Xu Hướng 3/2023 # Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc # Top 6 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản trong điều trị tăng huyết áp bằng thuốc

1. Mục đích điều trị bằng thuốc

Mục đích quan trọng nhất của việc dùng thuốc hạ huyết áp là giảm được tỷ lệ xảy ra các biến chứng về tim, não, thận. Nhưng người bệnh vẫn cần được bảo tồn duy trì được những phản ứng của hệ tim mạch đối với những kích thích khác nhau và bảo tồn hằng định nội môi tuần hoàn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tăng huyết áp. Nhưng tai biến do thuốc, do thầy thuốc không nắm vững phương pháp điều trị gây ra cũng không ít.

Việc dùng thuốc để điều trị cao huyết áp là thiết yếu. Đặc biệt trong cao huyết áp nguyên phát, nếu chưa loại trừ được nguyên nhân gây tăng huyết áp một cách hiệu quả thì cũng phải dùng thuốc để khống chế huyết áp.

2. Nguyên tắc điều trị bằng thuốc

Có những nguyên tắc quan trọng phải được trả lời:

Nên hạ huyết áp xuống bao nhiêu là vừa?

Có nên hạ về mức bình thường không?

Tốc độ hạ huyết áp nên nhanh hay nên hạ từ từ?

Dùng thuốc hạ huyết áp có tai biến gì không?…

Một vài nguyên tắc sử dụng thuốc hạ huyết áp như sau:

Cấp cứu có nguy cơ xảy ra tai biến, đặc biệt là tai biến mạch máu não thì cần dùng thuốc ngay, trong vòng 24 giờ phải hạ được huyết áp tới mức cần thiết. Trường hợp tối khẩn cấp thì phải hạ huyết áp ngay tức thì.

Mức tăng huyết áp rất cao nhưng không phải cấp cứu hoặc ác tính thì phải cho huyết áp hạ xuongs từ từ. Đồng thời bác sĩ cần theo dõi sát. Bởi những bệnh nhân này bị cao huyết áp lâu ngày, cơ thể đã tự điều chỉnh để thích nghi. Ví dụ: phản xạ của cơ quan cảm áp trung gian đã sắp đặt lại, não đã quen với áp lực tưới máu cao rồi, nếu huyết áp hạ nhanh, đột ngột sẽ gây giảm áp lực tưới máu ở não, gây thiếu máu não, bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng, đờ đẫn, không đi lại được.

Với huyết áp tâm trương, nếu hạ quá mức yêu cầu, có thể làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim nặng lên.

Có thể phải một vài ngày, một vài tuần hoặc hàng tháng, huyết áp mới trở lại mức yêu cầu. Làm như vậy, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt các bệnh nhân cao tuổi.

Thuốc ban đầu sử dụng với liều thấp, sau tăng dần có sự theo dõi sát. Lưu ý không để bệnh nhân uống quá liều gây tác hại. Nếu tăng liều đến mức cao rồi mà khong đạt kết quả hạ huyết áp theo mong muốn thì nên phối hợp 2 thuốc, rồi 3 thuốc, phối hợp theo bậc thang điều trị.

Để giữ huyết áp ở mức đạt yêu cầu, nếu ngừng thuốc, huyết áp có thể lại tăng lên. Không nên thay đổi phác đồ nếu không thật cần thiết. Không ngừng thuốc đột ngột.

Bệnh nhân chỉ cần dùng càng ít loại thuốc hạ huyết áp và liều mỗi loại càng thấp thì càng tốt. Nên sử dụng những thuốc đã quen dùng mà có hiệu quả.

Nguyên Tắc Dùng Thuốc Chống Tăng Huyết Áp ⋆ Vị Thuốc Việt Nam

Trong quá trình sử dụng loại thuốc này có những nguyên tắc mà người sử dụng bắt buộc phải tuân thủ. Vậy, những nguyên tắc đó là gì?

1. Đặc tính của một số loại thuốc chống tăng huyết áp

Trong giai đoạn tiền tăng huyết áp với các chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 và huyết áp tâm trương từ 80 – 90 bạn nên có những thay đổi trong lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng của mình. Nếu cần phải sử dụng thuốc thì cần phải tìm hiểu thật kĩ về các đặc tính của thuốc để có thể sử dụng đúng nguyên tắc nhất. Những bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như: tiểu đường, hen suyễn,.. thì cần đặc biệt lưu tâm tới vấn đề này.

Ở nước ta hiện nay có nhiều thuốc chống tăng huyết áp được chia ra làm các nhóm như: nhóm thuốc chẹn alpha, nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc đối kháng canxi,… Mỗi nhóm thuốc thường có một đặc tính khác nhau cũng như phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Nhóm thuốc lợi tiểu dùng cho bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp nhẹ. Khi nào bệnh nặng hơn thì mới cần phối hợp với loại thuốc khác.

