Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày nay, phần lớn các chứng rối loạn lo âu được điều trị thành công với thuốc, các liệu pháp nhận thức và hành vi, hoặc kết hợp cả 2 liệu pháp trên. Tuy nhiên, ít hơn 1/3 những người mắc rối loạn lo âu vẫn đang tìm kiếm sự giúp đỡ và rất nhiều người chưa được chẩn đoán chính xác.Phần nhiều các chăm sóc y tế cho chứng rối loạn lo âu được thực hiện ở những môi trường không chuyên biệt về bệnh tâm thần. Người bệnh không được giải thích rõ ràng về mặt y khoa về những triệu chứng thực thể mà họ có, dẫn đến bệnh diễn tiến xấu hơn. Một tỉ lệ lớn người bệnh mắc chứng lo âu không tin rằng việc dùng thuốc cho những vấn đề về cảm xúc có hiệu quả, những người khác lại không được điều trị do không nhận được chẩn đoán phù hợp.
Lo âu là một cảm giác rất quen thuộc, vì thế chúng ta thường có xu hướng coi thường những tác động của nó lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nâng cao hiểu biết về sinh lý bệnh của chứng rối loạn lo âu trong cộng đồng sẽ giúp những người cần giúp đỡ nhận được liệu pháp điều trị thích hợp nhất.
Hai phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu là điều trị dược lý (sử dụng thuốc) và tâm lý trị liệu. Việc kết hợp cả hai phương pháp sẽ đem lại những lợi ích cộng hưởng. Đối với tình trạng lo âu ở mức độ nhẹ việc dùng thuốc hay không sẽ tùy vào bác sĩ. Tuy nhiên đối với những trường hợp mãn tính, nghiêm trọng và dẫn đến suy nhược sẽ cần được điều trị bằng thuốc chống lo âu (antianxiety drugs hay là anxiolytics). Rất nhiều thuốc chống lo âu có tác dụng an thần vì vậy trong lâm sàng cũng thường được dùng như thuốc gây ngủ (hypnotic agents).
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu gồm có 3 nhóm chính: Benzodiazepin, busiprone và thuốc chống trầm cảm (antidepressants).
Benzodiazepine (BZD)
Benzodiazepine có 4 tác dụng khác nhau bao gồm: chống lo âu, chống động kinh, giãn cơ, và an thần – gây ngủ. Biểu hiện tác dụng nào còn tùy thuộc vào liều dùng của BZD. Ở liều thấp, BZD có tác dụng chống lo âu. Ở mức liều cao hơn, BZD có tác dụng an thần – gây ngủ, giãn cơ…
Benzodiazepine đã từng được sử dụng rộng rãi với chỉ định chống lo âu, nhất là trong những case ngắn hạn. Tuy nhiên hiện nay nó không còn là lựa chọn tốn nhất cho chứng rối loạn lo âu. Những thuốc chống trầm cảm với cơ chế giảm lo âu, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI – Serotonin reuptake inhibitors), thường được chỉ định trong đa số các trường hợp.
Cơ chế tác dụng của BZD
Trong cuộc sống, não bộ hoạt động ở hai trạng thái: kích thích hoặc ức chế. Khi chịu đựng quá nhiều kích thích, cơ thể sẽ có những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, cáu gắt, mất ngủ, và rối loạn vận động (co giật)… Vì vậy trạng thái ức chế là cần thiết để có được sự điều hòa và cân bằng. GABA là chất ức chế thần kinh chính của não bộ, có vai trò trong việc giảm hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như ức chế sự dẫn truyền thần kinh. Nói một cách đơn giản, GABA đóng vai như một cái phanh xe, để sự kích thích không đi quá giới hạn của nó. Tác động ức chế của GABA xuất hiện khi GABA gắn kết với những thụ thể GABA (GABA receptors) nằm ở màng sau synap. BZD có vài trò làm tăng hiệu lực của sự gắt kết này, dẫn đến gián tiếp tăng hiệu quả của hoạt động ức chế.
