Xu Hướng 9/2023 # Lasenvon Tạo Lập Giấc Ngủ Ngon, Không Mệt Mỏi Khi Thức Dậy # Top 10 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lasenvon Tạo Lập Giấc Ngủ Ngon, Không Mệt Mỏi Khi Thức Dậy # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lasenvon Tạo Lập Giấc Ngủ Ngon, Không Mệt Mỏi Khi Thức Dậy được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ, hay gặp ở người trung tuổi và cao tuổi. Mất ngủ làm cho cuộc sống người bệnh trở nên nặng nề, tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu, suy nhược thần kinh, các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường và giảm tuổi thọ người bệnh.

Theo một số cuộc khảo sát và những số liệu chưa chính thức, có khoảng hơn 37% phụ nữ và 28% nam giới Việt Nam gặp các vấn đề về giấc ngủ. Trong đó khoảng một nửa ở độ tuổi từ 50 trở lên và xu hướng còn tăng cao cùng với sự phát triển của xã hội.

Từ những thực tế về mất ngủ

Bác Quang 53 tuổi ở Hoàn Kiếm thường xuyên mất ngủ do tuổi cao khiến thể lực suy giảm. Bác chia sẻ: “Hôm nào tôi cũng trằn trọc mãi mới ngủ được, cố lắm mỗi tối chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng, mà cứ chập chờn, không sâu giấc. Nhiều hôm còn thức trắng đêm, ngày hôm sau người như đi mượn, mệt mỏi, uể oải cả ngày. Việc mất ngủ khiến tôi bị stress nặng, hay cáu gắt, hay quên. Lâu dần tôi lo khéo bị suy nhược thần kinh, trầm cảm mất. Sao có mỗi việc đi ngủ mà khó thế!”.

Anh Việt Thắng ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: Công việc của tôi hàng ngày phải tiếp xúc với máy tính, áp lực công việc luôn ở cường độ cao. Tối về nhà trước khi ngủ thường tranh thủ giải trí đọc báo trên điện thoại, chơi game, lướt facebook. Tôi thường xuyên bị khó ngủ, ngủ không ngon và chập chờn. Hôm nào khó ngủ là sáng dậy lờ đờ không tỉnh táo, khả năng tập trung trong công việc ngày càng giảm sút, kém hiệu quả thấy rõ.

Cùng chung dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ của bác Quang và anh Thắng, chị Lan ở Vĩnh Phúc rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ do chị là công nhân may xuất khẩu, làm việc theo ca, tuần làm tối, tuần làm sáng nên giờ giấc ngủ không cố định. Đối với chị bây giờ không gì quý bằng một giấc ngủ ngon, nhiều lúc muốn tìm việc khác nhưng thu nhập không tốt bằng nên đành phải bấm bụng tiếp tục.

Đặc điểm chung của những người mất ngủ là đã sử dụng nhiều biện pháp, kể cả uống thuốc ngủ nhưng chỉ được giấc ngủ ban đêm, còn mỗi sáng thức dậy người mệt mỏi lờ đờ do lượng thuốc ngủ chưa được thải trừ hết. Thêm nữa, thời gian đầu dùng thuốc thì thấy ngủ được nhưng càng về sau thuốc càng giảm hiệu quả, phải tăng liều khiến việc ngủ càng khó hơn.

Nguyên nhân mất ngủ và ai thường gặp tình trạng mất ngủ

Nhóm nguyên nhân hàng đầu là tuổi cao, những người trên 50 thường mất ngủ nhiều nhất. Ngoài vấn đề do suy giảm sức khỏe và một số bệnh tuổi già thì nguyên nhân chính là sự suy giảm melatonin, một hormone quan trọng tạo lập giấc ngủ tự nhiên. Càng về già, lượng melatonin càng giảm khiến cho giấc ngủ trở nên ngắn hơn, thời gian ngủ không đủ, chất lượng giấc ngủ giảm dần. Cụ thể người già thường ngủ ít, ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc, khó ngủ, sáng dậy không minh mẫn, trong ngày thường lờ đờ mệt mỏi.

