Bạn đang xem bài viết Mẹo Chữa Cảm Cúm, Đau Họng Trong Vòng 1 Ngày Là Khỏi Hẳn Không Cần Dùng Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cơn đau họng, sổ mũi của bạn sẽ chấm dứt nhanh chóng nếu sử dụng bài thuốc từ mật ong, nghệ và quất xanh.
Thời tiết thay đổi thất thường vào mùa đông khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em, thường xuyên bị cảm cúm, đau họng, sổ mũi.
Độc giả này cho biết đây là cách chữa bệnh do một bác sĩ nhi tư vấn cho gia đình, xuất phát từ bài thuốc “Quân bình âm dương” của Giáo sư Bùi Quốc Châu được ông giới thiệu năm 1979.
Chỉ định
Bài thuốc này được bác sĩ chỉ định chữa các bệnh do nóng hay lạnh như cảm lạnh, cảm nóng, viêm mũi họng, viêm xoang…
– Dấu hiệu cảm nóng: Không sợ trời lạnh, gió, nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.
– Dấu hiệu bệnh hàn (cảm lạnh): Sợ khí hậu lạnh, gió, nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.
Thành phần
– Nghệ vàng (tính dương): 1 củ bằng ngón chân cái.
– Quất tươi xanh (tính âm): 1 quả, không dùng quất chín.
– Mật ong: 3 thìa cà phê.
– Nước nóng: 1/2 chén.
Cách dùng
– Người lớn mỗi lần uống 5 thìa cà phê (ăn cả bã nghệ và quất là tốt nhất), ngày uống 2 lần sau bữa ăn (không uống trước bữa).
– Trẻ em: Uống 2-3 thìa mỗi lần sau ăn.
– Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú. Uống đến khi nào hết triệu chứng bệnh mới dừng.
Lưu ý
Nếu người bệnh được dùng sớm chỉ cần làm một lần là khỏi. Bạn nên làm luôn 2 liều (2 củ nghệ, 2 quả quất…), sau đó cất ở tủ lạnh, dùng hết đợt ốm.
Thuốc làm sẵn có thể trữ trong tủ lạnh vài tuần. Mỗi lần dùng, lấy một thìa hấp nóng hoặc cho vào lò vi sóng.
Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân đã sử dụng, thông thường, cuối ngày thứ hai bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng, sổ mũi bắt đầu thuyên giảm và hết hẳn.
Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba, người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh khỏi rất nhanh.
Các mẹ có con nhỏ, khi đi chơi xa nên mang theo quất, nghệ, mật ong để nếu cần là có thể dùng ngay.
Nguồn: http://soha.vn/meo-chua-cam-cum-dau-hong-than-toc-khong-can-dung-thuoc-20161214095336475.htm
Tự Chữa Cảm Cúm Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc
Bạn có thể tự chữa cảm cúm tại nhà mà không cần phải dùng thuốc chỉ với những bài thuốc dân gian. Súc miệng thường xuyên
Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Nước muối nên được pha đặc và ấm (2 muỗng muối / cốc nước). Một điều cần chú ý đó là không súc miệng trong khu vực nhà bếp để tránh làm cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Sử dụng lá tía tô chữa cảm
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Cách phòng cảm cúm
Tuyệt đối không để chân ướt mồ hôi trong một khoảng thời gian quá dài vì nó sẽ tạo ra mùi khó chịu và cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Một cốc sữa nóng hay một chút rượu vang đỏ trước bữa ăn tối cũng có thể giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.
Vitamin C có nhiều trong sữa chua, cam, chanh, dưa bắp cải có tác dụng phòng cảm cúm rất tốt… Tuy nhiên, không nên ăn chúng khi đói vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Theo Phunutoday
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bị Đau Họng Sổ Mũi Do Đâu? 6 Mẹo Giúp Chữa Khỏi Nhanh Chóng
Đau họng sổ mũi là tình trạng người bệnh bị viêm họng, đau rát họng kèm theo nghẹt mũi, khó thở, có thể cả khàn giọng khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu toàn thân. Các triệu chứng này thường xảy ra khi cổ họng bị sưng viêm phù nề làm kích thích bài tiết dịch hô hấp, dẫn đến ứ đờm ở cổ gây ra tình trạng vừa đau họng vừa sổ mũi và hắt hơi.
Cảm lạnh (viêm mũi họng)
Cảm lạnh là các bệnh lý hô hấp thường gặp nhất, xuất hiện ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ con do hệ miễn dịch còn yếu. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút xâm nhập làm suy giảm hệ miễn dịch.
