Bạn đang xem bài viết Ngưng Uống Kháng Sinh Vài Ngày Trước Khi Rụng Trứng, Thai Nhi Có Bị Ảnh Hưởng? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Em bị viêm họng hạch, được bác sĩ kê đơn uống: Dalacin C 300 và Alphachoay. Em ngừng uống thuốc trước ngày rụng trứng khoảng 2, 3 ngày.Thưa bác sĩ, Em bị viêm họng hạch, được bác sĩ kê đơn uống: Dalacin C 300 và Alphachoay. Em ngừng uống thuốc trước ngày rụng trứng khoảng 2, 3 ngày, sau đó 2 vợ chồng có quan hệ và dính bầu. Bác sĩ cho em hỏi như vậy kháng sinh có ảnh hưởng được đến thai nhi không? 2 vợ chồng em đang rất lo lắng, mong câu trả lời của bác sĩ! Xin chân thành cảm ơn! – (Bảo Ngọc)
BS rất thông cảm và chia sẻ lo lắng này, nhưng tin rằng hai bạn sẽ yên tâm hơn sau khi tham khảo thông tin sau đây.
Không biết có phải do bạn bối rối quá nên viết nhầm không, chứ trong y khoa không có chẩn đoán “viêm họng hạch”, có thể chẩn đoán của bạn là “viêm họng hạt” thì đúng hơn.
Về 2 loại thuốc bạn Bảo Ngọc đã sử dụng thì Alpha-choay là thuốc chống phù nề, chống viêm dạng men, không có chống chỉ định ở phụ nữ mang thai và/hoặc cho con bú.
Dalacin C là thuốc kháng sinh họ Lincosamid, thuốc này được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; thuốc có thời gian bán thải 2-3 giờ.
Theo như mô tả thì bạn đã ngừng uống thuốc trước ngày rụng trứng 2-3 ngày, sau đó bạn có thai. Vì thời gian bán thải của thuốc ngắn nên bạn yên tâm là thuốc không còn trong cơ thể của bạn đến lúc bạn có thai và dĩ nhiên, sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Cần lưu ý bạn rằng, khi bạn đã mang thai và nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà bạn bị viêm họng mạn tính thì cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách, khò nước muối ấm loãng, không uống nước đá lạnh, ăn uống điều độ.
Bạn chỉ được uống thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ và khi đi khám bệnh, bạn đừng quên thông báo cho bác sĩ là bạn đang mang thai.
BS Nguyễn Minh Trí
(Theo Alobacsi)
Nguồn sưu tầm từ: news.bacsi.com
Bệnh Zona Thần Kinh Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không ?
Zona thần kinh là bệnh phổ biến và có tính tái phát nhiều năm. Bệnh cũng dễ gặp ở phụ nữ mang thai nên không quá khó hiểu khi có nhiều bà bầu thắc mắc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy thực hư việc này như thế nào, mời bạn tham khảo các thông tin giải đáp chính xác sau đây.
1. Nhận diện bệnh zona thần kinh ở phụ nữ mang thai
Trước hết, bà bầu chỉ cần quan tâm đến việc bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không khi bạn chắc chắn rằng những nghi ngờ của bạn về các đốm mụn nước trên cơ thể chính xác là zona.
Bởi vì việc bị zona nếu dùng thuốc sẽ đẩy nhanh quá trình lành bệnh thay vì để bệnh kéo dài gây khó chịu. Cho nên, đối với các bà bầu, nếu chỉ đang nghi vấn thì đầu tiên cần xác định được có đúng mình đang bị zona thần kinh hay không.
Nếu như các đốm mụn này sưng phồng, mọng, hơi nhũn như chứa nước bên trong, đồng thời gây cảm giác ngứa ngay, rát phỏng, mụn mọc sát nhau thành dải, chùm thì đó chính xác là zona thần kinh.
2. Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Zona thần kinh được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi chiếm khoảng 2%
Đối với bệnh zona thần kinh, thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Với phụ nữ mang thai cũng tương tự như vậy, các đốm mụn nước sẽ tự vỡ sau khoảng vài ngày và khô lại, sau đó tróc vảy và khỏi dần mà không cần phải điều trị gì.