Nhóm thuốc chặn alpha có tác dụng ức chế và giải phóng noradrenalin tại vị trí đầu các dây thần kinh.

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II có tác dụng hạ huyết áp cực kì nhanh chóng và đưa huyết áp của người bệnh về chỉ số bình thường một cách nhanh nhất.

Để phát huy hiệu quả tốt nhất thì bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc trong quá trình sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.

Một khuyến cáo được đưa ra đó chính là, những người mắc bệnh tăng huyết áp thì loại thuốc đầu tiên nên dùng chính là thuốc lợi tiểu. Hoặc cũng có thể sử dụng 1 trong 3 nhóm đối kháng men chuyển và đối kháng thụ thể angiotensin II.

Rất nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp và việc sử dụng chúng khá phức tạp. Tuy nhiên, người có thẩm quyền quyết định bệnh nhân sẽ uống loại thuốc nào sẽ là bác sỹ chứ không phải người bệnh tự ý thích sử dụng loại nào cũng được.

Thuốc chống tăng huyết áp có tác dụng kiểm soát huyết áp trong những giới hạn mục tiêu chứ bản thân nó không chữa khỏi được bệnh. Vậy nên trong nhiều trường hợp cho dù huyết áp của người bệnh đã về trạng thái bình thường mà ngưng thuốc quá đột ngột thì rất có thể huyết áp sẽ tăng vọt cực kì nghiêm trọng.

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng thuốc chống tăng huyết áp chất lượng là những loại thuốc đắt tiền. Sự thật không phải như vậy, loại thuốc nào phù hợp với tình trạng của người bệnh, loại thuốc nào được bác sỹ chỉ định sử dụng mới là loại thuốc tốt nhất.

Dùng thuốc chống tăng huyết áp không phải tự ý thích sử dụng thế nào cũng được, nó có những nguyên tắc nhất định và bắt buộc người bệnh phải tuân thủ thì quá trình điều trị mới hiệu quả được.

Nghiên Cứu Và Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thảo Dược Đông Y

Đánh giá về thực trạng bệnh tăng huyết áp hiện nay, các chuyên gia tham dự đều có chung quan điểm rằng tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp đối với người trưởng thành trở lên, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của hàng triệu người mỗi năm, gây suy tim và đột quỵ não. Tăng huyết áp được xếp vào hàng thứ hai trong nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng nhanh chóng và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu như năm 2000, toàn thế giới có khoảng 972 triệu người mắc thì dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp.

Bạn nên xem: Bệnh tăng huyết áp – nguyên nhân và cách điều trị

Theo báo cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện nay, trung bình cứ 10 người từ 25 tuổi trở lên thì có tới 4 người bị tăng huyết áp. Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, năm 2009 là 25,4%, năm 2016 số người mắc đã lên tới 48%. Đây là những số liệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp đang ở mức báo động cao và nếu không có giải pháp điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả thì tình trạng này còn gia tăng khủng khiếp gây ảnh hưởng đến không chỉ người bệnh mà còn là gánh nặng cho xã hội.

Điều này tuy không mới nhưng hiện tại đa phần các phương pháp điều trị tăng huyết áp lại chưa giải quyết được . Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, không giải quyết được tận gốc bệnh dẫn đến tỷ lệ tái phát cao, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Trao đổi về đề tài nghiên cứu và điều trị tăng huyết áp bằng thảo dược đông y của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương, rất nhiều chuyên gia, bác sĩ, lương y đã sôi nổi và rất quan tâm đến đề tài này. Đây là đề tài mà Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương đã dành rất nhiều tâm huyết của mình nghiên cứu trong thời gian dài. Đề tài được thực hiện tại Sở KHCN Hà Tây năm 2000 đã gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn và đông đảo bệnh nhân. Bác sĩ Phương cũng là thầy thuốc ưu tú trẻ nhất của tỉnh Hà Tây thời điểm đó.

Một trong những ưu điểm của đề tài này theo như đánh giá của PGS. TS. BS Nguyễn Lan Anh đó chính là đề tài đã đi vào nghiên cứu 2 vấn đề mấu chốt của bệnh tăng huyết áp mà hiện nay các phương pháp khác chưa đề cập nhiều là cơ chế đông máu và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến chế độ sinh hoạt một cách khoa học và hợp lý nhằm phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Chính điều này đã nhận được sự đánh giá cao và ngưỡng mộ từ giới chuyên môn.

