Xu Hướng 3/2023 # Người Bị Cảm Cúm Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Điều Trị Bệnh # Top 7 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Người Bị Cảm Cúm Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Điều Trị Bệnh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Người Bị Cảm Cúm Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Điều Trị Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Cảm cúm thông thường thường là vô hại, mặc dù nó có thể không cảm thấy như vậy. Nếu nó không chảy nước mũi, đau họng và ho, nó sẽ là chảy nước mắt, hắt hơi và tắc mũi hoặc có thể tất cả trên. Trong thực tế, bởi vì bất kỳ một trong hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm cúm thông thường, các triệu chứng có xu hướng thay đổi rất nhiều.

Hầu hết mọi người phục hồi từ cảm cúm thông thường trong một tuần hoặc hai. Nếu các triệu chứng không cải thiện thì hãy đến gặp bác sĩ điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh.

Các triệu chứng khi một người bị cảm cúm.

Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một vi rút cảm cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm:

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

– Ngứa hoặc đau họng.

– Ho.

– Xung huyết mắt,

– Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ.

– Hắt hơi.

– Chảy nước mắt.

– Sốt ở mức độ thấp (lên đến 390C).

– Mệt mỏi nhẹ.

Nước xả từ mũi có thể trở nên đặc hơn và màu vàng hoặc màu xanh lục.

Đặc biệt, khi một người bị cảm cúm họ sẽ thấy rất mệt mỏi do những triệu chứng của bệnh cảm cúm gây ra, nếu nặng thì bệnh nhân chỉ nằm tại chỗ, chân tay rã rời, người vận động khó khăn và ăn sẽ không thấy ngon miệng. Lúc này, cơ thể người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của virus và giúp người bệnh mau khỏe lại. Cho nên việc chọn thực phẩm cho người bị cảm cúm là cần thiết và nên chú trọng. Người bệnh nên ăn những thức ăn nhiều dinh dưỡng như thịt gà, thịt bò và các loại rau củ. Vậy thịt gà cần thiết cho sức khỏe của người bị bệnh cảm cúm như thế nào?.

Công dụng của thịt gà.

Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá.

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.

Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong. Bạn có thể hầm gà với các vị thuốc như: táo tàu, kỷ tử, hải sâm, nhãn nhục, hoài sơn… hoặc nhồi cam thảo và ngải cứu vào gà ác. Đây là loại thịt ngon, bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết rõ công dụng của nó đối với sức khoẻ. Thịt gà tốt cho não bộ, làm giảm stress Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Cách chế biến thịt gà cho người bị cảm cúm.

Ăn canh gà, súp gà hoặc cháo gà.

Khi bị cảm cúm người bệnh mệt mỏi nên sẽ không thể ăn các món ăn nhiều dầu mỡ và khó nuốt. Vì thế việc chế biến thịt gà thành các món canh, súp hoặc cháo sẽ giúp cơ thể người bệnh dễ hấp thụ hơn. Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các Amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Axit amino cysteine trong thịt gà làm mỏng màng nhầy trong phổi để làm dịu ho và nghẹt mũi. Nước dùng nóng giúp chống mất nước và làm dịu cổ họng.

Bên cạnh đó có thể kết hợp nấu thịt gà với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để giúp người bệnh dễ ăn hơn như gà nấu lagu, gà kết hợp cùng su su hay gà sốt cũng rất thích hợp cho người bị bệnh cảm cúm.

Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Cách Chữa Bệnh Bị Cảm Cúm Có Nên Dùng Kháng Sinh, Bi Cam Cum Co Nen Dung Khang Sinh, Cảm Cúm

Cảm là tên gọi chung để chỉ tình trạng cơ thể bị sốt, có thể có ho, đau người do nhiều loại virut gây ra nhưng không lây lan nhanh như cúm. Còn bệnh cúm là do người bị nhiễm virut cúm (có rất nhiều chủng khác nhau) có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy… và đặc biệt là virut cúm rất dễ lây lan qua đường hô hấp với tốc độ nhanh. Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa vào một chu kỳ nhất định trong năm, thường là mùa lạnh. Còn bệnh cảm sốt có thể mắc bất kỳ lúc nào, khi cơ thể bị nóng lạnh đột ngột do thay đổi thời tiết như trời quá nắng nóng (cảm nắng) hoặc sau một cơn mưa (cảm lạnh).