Tác dụng phụ của BZD
Buồn ngủ và nhầm lẫn là tác dụng phụ thường gặp nhất của BZD. Mất điều hòa xảy ra ở liều cao và sẽ ngăn cản các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp hoạt động tốt, VD như lái xe máy. Sự suy giảm nhận thức (suy giảm những ký ức dài hạn và khả năng lưu giữ kiến thức mới) có thể xảy ra khi sử dụng BZD.
BZD có thể gây nên lệ thuộc thuốc (về cả thể xác lẫn tinh thần) nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài. Nếu ngừng sử dụng thuốc đột ngột sẽ gây nên những triệu chứng cai thuốc bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, căng thẳng và (hiếm) động kinh.
Vì thuốc có tiềm năng gây nghiện, chỉ nên sử dụng BZD trong thời gian ngắn. Những thuốc có tác dụng kéo dài (VD: Clonazepam, Lorazepam và Diazepam) thích hợp đối với những ca bệnh đòi hỏi điều trị dài hạn. Hiệu quả chống lo âu của Benzodiazepine ít bị dung nạp (nhờn thuốc) hơn so với hiệu quả an thần.
Busiprone
Busiprone có tác dụng hữu ích trong điều trị GAD mạn tính và có hiệu quả tương đương với BZD. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc khởi phát chậm, vì thế nó không có tác dụng khi sử dụng trong điều trị ngắn hạn hoặc các tình huống cấp cho tình trạng lo âu cấp tính (acute anxiety).
Sử dụng Buspirone ít gặp tác dụng phụ hơn, nếu có thì thông thường là đau đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn… Tác động an thần, rối loạn vận động và nhận thức rất ít xảy ra và tình trạng phụ thuộc thuốc hầu như không có.
Antidepressants – Thuốc chống trầm cảm
Cho tới thời điểm này thì sự phân biệt giữa thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm đang ngày càng hẹp lại, đặc biệt là trong những case mắc chứng tâm lý thì việc xuất hiện cùng lúc của trầm cảm và lo âu rất phổ biến.
Thuốc trầm cảm đã cho thấy hiệu quả trong việc điều trị Rối loạn lo âu từ những năm 70s, khi thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) và thuốc ức chế Monoamine oxidase (IMAOs) đưa lại kết quả hữu ích trong điều trị chứng rối loạn hoảng sợ. Không lâu sau đó, Cloipramine, một thuốc chống trầm cảm ba vòng được đánh giá có hiệu quả trong điều trị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Hiện tại, thuốc ức chế hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs) được lựa chon là điều trị đầu tay những những guideline khuyến cáo cho tất cả 5 chứng rối loạn lo âu nguyên phát.
Khác với benzodiazepines cho tác động gần như ngay lập tức, hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm phát triển với mức độ chậm và từ từ qua khoảng vài tuần. Vì vậy, trong quá trình điều trị đại đa số các chứng rối loạn lo âu, ở những tuần lễ đầu tiên, người ta thường chỉ định kết hợp benzodiazepine liều thấp cộng với một thuốc chống trầm cảm (nhất là phối hợp SSRIs/SNRIs + low dose of benzodiazepines). Sau khoảng 4-6 tuần lễ, khi thuốc chống cảm bắt đầu cho hiệu quả chống lo âu thì ngưng dần benzodiazepine. Tác dụng phụ đáng lo ngại khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn lo âu đó là sự gia tăng mức độ/cường độ lo lắng trong giai đoạn đầu dùng thuốc (TCAs, SSRIs, SNRIs…), tuy nhiên đây là một tác dụng phụ dung nạp được. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trongg điều trị, người ta sẽ dùng liều thấp hơn bình thường ở tuần đầu để giảm thiểu đi tác dụng phụ không tốt cho người bệnh.
Những thuốc trầm cảm không gây nên tình trạng lạm dụng/phụ thuộc thuốc, nhưng nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai thuốc.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc chống lo âu
Làm thế nào để đối mặt với các tác dụng phụ?