Sau thành công bước đầu đó, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Thị Phương đã hợp tác cùng các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam trong việc phát triển và hoàn thiện hơn về công thức bài thuốc. Thành công từ quá trình này đã cho ra bài thuốc đông y điều trị cao huyết áp với tên gọi Hạ Áp Hoạt Huyết Thang. Bài thuốc đi vào giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh kết hợp với bồi bổ ngũ tạng, tăng cường sức đề kháng. Vì thế mà trong suốt quá trình điều trị người bệnh không cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy kiệt mà trái lại còn ăn ngủ tốt hơn, cơ thể nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn.

Hiện tại, bài thuốc Hạ Áp Hoạt Huyết Thang được các chuyên gia ghi nhận đánh giá cao cũng như được đông đảo bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn và sử dụng với kết quả rất tốt.

Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp

Thuốc lợi tiểu làm giảm nhẹ thể tích huyết tương và sức cản mạch, có thể thông qua việc đưa Natri từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

Mặc dù các thuốc lợi tiểu giữ kali không gây hạ kali máu, tăng acid uric máu, hoặc tăng đường huyết, chúng không hiệu quả như các thuốc lợi tiểu thiazid trong việc kiểm soát tăng huyết áp và do đó không được sử dụng để điều trị khởi đầu. Không cần thiết sử dụng các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc bổ sung kali khi dùng các thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II dù những thuốc này làm tăng kali máu.

Tất cả thuốc lợi tiểu trừ thuốc lợi tiểu giữ kali ở ống lượn xa có thể gây mất kali đáng kể, vì vậy cần định lượng kali huyết thanh hàng tháng cho đến khi ổn định. Trừ khi kali huyết thanh bình thường, sự đóng các kênh kali trên thành động mạch và sự co thắt mạch máu gây khó khăn cho việc đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân có kali máu < 3,5 mEq / L cần được cho bổ sung kali. Việc bổ sung kali có thể được tiếp tục lâu dài với liều thấp hơn, hoặc có thể thêm một thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: spironolactone 25 đến 100 mg/ ngày, triamterene 50 đến 150 mg, amiloride 5 đến 10 mg). Bổ sung kali hoặc dùng thuốc lợi tiểu giữ kali cũng được khuyến cáo cho bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng digitalis, có bệnh tim mạch đã biết, có điện tâm đồ bất thường, có ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp tim, hoặc xuất hiện ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp khi dùng lợi tiểu.

Ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường, thuốc lợi tiểu thiazid không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Một số ít trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể làm kết tủa các chất chuyển hóa, làm tăng nặng hơn bệnh đái tháo đường týp 2 ở những bệnh nhân có kèm theo các hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Yếu tố di truyền có thể giải thích cho một vài trường hợp bị bệnh gout do tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu. Tăng acid uric máu do dùng thuốc lợi tiểu mà không gây bệnh gout không cần phải điều trị hoặc ngưng dùng thuốc lợi tiểu.

Thuốc chẹn beta giao cảm (xem Bảng: Thuốc chẹn beta giao cảm đường uống để điều trị tăng huyết áp)làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim, do đó làm giảm huyết áp. Tất cả các thuốc chẹn beta giao cảm đều có tác dụng hạ áp tương tự nhau. Ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại vi mạn tính, hoặc COPD, các thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim thường được ưu tiên, dù sự chọn lọc này chỉ là tương đối và tính chọn lọc thường giảm khi tăng liều thuốc. Thậm chí những thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên tim cũng là chống chỉ định ở những bệnh nhân bị hen hay ở bệnh nhân COPD có co thắt phế quản nặng.

Thuốc chẹn beta đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực, bệnh nhân nhồi máu cơ tim, hoặc suy tim, mặc dù atenolol có thể làm xấu đi tiên lượng ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Những loại thuốc này không còn được xem là có vấn đề đối với người cao tuổi.

Các thuốc chẹn beta có hoạt tính giao cảm nội tại (ví dụ, acebutolol, penbutolol, pindolol) không có tác dụng phụ làm tăng lipid máu và ít khi gây ra nhịp tim chậm nghiêm trọng.

Thuốc chẹn beta có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương (làm rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, lơ mơ) và làm nặng thêm bệnh trầm cảm. Nadolol ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương ít nhất nên là thuốc tốt nhất khi cần phải tránh các tác động lên hệ thần kinh trung ương. Các thuốc chẹn beta chống chỉ định ở những bệnh nhân có block nhĩ thất cấp 2, 3, hen phế quản, hoặc hội chứng suy nút xoang.

Các thuốc nhóm nondihydropyridin verapamil và diltiazem làm chậm nhịp tim, giảm dẫn truyền nhĩ thất, và giảm co bóp cơ tim. Những loại thuốc này không nên chỉ định cho những bệnh nhân có block nhĩ thất cấp 2,3 hoặc suy thất trái.

Thuốc chẹn kênh canxi được ưu tiên sử dụng hơn so với thuốc chẹn beta ở những bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có co thắt phế quản, những bệnh nhân co thắt mạch vành và hội chứng Raynaud.