Nhóm nguyên nhân thứ ba là tác dụng phụ của thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc chứa cafein, một số thuốc tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, hoặc sử dụng liều cao vitamin C vào buổi tối cũng gây mất ngủ…

Hậu quả của việc mất ngủ và sử dụng thuốc ngủ bừa bãi

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng quá 18 viên thuốc ngủ mỗi năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nan y như ung thư, bệnh gan và các bệnh tiêu hóa khác…Điều này sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ.

Giải pháp để có giấc ngủ ngon, tỉnh dậy không mệt mỏi và đảm bảo an toàn

Điều quan trọng nhất với những người thường xuyên mất ngủ là tạo lập cho mình một cuộc sống cân bằng, giảm tối đa căng thẳng, lo âu. Hãy tránh những cuộc cãi vã tranh luận không cần thiết, tự tạo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong mọi lúc bằng cách nhắm mắt dưỡng thần.

Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, nơi nằm ngủ tránh tiếng ồn, ánh sáng, không nên sử dụng các thiết bị di động trước khi ngủ. Đặc biệt cần tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cafe và các chất gây nghiện tổng hợp. Tập thể dục nhẹ nhàng 20 – 30 phút mỗi ngày như đi bộ, tắm nước ấm, tránh ăn các thực phẩm khó tiêu vào buổi tối, uống một cốc sữa nóng trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ an toàn như Lasenvon, giúp giấc ngủ tự nhiên, êm dịu, tỉnh dậy không mệt mỏi, giấc ngủ sâu hơn, ít bị tỉnh giấc nhiều trong đêm. Lasenvon là sự hiệp đồng tác động của hai yếu tố: Bổ sung melatonin, một hormone trong tuyến tùng của não bộ, giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên. Những thành phần khác trong Lasenvon giúp thư giãn thần kinh như 5-Hydroxytryptophan, L-theanin và các thảo dược Tâm sen, Vông nem, cây lạc tiên . Nhờ sự kết hợp độc đáo, sản phẩm không chỉ giúp giấc ngủ ngon hơn mà nó còn rất an toàn, không gây nghiện, không lo bị phụ thuộc, không phải tăng liều khi sử dụng, mọi người đều có thể sử dụng hàng ngày 2 viên trước khi ngủ.

Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Lasenvon đã được cục ATTP bộ Y tế chứng nhận chất lượng, có thể dùng hiệu quả cho mọi trường hợp khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, mất ngủ. Viên hỗ trợ giấc ngủ Lasenvon giúp thay thế và hạn chế việc lạm dụng thuốc ngủ ở người bệnh. Để được tư vấn cụ thể hơn về mất ngủ và giải pháp để có giấc ngủ ngon, mời bạn gọi vào đường dây tư vấn: 093 531 4488 gặp bác sĩ Trịnh để được giải đáp.

Các Thuốc Dễ Gây Mệt Mỏi Và Buồn Ngủ Khi Sử Dụng

Ngoại trừ thuốc ngủ và thuốc an thần, một số loại thuốc khác cũng có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Việc thuốc gây buồn ngủ này là một trong những tác dụng phụ phổ biến của các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.

Tại sao thuốc gây buồn ngủ?

Với các loại thuốc an thần hay thuốc ngủ, tạo ra giấc ngủ sâu một cách dễ dàng vốn là công dụng chính của chúng. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị các triệu chứng khác như cảm, sổ mũi, đau đầu… cũng có khả năng làm bạn cảm thấy buồn ngủ hay thiếu năng lượng trong cả ngày dài. Đây chỉ là một tác dụng phụ của các thuốc này và có thể thay đổi theo cơ địa từng người. Nghĩa là cùng một loại thuốc nhưng không hẳn ai dùng cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.

Nguyên nhân phổ biến thường là do chúng ảnh hưởng đến các loại hóa chất trong não chúng ta gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các dây thần kinh sử dụng các chất này để truyền tải tín hiệu cho nhau. Một số chất này có chức năng điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo. Khi thuốc can thiệp vào hoạt động của các chất hóa học này, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ gây ra bởi thuốc có thể cản trở công việc hằng ngày của chúng ta

Các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ

Thuốc chống dị ứng (các thuốc kháng histamine): như diphenhydramine, brompheniramine, hydroxyzine và meclizine. Một số thuốc khác cũng thuộc nhóm này có khả năng gây ngủ mạnh lấn át cả tác dụng chống dị ứng nên được dùng như thuốc ngủ.

