Xu Hướng 3/2023 # Nấu Cháo Trị Cảm Lạnh, Sổ Mũi Cho Trẻ Cực Hiệu Quả # Top 8 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nấu Cháo Trị Cảm Lạnh, Sổ Mũi Cho Trẻ Cực Hiệu Quả # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Nấu Cháo Trị Cảm Lạnh, Sổ Mũi Cho Trẻ Cực Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trời chuyển lạnh, nhất là vào những ngày lạnh sâu. Thông thường, sổ mũi thường đi kèm với hiện tượng ho, sốt, ngạt mũi… – những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sổ mũi ở trẻ nhỏ đơn giản chỉ là bị lạnh xâm nhập, chưa có những dấu hiệu tiếp theo gây nên bệnh nguy hiểm.

Nguyên liệu:

1 nắm gạo tẻ, chú ý nên chọn loại gạo ngon, dẻo và thơm để khi nấu cháo có độ dẻo và hấp dẫn hơn

2 quả trứng gà ta

2 củ hành tím

Các gia vị cần thiết khác

Mang lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó thái sợi. Gạo vo 2 lần nước cho thật sạch sau đó cho 4 chén nước vào và hầm khoảng 30 phút gạo sẽ nở ra. Một mẹo nhỏ để có thể rút ngắn thời gian chế biến đó là bạn có thể cho gạo vào bình thủy tinh với nước sôi vào buổi tối hôm trước, đến sáng hôm sau chỉ cần đổ cháo ra nồi và đun nhỏ lửa, nêm nếm và thêm các thành phần khác mà không phải mất nhiều thời gian để trông nồi cháo vì sợ sẽ bị khét ở đáy nồi.

Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đặc biệt nên cho thêm một ít tiêu và hành tím băm nhỏ vì đây là 2 nguyên liệu vừa có khả tăng công hiệu cho bài thuốc giải cảm, vừa giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn;

Đun nhỏ lửa và đập trứng vào nồi, sau đó khuấy cho trứng tan đều và hòa quyện với cháo;

Cuối cùng cho tía tô vào đảo nhanh tay sau đó tắt bếp ngay và có thể múc ra chén cho bé dùng.

Lưu ý: Ngoài phương pháp nấu cháo, bạn có thể dùng lá tía tô kết hợp với một số loại lá khác như bưởi, xả, kinh giới, tre… để nấu nước xông giải cảm cho trẻ. Nhưng với những trẻ dưới 12 tuổi thì mẹ không nên áp dụng phương pháp này vì rất có thể sẽ khiến trẻ mất nước, chóng mặt thậm chí là bỏng rất nguy hiểm.

Nguồn tin: Bằng Lăng (TH)

Cách Chữa Ho, Sổ Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả Không Dùng Kháng Sinh

Cách chữa ho, sổ mũi cho trẻ hiệu quả không dùng kháng sinh

Cách trị ho và sổ mũi cho trẻ hiệu quả, an toàn mà không dùng đến thuốc kháng sinh sau đây là kiến thức ba mẹ nên thuộc nằm lòng nhất là trong mùa lạnh.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để chữa ho, cảm cúm, sổ mũi khiến nhiều bé không những không hết bệnh mà còn luôn phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, uể oải. Vậy làm thế nào để bé hết ho, hết hắt hơi, sổ mũi do cảm cúm mà không dùng thuốc?

ChuChuBaby mách mẹ những biện pháp đơn giản, khoa học giúp các bé sớm hết ho, ngừng sổ mũi.

Phải làm gì khi trẻ bị ho, hắt hơi và sổ mũi?

Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho cho con bởi bệnh lý này có nhiều nguyên nhân và cơ địa của từng bé cũng không giống nhau. Thay vào đó bố mẹ nên chú ý tới các vấn đề vệ sinh và chế độ ăn của con. Đừng coi thường và nghĩ rằng những điều này không có ích lợi gì. Ngược lại nó mang đến hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

Dưới một tuổi thể chất của bé chưa hoàn thiện nhất là hệ thống miễn dịch trong khi có tới 70% bệnh hô hấp khởi phát do thời tiết lạnh. Nếu ho và sổ mũi do virus thì bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Nhưng khi thấy con ho 1 – 2 ngày thì bố mẹ cũng đã rất xót ruột rồi. Hãy áp dụng những cách giữ vệ sinh cho trẻ và chế độ dinh dưỡng như sau ba mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện sức khỏe tốt lên trông thấy.

