Bạn đang xem bài viết Nghẹt Mũi Nên Dùng Thuốc Gì Cho Hiệu Quả? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên nhân của triệu chứng nghẹt mũi
Tình trạng nghẹt mũi nếu chỉ nhìn qua thì triệu chứng này không có gì đáng lo ngại nhưng nó đang ngầm nhắc nhở sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Vậy, nguyên nhân nào khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài?
Hiện tượng nghẹt mũi do dị ứng xảy ra khá phổ biến. Các tác nhân gây bệnh như lông thú cưng, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, vi trùng, phấn hoa trong không khí hoặc bám vào các vật dụng xung quanh mà mắt thường sẽ không thể nhìn thấy được. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc mưa ẩm dễ hình thành nấm mốc khiến hiện tượng nghẹt mũi phát triển mạnh mẽ. Khi người bệnh bị dị ứng ngay lập tức, mũi sẽ sinh ra phản xạ tự nhiên là ngứa ngáy, hắt hơi và cuối cùng là tiết dịch nhầy.
2. Nghẹt mũi nên điều trị bằng cách nào?
Triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy nghẹt mũi dùng thuốc gì để người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh,
2.1. Dùng nước muối sinh lý trị nghẹt mũi
Nếu người bệnh gặp tình trạng ngạt mũi kéo dài thì hãy tự pha nước muối loãng hoặc ra quầy thuốc mua nước muối sinh lý để rửa mũi. Nhẹ nhàng bơm nước muối vào hốc mũi, sau đó từ từ cúi xuống và nhẹ nhàng xì mạnh chất dịch có trong mũi. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lưu ý, việc rửa mũi cần lượng nước muối đưa vào mũi nhiều chứ không phải chỉ dùng một vài giọt như khi bạn nhỏ mũi. Nếu bạn dùng xy lanh để bơm nước muối vào mũi, cần hết sức lưu ý vì việc bơm rửa quá mạnh, không đúng cách có thể gây tăng áp lực, khiến người bệnh vị viêm tai.
Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý nên thực hiện 2 lần/ngày vào các buổi sáng và tối. Rửa mũi giúp người bệnh làm sạch mũi, loãng các dịch tiết có trong mũi và giúp chống khô mũi. Nên làm sạch mũi bằng nước rửa mũi trước khi dùng các thuốc điều trị khác thậm chỉ có trường hợp chỉ cần rửa mũi đúng cách cũng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bạn có thể dùng thuốc chống dị ứng Chlorpheniramin để điều trị chứng nghẹt mũi. Theo các bác sĩ, thuốc này có hiệu quả cao nếu người bệnh gặp triệu chứng như viêm mũi vận mạch do Histamin, chảy nước mũi trong viêm mũi dị ứng. Thuốc gây buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt nên khi uống thuốc bạn không nên lái xe hay điều khiển bất kỳ loại máy móc nào.
Ngoài ra, tuyệt đối không uống rượu khi đang dùng thuốc bởi rượu sẽ làm cho tác dụng an thần có trong thuốc tăng lên gấp bội. Trường hợp người bệnh đang lên cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, người cho con bú, trẻ đẻ thiếu tháng, viêm loét dạ dày,… không dùng được loại thuốc này.
2.3. Dùng thuốc điều trị nghẹt mũi và làm thông mũi
Trên thị trường hiện nay có một số thuốc điều trị nghẹt mũi và làm thông mũi như xylometazolin, naphazolin, oxymetazolin,… Các thuốc này giúp giảm sưng và xung huyết, mũi hết ngạt và dễ thở hơn khi bạn nhỏ thuốc trực tiếp vào niêm mạc. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc mà nên hỏi thêm lời khuyên của bác sĩ để có biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh.
2.4. Dùng thuốc thảo dược đặc trị
Hiện nay, việc sử dụng thuốc thảo dược đặc trị cũng là lựa chọn được nhiều bác sỹ khuyên dùng. Theo đó, các loại thuốc có thành phần Tân Di, Bạch Chỉ, Phòng Phong,… với cơ chế trị viêm dựa trên nền tảng “giải phóng các dị nguyên gây viêm xoang, tăng cường sức đề kháng cho các xoang, tái tạo lại niêm mạc đã tổn thương” nên sẽ có tác dụng điều trị viêm xoang tận gốc chứ không chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi sử dụng thuốc thảo dược trị viêm xoang dạng viên, người bệnh nên dùng liên tục 2 tháng đối với viêm xoang cấp tính và trên 3 tháng với viêm xoang mạn tính. Người bệnh cũng nên uống nhắc lại đều đặn 2-3 lần/ năm, mỗi lần kéo dài 1 tháng để ngăn ngừa viêm xoang tái phát trở lại.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị viêm xoang tận gốc và giảm các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với thuốc xịt thảo dược chứa thành phần Hoa Ngũ Sắc, Thương Nhĩ Tử, Tân Di Hoa,… để chống viêm, điều trị nghẹt mũi, sổ mũi. Việc sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược theo cơ chế “trong uống, ngoài xịt” giúp các triệu chứng viêm xoang được giảm đi nhanh chóng, điều trị tận gốc viêm mũi, viêm xoang, ngăn ngừa tái phát.