Mọi thuốc đều có mặt trái của nó, đó là những tác dụng phụ/nguy cơ đi kèm với lợi ích mang lại. Khi sử dụng thuốc điều trị chống lo âu, những tác dụng sau có thể xảy ra:
Chóng mặt, mất cân bằng cơ thể;
Thay đổi chất lượng giấc ngủ (mất ngủ, ngủ gà gật);
Suy giảm trí nhớ;
Suy giảm hoạt động tình dục;
Lệ thuộc thuốc;
Gia tăng mức độ, lo âu/buồn bã (giai đoạn đầu);
Thay đổi cân nặng (tăng/giảm cân);
Gặp vấn đề về tiêu hóa và vị giác (buồn nôn, đau bụng, khô miệng, chán ăn…)
Vậy nên khi gặp những tác dụng phụ này, bạn hãy hiểu và trực tiếp trao đổi với bác sĩ để có thể có những phương pháp điều chỉnh mức liều để giải quyết và giảm đến mức tối thiểu những điều bạn đang phải chịu đựng. Tuyệt đối không nên dừng thuốc hoặc tự ý điều chỉnh mức liều, điều này hết sức nguy hiểm vì có thể gây nên những phản ứng tiêu cực cho tình trạng bệnh lý của bạn.
Bên cạnh đó, hãy đọc cẩn thận tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, và nếu như bạn cảm thấy có điều gì không hợp lý hoặc khó hiểu, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của bạn bởi ở những bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm, việc được giải thích rõ ràng về mặt khoa học và tâm lý là điều vô cùng cần thiết để củng cố niềm tin trong quá trình điều trị.
Lưu ý những gì khi uống thuốc
Làm theo những gì bác sĩ điều trị chỉ dẫn;
Kiểm tra lại nhãn, mức liều một cách cẩn thận để tránh sử dụng sai. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn viết những ghi chú nhỏ và dán/ghim lại hộp/vỉ thuốc (VD: 1 viên/lần x 2 lần (Sáng – Chiều);
Uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày (VD: 6h sáng);
Nếu bạn quên uống thuốc, đừng bao giờ uống gấp đôi liều chỉ định khi nhớ lại;
Nói không với chất kích thích và đồ uống có cồn.
Tại sao tôi cảm giác thuốc không có tác dụng gì? Sẽ cần uống thuốc trong bao lâu?
“Be patient. Good things take time.”
Đó là câu mà tôi rất muốn nói với tất cả những người mắc rối loạn lo âu và trầm cảm ở giai đoạn đầu dùng thuốc. Trong quá trình điều trị, có những cá nhân có thể có đáp ứng rất nhanh, tuy nhiên có những người lại mất đến hàng tuần, hàng tháng để nhận ra sự thay đổi tích cực mà thuốc đem lại. Nên thông thường, để đánh giá rằng thuốc và mức liều đó không có tác dụng, người ta cần một khoảng thời gian là 8 tuần. Hơn thế nữa, ở những tuần đầu tiên khi sử dụng thuốc, thậm chí còn có sự tăng lên về triệu chứng (lo âu, buồn bã, tăng ý muốn tự sát…) cộng thêm sự phiền phức mà các tác dụng không mong muốn đưa lại, những điều này sẽ làm các bạn có nghĩ ý nghĩ “thuốc không giúp ích gì được”. Vì thế, tôi chỉ muốn nhắn nhủ với các bạn, hãy kiên nhẫn và đừng từ bỏ. Một người thầy của tôi từng nói “Điều khó khăn nhất là đi từ bước zero lên số 1”. Thời gian đầu có thể thực sự khó khăn, nhưng khi qua vượt qua được nó, mọi thứ sẽ tốt hơn.
Người nhà của những bệnh nhân có thể làm gì?
