoạt chất trong các toa thuốc khác mà bản thân người dùng không biết.

4. Cẩn thận khi dùng thuốc trị cảm cúm gây buồn ngủ

Có nhiều loại thuốc trị cảm cúm có thành phần gây buồn ngủ là chất kháng Hisatmin như Chlorphéniramine maléate. Vì tác dụng phụ đó nên những người vận hành máy móc hay tàu xe, họp hành, học tập không nên dùng.

5. Hiểu rõ thuốc cảm có caffeine không gây buồn ngủ

Các loại thuốc cảm không gây buồn ngủ thường có chứa thành phần caffeine, thích hợp với những người luôn cần tỉnh táo để làm việc, học hành, di chuyển…

Chuẩn bị tủ thuốc gia đình trong mùa cảm cúm

Đặt nơi thoáng mát, tránh đặt nơi có nhiệt độ nóng bức như nhà bếp. Không đặt tủ thuốc gần cửa sổ và tránh ánh nắng trực tiếp hay đặt trong môi trường ẩm thấp không có lợi cho việc bảo quản và duy trì chất lượng thuốc.

Nên thường xuyên dọn dẹp tủ thuốc để loại bỏ các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, mua mới những thuốc cần thiết.

3. Tủ thuốc di động ngoài gia đình

Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới máy lạnh, hay tài xế phải di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng đều dễ mắc cảm trong mùa này. Việc chuẩn bị các loại thuốc trị cảm có thành phần caffeine không gây buồn ngủ đề phòng khi mắc bệnh là cần thiết.

4. Chọn lựa thuốc để lưu trữ

Trong mùa cảm cúm, bạn nên lưu trữ cả 2 loại thuốc cảm cúm 3 thành phần và cảm cúm 6 thành phần để đảm bảo có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ đa dạng thuốc cũng giúp bạn chủ động hơn khi trong gia đình có người đột ngột bị cảm cúm.

Cảm Cúm Lúc Giao Mùa: Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc

Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Các thuốc cảm cúm hiện rất phổ biến trên thị trường, tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng trên người bệnh mà không có tác dụng loại trừ nguyên nhân (virut) hay rút ngắn thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, các thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.

Cảm cúm là bệnh cấp tính do virut có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-3 ngày nhiễm virut bao gồm sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ…

Cảm cúm thông thường không biến chứng sẽ tự hết sau 7-10 ngày nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Mặc dù bệnh dễ mắc dễ khỏi, nhưng cảm cúm có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bị gián đoạn công việc và giảm chất lượng cuộc sống.

Gan dễ bị tổn thương nếu dùng quá liều paracetamol.

Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.

Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.

Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ.

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp…

Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.

Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực…

Do đó, đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bị hen, suy thận, đái tháo đường hoặc cường giáp… Cần ngừng ngay thuốc nếu phản ứng phụ xảy ra.

Ngoài ra, các thuốc co mạch dạng nhỏ, xịt mũi dùng lâu ngày có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) tức là lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại do thuốc làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi và làm tổn thương hệ thống màng nhầy – lông chuyển trong mũi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo về liều dùng và thời gian dùng thuốc (một đợt điều trị không kéo dài quá 5 ngày).

Thuốc chống dị ứng: Các thuốc thuộc nhóm này clopheniramin, loratadin, diphenhydramin, triprolidin có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ho do dị ứng. Một số trường hợp không được dùng các thuốc nhóm này bao gồm trẻ nhỏ, người bệnh glocom góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị…

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động nên cần tránh dùng cho người làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe hoặc điều khiển máy móc… Người bệnh cần hạn chế uống rượu khi đang dùng thuốc vì rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc.

Cần lưu ý, không dùng kháng sinh khi bị cảm cúm do virut. Kháng sinh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp người bệnh cảm cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh cần lưu ý không bỏ liều thuốc và uống hết lượng thuốc được kê kể cả trong trường hợp cảm thấy khỏe hơn sau một vài ngày.