Hiện nay, các loại thuốc cảm, cúm có rất nhiều loại với các tên khác nhau bán tự do trên thị trường mà không cần đơn. Các thuốc này có thể là đơn chất hoặc phối hợp thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm với các hoạt chất chống dị ứng, kháng histamin, chống phù nề, sung huyết. Các thuốc như decolgen, tiffy, pamin… đều có chung một hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau là paracetamol.

Khi sử dụng cần lưu ý là chỉ uống một loại thuốc có paracetamol để tránh quá liều có thể gây độc cho gan. Với các thuốc cảm, cúm phối hợp nhiều thành phần cần thận trọng với những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về tim mạch, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Các bệnh do nhiễm virut nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Người bị cảm, cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người chung quanh để tránh lây lan virut và dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng.

(Theo SKĐS)

Thông tin trên Website : chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH

Cảm Cúm Khi Mang Thai Nên Ăn Gì?

Khi mang thai, hệ thống miễn dich hoạt động kém hơn hơn bình thường khiến mẹ bầu trở thành đối tượng “tấn công” yêu thích của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, lúc này thuốc không còn là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu nữa. Để có thể chữa trị cảm cúng ở bà bầu, các chị em có thể ăn uống đúng cách cũng nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. Vậy Cảm cúm khi mang thai nên ăn gì?

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà mẹ suy giảm trầm trọng, rất nhiều yếu tố trong cơ thể người phụ nữ bị biến đổi đưa đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do hệ miễn dịch suy giảm nên các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ nếu bà mẹ bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn thì sẽ có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì các virus, vi khuẩn này sẽ có thể đi qua nhau thai vào máu và gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm với lý do là sự suy giảm miễn dịch. Chưa kể đối với các phụ nữ vốn hay bị dị ứng hoặc có sẵn cơ địa nhạy cảm, chỉ cần sơ ý, chủ quan trong mùa lạnh hoặc mùa có dịch thì cũng dễ bị nhiễm bệnh cúm.

Các thai phụ mắc bệnh cúm thường bệnh kéo dài hơn trường hợp của các bệnh nhân bình thường khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài cả tuần nhưng với các chị đang mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ khác từ bệnh cúm là có thể dẫn đến viêm phổi, và viêm phổi ở phụ nữ mang thai cũng nguy hiểm hơn nhiều so với các trường hợp bình thường khác.

Màu sắc đẹp mắt hòa quyện bởi sắc xanh của hành, vàng rộm của trứng và tím của tía tô cùng hương thơm ngào ngạt chắc hẳn sẽ đánh thức vị giác đang kén ăn của bạn.

Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… Đây cũng là một vị thuốc an thai mà ít người biết, chính vì vậy bà bầu khi bị cúm có thể thoải mái sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến bé.

Đừng vội lo lắng mùi vị kén người ăn của loại gia vị kén người ăn này. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, virus, đặc biệt là virus cúm. Một vài cách chế biến để tận dụng được lợi ích của tỏi đối việc điều trị và phòng ngừa cúm ở bà bầu như : ăn sống, giã nát lấy nước uống, xông hơi bằng tinh dầu tỏi…

Tuy nhiên với vị cay, tính nóng của tỏi, cộng thêm mùi vị sau khi ăn thường khiến hơi thở không được thơm tho nên các chị em thường ngại không ăn tỏi. Nếu ngại mùi tỏi sau khi ăn thì chị em có thể kết hợp tráng miệng với các loại quả giàu vitamin C như ổi, nho… vừa thơm miệng, giàu chất dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa.