– Vệ sinh sạch sẽ mũi họng giúp đường hô hấp thông thoáng: Dùng khăn giấy mềm lau nước mũi cho bé và vứt bỏ sau khi dùng chứ không được tái sử dụng. Nếu dùng khăn cotton thì phải giặt khăn sạch sẽ rồi mới sử dụng lần tiếp theo.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm lỏng, dễ tiêu, dễ nuốt. Bổ sung vào thực đơn của bé các loại rau củ quả có khả năng tăng cường sức đề kháng (ngoại trừ các bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi).

– Vì bé đang bị bệnh nên bố mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn ít hơn bình thường.

– Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé.

– Rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

Các dụng cụ đựng thức ăn cho bé cũng chỉ nên sử dụng khi mẹ chắc chắn đã làm sạch kỹ càng. Với em bé vẫn còn bú bình do bé ăn sữa nhiều bữa trong ngày bởi vậy mẹ cũng phải tiệt trùng bình sữa, chuẩn bị sẵn nhiều bình để sử dụng luân phiên. Nên chọn các loại bình sữa bằng chất liệu an toàn, có tính kháng khuẩn như bình nhựa PPSU chẳng hạn. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm chọn bình sữa hãy tham khảo tại bài viết: Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất ?

Cách phòng ngừa tình trạng ho, sổ mũi kéo dài ở trẻ

Khi trời đang vào mùa lạnh giá như thế này những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày sẽ rất có hiệu quả trong việc hạn chế khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp của bé.

– Bố mẹ nên chú ý mặc đủ ấm cho con nhất là mỗi khi ra đường. Đừng quên đeo khẩu trang và đội mũ giữ ấm cho bé.

– Làm vệ sinh cho bé mỗi ngày đặc biệt là ở mũi miệng.

– Cho bé uống nhiều nước, nên dùng nước ấm.

– Khuyến khích bé ăn nhiều hoa quả tươi sạch nhất là những loại có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng như cam, dứa, dâu tây, xoài… (ngoại trừ các bé dưới 4 tháng tuổi còn bú sữa mẹ như đã nói ở trên).

– Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người mắc bệnh hô hấp vì đây là nguồn lây lan virus, vi khuẩn mạnh mẽ.

– Có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược tự nhiên giúp tiêu đờm, chống co thắt phế quản khi bé mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu của viêm nhiễm đường hô hấp như sổ mũi, ho, sốt nhẹ. Riêng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các hoạt chất nên chỉ được sử dụng các loại thuốc chuyên dành cho trẻ sơ sinh.

Cách chữa ho, sổ mũi trên có tác dụng lớn trong việc chặn đứng sự phát triển cũng như tiêu diệt virus gây bệnh giúp bé mau khỏe. Tuy nhiên, bệnh về đường hô hấp thường xuất phát tự nhiều nguyên nhân và biến đổi bất định nên nếu các triệu chứng bệnh kéo dài trên 10 ngày thì phải đưa bé tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn điều trị.

Những Cách Trị Cảm Cúm Sổ Mũi Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc

Cảm cúm sổ mũi là căn bệnh thường gặp phải mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hay giao mùa. Nếu chẳng may gặp phải các triệu chứng của bệnh thì thay vì dùng thuốc kháng sinh, có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, bạn có thể áp dụng ngay những cách trị cảm cúm sổ mũi hiệu quả bằng những bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả từ những dược liệu có sẵn trong gia đình.

1. Cách trị cảm cúm sổ mũi bằng cúc tần

2. Sử dụng tỏi tía trị cảm cúm sổ mũi

Không chỉ là loại gia vị phổ biến mà theo y học cổ truyền tỏi tía còn là dược liệu có tác dụng cao trong việc chữa trị cảm cúm sổ mũi. Tỏi được biết tới có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, trừ ho, hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt. Công dụng này của tỏi là do trong thành phần của tỏi có chứa Allicin. Hoạt chất này có tác dụng kích thích hô hấp, tăng cường sự trao đổi khí của phổi, từ đó làm thông thoáng đường thở.

Cách sử dụng tỏi cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần xông mũi, họng bằng cách giã nát tỏi và ngửi nhiều lần hoặc giã tỏi ra và uống với nước. Ăn tỏi tía sống cũng là một cách trực tiếp trị bệnh hiệu quả. Mỗi khi trời chuyển lạnh, thì việc dùng tỏi hàng ngày sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm lạnh.

Trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì bạn có biết?