(Thời gian điều trị và tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng) chúng tôi
Trẻ Bị Viêm Mũi Dị Ứng Nên Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Mà An Toàn?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các viêm mũi dị ứng, tình trạng này nếu không được điều trị sớm, đúng cách bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều cách điều trị bệnh, nhưng dùng thuốc được đánh giá là cách chữa nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc dùng trong điều trị bệnh được kê theo tình trạng, mức độ và triệu chứng bệnh ở trẻ. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp có thể sử dụng một số loại thuốc uống trị viêm mũi dị ứng như: Thuốc Tây y, thuốc Nam, bài thuốc dân gian như:
Thuốc Tây y
Uống thuốc điều trị dị ứng (Thuốc kháng histamine). Loại thuốc này có tác dụng điều trị những triệu chứng dị ứng, trong đó có viêm mũi dị ứng, nhất là các dấu hiệu không thường xuyên hoặc không kéo dài lâu.
Thuốc kháng histamine dạng uống có thể điều trị tốt viêm mũi dị ứng từ nhẹ đến trung bình, nhưng gây buồn ngủ. Một số loại có bán sẵn ở tiệm thuốc, mà không cần kê đơn của bác sĩ. Hiện nay, cùng với thuốc kháng histamin dạng viên nén, viên nang đường uống còn có dạng xịt thuận tiện với bệnh nhân thường hay di chuyển.
Cho trẻ uống thuốc chữa viêm mũi dị ứng cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng
Lấy quả ké đầu ngựa khoảng 10g, kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 40g và 400ml nước sắc, đợi cho tới khi nước cạn còn một nửa.
Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng này chia ra uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Thuốc uống dân gian chữa viêm mũi dị ứng từ gừng
Gừng có chứa hoạt chất histamine giúp kháng viêm, chống khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng giảm các triệu chứng viêm mũi.
Cách thực hiện như sau:
Lấy 1 củ gừng rửa sạch, thái mỏng rồi xay nhỏ.
Cho thêm 1 miếng quế, rồi cho tất cả nguyên liệu vào trong 1 cốc nước sôi để trong 5 phút
Cho thêm ít nước chanh, mật ong.
Uống trà gừng hàng ngày, mỗi ngày 3 cốc triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ giảm rõ rệt.
Một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em khác
Bên cạnh những loại thuốc uống chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ trên, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số loại thuốc dạng xịt cũng rất hiệu quả và an toàn khác như:
Thuốc dạng xịt mũi
Thuốc dạng xịt mũi như Olopatadine và Azelastine thường ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc dạng uống. Cần lưu ý tuyệt đối không được dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Nên uống thuốc cùng với nhiều nước để giảm tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
Thuốc chống sung huyết
Thường áp dụng với trường hợp mũi có dịch nhầy và nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và độ ẩm, gây sung huyết mũi nhẹ. Thuốc có tác dụng tốt nhất cho trẻ là nước muối sinh lý 0,9%, giúp rửa sạch chất bụi bẩn và chất nhầy trong mũi, làm loãng dịch nhầy giảm tình trạng ngạt mũi.
Ngoài ra, thuốc chống sung huyết còn có dạng uống, dạng xịt hay dạng nhỏ mũi như Phenylephrine, Naphazoline, Oxymetazoline. Cần lưu ý việc sử dụng các loại thuốc này chỉ thực sự cần thiết và không sử dụng liên tục quá 3 ngày. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ có bệnh tim, cao huyết áp.
Dùng thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Ipratropium bromide
Giúp kiểm soát tình trạng chảy mũi ở trẻ, không có công dụng trị ngứa, hắt hơi và sung huyết mũi. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nữ mũi, họng, khô miệng hoặc chảy máu cam. Lưu ý dùng thuốc chỉ để điều trị viêm mũi cho trẻ em trên 12 tuổi.