Khi bị cảm cúm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc để hỗ trợ đẩy lùi bệnh như nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng (tăng cường một số loại thực phẩm như tỏi, hành, gừng, tía tô, chanh, mật ong…), hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Đặc biệt, cảm cúm có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tránh đến chỗ đông người khi có dịch, ăn uống đủ chất và tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Theo D.S Trần Thúy Ngần (Suckhoedoisong.vn)

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Bổ Mắt

Thuốc bổ mắt giúp đôi mắt được bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng cường thị lực. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng thuốc bổ mắt để đạt được hiệu quả tốt như mong muốn.

Bạn có thể đã nghe nói về một số chất dinh dưỡng có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các vấn đề về mắt. Bạn cũng có thể đã nghe rất nhiều về các loại thuốc bổ mắt không cần toa có chứa các dưỡng chất và phân vân không biết các tác dụng của thuốc này có hiệu quả không.

Thực tế, các thuốc bổ mắt được bán ngoài thị trường chỉ cung cấp một số loại vitamin tốt cho mắt. Các vitamin này chỉ góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh mắt, nên không thể thay thế hoàn toàn cho điều trị được bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, thuốc bổ mắt không nên được tự ý dùng mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc bổ mắt là gì?

Hàng ngày, mắt phải tiếp xúc nhiều với máy tính, khói bụi, tia UV,…. làm cho thị lực mắt bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chăm sóc tốt cho đôi mắt mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thị giác, ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về mắt.

Các dưỡng chất thường có trong thuốc bổ mắt

Vitamin A: Đây là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Dưỡng chất này còn giúp mắt hình thành sắc tố thị giác để thích ứng tốt hơn trong bóng tối.

Vitamin C: mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do tiểu đường và bệnh tăng nhãn áp. Bên cạnh đó, vitamin C còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tới các mao mạch li ti trên võng mạc, giúp ngăn ngừa tiến trình thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác.

Vitamin E bảo vệ sức khỏe của đôi mắt khỏi bị tổn hại, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về thoái hóa và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng làm hết quầng thâm ở mắt và xóa nếp nhăn trên mắt của bạn.

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết nhất và phổ biến nhất trong cơ thể. Kẽm tập trung với tỷ lệ cao ở mắt, đặc biệt là ở võng mạc và hoàng điểm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy người già có nồng độ kẽm trong máu thấp vì vậy sự kém tinh anh là không thể tránh khỏi.

Axít béo omega-3 giúp tăng cường sức khỏe võng mạc, tạo nước mắt, giúp điều chỉnh nhãn áp và ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Lutein là một hợp chất carotenoid chống viêm. Lutein kết hợp với zeaxanthin sẽ phát huy khả năng lọc ánh sáng xanh, giúp bảo vệ các điểm vàng của mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và quá trình oxy hóa.

Có nên thường xuyên dùng thuốc nhỏ để bổ mắt?

Chỉ khi nào làm việc bằng mắt nhiều, cảm thấy mỏi mắt, khô mắt, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa nước muối sinh lý (gọi là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%) mua ở nhà thuốc để nhỏ mắt.

Thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chỉ chứa muối NaCl với nồng độ giống như nước mắt nhằm đạt độ đẳng trương làm dịu mắt, cung cấp nước cho mắt bị khô và làm sạch mắt (ta cần biết mắt ta luôn luôn có nước mắt tiết ra tạo lớp phim mỏng bảo vệ mắt, nếu nước mắt tiết ra không đủ sẽ bị khô mắt rất khó chịu). Đây chỉ là thuốc nhỏ rửa mắt nhưng một số người lại gọi là thuốc bổ mắt.

Lưu ý về thuốc nhỏ mắt này, khi đã mở lọ thuốc ra chỉ nên dùng trong vòng 15 ngày kể từ khi mở lọ, vì sau khi mở lọ khoảng thời gian 15 ngày sẽ có nguy cơ không còn đạt được độ vô khuẩn.

Ngoài thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%, một số người thường mua thuốc nhỏ mắt khác có chứa thêm chất làm tăng độ nhầy để giúp thuốc giữ lâu trong mắt và các chất bổ dưỡng khác (đương nhiên sẽ đắt tiền hơn thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9 %).