Tuy nhiên, do vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng tại các vết mụn cho nên việc thúc đẩy quá trình liền bệnh bằng cách dùng thuốc là rất hữu ích. Nếu là ở người bình thường, việc dùng thuốc không cần phải băn khoăn, nhưng ở bà bầu thì việc thận trọng là cần thiết.
Hơn nữa, dù được cho là không nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng vẫn có tỷ lệ dị tật thai nhi do zona gây ra được công bố là khoảng 2% nếu là ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nếu là thai nhi trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ này có thể cao hơn. Cho nên vẫn cần thận trọng, kiểm tra và sàng lọc kỹ hơn.
Khi đó, để điều trị zona thần kinh, thường sẽ cần dùng thuốc uống, bôi và rửa. Nhưng ở phụ nữ mang thai, nếu cần thiết chỉ có thể bôi thuốc hoặc nhẹ hơn chỉ cần dùng dung dịch rửa hàng ngày thật nhanh. Sản phẩm sử dụng để bôi, rửa được cho có thể sử dụng là acyclovir chống viêm và ngừa bội nhiễm, ngừa viêm. Tuy nhiên, thực sự bạn có sử dụng được loại thuốc này bôi ngoài hay không, liều lượng bôi như thế nào cần xin tư vấn của bác sĩ.
Cẩn trọng hơn, bà bầu chỉ cần rửa ngoài bằng nước sạch thông thường và che chắn đốm mụn nước để giữ vệ sinh khi bị bệnh là đủ đảm bảo. Mụn sẽ tự vỡ, khô dần và tự khỏi mà không để lại dấu tích gì.
Tốt nhất, để tránh bị zona, không phải dùng tới thuốc và không còn lo lắng zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi, thì bản thân phụ nữ mang thai nên chú ý hơn vào cách tự chăm sóc bản thân hàng ngày, giữ cho thai kỳ khỏe mạnh để zona không có cơ hội bùng phát.
Uống Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Có Ảnh Hưởng Gì Không Có Tốt Không
Có nên dùng thuốc tránh thai hàng ngày
– Thuốc tránh thai hàng ngày tác động vào các hormon trong cơ thể, hạn chế sự rụng trứng, ngăn chặn thụ tinh, ngừa thai hiệu quả lên đến 99%. Tùy theo thành phần của thuốc, người ta chia làm 2 loại là: thuốc tránh thai kết hợp và thuốc tránh thai đơn thuần.
– Thuốc tránh thai kết hợp chứa 2 thành phần hormon là progestogen và estrogen ngăn cản sự thụ tinh bằng cơ chế kép: tác động lên cơ quan điều tiết hormon, ngăn sự rụng trứng của phụ nữ, đồng thời chặn ngõ vào của tinh trùng bằng cách khiến cho chất nhầy cổ tử cung đặc lại.
– Thuốc tránh thai đơn thuần chỉ chứa hormon: progesteron mang đến tác dụng ngăn chặn trứng rụng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập.
– Thuốc tránh thai hàng ngày ngoài việc mang đến kết quả ngừa thai với tỉ lệ cao lên đến 99% nếu bạn sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì còn mang đến những lợi ích khác như sau:
Uống thuốc tránh thai hàng ngày có tốt không
* Cải thiện tình trạng mụn trên da:
– Dùng thuốc tránh thai là một cách phổ biến để cải thiện tình trạng mụn. Thuốc tránh thai ức chế sự tăng cao nồng độ testosterone do thay đổi hormon trong các giai đoạn như: dậy thì, phụ nữ sau sinh, mãn kinh,… dẫn đến việc giảm tiết bã dầu nhờn trên da, ngăn chặn nguy cơ gây mụn. Các bác sĩ cũng thường kê đơn thuốc tránh thai hàng ngày để điều trị mụn trứng cá nội tiết tố.
* Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: Việc dùng thuốc ngừa thai khiến chu kỳ đến đúng ngày, giảm đau đớn, giảm lượng máu khi tới ngày “đèn đỏ”.
* Hạn chế các nguy cơ gây ra một số bệnh nguy hiểm như: u vú lành tính của vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng,…
– Bên cạnh những tác dụng đó của thuốc tránh thai, nhiều người còn e dè khi sử dụng các loại thuốc này bởi chúng cũng mang đến những tác hại không mong muốn. Vậy uống thuốc tránh thai hàng ngày có ảnh hưởng gì không, có hại không?
– Do thuốc tránh thai tác động lên sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ nên chúng mang đến các tác dụng phụ không mong muốn như:
– Ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 2-3 tháng đầu khi sử dụng thuốc. Thông thường, tác dụng phụ này sẽ biến mất nếu chị em tiếp tục sử dụng thuốc dài lâu. Nhưng nếu ra máu âm đạo vẫn tiếp diễn đến tháng thứ 4, thời gian ra máu từ 5 ngày trở lên, lượng máu quá nhiều thì bạn phải đến gặp bác sĩ để điều trị ngay.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày có hại gì không
* Gặp phải các biểu hiện của phụ nữ mang thai
– Mặc dù là thuốc ngừa thai, nhưng khi bạn bắt đầu dùng thuốc, sẽ xuất hiện một vài biểu hiện của phụ nữ mang thai như:
– Buồn nôn nhẹ trong thời gian đầu, khắc phục bằng việc ăn uống đầy đủ trước khi uống thuốc.
– Căng tức ngực: sự thay đổi hormon nữ trong cơ thể khiến vùng ngực to lên, căng tức trong vòng vài tuần đầu sau khi dùng thuốc. Bạn nên hạn chế uống cà phê, hãy ăn nhạt, mặc áo nâng ngực vừa phải để giảm thiểu biểu hiện này.
– Đau đầu cũng là biểu hiện thường xuyên xảy ra khi uống thuốc tránh thai hàng ngày.
– Tăng cân: thuốc tránh thai có thể gây ứ nước ở phần hông, đùi khiến cơ thể phù nề, nặng nề hơn.
– Tâm trạng thất thường: sự thay đổi nội tiết khiến tâm trạng vui buồn, lo lắng bất chợt, có thể khiến người bị trầm cảm bị nặng hơn..
* Gặp vấn đề về thị lực: nhìn mờ, mắt yếu. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu những thay đổi về thị lực tệ đi, mất thị lực… khi dùng thuốc ngừa thai.
* Ảnh hưởng đến sinh lý nữ như:
– Ảnh hưởng đến ham muốn: thuốc ngừa thai ảnh hưởng mức độ nhẹ đến ham muốn tình dục của bạn do nội tiết thay đổi giảm tiết dịch gây đau, không hứng thú trong chuyện “ấy”, bị đau khi quan hệ tình dục do thuốc ngừa thai không được dùng đúng liều lượng có thể gây đau vùng chậu mãn tính.
– Vô kinh: nếu quá lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều có thể dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt. Một số trường hợp uống đúng đơn thuốc nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn không diễn ra có thể do stress bên ngoài hoặc cơ thể bạn gặp phải bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu sử dụng thời gian dài có thể gây vô sinh.
– Khí hư tăng hoặc giảm, có thể do bị viêm âm đạo.
– Ngoài ra, việc uống tránh thai hàng ngày không thể ngừa các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục như: giang mai, HIV,…
Sử Dụng Thuốc Trị Viêm Xoang Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
Mẹ bầu Linh Lan (28 tuổi, Nha Trang – Khánh Hòa) lo lắng chia sẻ: “Lan có thai 2 tuần nhưng chính vì lý do không biết bản thân mang thai nên Lan vẫn sử dụng thuốc kháng sinh taxetil (cefpodoxime proxetil) và zocin (clarithromycin) để điều trị bệnh viêm xoang. Do đó, sau khi Lan biết mình mang thai nên rất lo lắng không uống thuốc trị viêm xoang khi mang thai trong những tuần đầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?”