Đừng bao giờ chỉ trích, đánh giá và không vừa ý khi bệnh nhân không muốn uống thuốc. Đó là điều cấm kỵ nhất. Thay vào đó, hãy nói chuyện với họ và tìm ra lý do vì sao họ không muốn dùng thuốc? Có thể là tác dụng phụ, có thể họ không tin tưởng vào hiệu quả của thuốc… hãy cố gắng tìm ra nguyên do. Đối với những người mắc rối loạn lo âu hay trầm cảm sự hỗ trợ từ gia đình và sự giải thích đầy đủ việc cần thiết dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Đừng bao giờ coi nhẹ những điều đó.
Hãy quan sát, gần gũi và tâm sự với người bệnh để theo dõi những thay đổi dù là nhỏ nhất từ họ (tích cực hơn, tiêu cực hơn). Những điều này sẽ giúp ích trong việc tìm ra phương pháp trị liệu hợp lý nhất.
Giúp đỡ người bệnh trong việc sử dụng thuốc (nhắc nhở, kiểm tra liều dùng…)
Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20…
*** Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý và Tâm thần học trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.
Lưu Ý Dùng Thuốc Khi Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Do Ăn Uống
Lưu ý dùng thuốc khi bị Rối Loạn Tiêu Hóa do ăn uống
Rối loạn tiêu hoá do ăn uống là hiện tượng rất thường gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Khi bị rối loạn tiêu hoá người bệnh thường có biểu hiện như đau bụng, đầy bụng khó tiêu, đi phân lỏng hoặc tiêu chảy… Vậy việc dùng thuốc trong các trường hợp này như thế nào?
Đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu là cảm giác đầy trướng bụng, tức bụng, ậm ạch khó chịu, thường xảy ra sau khi ăn nhưng cũng có khi suốt ngày và tăng lên sau khi ăn.
Nguyên nhân là do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày.
Khi bị cảm giác này có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hoà với nước ấm sẽ giúp giảm triệu chứng này. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc sau, nhưng cũng chỉ dùng trong khoảng 5-7 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện cần đi khám bệnh:
Maalox: Được dùng khi bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do thừa axit dịch vị. Thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày tá tràng, điều trị chứng đầy bụng chậm tiêu. Dùng thuốc sau ăn từ 30 – 60 phút.
Domperidon: Dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động dạ dày – ruột, trị các chứng đầy bụng, buồn nôn. Không dùng thuốc cho người có tiền sử chảy máu dạ dày – ruột, nghẽn ruột, phụ nữ có thai.
Neopeptine: Đây là men tiêu hoá sẽ giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng hơn giảm cảm giác đầy bụng chướng hơi.
Phân lỏng hoặc tiêu chảy
Khi bị rối loạn tiêu hoá do ăn uống, người bệnh có thể đi ngoài phân lỏng, thậm chí nhiều nước ( tiêu chảy).
Nếu đi phân lỏng có thể dùng berberin (được chiết xuất từ cây hoàng đằng). Thuốc này được xem là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột, được chỉ định trong hội chứng lỵ do trực khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy…Ngoài ra, berberin còn có tác dụng làm tăng tiết mật, giúp tiêu hóa tốt.
Nếu tiêu chảy, việc đầu tiên cần bù nước và điện giải bằng cách uống dung dịch oresol (cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì/nhãn của sản phẩm). Trong trường hợp không có sẵn oresol có thể thay bằng nước cháo muối hoặc đường muối pha 1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước sẽ được dung dịch để uống khi bị tiêu chảy.
Không được dùng thuốc để cầm tiêu chảy, vì trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng thuốc cầm ngay tiêu chảy không có lợi, cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể.
Chỉ khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài mới tính tới chuyện dùng thuốc cầm tiêu chảy như loperamid (tốt nhất là dùng theo chỉ định của bác sĩ).
Khi bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy hơn 3 ngày cần đi khám bệnh để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
Khi bị rối loạn tiêu hóa bạn không nên uống sữa, có thể sữa sẽ làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa của bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng để kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến mạn tính.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì?