Các thuốc này còn gọi là “nước mắt nhân tạo” và cũng được một số người gọi là thuốc bổ mắt.

Trong “nước mắt nhân tạo” có chứa các chất tăng độ nhầy gọi chung là hydrogel, là thành phần chính để tăng độ nhầy, giúp nước mắt nhân tạo lưu giữ lâu hơn trên bề mặt nhãn cầu. Một số loại hydrogel thường gặp: hydroxypropyl methylcellulose (HPMC); carboxy methylcellulose (CMC); povidone; polyethylene glycol; hyaluronic acid…

Khi dùng nước mắt nhân tạo vẫn có thể bị tác dụng phụ như: kích ứng làm ngứa mắt, nóng rát, xốn mắt, dị ứng gây đỏ mắt, sung huyết kết mạc, viêm bờ mi… Nếu nhỏ thuốc mà bị các rối loạn vừa kể phải ngưng ngay và nên đến khám bác sĩ nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc này.

Khi nhỏ mắt bằng thuốc nhỏ mắt để rửa mắt, làm dịu mắt, hoặc dùng “nước mắt nhân tạo” để chống khô mắt cũng cần lưu ý, nhỏ mắt một thời gian thấy cải thiện thì ngưng, chỉ khi nào triệu chứng mỏi mắt, khô mắt tái phát mới dùng thuốc nhỏ mắt trở lại. Nếu thấy thị lực mắt bị giảm nên đi đến bác sĩ nhãn khoa khám để xác định việc có cần thiết chữa trị bệnh về mắt hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bổ mắt

– Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em cần hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng các sản phẩm thuốc bổ mắt

– Không sử dụng đối với những người mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc

– Ngưng sử dụng trong các trường hợp xảy ra tác dụng phụ.

– Bảo quản thuốc bổ mắt phù hợp, thông thường ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời

– Không nên ỷ lại vào thuốc bổ mắt, bản thân bạn cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để giúp mắt được nghỉ ngơi và phục hồi.

Lưu ý khi lựa chọn thuốc bổ mắt

– Nên lựa chọn những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và chứa đồng thời chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt.

– Chọn những sản phẩm là thuốc đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép, có bán tại cả bệnh viện và nhà thuốc.

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất mỗi ngày. Lượng ở đây nghĩa là bổ sung đa dạng dưỡng chất cho mắt còn chất nghĩa là hàm lượng của từng chất này phải cân đối, nếu quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư lượng trong cơ thể, còn nếu quá ít thì mắt sẽ bị mệt mỏi và suy giảm thị lực.

– Chi phí phù hợp để có thể sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra nên mua thuốc bổ mắt tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để đảm bảo nguồn gốc loại thuốc, tránh tiền mất tật mang.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc An Thần Gây Ngủ

Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn, mà là một dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể, giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức.

– Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn như vậy, có người ngủ ít hoặc nhiều hơn. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thực dậy vào ban ngày.– Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lí có nhịp điệu gồm nhiều chu kì (mỗi chu kì kéo dài 90 phút). Một chu kì gồm nhiều giai đoạn: Bắt đầu ngủ, ngủ sâu, ngủ thật sâu, ngủ nghịch thường (còn gọi là ngủ với chuyển động mắt nhanh, chiếm 25% chu kì và các giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn này).– Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại: Mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (sleep walking), nói mớ, nghiến răng, ác mộng, hoảng sợ khi ngủ…

Mất ngủMất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và được chia làm 3 loại:– Mất ngủ tạm thời: Kéo dài chỉ 3 ngày do biến động (lạ chỗ, du lịch sang nước có múi giờ khác…).– Mất ngủ ngắn hạn: Kéo dài trên 3 ngày đến 3 tuần do stress, phiền muộn.– Mất ngủ kinh niên: Kéo dài trên 3 tuần đến vài tháng, do có rối loạn trong cơ thể (bệnh nội khoa, trầm cảm…).