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang ở nước ta đang ngày càng tăng cao chiếm 15% dân số cả nước. Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang khá cao do sự biến đổi nội tiết tố cơ thể. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có tiền sử viêm xoang cũng làm tăng khả năng tái phát bệnh.
Việc điều trị viêm xoang ở phụ nữ mang thai nên được sớm điều trị trong giai đoạn đầu và mẹ bầu nên tuân thủ đúng theo liều lượng cũng như loại thuốc bác sĩ kê đơn. Bởi việc uống thuốc trị viêm xoang khi mang thai nếu không được xem xét và cân nhắc mặt lợi hại kỹ lưỡng có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm sau đây:
1/ Tăng nguy cơ sẩy thai
Theo một số nghiên cứu đã được thực hiện tại Đan Mạch cho hay, việc uống thuốc trị viêm xoang khi mang thai không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại kháng sinh có chứa clarithromycin sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai giai đoạn đầu lên gấp 2 lần. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra, loại thuốc kháng sinh này không dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2/ Gây dị tật bẩm sinh
Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm xoang trong khi mang thai không làm tăng nguy cơ mắc chứng động kinh hoặc bại não ở thai nhi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục về việc dùng thuốc trị viêm xoang trong trường hợp nhiễm trùng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Ngoài ra, một số nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ mang thai cho thấy, việc uống thuốc trị viêm xoang khi mang thai ở những tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba cũng làm tăng khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về trọng lượng cũng như chiều cao ở thai nhi.
Chính vì những ảnh hưởng không mong muốn này, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thai phụ nên thăm khám để được chẩn đoán và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lỡ uống thuốc trị viêm xoang khi mang thai, thai phụ nên làm gì?
Taxetil là một trong những loại thuốc cephalosporin thế hệ thứ ba thuộc nhóm betalactam dùng theo đường uống. Đây là một trong những loại kháng sinh phổ rộng và thường được sử dụng để điều trị viêm xoang trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Thông thường, thuốc chỉ có tác dụng nguy hại với thai nhi khi thai đã làm tổ trong tử cung và thai đang ở giai đoạn phát triển từ 5 – 10 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, chị Lan chỉ mới có thai 2 tuần đầu, cho nên thời điểm này thai chưa làm tổ trong tử cung. Do đó, thuốc không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, chị Lịnh Lan nên đến cơ sở thăm khám uy tín để các thầy thuốc sản khoa khám và đánh giá tình trạng chung của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Bà bầu bị viêm xoang uống thuốc gì?
Thông thường, bà bầu bị viêm xoang nếu ở triệu chứng nhẹ chỉ nên dùng các liệu pháp hỗ trợ khắc phục để đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông thoáng mũi, hạn chế viêm nhiễm.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm xoang cho phụ nữ viêm xoang như amoxicillin, penicillin, cephalosporin, ampicillin. Hoặc các loại thuốc thuộc nhóm macrolid như clarithromycin, erythromycin, roxithromycin.
Đây đều là các nhóm thuốc kháng sinh chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp tương đối an toàn đối với thai phụ. Vì lượng thuốc của nhóm thuốc này đi qua nhau thai tương đối ít so với các loại thuốc kháng sinh khác. Chính vì vậy, hàm lượng thuốc trong máu thai nhi thấp nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cân nhắc thật kỹ, nên sử dụng đúng liều lượng đã được bác sĩ đề ra, tránh những hệ lụy không mong muốn về sau.
Thuốc trị viêm xoang khi mang thai nếu mẹ bầu biết cách dùng theo đúng yêu cầu bác sĩ đưa ra sẽ không gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hết sức thận trọng khi sử dụng. Cách tốt nhất nếu bệnh ở tình trạng nhẹ, bà bầu nên áp dụng những mẹo hữu ích chữa viêm xoang từ dân gian để giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
BTV: Khả Ngân
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngưng Uống Kháng Sinh Vài Ngày Trước Khi Rụng Trứng, Thai Nhi Có Bị Ảnh Hưởng? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!