Có rất nhiều loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là ổi và chuối. Ổi chứa nhiều vitamin C và chất chát làm êm dịu đường ruột. Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.
Những Lưu Ý Khi Dùng Thông Xoang Tán Điều Trị Viêm Mũi, Viêm Xoang
Liệu trình điều trị bao lâu?
Viêm mũi xoang là bệnh mạn tính nên rất khó có thể điều trị triệt để trong “ngày 1 ngày 2”. Vậy Thông Xoang Tán uống bao lâu thì khỏi? Để điều trị tận gốc, người bệnh cần sử dụng thuốc thảo dược Thông Xoang Tán liên tục từ 10 -12 hộp (khoảng 2 – 3 tháng). Nếu tình trạng viêm xoang nặng hơn hoặc lâu năm hơn, người bệnh nên uống kéo dài từ 6 tháng trở lên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nên uống ngày 6 – 8 viên, chia làm 2 hoặc 3 lần, sau bữa ăn. Đối với người có tiền sử dạ dày, người bệnh nên uống trong bữa ăn.
– Ở giai đoạn mạn tính:
Đối với những người đã có tiền sử bị viêm mũi, xoang lâu năm (mạn tính) cần kiên trì sử dụng thuốc thảo dược từ 3 tháng trở lên. Thuốc Thông Xoang Tán bên cạnh việc giúp đào thải dịch nhày – còn phục hồi và tái tạo niêm mạc xoang mới, giúp xoang mũi sớm bình phục..
Khi nào thì nên uống dự phòng viêm mũi, xoang bị lại khi chuyển mùa Thu – Đông?
Viêm mũi, viêm xoang là bệnh mạn tính, cực dễ bị lại, nhất là vào các thời điểm chuyển mùa, thay đổi thời tiết thất thường… Do đó, để dự phòng bệnh quay trở lại và hiệu quả nhất, sau mỗi đợt điều trị tấn công từ 2 – 3 tháng hoặc trước thời điểm giao mùa 01 tháng, người bệnh nên uống một đợt dự phòng trong khoảng 4 tuần để tránh nguy cơ tái bệnh.
Mặt khác, theo khuyến cáo, vì viêm xoang là bệnh mạn tính nên việc điều trị bắt buộc phải sử dụng thuốc để chữa chứ không phải là sử dụng TPCN để chữa bệnh. Việc “hiểu lầm” TPCN là thuốc đang thực sự gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, rất dễ phải đối mặt với tác dụng phụ, tiền mất, tật mang…, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Thuốc duy nhất có cơ chế: “Bài Nùng – Sinh Cơ”
Thuốc Thông Xoang Tán Nam Dược là sản phẩm với công thức được giới chuyên gia đánh giá là “chuyên biệt” trong điều trị viêm mũi – xoang do được ứng dụng cơ chế “tác động kép” – Bài nùng – Sinh cơ.
Với các thành bao gồm Tân Di, Bạch Chỉ, Cảo Bản, Phòng Phong…Thông Xoang Tán Nam Dược có 2 tác dụng chính là tiêu viêm, đào thải dịch mủ ra bên ngoài sau đó tái tạo, phục hồi niêm mạc mũi xoang trong điều trị viêm xoang cấp – mạn tính. Đây cũng là nguyên tắc vàng trong điều trị trong bệnh viêm mũi, xoang (xoang mũi chỉ khỏe mạnh khi trở nên thông thoáng và đảm bảo chức năng dẫn lưu không khí với các lỗ thông xoang – mũi)
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cụ thể
Tính đến thời điểm này, Thông Xoang Tán Nam Dược là thuốc thảo dược đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được nghiên cứu lâm sàng bài bản và cho kết quả tốt tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương. Theo đó, chỉ sau 30 ngày sử dụng Thông Xoang Tán, các bệnh nhân được chuẩn đoán bị viêm xoang mạn tính trước đó đều đồng loạt giảm rõ rệt (tới 56%) các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mạn tính như đau, nhức, nghẹt mũi…, trong đó, tỷ lệ đau đầu và chảy nước mũi giảm 54%, nghẹt mũi giảm 57%.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Ngủ
Đây là một dạng thuốc có tác dụng giúp con người dễ ngủ hơn, kéo dài giấc ngủ. Ngoài ra thuốc này cũng chính là một dạng thuốc an thần để trấn an, ổn định tình trạng stress, căng thẳng, trầm cảm..