Thuốc chống trầm cảm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bao gồm amitriptyline, doxepin, imipramine và trimipramine.

Thuốc điều trị lo âu: các thuốc nhóm benzodiazepin như alprazolam, clonazepam, diazepam và lorazepam có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt lả người trong vài giờ thậm chí đến vài ngày, tùy thuộc vào loại thuốc.

Thuốc trị tăng huyết áp: Thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm chẹn thụ thể beta, như atenolol, metoprolol tartrate, metoprolol succinate, propranolol… Các thuốc này có khả năng làm chậm nhịp tim dễ gây mệt mỏi.

Thuốc điều trị ung thư: các loại thuốc điều trị ung thư khi tiêu diệt tế bào ung thư, chúng cũng phá hủy một số tế bào bình thường. Sau đó cơ thể bệnh nhân lại phải tiêu tốn thêm năng lượng để sửa chữa hoặc tiêu hủy các tế bào chết.

Thuốc tiêu hóa: các thuốc chống buồn nôn hay nôn hoặc thuốc điều trị tiêu chảy cũng có thể khiến bạn buồn ngủ.

Thuốc giãn cơ: hầu hết các thuốc giãn cơ không tác dụng trực tiếp trên cơ bắp. Thay vào đó, chúng tác động lên các dây thần kinh trong não và cột sống để làm thư giãn các cơ bắp. Vì vậy, ảnh hưởng của chúng lên hệ thần kinh có thể khiến bạn mệt mỏi. Một số thuốc giãn cơ phổ biến là carisoprodol và cyclobenzaprine.

Thuốc giảm đau opioid (thuốc giảm đau gây nghiện): những thuốc phổ biến là morphin, oxymorphone, oxycodone, fentanyl, tramadol.

Thuốc chống động kinh hoặc động kinh: còn được gọi là thuốc chống co giật, bao gồm carbamazepine, phenobarbital, phenytoin, topiramate và acid valproic.

Danh trên này vẫn chưa liệt kê đầy đủ hết toàn bộ thuốc có nguy cơ gây mệt mỏi và buồn ngủ. Bạn có thể xem tờ hướng dẫn sử dụng thuốc mục “tác dụng phụ” hay “tác dụng không mong muốn” để kiểm tra liệu thuốc đang dùng có thể gây buồn ngủ hay không.

Nên hạn chế việc lái xe hay vận hành máy móc nếu bạn dùng các loại thuốc gây buồn ngủ

Lưu ý gì khi dùng các thuốc có thể gây buồn ngủ?

Theo WebMD, nếu nghi ngờ thuốc làm bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể thử một số cách để chống lại tác dụng phụ này:

Tập thể dục, đi bộ nhanh hoặc các bài tập giãn cơ.

Tập hít thở sâu.

Có thể uống một chút cà phê hoặc trà, nhưng không nên uống quá nhiều hoặc cùng lúc với thuốc.

Nếu đang sử dụng các thuốc không kê đơn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bán thuốc để dùng những loại thuốc ít gây buồn ngủ. Ngoài ra, hạn chế lái xe hoặc vận hành các máy móc hạng nặng khi khi ngờ thuốc làm bạn buồn ngủ và mệt mỏi.

Nếu tình trạng này ảnh hưởng nặng lên sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể ngưng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để trao đổi với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi thuốc, thay đổi liều hoặc thay đổi thời điểm uống thuốc (buổi tối hoặc trước khi đi ngủ).

Melatonin Hỗ Trợ Giấc Ngủ, Cho Giấc Ngủ Ngon

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Cũng giống như ăn, ngủ cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể một ngày. Vì thế, nếu mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Đối tượng nào nên sử dụng Melatonin.

Melatonin được biết đến như một loại hormone kích thích người dùng ngủ ngon và sâu hơn, nên nhiều người sử dụng melatonin thuốc chữa bệnh mất ngủ một cách bừa bãi. Thực tế, sản phẩm trị mất ngủ chỉ dành cho những người mất ngủ vì lý do thay đổi múi giờ khi đi công tác hay du lịch, di chuyển đến một địa điểm khác có múi giờ lệch với giờ sinh học được đặt sẵn trong cơ thể. Chẳng hạn nếu đang sinh sống tại Việt Nam sau đó chuyển sang công tác hay học tập tại Mỹ. Múi giờ sinh hoạt của chúng ta chắc chắn sẽ gặp vấn đề do hai múi giờ ở hai đất nước này cách nhau 12 tiếng. Vì thế, nhiều người lựa chọn sử dụng melatonin thuốc chữa bệnh mất ngủ để cân bằng lại đồng hồ sinh học.