Montelukast
Montelukast được công nhận là an toàn đối với trẻ nhỏ và có hiệu quả trung bình trong việc điều trị các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và viêm mũi kèm hen suyễn. Thuốc Montelukast được sử dụng khi trẻ không thể dùng thuốc dạng xịt.
Liều dùng: Trẻ 6 tháng – 5 tuổi: 4mg x 1 lần/ngày vào buổi tối. Trẻ từ 6 – 14 tuổi: 5mg x 1 lần/ngày vào buổi tối.
Corticoid dạng xịt
Các thuốc được dùng nhiều là Beclomethasone, Budesonide, Fluticasone, … Công dụng kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng lâu dài và tái phát nhiều lần. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt và rất tiện lợi khi sử dụng. Thuốc được dùng cho trẻ khi đã sử dụng tất cả những loại thuốc trên mà không có hiệu quả.
Lời khuyên khi dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và giữ ấm cho bé.
Nên cho trẻ đi khám khi thấy có những triệu chứng bất thường
Việc sử dụng kháng sinh chỉ trong trường hợp nhiễm trùng (nước mũi đặc, hôi, có màu xanh hay màu vàng).
Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ đạt kết quả tốt nhất, cha mẹ cần lưu ý chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Bị Khô Mắt Nên Dùng Thuốc Gì Điều Trị Hiệu Quả Nhất?
Khi nào xảy ra hiện tượng khô mắt ?
Hiện tượng mắt bị khô là sự rối loạn của màng phim nước mắt, xảy ra khi nước mắt không thể cung cấp đầy đủ độ ẩm. Những đối tượng sau đây thường gặp tình trạng khô mắt:
Nhân viên văn phòng: Theo các nghiên cứu, khoảng 60% nhân viên văn phòng mắc các bệnh lý về mắt, trong đó chủ yếu là khô mắt. Nguyên nhân do 70% thời gian làm việc của họ gắn liền với máy tính. Màn hình máy tính (cũng như nhiều ) phát ra ánh sáng nguy hiểm – loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao có khả năng tác động vào đáy mắt, gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào võng mạc
Điều này vô cùng nguy hiểm vì tế bào võng mạc là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Sự suy giảm hoạt động của tế bào võng mạc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm (điểm vàng) – bệnh lý gây mù lòa cao nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp cải thiện.
Khô mắt ở dân văn phòng nên dùng thuốc gì?
Người làm việc ngoài trời: không khí bị ô nhiễm có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho mắt. Và trên hết, tác động dồn dập của tia cực tím cũng khiến mắt lão hóa nhanh, nguy cơ bệnh lý đến sớm vì mắt tích tụ nhiều chất oxy hóa có hại, làm thay đổi môi trường nội mô của võng mạc, tổn thương tế bào thị giác, khiến thị lực suy giảm.
Người làm việc tiếp xúc với hóa chất nhiều: những hóa chất trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất không chỉ gây kích ứng mắt tại chỗ, gây khô mắt hay đỏ, ngứa, chảy nước mắt sống… mà còn khiến mắt lão hóa nhanh và suy giảm thị lực sớm.
Những biện pháp giúp giảm tình trạng khô mắt trước khi dùng thuốc
Nếu khô mắt đến bất chợt, không gây đau rát nghiêm trọng hãy thử chườm ấm mi mắt và nhắm mắt nghỉ ngơi vài giây trong mỗi 30 phút để xem triệu chứng khô mắt có đỡ hơn không. Nếu không thuyên giảm trong vài ngày hãy nghĩ đến việc thăm khám.
Vệ sinh, chườm ấm và xoa mi mắt
Vệ sinh bờ mi, chườm nóng mi đúng cách là cực kỳ quan trọng để giảm chứng khô rát trước khi thăm khám để biết xem khô mắt nên dùng thuốc gì. Người bị khô mắt nhẹ chỉ cần chườm nóng bờ mi đúng cách cũng giúp phục hồi tốt.
Dùng bông gòn sạch nhúng trong nước nóng vắt ráo đắp lên mi giữ 5-10 phút, ngày 2-3 lần. Song song đó, khi bị khô mắt nên xoa mi mắt khoảng 20 lần/ngày duy trì trong vài tháng. Lưu ý là rửa tay thật sạch trước khi tiến hành các động tác này.