Ngoài tác dụng chính là hỗ trợ con người ngủ ra thì có cũng có thể có những tác dụng phụ. Vì vậy, nó phải được chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Người bệnh không tự ý mua thuốc uống, điều này rất nguy hiểm nếu dùng thường xuyên và không đúng liều lượng.
Thuốc ngủ không sinh ra giấc ngủ. Với người mất ngủ , nó có khả năng thúc đẩy nhanh giai đoạn của giấc ngủ trong vòng 5 – 20 phút, làm giảm lượng thời gian thức tỉnh trong đêm và có thể làm tăng tổng số thời gian ngủ.
Thường thì thuốc ngủ được phân làm 2 loại chính: Thuốc ngủ mạnh và thuốc ngủ nhẹ
Đây là những loại thuốc có hàm lượng chất gây ngủ lớn.
Nó tác động mạnh mẽ vào hệ thần kinh trung ương và cơ thể con người và nhanh chóng đưa bạn vào giấc ngủ.
Ngoài những loại thuốc ngủ liều cao thường được dùng cho những người bệnh có trạng thái khá nặng về chứng rối loạn giấc ngủ và bệnh lý thần kinh khác.
Trên thị trường cũng có những loại thuốc dạng nhẹ để dùng cho những người bệnh căng thẳng, stress và có triệu chứng mất ngủ nhẹ.
Cơ chế tác động của nó là hỗ trợ 1 chút để cơ thể nhanh vào trạng thái buồn ngủ. Nó hỗ trọ hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
3. Uống thuốc ngủ nhiều có những tác hại gì?
Ngày nay, số người rơi vào tình trạng mất ngủ do áp lực công việc ngày càng tăng. Thay vì có chế độ sinh hoạt khoa học, họ lại lạm dụng thuốc ngủ như một biện pháp hữu hiệu cho giấc ngủ của mình.
Việc lạm dụng vào thuốc ngủ có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể. Bạn nên tìm hiểu kĩ để có sự lựa chọn phù hợp.
Đây là tác hại có thể gặp phải khi bạn sử dụng một số loại thuốc ngủ nào đó.
Nó khiến người bệnh có những hành động mộng du trong khi ngủ và lúc tỉnh lại thì không còn nhớ những gì đã xảy ra nữa.
Điều này khá là nguy hiểm nếu như người bệnh có những hành động gây hại đến chính mình hoặc người khác mà không biết gì.
Một số người chỉ thấy thuốc ngủ có hiệu quả trong thời gian đầu sử dụng.
Nếu như sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, cơ thể sẽ bắt đầu kháng thuốc và không còn mang đến tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn nữa.
Không chỉ thuốc ngủ mà một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra chứng trào ngược dạ dày hoặc đau dạ dày cho bạn.
Chính vì thế, những người có sẵn các bệnh lý về dạ dày thường được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc
Một số nghiên cứu cho thấy, nguy cơ về bệnh ung thư và suy giảm tuổi thọ là có đối với những người sử dụng thuốc ngủ.
Do đó, bạn nên đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn thuốc ngủ để điều trị bệnh tình.
Trong một số trường hợp, việc dùng thuốc quá liều hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc.
Điều này có nghĩa là nếu như không sử dụng thuốc ngủ thì bạn không thể ngủ như bình thường được. Nếu gặp phải vấn đề này thì nó sẽ rất nghiêm trọng.
4. Uống thuốc ngủ lâu ngày có tốt không?
Trên thực tế, thuốc ngủ chỉ là một loại thuốc có tác dụng tức thời, không phải là thuốc trị bệnh.
