Bạn đang xem bài viết Người Bị Cảm Cúm Sốt Có Nên Ăn Thịt Chó Không ? Điều Trị Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giá trị dinh dưỡng của thịt chó
Thịt chó hay còn gọi là thịt cầy là một món ăn hay còn được xem là một món ăn, món nhậu bất di bất dịch của người Việt. Mỗi khi nhắc đến món ăn này, đa phần mọi người đều đánh giá là rất ngon và hợp khẩu vị bởi những nét đặc trưng rất riêng của nó mà không có món thịt nào có thể thay thế được.
Theo các chuyên gia đánh giá thì đây là món có chứa nguồn dinh dưỡng giá trị cao. Cụ thể, loại thịt này bao gồm: protid, ngoài ra còn có lipid, Ca, P, Fe,… Xương chó có canxi dạng phophat, carbonat. Đặc biệt, bộ phận dương vật và tinh hoàn của chúng còn chứa rất nhiều có nội tiết tố androgen. Thịt chó có tính nóng thịt chó giúp bổ thận ích dương, khử phong thấp, cường gân cốt. Vì vậy, thịt chó không những là một món ăn thơm ngon mà còn là một vị thuốc vô cùng có lợi cho sức khoẻ.
Người ốm có nên ăn thịt chó không ?
Mặc dầu trong thịt chó có hàm lượng đạm rất cao nên vì thế những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh huyết áp, bệnh gout và tiểu đường, mỡ máu càng không nên ăn bởi nó có thể làm cho cơ thể bị dư axit uric.
Người bị ôm không nên ăn thịt chó bởi khi cơ thể bị ốm yếu mệt mỏi thì thường có sức đề kháng kém, các cơ quan trong cơ thể hoạt động giảm năng suất từ đó không thể đủ sức để chống lại được những tiềm ẩn nguy hiểm từ tính nóng của thịt chó vào người. Một cơ thể mệt mỏi phải tiếp thu lượng đạm lớn như thế sẽ dễ khiến người ốm lại càng ốm thêm hoặc bị tiêu chảy bởi hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn bình thường.
Theo Đông y ăn thịt chó rất bổ dưỡng nhưng hiện nay rất nhiều chó không rõ nguồn gốc đã được giết mổ. Trong khi chó không đủ điều kiện giết mổ lại bị bắt trộm, bị giết trộm để làm thịt rất dễ có khả năng có những con vẫn còn tồn tại trong người một hàm lượng cao vacxin phòng dại. Điều này rất nguy hiểm cho người ăn nếu như ăn phải thịt chó chưa chín hẳn.
Người bị cảm cúm có nên ăn thịt chó không ?
Nhìn chung người bị cảm cúm được chia làm 2 thể loại là cảm lạnh và cảm nóng, khi bị thường đi kèm theo sốt cao thì tốt nhất nên kiêng cử nhiều loại thức ăn mới nhanh khỏi hơn nữa không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đối với bệnh cảm phong hàn, nếu không chú ý kiêng kỵ các thức ăn chứa nhiều chất béo, sẽ khó chống chọi với độc khí dẫn đến sốt cao thêm, ho nhiều miệng khát; đối với cảm nóng, không chú ý kiêng kị các chất cay sẽ có tác dụng đổ thêm dầu vào lửa làm bệnh càng thêm nặng, ảnh hưởng đến tuyến nước bọt gây khát nước nghiêm trọng, ra nhiều mô hôi, đái giắt, mạch đập nhanh, v.v.
Giới thiệu website: https://mekuro.com/
Với những người có thể chất khác nhau, khi xuất hiện chứng cảm sốt thì việc ăn uống cũng không thể giống nhau. Những người ở dạng huyết hư khi bị cảm sốt thì đồng thời với phương pháp điều trị dưỡng huyết, khi ăn uống cần phải kiêng ăn các loại đồ biển tanh, gừng tươi, tỏi v.v, để tránh làm nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dẫn đến tổn hại âm huyết.