Đảm bảo rằng khi nghe tên các loại quả quen thuộc này mẹ bầu sẽ cảm thấy ứa nước miếng và ao ước có ngay một đĩa để xuýt xoa với muối ớt cay nồng. Như bạn đã biết, vitamin C rất cần thiết để nâng cao khả năng miễn dịch của chúng ta nhằm chống lại các tác nhân có hại như bệnh cúm.

Một vài múi bưởi thơm ngon tráng miệng sau bữa ăn trưa sẽ cung cấp rất nhiều vitamin C cho cơ thể bạn. Hoặc những miếng ổi giòn giòn, chua chua pha lẫn vị chát nhẹ đem đến cho bạn một trải nghiệm thích thú về vị giác, đồng thời cũng có tác dụng tương tự. Cam, chanh hoặc nho khô cũng giúp bà bầu sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, làn da đẹp và tránh khỏi nguy cơ bị bệnh cúm.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Chị em hãy thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một ly nước nóng. Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bà bầu bị nghẹt mũi. Để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.

Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

Tham khảo : ChildLife Pure DHA 250 mg, 90 viên- Viên Bổ Sung DHA Tinh Khiết Dành Cho Bé Từ 6 Tháng Tuổi http://muathuoctot.com/childlife-pure-dha-250-mg-thuoc-bo-sung-dha-tinh-khiet-danh-cho-be-tu-6-thang-tuoi-90-vien-99.html

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Được Uống Thuốc Không?

Bà bầu mang thai rất dễ bị cúm nhất là giai đoạn 3 tháng đầu khi hệ miễn dịch đang yếu, rất dễ bị virus cảm cúm xâm nhập. Khi bị cảm cúm nặng mẹ nên đi viện khám để bác sĩ kê toa là tốt nhất.

Bệnh cảm cúm khi mang thai

Cảm và cúm là hai bệnh rất dễ gặp trong thai kì, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Khị bị cảm lạnh, cơ thể mẹ thường xuất hiện những dấu hiệu như đau rát họng, chảy nước mũi, tắc mũi. Đây là căn bệnh khá lành, nếu như không kèm theo sốt và ho nhiều sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngược lại với cảm, cúm lại là một căn bệnh khá nguy hiểm. Virus gây cúm có thể truyền qua nhau thai xâm nhập vào thai nhi, tác động xấu tới quá trình phát triển của bào thai, gây ra cạc dị tật như: tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, dị dạng đầu nhỏ,…

Khi bị cúm, cơ thể mẹ thường bị sốt kéo dài hoặc sốt cao tới 39 – 40 độ, kèm theo là các dấu hiệu rét run, đau nhức toàn thân, đau cơ, đau xương, đau đầu, mệt mỏi, người ngả đi, da khô nóng, sổ mũi, đau rát họng, ho có đờm, miệng đắng, buồn nôn, táo bón,… Khi bị cúm, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt cao 39 – 40 độ hoặc sốt kéo dài. Cả hai chứng bệnh này đều khá dai dẳng, chúng có thể kéo dài tới một tuần. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu muốn uống thuốc để nhanh chóng trị dứt điểm cảm cúm.

bà bầu bị cúm có nên uống thuốc?

Acetaminophen: Là loại thuốc thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ

Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai.

Pseudoepherin: Loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ đã qua 3 tháng đầu. Nếu dùng sớm hơn, hệ tiêu hóa của thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Mẹ bầu cần lưu ý rằng, chỉ được uống các loại thuốc trên khi có chỉ định của thấy thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Vì để điều trị dứt điểm cảm cúm cần phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Hơn nữa với mỗi loại thuốc lại có tác dụng khác nhau với từng cơ địa của mẹ bầu nên cũng đòi hỏi thời gian và liều lượng uống phù hợp.

Bà bầu không được uống thuốc gì

Những loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý là:

Thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: đều có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi cao.

Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.

Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi.

Guaifenesin: Một thành phần có tác dụng long đờm có nhiều trong thuốc trị cảm cúm. Thuốc này cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.

Làm mẹ –

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Cảm Cúm Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Điều Trị Bệnh trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!