Xu Hướng 6/2023 # Nên Tự Điều Trị Ho Gà Tại Nhà Bằng Thuốc Kháng Sinh Không? # Top 6 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nên Tự Điều Trị Ho Gà Tại Nhà Bằng Thuốc Kháng Sinh Không? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Nên Tự Điều Trị Ho Gà Tại Nhà Bằng Thuốc Kháng Sinh Không? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Là một trong những bệnh dễ lây lan và có thể gây chết người, hãy thực sự cảnh giác với bệnh ho gà, đặc biệt khi bạn có con nhỏ.

Như đã biết, triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc bệnh ho gà khá giống với cảm lạnh, bao gồm: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho tiến triển và đặc biệt có thể kéo dài nhiều tuần. Nguy hiểm hơn nữa là cho tới nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh ho gà và bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp.

Phòng bệnh ho gà tốt nhất là tiêm phòng vaccine. Hiện nay, vaccine ho gà đang sử dụng tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) có thành phần ho gà toàn tế bào, để tiêm chủng 3 liều cơ bản cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Ngoài ra, chương trình cũng sử dụng vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) để tiêm chủng nhắc lại cho trẻ khi trẻ 18 tháng tuổi từ năm 2011 đến nay.

Tuy nhiên, vaccine chống ho gà không hẳn có hiệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm xung quanh.

Để điều trị ho gà, bệnh nhân thường được dùng thuốc kháng sinh (như Erythromycin, Azithromycin, Co-Trimoxazole) 3 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Nếu uống thuốc ngay sau khi nhiễm bệnh (từ 1 – 2 tuần) có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho gà và giảm thời gian bị bệnh. Bệnh nhân thường được kê đơn Erythromycin trong 14 ngày. Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy (41% bệnh nhân gặp các triệu chứng này).

Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Cochrane đã đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc điều trị bệnh ho gà và thuốc kháng sinh ở trẻ em và người trưởng thành. Theo đó, thuốc kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị các ca bệnh ho gà thứ phát và có nhiều tác dụng phụ.

Một nghiên cứu tổng hợp khác khác cũng phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine, tiêm globulin miễn dịch chống ho gà và Salbutamol (một loại thuốc làm giãn đường hô hấp và làm tăng lưu lượng không khí vào phổi, giúp dễ thở hơn) không làm giảm số lượng các cơn ho ở bệnh nhân ho gà. Bệnh nhân được tiêm globulin miễn dịch chống ho gà cũng không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn gặp tác dụng phụ như: Đi ngoài phân lỏng, đau và sưng tấy vùng da xung quanh vị trí tiêm.

Chính vì vậy, cần tham vấn bác sỹ, dược sỹ kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp điều trị ho gà. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi thấy những triệu chứng ho, sốt hay chảy nước mũi.

Ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi; Bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác; Nếu bạn không có khăn giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay; Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong tối thiểu 30 giây…

Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sỹ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch như: ImmuneGamma, Delta-Immune, Probiotics…

Chia Sẻ 3 Cách Trị Ho Cho Trẻ Tại Nhà ( Không Cần Dùng Kháng Sinh )

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Trẻ bị ho do thay đổi thời tiết

Trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như Việt Nam thì các bệnh về đường hô hấp rất phổ biến. Do cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, sức đề kháng thấp nên vi khuẩn gây bệnh dễ dàng phát triển mạnh, trẻ em rất dễ mắc bệnh ho có đờm khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Các triệu chứng khi tre bi ho là trẻ ho thành những cơn ho dài kèm theo đờm có màu trong, trẻ không bị sốt. Ho tuy không nguy hiểm nhưng việc ho kéo dài khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và rất nhanh sút cân.

Môi trường ô nhiễm khiến bé bị ho

Môi trường bị ô nhiễm do các chất độc hại, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ, nhất là tre so sinh bi ho. Phổi, khí quản bị tổn khi hít bụi bẩn và khí độc hại. Bên cạnh đó, trẻ hít phải lông động vật, các chất kích thích thuốc lá hay môi trường bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh ho ở trẻ.