Nếu như người bị bệnh mạn tính mà bị cảm sốt. Khi ăn uống càng cần phải chú ý kiêng kỵ. Do sốt cao khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, công năng của tì vị cũng bị ảnh hưởng. Khi đó nên tránh ăn các thức ăn khó tiêu, các chất béo gây tăng nhiệt độ cơ thể. Đồng thời, do bệnh mạn tính dẫn đến cơ thể suy yếu, người bệnh nếu đang dùng thuốc bổ thì nên ngừng uống thuốc, nếu không rất dễ dẫn đến đầy bụng, thuốc bổ không những không có tác dụng bổ dưỡng, mà còn tạo nên bệnh chứng mới.
Do vậy người bị cảm cúm sốt tốt nhất không nên ăn thịt chó. Bạn chịu khó nhịn thèm vài hôm khỏe hẳn thì ăn món thịt chó vô tư thoải mái mà không lo bị bệnh nặng hơn.
Ăn thịt chó đúng cách để ngon hơn
Thịt chó kỵ với thịt de do vậy Nếu ăn kèm thịt dê và thịt chó thì sẽ khiến người ăn mắc chứng khó tiêu, tích nhiệt gây ra tả lỵ. Khi ăn thịt chó cần chú ý không ăn tỏi bởi trong tỏi mang tính cay, nhiệt.
Kiêng ăn thịt chó và uống nước chè bởi trong nước chè có nhiều axit tannic. Khi vừa ăn thịt chó xong mà uống ngay nước chè sẽ khiến chất axit tannic kết hợp với protein trong thịt chó tạo thành tannalbin – chất có tác dụng làm yếu nhu động ruột gây ra táo bón.
Kiêng ăn thịt chó với lòng trâu bởi thức ăn này mang tính hàn, nếu kết hợp với thịt chó mang tính nóng sẽ khiến tương phải dẫn tới đau bụng đi ngoài.
Bài thuốc chữa bệnh từ thịt chó
Thịt chó chữa Liệt dương: Nguyên liệu chuẩn bị cần có Thịt chó 250g, thỏ ty tử 15g, gừng tươi 20g, phụ tử chế 12g, gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ước nước gừng rồi xào qua với dầu ăn, sau đó đem hầm với phụ tử chế và thỏ ty tử, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: Ôn tỳ, ấm thận, chữa các chứng tay chân lạnh giá, đau bụng và đầy bụng do lạnh, đi lỏng, di niệu, liệt dương, di tinh, đau nhức xương khớp.
Thịt chó chữa Xuất tinh sớm: Nguyên liệu chuẩn bị cần có Thịt chó 1kg, kỷ tử 60g, nước luộc gà 1 lít, hoài sơn 60g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt chó thái miếng, ướp gừng và gia vị rồi xào qua; hoài sơn và kỷ tử rửa sạch tất cả cho vào nồi hầm nhừ với nước luộc gà, chế thêm một chút rượu vang, ăn nóng. Công dụng: Tư bổ can thận, ích tinh dưỡng huyết, lưng đau gối mỏi, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, dùng để bồi bổ cơ thể suy nhược, đầu choáng mắt hoa, thị lực giảm sút.
Thịt chó bài thuốc chữa Vô sinh, giảm ham muốn: Nguyên liệu chuẩn bị cần có Thịt chó 250g, tiên mao 15g, dâm dương hoắc 15g. Thịt chó mua về rửa sạch, thái miếng, tiên mao và dâm dương hoắc sắc kỹ lấy nước rồi cho thịt chó vào hầm thật nhừ, khi được chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Kiện tỳ ích vị, ôn dương, bổ thận, sinh tinh, dùng thích hợp cho nam giới muộn con có biểu hiện suy giảm ham muốn tình dục, lưng gối đau lạnh, mệt mỏi, tinh lạnh và loãng, tiểu đêm nhiều lần..
Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 – 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.
Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.
Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh
– Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.
– Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét. Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, di tinh, liệt dương,đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 – 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.
Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Ăn óc chó có thể Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.
Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; dùng mỡ chó có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.
Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; dùng sỏi dạ dày có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 – 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.
Bị Cảm Cúm Nên Làm Gì? Có Nên Uống Thuốc Không?
Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.
Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.
Bệnh cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt kéo dài thì tỉ lệ người bệnh cảm cúm sẽ tăng cao hơn do thời tiết tạo điều kiện cho virut cúm phát triển và vào mùa lạnh hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
Những sự thật về cảm cúm
Thứ nhất, cảm cúm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do vi-rút gây ra, có hơn 100 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm.
Thứ hai, bệnh cảm cúm thường kéo dài trong một tuần bất kể là bạn có uống thuốc hay không
Thứ ba, “điểm xuất phát” của bệnh cảm cúm là một ngày trước khi xuất hiện triệu trứng, lúc này, vi-rút gây bệnh đã “yên ấm” bên trong cơ thể bạn rồi.
Nói một cách chính xác, vi-rút gây cảm cúm “ẩn nấp” trong cơ thể từ 18~48 tiếng, sau đó đột nhiên phát tác, bao gồm các triệu chứng: đau sưng họng, hắt xì hơi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.
Rất nhiều người cho rằng cảm cúm là do thời tiết lạnh gây ra. Sự thật lại không phải như vậy. Cho dù là bạn mặc ít áo ấm, đi chân đất trên nền đất lạnh hay là gội đầu chưa khô đã đi ra ngoài, đây đều không phải là nguyên nhân gây cảm cúm, nhưng chúng có thể làm giảm sức đề kháng của bạn, tạo điều kiện cho vi-rút gây bệnh “thừa cơ lấn tới”.
Thời tiết khô càng dễ bị cảm cúm, khi cơ thể thiếu nước thì khả năng chống lại vi-rút xâm nhập gây bệnh của niêm mạc trong cơ thể sẽ giảm.
Cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ. Rất nhiều người không biết rằng, cảm cúm thực ra không cần phải chữa trị. Nên có người vội mua thuốc kháng sinh để uống, thực ra thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt được vi-rút gây bệnh. Công hiệu chủ yếu của thuốc cảm cúm là giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng không thể rút ngắn thời gian bị bệnh.
Bị cảm cúm uống thuốc gì?
Do cúm là một bệnh thường gặp nên bị cúm uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cảm cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên có một số loại thuốc chữa cảm cúm nhanh giúp giảm các triệu chứng làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen). Đây là loại thuốc khá an toàn, không cần kê đơn, giúp hạ sốt, giảm đau mức độ nhẹ và vừa. Liều dùng paracetamol tính theo cân nặng, để dùng thuốc an toàn nên sử dụng thuốc đúng liều và giữ khoảng cách hợp lý giữa các lần dùng thuốc, thông thường hai lần dùng thuốc Paracetamol phải cách nhau 4-6 giờ. Dùng thuốc quá liều hoặc các lần dùng quá sát nhau sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ lên gan, gây tổn thương gan.
Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thuốc giúp co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các thuốc trên chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, cuốn mũi bệnh nhân sẽ bị phù nề và tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên, mũi ngửi kém, đau đầu,… Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.
Trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Tuy nhiên nếu mức độ ho nhiều, ho thường xuyên làm bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu thì nên sử dụng các thuốc giảm ho để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,…Các thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan và kháng histamin như chlorpheniramin, fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, số mũi.
Các chế phẩm thuốc phối hợp giúp chữa cảm cúm nhanh nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên do thuốc chứa các thuốc kháng histamin hay gây ra tình trạng lơ mơ, buồn ngủ nên sau khi uống thuốc không nên lái tàu xe, vận hành máy móc, tốt nhất là uống thuốc vào buổi tối để đảm bảo an toàn.
Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,… Đây là các thuốc giúp giảm đờm, đờm loãng hơn khi khi ho sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.
Nhỏ mũi, rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước gừng- mật ong, nước chanh nóng- mật ong giúp làm ấm cơ thể cũng có tác dụng rất tốt, mật ong còn có tác dụng làm dịu họng và giúp giảm ho hiệu quả.
Lưu ý là kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm, vì cúm là bệnh do virut gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virut. Chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ.
Đa số các trường hợp cảm cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn biến nặng. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.
Các trường hợp diễn biến nặng của bệnh cảm cúm thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…
Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, sử dụng các thuốc để chữa cảm cúm nhanh, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Cần làm gì khi bị cảm cúm?
Bị cảm tốt nhất là nên nằm nghỉ. Không nên đi làm cũng không nên miễn cưỡng đi tụ tập, bù khú với bạn bè, đi chơi hay tập thể thao, lúc này, giấc ngủ là “liều thuốc tốt nhất”, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ 8 tiếng. Nếu có thể, tốt nhất hãy xin nghỉ làm 1~2 ngày, như vậy mới không truyền bệnh cho người khác.
Hãy tìm một cái giường
Bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như: táo, cam, quýt, bưởi,… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Thông thường, những loại quả có vị chua chứa nhiều Vitamin C. Khi uống nước cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.
Bổ sung vitamin C
Kẹo sô cô la không chỉ bổ sung thêm chất antioxidants (thuốc chống oxi hóa) mà theo một nghiên cứu của trường Đại học Luân Đôn (Anh) cho biết trong nó còn chứa chất theobromine có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
Ăn một ít kẹo sô cô la
Thời tiết khô hanh có thể gây khó chịu cho đường hô hấp, bật máy tạo độ ẩm giúp bạn bớt khó chịu khi ở trong phòng. Cẩn vệ sinh máy tạo ẩm thật sạch trước khi sử dụng, tránh vi-rút gây bệnh (nếu có) ở trong nó bị phát tán ra phòng.
Hãy bật máy tạo độ ẩm lên
Đảm bảo mỗi ngày uống khoảng 2000ml nước.
Đổi một chiếc cốc to
Như pho-mát là một loại đồ ăn rất khó tiêu hóa, khi bị cảm cúm tốt nhất không nên ăn, nhưng có thể uống một chút sữa bò, hoặc một chút sữa chua.
Tránh xa các sản phẩm làm từ sữa
Tuy nó không thể chống lại vi-rút gây bệnh nhưng nó có thể giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Có thể ngậm kẹo trị ho
Ăn cháo hoặc uống canh nóng đều rất tốt, đặc biệt là ăn cháo tía tô nóng có tác dụng giải cảm và giảm chứng sổ mũi rất tốt.
Ăn cháo hoặc uống canh nóng
Cảm cúm cần khoảng 1 tuần mới có thể khỏi. Nhưng cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ.
Kiên nhẫn đợi bệnh cảm cúm đi qua
Những thực phẩm cần phải kiêng khi bị cảm cúm
Uống rượu chính là sai lầm trong ăn uống của những người bị cảm cúm
Rượu
Rượu có chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, vì vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường đường và carbohydrate. Rượu cũng gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể. Hỗn hợp rượu đặc biệt có hại cho sự phục hồi của người bị cảm cúm.
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.
Không dùng chất caffeine
Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.
Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Thực phẩm giàu protein
Ăn nhiều sản phẩm chứa chất béo cũng là sai lầm trong ăn uống nên tránh khi bị cảm cúm
Tránh các thức ăn có nhiều chất béo như thức ăn nhanh và thực phẩm chiên. Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, ngoài việc làm tình trạng viêm thêm xấu.