Chườm ấm có thể cải thiện được tình trạng khô mắt nhẹ thoáng qua
Nhắm mắt vài giây để mắt nghỉ ngơi
Khi làm việc trên máy tính chúng ta thường ít chớm mắt do tập trung. Do đó, có thể dán note nhắc nhở dán lên màn hình máy tính hoặc các ứng dụng bảo vệ mắt khi dùng máy tính, trong đó bao gồm cả tiện ích nhắc chớp mắt để duy trì việc tiết nước mắt thường xuyên.
Nhắm mắt thường được coi là hoạt động tĩnh, nhưng kỳ thực, có thể vận dụng nhắm mắt để tập thể dục cho mắt. Bạn hãy tập thói quen nhắm chặt mắt trong 3 đến 5 giây, sau đó mở mắt trong 3 đến 5 giây tiếp theo. Lặp lại động tác khoảng 7 đến 8 lần. Một ngày sắp xếp thời gian làm việc này nhiều lần giúp mắt hạn chế khô rát.
Massage mắt
Bài tập mắt đơn giản bên dưới có thể giúp mắt thư giãn, hạn chế khô mỏi nếu bạn duy trì thường xuyên. Mỗi ngày nên tập các động tác này từ 2-3 lần trở lên để mắt được nghỉ ngơi, tăng tiết nước mắt.
Bị khô mắt nên dùng thuốc gì để điều trị?
Những trường hợp khô mắt do nhiễm khuẩn, viêm mắt, đau mắt do hàn, tiếp xúc với môi trường nắng nóng, gió bụi thường xuyên… có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.
Tuy nhiên, bị khô mắt nên dùng thuốc nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm cụ thể nào, liều dùng và thời gian ngưng thuốc cần được chỉ định và theo dõi bởi các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa uy tín.
Thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn là các thuốc kháng sinh phổ rộng như: doxycyclin, erythromycin, cloramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B…
Thuốc kháng viêm
Nhóm thuốc kháng viêm được sử dụng để điều trị khô mắt do viêm mắt là nhóm corticosteroid: dexamethason, fluoromethason, prednisolon… hay các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như Diclophenac, Indomethacin…
Cần lưu ý khi sử dụng trong một thời gian dài, với thuốc kháng viêm ở dạng viên sẽ gây ra các tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày – tá tràng, cao huyết áp….
Thuốc nhỏ mắt
Khô mắt nên dùng thuốc nhỏ mắt gì? Thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn hay nước mắt nhân tạo: Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol… thường được dùng trong các trường hợp khô mắt. Chúng có tác dụng tăng độ ẩm cho mắt, giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt.
Bạn có thể dễ dàng ra hiệu thuốc để mua các loại nước mắt nhân tạo, tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi bạn cảm thấy khô mắt trong vài ngày hay 1-2 tuần. Nếu thời gian bị khô mắt kéo dài lâu hơn thì bạn nên thăm khám tại các chuyên gia nhãn khoa.
Đa số thuốc nhỏ mắt nhân tạo thông thường trên thị trường chỉ sử dụng được từ 15 – 30 ngày kể từ khi mở nắp chai và được sử dụng liên tục không quá 3 tháng. Nếu muốn dùng thuốc nhỏ mắt lâu dài, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia nhãn khoa.
Việc dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài quá 3 tháng, nếu không được sự xem xét của bác sĩ có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Đặc biệt, các loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh hoặc corticosteroid. Lưu ý, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh không được sử dụng QUÁ MỘT TUẦN.
Thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid dùng phải có chỉ định nếu không sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
Sử dụng thuốc nhỏ mắt lâu dài cầm hỏi qua ý kiến chuyên gia
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khô mắt nên uống gì?
Các chuyên gia nhãn khoa trên thế giới đã phát hiện ra Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào võng mạc trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của mắt như khô, mờ, mỏi, nhức; làm chậm quá trình lão hóa mắt và đặc biệt là giúp giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.
Giải pháp mới được các nhà nghiên cứu Mỹ khuyến cáo là chủ động chăm sóc mắt từ bên trong trên cơ sở cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm tăng cường Thioredoxin từ đó đảm bảo chức năng của mắt.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên và an toàn, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể.
Đồng thời, bảo vệ lớp tế bào võng mạc trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.
Bên cạnh chăm sóc mắt từ bên trong, việc chú ý bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại bằng cách đeo kính râm khi làm việc dưới trời nắng nóng, đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng nguy hại để mắt được nghỉ ngơi… cũng góp phần bảo vệ mắt và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng khô mắt, giúp mắt sáng khỏe, tinh anh.
Bị Viêm Da Dị Ứng Nên Bôi Thuốc Gì Cho Hiệu Quả?