Vì thế cha mẹ để có cách chữa ho cho bé tốt nhất chính là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn độc hại; tránh sử dụng chất kích thích hay nuôi các động vật chó mèo nên tránh để trẻ tiếp xúc với lông vật nuôi.

Trẻ ho do cảm lạnh

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, cảm lạnh là do virus rhino. Loại virus này có khả năng bám vào bụ nước trong không khí, khiến cho trẻ rất dễ hít phải.

Một số nghiên cứu cho thấy, có hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể xâm nhập vào niêm mạc mũi họng. Khi đã xâm nhập thành công vào mũi họng của bé, các virus này sẽ kích thích 1 phản ứng miễn dịch, gây sưng họng đau đâu, ho, khó thở…

Trẻ bị ho do viêm phổi

Khi bị viêm phổi trẻ thường có các triệu chứng là ho rát cổ họng, sốt cao kèm sổ mũi, khản giọng,… Nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ là do virus đã tấn công vào đường hô hấp. Loại ho này thường xuất hiện vào thời tiết cuối đông-đầu mùa xuân.

Bé bị ho do viêm xoang

Tai, mũi và họng liên thông và có quan hệ mật thiết với nhau nên khi bị xoang, nước mũi có chiều hướng chảy ngược vào họng làm trẻ bị ho. Nếu trẻ bị ho trên 10 ngày kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi nhiều thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Trẻ bị ho do nuốt phải dị vật

Khi trẻ bị ho mà không có các dấu hiệu như sốt, chảy nước mũi, thì có thể trẻ đã nuốt đồ vật vào trong họng hoặc phổi. Điều này dẫn đến nhiễm trùng hô hấp. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân.

Cách trị ho cho trẻ

Trị ho tro bé bằng các bài thuốc dân gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi, cách trị bệnh này vô cùng lành tính không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.

Sử dụng lá hẹ trị ho cho trẻ

Theo Đông Y, lá hẹ có tính ấm, vi cay hơi chua, có công dụng bỗ dương, tán huyết, giải độc, tiêu đờm… thích hợp để làm thuốc chữa ho cho trẻ. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm là hẹ tươi, rữa sạch, thái nhỏ. Sau đó cho lá hẹ vào bát cùng với đường phèn đem trưng cách thủy. Khi lá hẹ đã chin thì chắt lấy nước cho bé uống. Nếu bé bị cảm lạnh thì khi chưng, bạn cũng nên cho thêm từ 1-2 lát gừng để tăng tính hiệu quả.

Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ

Rau diếp cá có tác dụng kháng viêm long đờm, nước vo gạo có tác dụng rữa sạch họng, làm dịu và giảm ngứa cổ họng rất hiệu quả. Do vậy sử dụng diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ là một cách đơn giản và hiệu quả.

Bạn chuẩn bị từ 5-10 lá rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo. Rau diếp cá tiến hành rửa sạch rồi giã nhuyễn, trộn với một bát nước vo gạo cho vào nổi. Thực hiện đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Sau đó tiến hành chắt lấy nước, để nguội cho trẻ uống.

Sử dụng 3 lần/ ngày, uống sau bữa ăn chính 15p. Bệnh sẽ nhanh chóng khỏi chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi thực hiện bài thuốc này, nếu bé đi ngoài bị nát thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm. Đây là điều rất bình thường do cơ thể giải đờm và độc tố ra ngoài.

Trị ho cho trẻ bằng củ hành tăm

Hành tăm hay củ nén nhỏ bằng đầu ngón tay và có mùi cay và nồng. Loại củ này có chưa nhiều chất metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid,…. Chất metylpen được xem là chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm rất tốt. Vì thế bạn có thể dùng loại củ này làm thuốc trị ho trẻ em, chữa cảm cúm hay cảm lạnh cực hiệu quả.