Thuốc ngủ không thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống của bạn, cũng như không thể giúp người dùng chữa dứt điểm tình trạng mất ngủ.
Uống thuốc ngủ nhiều có thể gây ra tác hại khôn lường đối với mỗi người. Nhiều người xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc ngủ, lâu ngày không thể thiếu đi thuốc ngủ được nữa.
Khi khả năng dung nạp của cơ thể tăng lên, liều thuốc thấp không còn đem đến tác dụng, người bệnh cần phải tăng liều lượng.
Đây chính là tình trạng “nhờn” thuốc. Uống càng nhiều thuốc ngủ thì khả năng gây hại cho sức khỏe càng cao
5. Top 6 thuốc ngủ tốt nhất hiện nay
Thuốc ngủ thảo dược tốt nhất dành cho những người mất ngủ kéo dài. Tuy nhiên, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mình thì không hề đơn giản.
GoSleep là sản phẩm hỗ trợ giảm mệt mỏi, ngăn ngừa biến chứng mất ngủ đầu tiên tại Việt Nam. Thuốc ứng dụng thành công công nghệ Nano vào các loại thảo dược thiên nhiên.
GoSleep giúp người b.ệnh an thần, ngủ ngon, da dẻ hồng hào mà không cần thực hiện ăn kiêng nghiêm ngặt.
Trong mỗi viên chứa: 100mg hỗn hợp cao tương đương với:
Phụ liệu: vỏ nang gelatin, magnesi stearat, bột talc, natri benzoat, maize starch corn vừa đủ
Go sleep có công dụng chính là hỗ trợ dưỡng tâm, an thần và giảm nhanh tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Chúng ta uống 2 viên mỗi lần, ngày 2 lần
Lưu ý: không dùng cho người đang vận hành máy móc, lái xe
Sản phẩm được sản xuất tại công ty cổ phần sinh học dược phẩm Biopro.
Giá sản phẩm: 750.000 đồng/hộp đến 890.000 đồng/hộp 60 viên nang
5.2. Thuốc ngủ olanzapine
Thành phần: Dược liệu chính của thuốc chính là olanzapine
Giúp cân bằng các chất có trong não, mang lại một bộ não ổn định.
Thuốc được sử dụng bằng cách uống với liều thông thường 1 lần/ngày có thể uống trước hoặc sau khi ăn
Khi sử dụng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng
Điều trị đối với những người mắc bệnh về rối loạn cân bằng nên sử dụng từ 10-15mg với liều khởi đầu, mỗi ngày uống một lần.
Điều trị với người mắc bệnh tâm thần phân liệt: uống từ 5-10mg mỗi ngày uống một lần. Đối với dạng tiêm thì với hàm lượng là 10mg/lần vào bắp.
Trẻ từ 8 -12 tuổi với liều lượng ban đầu là 2.5 – 5mg mỗi ngày 1 lần và tăng thêm 2.5 – 5mg 2 tuần 1 lần cho đến khi liều lượng đạt 10mg/lần
Trẻ từ 13 – 17 tuổi với liều khởi đầu là 2.5 – 5mg/lần/ ngày
Giá sản phẩm: Thuốc Olanzapine hộp 30 viên được bán tại các nhà thuốc với giá 100.000 VNĐ một hộp.
Là thuốc có tác dụng an thần, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ hơn, hạn chế những tác hại xấu của mất ngủ lên cơ thể.
Rotundin (L-Tetrahydropalmat…30 mg
Tinh bột sắn, Erapac, Era gel, Talc, magnesi stearat vđ 1 viên.
Thuốc ngủ Rotunda được sử dụng làm thuốc an thần và giảm đau dưới dạng thuốc bột, thuốc viên, thuốc tiêm.
Ngoài ra, Rotunda còn có tác dụng điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn do đó làm giảm các cơn đau do co thắt ở đường ruột và tử cung.