Nguyên nhân mất ngủ– Ngoại cảnh: Tiếng ồn, lạ nhà, sự phiền muộn, chất kích thích (trà, cà phê, rượu) thuốc (chống trầm cảm, kích thích hệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), sai lầm trong ăn uống, no quá, đói quá…Bệnh tiềm ẩn: GERD, trầm cảm hô hấp, xương khớp…Xử trí và điều trị mất ngủ:Cần xác định kiểu mất ngủ:– Khó bắt đầu giấc ngủ (mất ngủ đầu hôm, người trẻ).– Thức giấc quá sớm (người cao tuổi).– Khó duy trì giấc ngủ.

Xác định nguyên nhân mất ngủ:Điều trị không dùng thuốc– Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.– Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần chỉ nằm nghỉ nếu khó ngủ vào ban đêm).– Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ.– Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ.– Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá.– Thường xuyên tập thể dục nhưng không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ.– Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (như yoya, thở dưỡng sinh).

Điều trị bằng thuốc– Dùng dược thảo theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần: Lạc tiên (nhãn hồng), tâm sen (lá mầm hạt sen), trinh nữ (mắc cỡ), lá vông nem…– Thuốc từ dược thảo: Rotunda (củ bình vôi)…– Dùng thuốc khánh sinh histamin (loại OTC): Doxylamin, promethazin, alimemazin, diphenhydramin, pyrilamin.– Dùng thuốc an thần gây ngủ: Phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, gồm các nhóm sau:+ Nhóm barbiturat (amobarbital, butabarbital, immenoctal, secobarbital…): trước đây sử dụng nhiều, hiện nay gần như không còn sử dụng (chỉ sử dụng phenobarbital chống co giật và thiopental tiêm gây mê) vì tác động ít chọn lọc hơn BDZ, chỉ số trị liệu thấp, khoảng cách an toàn hẹp, dễ gây ngộ độc, lạm dụng thuốc, dễ gây nghiện và lờn thuốc hơn, tương tác thuốc đáng kể.+ Nhóm benzodiazepin: Thông dụng hiện nay, gồm có diazepam (Seduxen, valium), flurazepan (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral).– Ngoài ra, còn được dùng điều trị chứng tiền mê, giãn cơ, chống co giật.– Benzodiazepin khi bị chuyển hóa sẽ thành lập chất chuyển hóa có hoạt tính và có thời gian bán thải kéo dài hơn, khởi phát tác dụng nhanh, duy trì giấc ngủ tốt, không để dư âm giấc ngủ sáng hôm sau.+ Các thuốc khác: Cloral hydrat, meprobamat, chống trầm cảm (amitriptylin), zolpidem, zopiclon, zalepon có lợi điểm là tác dụng sau một thời gian ngắn (1-2 giờ), không ức chế giấc ngủ, ít tiềm năng gây nghiện.

Lưu ý sử dụng thuốc an thần gây ngủ:– Phải có chỉ định của bác sĩ.– Tùy theo đặc điểm lứa tuổi, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc thích hợp, như với người cao tuổi: Thời gian bán thải ngắn, đào thải nhanh, ấn định thời gian dùng thuốc (2-4 tuần, zalephon: 7-10 ngày), dùng liều thấp nhất, giảm liều dần dần trước khi ngưng thuốc.Không có một thuốc nào tốt cho tất cả bệnh nhân, không phải tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc.– Không dùng thuốc an thần gây ngủ cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm, phụ nữ có thai.– Vấn đề ngưng sử dụng thuốc:+ Nếu dùng BZD tác dụng ngắn quá 2 tuần, phải chuyển sang BDZ tác dụng dài, giảm liều dần và ngừng hẳn (taper).+ Nếu dùng zopiclone phải thay BDZ một tháng trước khi ngưng.+ BDZ tác dụng dài thích hợp với bệnh nhân mắc thêm chứng lo âu vào ban ngày

Dược sĩ Quang Huy

(Bệnh viện Đống Đa, TP Hà Nội)

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Cảm Cúm trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!