Nguyên liệu: chuẩn bị 10 củ nén, 1 củ nghệ, cùng với đường phèn.

Cách làm: Củ nén, nghệ giã nguyễn cho thêm lượng nước và đường phèn vừa đủ, sau đó đem trưng cách thủy khoảng 15 phút đến khi củ nén chín thì bắc ra, khuấy đều.

Cách dùng: cho bé sử dụng khi khi còn ấm cả phần nước và củ nén. Đây được coi là mẹo trị cảm lạnh, trị sốt và chua ho cho tre cực kỳ hiệu quả.

3 bài thuốc trên đều là những bài thuốc dân gian chữa ho cho bé được áp dụng phổ biến.

Ưu điểm:

Nguyên liệu dễ kiếm từ tự nhiên.

Dễ sử dụng.

An toàn không gây tác dụng phụ.

Cách chăm sóc trẻ bị ho

Để trẻ nhanh khỏi ho, bên cạnh việc sử dụng thuốc, các mẹ nên thực hiện tốt một số lưu ý sau:

Đối với trẻ sơ sinh bị ho, cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường, không nên ép trẻ ăn, uống quá no.

Khi tre bi ho kèm với tắc nghẹt mũi, cha mẹ nên sử dụng nước muỗi loãng 0,9% kết hợp dung dịch sát trùng để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày.

Nên cho trẻ uống nhiều nước.

Lưu ý

Không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho, hay thuốc cảm có chứa kháng sinh.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh. Nên sử dụng những loại thuốc dành riêng cho trẻ em và theo rõi thường xuyên các biểu hiện sau khi bé sử dụng.

Không được cho trẻ uống 2 hay nhiều loại thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần uống. Khi sử dụng thuốc cảm phối hợp với các thuốc chống dị ứng nên tuyệt đối cẩn trọng,

Cần chú ý giữ thuốc xa tầm của trẻ nhỏ để tránh việc trẻ tự ý lấy thuốc sử dụng, nhất là với các lọ thuốc dạng lỏng như si-rô.

Không được dùng tăm bông để ngoáy mũi, điều này có thể dẫn tới làm tổn thương mũi trẻ.

Trẻ Ho Sốt Có Nên Uống Kháng Sinh Không?

Đối với các bậc phụ huynh, có lẽ không có gì quan trọng bằng sức khỏe của những thiên thần nhỏ. Vì thế, khi trẻ bị ho và sốt, không ít người cảm thấy nóng ruột và tìm cách chữa cho con hết nhanh bằng các loại kháng sinh. Thế nhưng, trẻ ho sốt có nên uống kháng sinh hay không? Vấn đề này hiện nay đang gây rất nhiều tranh cãi.

Những nguy hiểm khi sử dung kháng sinh không đúng cách

Hiện nay, nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là không trị được dứt bệnh mà còn làm tăng sức hoạt động của vi khuẩn, dẫn đến nhiều loại bệnh khác.

Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh bừa bãi là tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản và thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

Kháng sinh nên được sử dụng trong trường hợp nào?

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

Các dấu hiệu của ho cần phải dùng thuốc

Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không qúa nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.

Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi. Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế để các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất.

Trẻ ho kèm sốt có nên dùng kháng sinh?

Đầu tiên phụ huynh cần biết rằng ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống xuất vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi khỏi bị viêm phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.

Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc kháng sinh vì những tác hại có thể xảy đến như trên.