Rhinovirus là nhóm virus chính gây ra tình trạng viêm cấp tính ở hầu họng và niêm mạc mũi. Khi virus xâm nhập vào cơ thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu, đồng thời gây kích ứng mũi và cổ họng khiến chất lỏng tích tụ trong xoang và đường thở dẫn đến vùng niêm mạc bị viêm, sưng. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng sổ mũi.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với không khí lạnh, hút thuốc lá, dị ứng phấn hoa cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm lạnh. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh này thường là sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ho khan, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi và uể oải nhẹ, có thể kèm theo sốt nhưng khá nhanh hết.
Cảm lạnh là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm sau 1-2 tuần. Bệnh nhân chỉ cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ sẽ nhanh chóng hết bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh thường tái phát có thể là dấu hiệu của sức đề kháng bạn đang dần suy yếu và cần phải chú trọng nâng cao sức khỏe hơn.
Cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm có các dấu hiệu khá giống nhau tuy nhiên có các xuất phát điểm gây bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây cảm cúm là do nhiễm virus cúm A, B hoặc C khiến niêm mạc hô hấp trên bị viêm, phù nề. Cảm cúm thường phát bệnh đột ngột với phạm vi ảnh hưởng rộng và mức độ nghiêm trọng nặng hơn cảm lạnh.
Các biểu hiện kèm theo cảm cúm thường là ho khan, nghẹt mũi, sốt cao, nhức mỏi cơ, rét run, ù tai, chóng mặt, mỏi mắt, ho, ớn lạnh, đau đầu, uể oải, mệt mỏi và hoạt động kém hiệu quả. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày.
Bệnh viêm họng cấp tính
Khi niêm mạc hầu họng bị tổn thương gây hiện tượng phù nề và viêm đột ngột được gọi là viêm họng cấp tính. Tình trạng này thường xảy ra do dị ứng, cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Tình trạng bệnh có nguy hiểm hay không tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm họng cấp tính.
Với tình trạng viêm họng cấp tính do các nguyên nhân từ sự viêm nhiễm virus, nấm và dị ứng sẽ chỉ gây ra các triệu chứng cơ bản như ngứa rát họng, khàn tiếng, nghẹt mũi, sốt nhẹ, ngứa mũi, đau đầu…
Với viêm họng cấp xảy ra do liên cầu khuẩn hoặc một số loại vi khuẩn khác sẽ có các triệu chứng nguy hiểm hơn như cổ họng sưng nóng, sốt cao, viêm họng bị sưng hạch cổ, người có cảm giác ớn lạnh, đau đầu chóng mặt, có thể kèm thêm là đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Với những triệu chứng cơ bản của viêm họng cấp có thể thuyên giảm chỉ sau khoảng 1- 2 tuần nếu điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên đối với những trường hợp cơ thể bị nhiễm khuẩn thì bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều và người bệnh cần phải đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì mới có thể khỏi bệnh.
Viêm họng cấp tính nếu không điều trị kịp thời theo đúng lộ trình thì có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại có thể sinh sôi, lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cầu thận, sốt thấp khớp…
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng lại trước các tác nhân lạ tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Các tác nhân này có thể là phấn hoa, lông chó mèo, khói bụi, khói thuốc…Các biểu hiện kèm theo của viêm mũi dị ứng thường là hắt hơi, sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, ngứa mũi, ngứa họng và có thể đau họng nhẹ.
Một số người khi bị viêm mũi dị ứng cũng có thể bị phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, nổi sẩy rất khó chịu. Tình trạng này có dấu hiệu thuyên giảm nhẹ khi thời tiết ấm hơn. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có tính chất dai dẳng, dễ tái phát khiến người bệnh mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi là tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm gây phù nề sưng tấy làm lớp tiết dịch nhầy tăng lên khiến cho các xoang bị tắc nghẽn. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể do vi khuẩn, nấm, cơ địa bị ứng, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn di truyền như bị xơ nang…
Biểu hiện thường thấy của viêm xoang mũi thường là ổ mũi, ngứa mũi, cảm giác nặng ở vùng mũi, đau nhức trán, nghẹt mũi, ho, có dịch mũi chảy xuống vùng họng, sổ mũi có dịch tiết vàng hoặc xanh, khứu giác suy giảm, đau răng hàm trên, có thể sốt hoặc hơi thở có mùi hôi.