Các loại thuốc bôi chữa viêm da dị ứng
1. Thuốc bôi Tacrolimus
Với khả năng ngăn chặn quá trình tổng hợp và giúp giải phóng các cytokin gây viêm, thuốc bôi Tacrolimus được xem là một trong những loại thuốc bôi chữa viêm da dị ứng mang lại tác dụng tốt. Loại thuốc này có ưu điểm là không gây teo da khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra bạn có thể dùng loại thuốc này để bôi lên toàn thân và lên mặt nhưng phải tránh bôi lên các vết thương hở hoặc tránh để dính vào mắt.
Lưu ý là thuốc này chống chỉ định cho những người bị chứng suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 2 tuổi. Mỗi ngày bạn chỉ nên bôi 2 lần, không nên lạm dụng thuốc vì cũng giống như nhiều loại thuốc tây khác, chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như bội nhiễm, gây bỏng da… Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng này thì ngay lập tức dừng thuốc và đi khám bác sĩ. Bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị.
2. Các loại corticoid bôi da
Đây được xem là một trong những loại thuốc chủ chốt chống viêm da, đặc biệt cần thiết khi người bệnh đang bị tái phát bệnh. Những hoạt chất thường được sử dụng là hydrocortisol, betamethasol, fluticason… Đặc điểm chung của các loại thuốc này là có khả năng kháng viêm vì chúng làm co giãn mạch, ức chế quá trình tổng hợp collagen, ngăn chặn các chức năng bạch cầu từ đó làm biến đổi những phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Khác với Tacrolimus, các loại thuốc bôi này có thể làm teo da nếu cứ sử dụng trong một thời gian dài.
Những loại thuốc này thường được sử dụng vào buổi tối, cứ mỗi ngày bôi một lần và kéo dài khoảng 10 ngày. Cũng nên lưu ý là chỉ nên dùng mỗi ngày một lần vì có dùng nhiều hơn thì tác dụng của thuốc cũng sẽ không tăng, ngược lại chúng còn khiến cho những tác dụng phụ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng các loại thuốc này gồm có teo da, rạn da, giãn mạch, giảm sắc tố da, bội nhiễm…
Một đặc điểm nữa bạn cũng cần lưu ý là các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng toàn thân, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có thể gây ra chứng Cushing khiến trẻ phát triển chậm hoặc có thể bị suy thượng thận khi dừng đột ngột loại thuốc dermocorticoid mạnh.
3. Thuốc kháng Histamin
Loại thuốc này khi được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm da dị ứng thường mang lại những hiệu quả không được ổn định, tuy nhiên chúng cũng có tác dụng làm dịu những cơn ngứa mà bạn gặp phải. Lưu ý là không nên dùng các loại thuốc kháng Histamin nhóm phenothiazin nếu bạn phải làm việc hoặc ở ngoài trời nắng quá lâu vì chúng là các loại thuốc thường nhạy cảm với ánh nắng.
Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh (đặc biệt là trẻ nhỏ cũng nên dùng thêm những loại thuốc an thần để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, phải gãi đêm.
4. Thuốc kháng khuẩn
Trong trường hợp các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng gây nên tình trạng chốc, lở, viên nang do tụ cầu vàng thì người bệnh sẽ cần đến những loai thuốc chống bội nhiễm. Người bệnh có thể bôi các loại thuốc sát khuẩn sau khi tắm xong. Những loại thuốc thường được sử dụng là kháng sinh tại chỗ acid fusidic, trong những trường hợp nặng người bị viêm da dị ứng có khả năng còn phải dùng đến các loại thuốc kháng sinh bằng đường uống như cephalosporin, amoxycilin…
5. Thuốc Ciclosporin
Đây là nhóm thuốc chỉ được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị viêm da dị ứng là người trưởng thành và trong tình trạng nặng, sau khi sử dụng tất cả những loại thuốc khác mà không mang lại kết quả nữa. Thuốc Ciclosporin thường được chỉ định dùng ngắn hạn, kéo dài khoảng 8 ngày.
Vì người bị viêm da dị ứng thường có tình trạng bệnh nặng nhẹ rất khác nhau, do đó những loại thuốc được sử dụng cũng có liều lượng và thời gian cũng như là các loại thuốc khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình, đồng thời để việc điều trị mang lại tác dụng tốt thì trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ hơn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa bệnh vì nếu dùng không đúng cách sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghẹt Mũi Nên Dùng Thuốc Gì Cho Hiệu Quả? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!