Các loại thực phẩm béo
Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao. Nước giải khát có chứa lượng đường fructose corn syrup cao, do đó cản trở hệ thống miễn dịch.
Nước giải khát
Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.
Ăn ít thức ăn có nhiều muối
Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.
Sữa
Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.
Thịt đỏ
Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.
Thực phẩm cay
Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.
Thực phẩm chiên rán
Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.
Pho mai
Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.
Những sai lầm thường gặp khi bị cảm cúm
Trà/cà phê
Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường.
Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.
Bệnh cảm cúm tự khỏi
Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…
Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.
Uống nhiều thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.
Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh
Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.
Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.
Tự ý truyền nước
Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.
Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo chúng tôi Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được.
Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.
Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng… Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.
Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.
Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt
Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.
Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.
Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.
Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.
Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.
Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.
Trẻ Bị Sốt, Bị Cảm Có Nên Uống Nước Cam?
Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe con người
chứa rất nhiều vitamin C nên từ lâu đã được biết đến là loại thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch mỗi khi bị ốm. Bên cạnh đó, nước cam rất tốt cho da do có chứa giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit.
Ngoài ra, các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Theo đó, trong cam có chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin có tác dụng làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em cũng như chống lại ung thư gan, ung thư vú và ruột kết.
Trẻ bị sốt, bị cảm có thể uống nước cam nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ từ đó cũng lo ngại về việc cho trẻ uống nước cam không vì sợ rằng ăn cam hay quýt khi bị ho sẽ khiến đờm đặc quánh lại hơn. Vậy thực hư việc này thế nào? Trẻ bị ho có nên uống nước cam không?
Trẻ bị sốt, bị cảm có nên uống nước cam?
Với những tác dụng tuyệt vời trên thì trẻ bị sốt, bị cảm hoàn toàn có thể uống nước cam. Không như quan niệm dân gian xưa ăn cam quýt sẽ làm cho đờm đặc quánh lại mà ngược lại, thời gian trẻ bị ho, mẹ nên cho bé uống nhiều nước cam bởi nó vô cùng tốt cho bé.
Với việc dồi dào hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa, trẻ bị ho uống nước cam sẽ giúp dịu cơn ho, đồng thời hạn chế việc trẻ bị viêm họng do ho quá nhiều do cam có tính axit giúp sát khuẩn vòm họng.
Bên cạnh đó, uống nước cam trong thời gian bị ho còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp bé chống chọi lại với bệnh, đồng thời hạn chế tình trạng sốt chuyển biến nặng và kèm theo các triệu chứng khác như trẻ bị sổ mũi, nóng sốt,…
Cho trẻ bị sốt, bị cảm uống nước cam đúng cách
Nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh thì mẹ không nên cho trẻ uống nước cam chung khi uống thuốc. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng nữa.
Không nên cho trẻ uống nước cam vào buổi tối do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.
Không nên cho bé uống nước cam khi đói vì nồng độ axit có trong nước cam có thể khiến bé bị xót ruột, đau dạ dày. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức là sau khi ăn 1 – 2 giờ.
Không cho trẻ vừa ăn cam vừa uống sữa vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy ở trẻ em.
Mẹ nên mua cam về pha cho bé uống, tránh mua những loại nước cam không bảo đảm vệ sinh và không nên bỏ quá nhiều đường vì nếu trẻ bị ho uống nhiều đồ ngọt sẽ làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
Chăm sóc khi con bị sốt, bị cảm như thế nào?
Để giúp con không bị sốt, các mẹ hãy chú ý tới không khí trong phòng. Để nhiệt độ vừa phải giúp làm giảm thân nhiệt cho trẻ.
Tăng cường cho con uống nước mát như nước cam, chanh và hạn chế cho con uống đồ uống có ga.
Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.
Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.
Có Nên Dùng Kháng Sinh Để Trị Cảm Lạnh, Cảm Cúm?