Viêm xoang mũi thường rất dễ tái phát khi trời đổ lạnh gây ra sự khó chịu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh này rất khó điều trị tận gốc và thường dễ gây ra tình trạng viêm họng sổ mũi kéo dài, tái phát thường xuyên.
Mẹo giúp chữa đau họng sổ mũi nhanh chóng tại nhà
Với các tình trạng đau họng sổ mũi thông thường, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp vô cùng đơn giản. Tuy nhiên nếu đau họng sổ mũi do vị nhiễm khuẩn hay do vi rút xâm nhập thì cần phải có sự trợ giúp từ các liệu pháp y tế thì mới có thể điều trị tận gốc.
Sử dụng thuốc điều trị đau họng sổ mũi
Với những trường hợp đau họng sổ mũi do nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng cấp tính do nhiễm khuẩn có thể sẽ phải dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ. Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ để có thể tìm ra những nguyên nhân chính xác, qua đó sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau họng sổ mũi như
Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc kháng histamine H1 như Loratadin, Chlorpheniramin, Cetirizin,…thường được chỉ định dùng trong điều trị các triệu chứng như viêm mũi, viêm xoang và viêm họng do dị ứng. Nhờ khả năng ức chế histamine ở thụ thể H1, nhóm thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị tình trạng viêm họng, sổ mũi kèm các biểu hiện khác như đau rát, ngứa cổ họng, nổi mề đay, phát ban,…
Nước muối sinh lý: Những người vị viêm họng và sổ mũi nên dùng nước muối sinh lý để diệt khuẩn trong cổ họng, thông mũi. Nước muối sinh lý có khả năng làm ẩm, giảm các triệu chứng ngứa rát hay phù nề vùng niêm mạc, đồng thời hỗ trợ quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp hiệu quả hơn. Người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày hoặc dùng các loại chai xịt thông mũi rất tiện dụng.
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu đau họng, sổ mũi kèm sốt cao, người bệnh có thể được chỉ định Paracetamol để giúp giảm đau và hạ sốt. Các nhóm thuốc này khá an toàn, ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em
Thuốc xịt mũi có tác dụng co mạch: Với những trường hợp như viêm xoang hay viêm mũi dị ứng thường được chỉ định các loại thuốc xịt muỗi hỗ trợ. Các loại thuốc thường được chỉ định như Naphazolin, Xylometazolin có tác dụng rất tốt trong việc giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không đáng có cho người bệnh, vì vậy bạn nên xin chủ định từ bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc kháng sinh: Với những người bị viêm họng sổ mũi kéo dài có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định như Amoxicillin hay Penicillin dùng trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm. Tuy nhiên lạm dụng kháng sinh có thể có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, vì vậy người bệnh chỉ nên dùng theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Một số loại thuốc khác: Thuốc kháng viêm NSAID, thuốc long đờm, thuốc ức chế ho…
Lưu ý là khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến các bác sĩ hoặc dược sĩ để có thể dùng đúng liều lượng, không gây ra các tác dụng phụ cho sức khoẻ. Không nên tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin bởi có thể làm tăng nguy cơ cơ mắc hội chứng Reye gây phù não và suy gan vô cùng nguy hiểm.
LIỆU TRÌNH THẢO DƯỢC TRỊ ĐAU HỌNG SỔ MŨI XỬ LÝ NHANH TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC, NGĂN NGỪA TÁI PHÁT
Một trong những giải pháp YHCT trị sổ mũi đau họng hiện nay là Liệu trình thảo dược tai mũi họng Quân Dân. Liệu trình tai mũi họng Quân dân hướng đến xử lý bệnh toàn diện, giải quyết tốt triệu chứng ở giai đoạn đầu, xử lý tận gốc căn nguyên bệnh ở giai đoạn 2 và điều trị dự phòng bệnh ở giai đoạn 3.
Liệu trình tai mũi họng Quân Dân có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp xử lý hiệu quả tình trạng đau họng sổ mũi kéo dài:
Xử lý bệnh toàn diện: Liệu trình xử lý sớm triệu chứng trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng nhằm giúp cải thiện thể trạng cho người bệnh. Sau đó Liệu trình tiếp tục điều trị toàn bộ căn nguyên bên trong và bên ngoài theo nguyên tắc BỔ CHÍNH – KHU TÀ.
Ứng dụng bài thuốc hiệu quả cao: Trong giai đoạn 2 và 3 của Liệu trình tai mũi họng quân dân, tùy theo bệnh nguồn gây đau họng sổ mũi kéo dài, Liệu trình sẽ ứng dụng các bài thuốc đã được nghiên cứu, hiệu quả điều trị thực tế đã được chứng minh trong thời gian dài như Thanh Hầu Bổ Phế Thang (chữa viêm họng, viêm amidan, ho) hoặc Tiêu Xoang Linh Dược Thang (chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng).