3. Sử dụng lá bưởi, vỏ bưởi để trị cảm cúm sổ mũi

Bưởi là loại trái cây mà vỏ ngoài và lá có chứa lượng tinh dầu lớn. Tinh dầu bưởi có vị ngọt, đắng, cay, tính ấm sẽ rất hiệu quả trong việc giải cảm và trị ho. Khi có các triệu chứng của bệnh cảm cúm, sổ mũi, người bệnh chỉ cần lấy lá bưởi tươi kết hợp với một số loại lá có tinh dầu khác như lá sả, lá chanh, hương nhu đun lên và xông giải cảm.

Còn nếu bị ho và có đờm thì lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh ở ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ và nấu với nước sôi, sau đó vắt bỏ nước và ngâm trong đường khoảng 1 tuần. Nước ngâm này sau đó ngậm và nuốt dần, sử dụng liền trong khoảng 5 ngày là sẽ có hiệu quả.

4. Chữa trị cảm cúm sổ mũi bằng gừng

Vốn được biết tới là vị thuốc rẻ tiền với nhiều tên gọi khác nhau như: sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tên gọi này được xác định tùy theo dạng gừng khô hay tươi, và màu sắc của gừng.

Cẩm nang cảm cúm và rubella ở trẻ nhất định đừng quên

Gừng vốn có vị cay, tính ấm, thơm, nên khi sử dụng gừng kết hợp với mật ong có thể tạo ra một loại kháng sinh cực mạnh không chỉ có tác dụng đánh bay các triệu chứng cảm cúm và sổ mũi mà còn giúp khí huyết lưu thông, đem lại cảm giác ngủ ngon. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hỗn hợp gừng và mật ong làm đồ uống phòng và trị bệnh.

Bài trước: http://benhvienthammymat.net/2018/04/16/bi-ho-co-dom-so-mui-uong-thuoc-gi-de-vua-toan-ma-hieu-qua/

Bỏ Túi 3 Cách Nấu Cháo Rau Củ Cho Bé

Rau củ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bữa ăn của trẻ

Khoa học đã chứng minh rau củ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang trong quá trình ăn dặm:

Cung cấp lượng chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh béo phì: Chế độ ăn uống nhiều rau củ chứa lượng calo và chất béo thấp, từ đó có khả năng giảm thiểu nguy cơ béo phì xảy ra sớm ở trẻ nhỏ.

Cung cấp nước: ngoài việc bổ sung nước thường ngày, ăn nhiều rau củ quả được xem là biện pháp tốt để cơ thể hấp thụ nước. Cấu tạo của rau củ quả phần lớn là nước, tiêu biểu phải kể đến cà rốt, củ cải, bông cải xanh,…

Cung cấp các khoáng chất thiết yếu như vitamin C, A, Kali,..

Nguyên tắc kết hợp rau củ cùng các thực phẩm khác nhau

3 cách nấu cháo rau củ thơm ngon cho bé

Cháo đậu hà lan thịt bò

Hàm lượng chất đạm lớn trọng thịt bò kết hợp với đậu hà lan đem đến cho trẻ một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà cách thực hiện lại vô cùng đơn giản:

Vo gạo, đậu hà lan sạch rồi ninh nhừ cháo

Thịt bò chọn loại tươi ngon rửa sạch, xay nhuyễn

Cháo nhừ cho thịt bò vào khuấy đều tay, nêm nếm gia vị riêng cho bé cho vừa miệng

Xay nhuyễn tùy độ ăn thô của trẻ.

Cháo măng tây thịt bò

Măng tây là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ Châu Âu và du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Măng tây được biết đến với hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cháo măng tây thịt bò cũng là một lựa chọn cho mẹ đó:

Vo gạo với nước sạch ninh nhừ cháo

Măng tây đem rửa sạch, cắt nhỏ

Thịt bò rửa sạch, xay nhuyễn

Cháo chín nhừ cho thịt bò và măng tây vào nấu cùng

Đem xay cháo phù hợp với độ ăn thô của trẻ.

Cháo cà rốt thịt lợn, phô mai

Phổ biến hơn cả đó là cháo thịt lợn, cà rốt, phô mai. Chỉ với vài thao tác chế biến cơ bản, mẹ đã hoàn thành món cháo thơm ngon cho các bạn nhỏ:

Vo gạo ninh nhừ cháo cùng cà rốt

Thịt lợn rửa sạch xay nhuyễn

Cháo chín cho thịt lợn, phô mai vào nấu cùng, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp

Xay cháo tùy độ ăn thô của trẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nấu Cháo Trị Cảm Lạnh, Sổ Mũi Cho Trẻ Cực Hiệu Quả trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!