Chất ức chế ACE (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp) làm giảm huyết áp bằng cách ức chế việc chuyển angiotensin I thành angiotensin II, đồng thời ức chế sự giáng hóa bradykinin, do đó làm giảm sức cản mạch ngoại vi mà không gây nhịp tim nhanh phản xạ. Những thuốc này làm giảm huyết áp ở nhiều bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể hoạt tính của renin huyết tương. Thuốc ức chế men chuyển ưu tiên trên nhóm đối tượng đái tháo đường vì có tác dụng bảo vệ thận. ACEIs không được khuyến cáo để điều trị khởi đầu ở người da đen, vì có hiện tượng tăng nguy cơ đột quỵ ở những người này khi được điều trị khởi đầu bằng ACEIs.

Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc ức chế ACE nhiều hơn các thuốc hạ áp khác. Spironolactone và eplerenone cũng làm tăng tác dụng của thuốc ức chế ACE.

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp) như tên gọi gắn vào các thụ thể angiotensin II và bất hoạt chúng, do đó ức chế hệ renin-angiotensin. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế ACE có hiệu quả hạ áp tương đương nhau. Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể có thêm các lợi ích khác nhờ vào việc phong tỏa ACE mô. Hai loại thuốc này có tác dụng tương đương ở bệnh nhân bị suy thất trái hoặc bệnh thận do đái tháo đường týp 1. Không nên dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin II cùng với thuốc ức chế ACE, nhưng khi dùng với thuốc chẹn beta có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân suy tim. Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể dùng để điều trị khởi đầu một cách an toàn ở người <  60 tuổi với creatinine huyết thanh ≤ 3 mg / dL.

Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn thấp; phù mạch có thể xảy ra nhưng ít hơn nhiều so với thuốc ức chế ACE. Thận trọng khi sử dụng các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân tăng huyết áp do mạch thận, giảm thể tích tuần hoàn, và suy tim nặng tương tự như các thuốc ức chế ACE (xem Bảng: Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đường uống cho bệnh tăng huyết áp). Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II chống chỉ định ở phụ nữ có thai.

Aliskiren, một chất ức chế renin trực tiếp, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Liều dùng là từ 150 đến 300 mg, uống, một lần / ngày, với liều khởi đầu là 150 mg.

Cũng như thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, aliskiren làm tăng kali và creatinine huyết thanh. Aliskiren không nên kết hợp với thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh thận (ước tính GFR < 60 mL / phút).

Các thuốc cường adrenergic bao gồm các thuốc chủ vận alpha-2 trung ương, các thuốc chẹn thụ thể alpha-1 sau synap và các thuốc chẹn adrenergic không chọn lọc ngoại vixem Bảng: Adrenergic Modifiers cho Tăng huyết áp).

Các thuốc chủ vận alpha-2 (ví dụ: methyldopa, clonidin, guanabenz, guanfacine) kích thích thụ thể alpha-2-adrenergic ở thân não, làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm, hạ huyết áp. Bởi vì những thuốc này tác động vào thần kinh trung ương, chúng có khả năng gây buồn ngủ, lơ mơ, trầm cảm nhiều hơn các thuốc hạ áp khác, và không còn được sử dụng rộng rãi. Clonidine có thể được được dùng theo đường qua da một lần / tuần như một miếng dán; do đó hữu ích cho những bệnh nhân không tuân thủ điều trị (như những người bị sa sút trí tuệ).

Thuốc ức chế thụ thể alpha-1 sau synap (ví dụ, prazosin, terazosin, doxazosin) không còn được sử dụng để điều trị tăng huyết áp vì các nghiên cứu cho thấy các thuốc này không giảm tỉ lệ tử vong. Ngoài ra, doxazosin dùng đơn độc hoặc với thuốc hạ huyết áp khác không phải thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ suy tim. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và ở những bệnh nhân cần thuốc hạ áp thứ tư hoặc những người đã dùng liều tối đa thuốc chẹn beta giao cảm nhưng trương lực hệ giao cảm vẫn cao (nhịp tim nhanh và huyết áp tăng vọt).

Thuốc giãn mạch trực tiếp, bao gồm minoxidil và hydralazine (xem Bảng: Thuốc giãn mạch trực tiếp để điều trị tăng huyết áp), tác dụng trực tiếp trên các mạch máu, độc lập với hệ thần kinh tự động. Minoxidil có hiệu quả hơn hydralazine nhưng có nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng giữ muối nước và tăng mọc lông, ít được chấp nhận bởi phụ nữ. Minoxidil nên được dùng cho tăng huyết áp nặng, kháng trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Điều Trị Tăng Huyết Áp Bằng Thuốc trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!