Độ an toàn cao: Dược liệu rõ nguồn gốc, ưu tiên nam dược nên an toàn, hiệu quả cao cho bệnh nhân. Thuốc thu hái từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO, sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn từ Viện dược liệu, không trộn tân dược hoặc hóa chất độc hại. Thảo dược đã được kiểm tra độc tính cấp diễn và bán trừ diễn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đến chữa đau họng sổ mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp Đông y có biện chứng. Phương pháp này kết hợp Y học cổ truyền với tiến bộ Y học hiện đại nhằm đưa ra chẩn đoán trên lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán tổng thể. Từ đó phương pháp Đông y biện chứng giúp các bác sĩ xác định chính xác bệnh lý tai mũi họng, các bệnh nền và điều chỉnh phác đồ, nâng tầm hiệu quả điều trị bệnh bằng YHCT.
Nhờ những ưu điểm nổi trội, Liệu trình điều trị tai mũi họng Quân Dân 102 mang lại hiệu quả cao, giúp nhiều người bệnh thoát khỏi đau họng sổ mũi. Phương pháp của Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 cũng được chuyên gia đánh giá cao:
Mẹo điều trị đau họng sổ mũi ngay tại nhà
Với những trường hợp bị đau họng sổ mũi nhẹ, do các dị ứng thông thường hoặc do cảm lạnh thì bạn hoàn toàn có thể tự cải thiện tình trạng này tại nhà bằng một số phương pháp dùng các thảo mộc tự nhiên. Kết hợp với việc chăm sóc cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ nhanh chóng giảm các triệu chứng đau họng sổ mũi khó chịu này. Các phương pháp tự chăm sóc tại nhà như
Uống đầy đủ nước
Cảm cúm đau họng khiến cơ thể bị mất nước nhiều càng khiến người bệnh thêm mệt mỏi và có thể có các triệu chứng nôn mửa. Vì vậy cần bổ sung đủ nước cho người bệnh, có thể dùng nước lọc hoặc các loại nước trái cây để tăng cường vitamin và sức đề kháng.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Ngủ đủ giấc, bổ sung sinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh khoẻ mạnh và giảm nhanh các triệu chứng đau họng sổ mũi. Người bệnh cũng cần kết hợp các phương pháp ăn uống đầy đủ, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khoẻ hiệu quả hơn.
Thức ăn dạng lỏng
Khi bị đau họng sổ mũi, cổ họng thường đau rát, khó nuốt, ăn kém ngon. Vì vậy người bệnh nên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh. Nên ăn lúc còn ấm và có thể kết hợp cùng với tỏi hay lá tía tô cũng giúp giải cảm rất tốt.
Xông mũi với gừng tươi và sả
Tinh dầu từ sả và gừng tươi đều là các loại thảo dược có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm và virus trú ngụ ở niêm mạc hô hấp hiệu quả. Người bệnh có thể luộc sôi gừng tươi và sả, trùm mền lên và xông hơi sẽ làm loãng dịch tiết hô hấp, từ đó giúp tăng lưu thông giữa các xoang và cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ứ đờm ở cổ họng hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm có tác dụng giảm viêm, sát trùng và cải thiện tình trạng phù nề niêm mạc hô hấp bên trong cổ họng. Xông hơi cùng tinh dầu tràm giúp làm thông thoáng cổ họng và thông mũi hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cho tinh dầu tràm trà vào máy xông hơi hay làm ẩm không khí để trong phòng cũng rất tốt.
Uống nước mật ong
Mật ong có tác dụng rất tốt trong kháng khuẩn, sát trùng, ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn có hại trong vòng họng. Bạn có thể uống trực tiếp mật ong pha nước ấm hoặc kết hợp mật ong – chanh – nước ấm hay mật ong – gừng đều có tác dụng thông tiêu, long đờm, trị ho rất nhanh chóng.
Chăm sóc cơ thể bị đau họng sổ mũi
Bên cạnh các loại thuốc và cách điều trị đau họng sổ mũi tại nhà, người bệnh cũng cần chú ý kết hợp với các phương pháp chăm sóc cơ thể để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như hạn chế tình trạng tái phát bệnh hiệu quả.