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, thời tiết chuyển lạnh khiến nhiều người gặp vấn đề về đường hô hấp, trong đó cảm lạnh, cảm cúm là bệnh dễ mắc ở nhiều lứa tuổi. Tuy việc điều trị không cần đến sự giúp đỡ của kháng sinh nhưng thói quen lạm dụng thuốc để chữa bệnh có thể khiến cho tình trạng kháng kháng sinh lan rộng, virus cảm lạnh, cảm cúm ngày càng diễn biến phức tạp, khó tiêu diệt hơn.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh gần 50 kinh nghiệm điều trị các bệnh đường hô hấp, bệnh do virus cảm cúm gây ra. Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh có gần 50 kinh nghiệm điều trị các bệnh đường hô hấp, bệnh do virus cảm cúm gây ra.
– Trong giai đoạn chuyển mùa, số lượng người mắc bệnh hô hấp nói chung và cảm lạnh, cảm cúm nói riêng như thế nào, thưa bác sĩ?
Khi thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, chuyển lạnh, nhất là tháng 3-4-5 và tháng 11-12, dịch cúm phát triển mạnh, số người bệnh đi khám rất đông. Tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, nhất là những ca kháng kháng sinh khiến cho việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
– Kháng kháng sinh nguy hiểm ra sao?
– Kháng kháng sinh là khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng chống lại thuốc kháng sinh. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn vì các bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, không chữa được bệnh.
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu. Đây là lời cảnh tỉnh không chỉ cho người dân mà cả các bác sĩ kê đơn và người bán thuốc, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
– Nhưng một số trường hợp cảm như đau họng, hắt hơi, sổ mũi khi dùng kháng sinh sẽ thấy đỡ ngay, lý do là gì?
– Thông thường cảm lạnh, cảm cúm, các bác sĩ khuyên không nên dùng kháng sinh, vì đa phần bệnh là do virus, trong khi kháng sinh chỉ hoạt động chống lại vi khuẩn. Dùng thuốc kháng sinh không đúng bệnh, đúng liều có thể làm hệ thống miễn dịch yếu đi, tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển.
Đối với những trường hợp dùng kháng sinh đỡ ngay, có thể là do bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể dùng kháng sinh diệt và kiềm hãm vi khuẩn. Nhưng nếu để cho hệ miễn dịch của cơ thể tự diệt vi khuẩn, tự chữa lành thì tốt hơn là dùng kháng sinh. Lúc này, tất cả những gì bạn nên làm là tăng cường sức đề kháng để cơ thể chiến đấu với bệnh tật. Vậy nên, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, tốt nhất là không dùng kháng sinh để điều trị bệnh.
– Bác sĩ nhận định thế nào về việc dùng thảo dược thiên nhiên trị cảm lạnh, cảm cúm?
– Các bạn nên nhớ khi bị cảm lạnh, cảm cúm nên nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh. Cá nhân tôi nhận định việc sử dụng thảo dược giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm là điều nên làm vì thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả. Hiện nay, người dân theo nhịp sống hối hả nên đôi khi muốn hết nhanh, ví dụ đang sốt cao thì uống thuốc hạ sốt để hết sốt liền. Tuy nhiên, khi mọi người có ý thức hạn chế dùng thuốc kháng sinh thì xu hướng dùng thảo dược lành tính, thiên nhiên sẽ phát triển mạnh.
Hiện đa số các bạn hay sử dụng các phương pháp dân gian tự làm như ngâm chanh đào, pha nước chanh… nhưng nếu có các sản phẩm về thảo dược được nghiên cứu và bào chế tiện dụng thì tôi nghĩ xu hướng dùng thảo dược để phòng ngừa và trị cảm cúm sẽ thành xu hướng mới và đem lại hiệu quả cao hơn.
Theo Báo Vnexpress
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Cảm Cúm Sốt Có Nên Ăn Thịt Chó Không ? Điều Trị Bệnh trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!