Chúng ta dùng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ:
Để an thần gây ngủ: Người lớn 1 – 2 viên trước khi ngủ
Để giảm đau 1 – 2 viên x 2 – 3 lần trên ngày
Trẻ em từ 1 tuổi trở lên: 2mg/kg thể trọng chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
Giá sản phẩm: 140.000 đến 180.000 đồng x 1 hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
Thuốc ngủ Rotunda có hại không?
Mặc dù thuốc Rotunda 30mg là một sản phẩm chất lượng và hiệu quả được sử dụng trong điều trị các chứng mất ngủ do các nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, phải cân nhắc sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Cẩn thận khi sử dụng cho người vận hành máy móc và lái xe đường dài.
Tuân thủ chặt chẽ và nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc.
Thuốc seduxen là một trong những dòng thuốc ngủ của hãng Gedeon Richter PLc, Hungary. Giúp con người đi vào giấc ngủ nhanh hơn, điều trị chứng mất ngủ nặng và diễn ra với tần suất cao. Đảm bảo giấc ngủ sâu từ 6 đến 8 tiếng.
Đây là một loại thuốc ngủ mạnh. Bạn cần cân nắm được các thông tin về thuốc và hết sức cẩn trọng trong khi dùng
Thuốc ngủ Senduxen 5mg: Thành phần chính của nó là Diazepam nồng độ cao.
Diazepam này được biết đến là một dẫn xuất của benzodiazepine có tác dụng mạnh tới thần kinh của con người.
Chúng giúp thư giãn thần kinh, giảm các căng thẳng ở tế bào, từ đó chống lại các kích thích tỉnh táo mà não bộ sản sinh trước đó.
Khi này, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào cảm giác thoải mái, cơn buồn ngủ sẽ kéo đến một cách nhanh chóng.
Trong quá trình sử dụng thuốc Seduxen, bạn có thể sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng ngoại ý, phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc cũng như cơ địa của bạn.
Hãy nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc của bác sĩ khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu khác thường.
Một số tác dụng phụ thường gặp như:
Giá sản phẩm: Thị trường thuốc có giá dao động khoảng 340.000 vnđ
Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp người dùng có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Sản phẩm Goldream giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi cho người sử dụng, hạn chế tối đa tình trạng stress, giúp đầu óc được nghỉ ngơi, thư giãn.
Sản phẩm cũng hỗ trợ hoạt động chức năng của não bộ, bởi có được một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để có tinh thần khỏe mạnh vào hôm sau.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén nên cách sử dụng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy viên thuốc từ vỉ thuốc hay hộp thuốc, sau đó uống nguyên viên với một cốc nước ấm.
Thuốc được sản xuất bởi công ty tư vấn dược quốc tế IMC và giá ngoài thị trường là 180.000 / hộp 20 viên.
Đây là loại thuốc ngủ an thần hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, dưỡng tâm và giảm căng thẳng.
Được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bạn có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.
Mang đến cho bạn giấc ngủ hiệu quả trong việcđiều trị mất ngủ. Thuốc đang điều chế dạng viên, dễ dàng sử dụng nhanh chóng
Mỗi viên chứa: Rotundin sulfat 30 mg; Cao Vông nam 50 mg; Cao Tâm sen -Thảo quyết minh – Táo nhân 90 mg (tỉ lệ dược liệu 1:1:1,8).
Tá dược (PVP, Talc, Magnesi stearat, Cellulose vi tinh thể, Sodium starch glycolat, HPMC, Aerosil,) vừa đủ 1 viên.
Mang đến giấc ngủ một cách tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng: khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc…
Giúp giảm căng thẳng, lo âu, an thần, giảm suy nhược thần kinh.
Nên dùng Trasleepy trước khi đi ngủ
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 – 2 viên/lần
Trẻ em 7 – 12 tuổi: 1 viên/lần
TraSleepy được sản xuất tại các công ty dược phẩm như công ty dược phẩm Traphaco.
Giá sản phẩm: Hiện nay trên thị trường TraSleepy được bán với giá 230000 đồng/hộp gồm 30 viên
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!