Các phương pháp chăm sóc cơ thể hiệu quả mà bạn cần lưu ý bao gồm
Đánh răng 2 lần/ ngày trước buổi sáng và trước khi đi ngủ, có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn, virus còn tồn đọng trong khoang miệng.
Rửa mũi 1 – 2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý vừa để sát khuẩn vừa làm loãng dịch tiết hô hấp, thông mũi, giảm thiểu tối đa tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.
Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, có thể uống nước lọc hoặc nước ép từ trái cây, rau xanh nhằm bổ sung chất lỏng, giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, cân bằng điện giải và tăng cường chức năng miễn dịch. Uống nước đầy đủ còn giúp làm dịu cổ họng và thúc đẩy hoạt động dẫn lưu dịch tiết hô hấp.
Tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp với việc tập thể dục, ăn uống đầy đủ các chất để tăng cường sức đề kháng, lấy lại năng lượng sau những ngày bệnh mệt mỏi.
Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để hạn chế việctiếp xúc với các dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, lông chó mèo…
Hạn chế việc nói lớn hay la hét khi bị đau họng và sổ mũi vì có thể làm tăng áp lực lên thanh quản gây khản giọng và mất tiếng
Phòng ngừa tình trạng đau họng sổ mũi
Đau họng sổ mũi có thể nói chủ yếu do các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tối thiểu tình trạng đa họng sổ mũi bằng các phương pháp vô cùng đơn giản. Thực tế tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khoẻ vì có thể điều trị được, tuy nhiên nó lại rất dễ tái phát gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, vì thế tốt nhất bạn nên luôn có các biện pháp phòng tránh các triệu chứng này.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh này bao gồm
Đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm tránh cơ thể không tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo. Đặc biệt khi trời lạnh cần đeo khẩu trang để giữ ấm cổ họng, bảo vệ mũi an toàn. Bên cạnh đó, nên đeo khẩu trang để tránh các bệnh có thể viêm nhiễm qua đường hô hấp khi đến nơi đông người.
Rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, hạn chế đưa tay lên mặt và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng công cộng có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các chất xơ, vitamin, đạm, hạn chế chất béo, chất dầu mỡ và các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng đường hô hấp như thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, rượu bia, caffeine…
Tăng cường tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, hạn chế các vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya hay làm việc quá mức
Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, hạn chế căng thẳng, hay lo lắng buồn phiền kéo dài.
Đau họng sổ mũi không phải là tình trạng quá hiếm gặp và nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người bệnh. Tình trạng này sẽ được thuyên giảm nhanh chóng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này không thuyên giảm bạn nên sớm đi đến các bệnh viện uy tín để tìm ra được nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
Để được xử lý đau họng sổ mũi dứt điểm, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng liệu trình thảo dược Quân Dân 102. Hãy liên hệ ngay đến địa chỉ sau để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng:
BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102
Cách Chữa Cảm Cúm Hiệu Quả Không Cần Thuốc
Bổ sung đầy đủ vitamin C
Hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.
Xem video cách trị cảm cúm không dùng thuốc Sử dụng tỏi làm thuốc
Có thể tỏi không phải là một gia vị hấp dẫn bạn nhưng nó lại là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống.
– Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.
– Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.
– Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.
– Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.
Nghệ và mật ong
Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
– Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.
Chanh và mật ong
Nước chanh mật ong là phương pháp chữa cảm cúm truyền thống của người New Zealand.
Cách làm vô cùng đơn giản: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao nhất tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được. Người New Zealand cho rằng, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Canh gừng
Gừng là bài thuốc dân gian được ưa chuộng hàng đầu trong trị cảm cúm của người Ấn Độ và người Trung Quốc. Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu.
Xắt gừng thành những miếng nhỏ, cho gừng đã xắt nhỏ vào đun sôi trong khoảng từ 5 – 10 phút theo tỷ lệ 4 muỗng gừng 1 cốc nước. Sau đó cho thêm chút đường đỏ (đường đỏ có tác dụng giữ ấm dạ dày), uống nhiều lần một ngày, đặc biệt nên uống trước khi đi ngủ.
Người Ấn Độ còn xay nhỏ gừng tươi để đắp lên ngực hoặc lên trán người mắc cảm cúm có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu và giảm nhiệt độ cơ thể nếu sốt cao.
Thoa Nguyễn (tổng hợp) Xem video: Cách làm mặt nạ chuối mật ong trị mụn, chữa khô da
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Chữa Cảm Cúm, Đau Họng Trong Vòng 1 Ngày Là Khỏi Hẳn Không Cần Dùng Thuốc trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!