Ngoài ra, trong thời tiết giao mùa, nhiệt độ không khí có nhiều thay đổi đột ngột, các bậc phụ huynh cần tăng cường bảo vệ trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa này bằng một số phương pháp như: cho trẻ mặc thêm áo ấm, tất ấm vào buổi tối, hạn chế đưa trẻ đến nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, vệ sinh phòng ốc cho trẻ sạch sẽ…

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm chức năng như Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ em sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho phụ huynh, giúp tăng cường sức miễn dịch của phổi, tránh cho trẻ các cơn ho, sốt khi trở trời. Thành phần chính của sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi là tinh chất của Thiên Môn Đông – một loại thảo dược được Đông y xem như 1 loại thuốc bổ dưỡng đặc biệt dành riêng cho “Phổi”. Vì thành phần bao gồm 100% các loại thảo mộc tự nhiên nên Thiên Môn Bổ Phổi rất lành tính, không hề gây ra phản ứng phụ hoặc “lờn thuốc” ở trẻ khi sử dụng trong thời gian dài.

Điều Trị Viêm Ruột Thừa Cấp Bằng Kháng Sinh

(ĐTĐ) – Theo các nhà khoa học Thụy Điển ở trường đại học Gothenburg, thuốc kháng sinh có thể thay thế cho việc cắt ruột thừa.

Thông thường, khi bệnh nhận bị viêm ruột thừa cấp, họ sẽ được chỉ định cắt bỏ cơ quan này. Tuy nhiên, mới đây bà Jeanette Hansson, trưởng một nhóm nghiên cứu trường đại học Gothenburg, cho biết có thể chữa khỏi bệnh này bằng thuốc kháng sinh, không cần phẫu thuật. Với liệu pháp mới này, nguy cơ tái phát bệnh trong vòng 12 tháng chỉ vào khoảng 10-15%.

Trong bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành World Journal of Surgery số tháng 9/2012, bác sĩ Johansson chia sẻ: “Ngoại trừ một số bệnh nhân bị bệnh quá nặng phải mổ, 80% trường hợp khác có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh và lành bệnh”.

Nhóm nghiên cứu của bà Johansson đã thực hiện hai cuộc nghiên cứu lâm sàng ở bệnh viện Đại học Sahlgrenska và bệnh viện Kungalv từ tháng 5/2009 đến tháng 2/2010.

Trong thời gian nghiên cứu, bà Johansson so sánh kết quả chữa trị bệnh viêm ruột thừa cấp với hai cách khác nhau: mổ cắt ruột thừa và trị bằng thuốc kháng sinh.

Đối tượng nghiên cứu là 558 bệnh nhân nhập viện vì mắc bệnh viêm ruột thừa cấp với những triệu chứng đau quặn bụng dưới bên phải, sốt cao kèm ói mửa. 80% bệnh nhân được chữa bằng kháng sinh. 20% còn lại được giải phẫu cắt bỏ ruột thừa.

Các bệnh nhân được chữa trị bằng thuốc kháng sinh theo phác đồ uống thuốc puperacillin và tazobactam. Sau đó bệnh nhân được chữa ngoại trú ở nhà 9 ngày bằng thuốc ciprofloxacin và metronidazole.

So sánh kết quả, 77% bệnh nhân chữa bằng kháng sinh phục hồi sức khỏe tốt. 3% còn lại buộc phải mổ do thuốc kháng sinh không có hiệu quả. Nguy cơ tái phát bệnh ở bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh trong vòng 12 tháng không lớn (10-15%).

Bác sĩ Johansson và các đồng sự hy vọng sẽ biết được nguy cơ tái phát bệnh trong dài hạn. Họ cũng đang nghiên cứu xem những trường hợp tái phát có thể chữa tiếp bằng kháng sinh có hiệu quả hay không.

“Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là có thể xác định rằng những bệnh nhân buộc phải mổ do tái phát bệnh hay do không thích ứng với kháng sinh, không có nguy cơ bị thêm biến chứng như các bệnh nhân được mổ ngay từ đầu” – bác sĩ Johansson nhấn mạnh.

Theo Medical New Today – Nguồn chúng tôi

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Bài viết đăng trong chuyên mục Thông tin y học và từ khóa viêm ruột thừa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Tự Điều Trị Ho Gà Tại Nhà Bằng Thuốc Kháng Sinh Không? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!