Ngoài ra, theo những nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài thì melatonin cũng có công dụng trị mất ngủ đối với người lớn tuổi. Tuổi cao ở người già dẫn đến sự hạn chế hormone melatonin trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Tuy được chỉ ra có tác dụng trị mất ngủ với người lớn tuổi nhưng các bác sĩ không khuyên sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ.

Cũng giống như nhiều loại thuốc ngủ khác thì melatonin thuốc chữa bệnh mất ngủ cũng không được khuyên sử dụng thường xuyên và lâu dài. Không phải ai cũng có thể dùng melatonin bất cứ lúc nào. Sở dĩ, sản phẩm này chỉ được khuyên dùng trong các trường hợp thay đổi múi giờ là do những đối tượng sử dụng chỉ cần dùng 2 đến 3 ngày là cơ thể tự động điều chỉnh lại đồng hồ sinh học và không cần sử dụng thuốc, như vậy, thời gian sử dụng sản phẩm rất ngắn.

Khi sử dụng melatonin trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc và không tiết ra hormone melatonin một cách tự nhiên nữa. Chính vì thế mà khi ngưng sử dụng thuốc thì cơ thể sẽ không thể tự ngủ được vì cơ thể tê liệt khả năng tăng hormone melatonin.

Bên cạnh đó, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ ở nam giới như giảm chất lượng tinh trùng, to vú… rối loạn đương ruột và hệ tiêu hóa kèm theo hiện tượng hoa mắt chóng mặt.

Khi có hiện tượng mất ngủ, bạn nên có sự can thiệp và lời khuyên từ phía bác sĩ trước khi sử dụng thuốc mất ngủ.

Coi Chừng Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ

Cũng cần lưu ý, các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây TDP buồn ngủ kèm mệt mỏi. Đó là các thuốc: thuốc an thần gây ngủ benzodiazepin (diazepam, lorazepam, triazolam…), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…), thuốc trị tăng huyết áp (như thuốc chẹn beta: atenolol, metoprolol, nadolol…), thuốc giảm đau opioid (codein, tramadol…), thuốc chống động kinh (phenytoin, valproat, carbamazepin…).

Có nhiều thuốc gây mệt mỏi chủ yếu. Đó là một số thuốc chống ung thư (như cyclophosphamid, cisplatin, bleomycin…). Bởi vì đây là những thuốc gây độc tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, các thuốc này còn gây ra những tác hại đến các tế bào lành tính và gây ra tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.

Như vậy ta thấy nhiều thuốc có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là gây buồn ngủ. Dùng thuốc mà bị mệt mỏi, buồn ngủ có khi rất nguy hiểm. Bất cứ ai khi đang lái xe đều cần biết rằng, buồn ngủ khi lái xe là trạng thái vô cùng nguy hiểm, vì rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi tài xế mất kiểm soát trong tích tắc. Và một trong những nguyên nhân, đó là sử dụng thuốc gây buồn ngủ khi đang lái xe. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông hết sức thương tâm chỉ vì tài xế ngủ gật hoặc quá mệt mỏi.

Người dùng thuốc nên ghi nhớ, trong các trường hợp bình thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc không gây hậu quả gì nghiêm trọng (nếu dùng thuốc trước khi đi ngủ chẳng hạn). Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như làm việc đòi hỏi sự tập trung là lái xe, vận hành máy móc, xây dựng ở lầu cao thì người dùng thuốc bị mệt mỏi buồn ngủ có khi mắc sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, có thể tử vong hay gây hại cho người khác. Riêng tài xế đang lái xe khách do mệt mỏi buồn ngủ “ngủ gục trên tay lái” – đó là lúc “hung thần” nhập vào tài xế rồi và xe có thể tức khắc gây tai nạn thảm khốc cho nhiều người.

Thông báo cho bác sĩ khám bệnh hay dược sĩ phân phối thuốc biết nghề nghiệp của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp tránh gây buồn ngủ mệt mỏi. Bởi vì khi đang làm việc với các ngành nghề mà mệt mỏi buồn ngủ ảnh hưởng sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cho rất nhiều người khác.

Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, đọc nội dung của: Tác dụng phụ, Những thận trọng khi dùng thuốc, Chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc). Trong các phần này, thường có nêu tác dụng gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc. Đối với bác sĩ khám chữa bệnh, nhà thuốc nơi cung ứng thuốc, khi chỉ định hay phân phối cho dùng thuốc gây mệt mỏi buồn ngủ, cần cho người bệnh biết về TDP đặc biệt này. Người bệnh rất cần biết rõ nên uống thuốc trong thời gian nào để tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt để không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

PGS. TS. DS Nguyễn Hữu Đức Theo Tạp chí Sức Khỏe – chúng tôi

Nên Uống Gì Khi Cơ Thể Mệt Mỏi?

Cảm giác mệt mỏi đeo bám khiến nhiều người cho rằng mình có bệnh, đi thăm khám rất nhiều nơi nhưng đều nhận được kết quả khám bình thường, không có bệnh. Vấn đề thực sự nằm ở việc bạn có thể bị căng thẳng quá độ, hoặc nghiêm trọng hơn là rối loạn lo âu và trầm cảm.

Do giấc ngủ

Khi ngủ quá ít ảnh hưởng không nhỏ tới sự tập trung và sức khỏe. Với người trưởng thành, nên ngủ từ 7 – 8 tiếng, nên đi ngủ đúng giờ và không đặt các thiết bị như máy tính hoặc điện thoại trong phòng ngủ.

Do bệnh lý

Thiếu máu

Nhiễm khuẩn đường tết niệu: Một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh lý này

Đái tháo đường: là chứng bệnh đường không sử dụng được để chuyển thành năng lượng. Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, hãy đến viện kiểm tra. Việc thay đổi lối sống, liệu pháp insulin và thuốc sẽ giúp bạn.

Bệnh tim: Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi trong những sinh hoạt hàng gày có thể tim có vấn đề

Sự giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nên chức năng chuyển hóa chậm, gây mệt mỏi.

Nguyên nhân do lối sống và thức ăn

Một số thói quen không tốt khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi điển hình như:

Bỏ bữa sáng: Khi thức dậy vào buổi sáng bạn cần nạp thêm năng lượng mới vào bữa ăn để bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một giấc ngủ dài. Nếu bỏ qua bữa sáng khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải không tập trung làm việc được.

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh có chứa nhiều đường và carbohydrate đơn khiến cơ thể mệt mỏi. Bạn nên giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định băng cách nạp những thực phẩm giàu protein lành mạnh.

Uống ít nước: Khi cung cấp cho cơ thể thiếu nước khiến bạn mệt mỏi và thiếu năng lượng làm việc. Vì vậy, mỗi ngyà nên uống đủ 2 lít nước để giúp máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế áp lực lên tim.

Sử dụng quá nhiều cà phê: Nếu uống 1 lượng ít cà phê có thể khiến bạn tỉnh táo nhưng khi lạm dụng sử dụng quá nhiều cà phê khiến bạn khó ngủ từ đó sức khỏe bị ảnh hưởng dẫn tới mệt mỏi kéo dài khiến tần suất làm việc bị giảm sút.

Ăn không đúng giờ: Ăn uống không đúng giờ và không đủ khiến cơ thể rơi vào tình trạng đói năng lượng dẫn tới mệt mỏi

Lười vận động

Mệt mỏi nên uống gì?

Uống men vi sinh chuyên dụng giúp giảm mệt mỏi do căng thẳng, lo âu

Đường ruột của chúng ta được ví như là một bộ não thứ 2, có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Bằng chứng của mối liên hệ này bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng nóng, bồn chồn ở bụng khi lo lắng, hồi hộp, hoặc có trường hợp có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…khi bị căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Ở chiều ngược lại, đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có thể tác động lên trạng thái tâm lý.

Có thể bạn chưa biết rằng, có tới 90% hormon seretonin quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc được sản xuất tại ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Vi khuẩn đường ruột sản xuất ra trytophan là tiền chất tổng hợp serotonin, đồng thời chúng cũng chi phối sự tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrine, dopamin, GABA…

Các nhà khoa học nhận thấy ở người bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm bị suy giảm nghiêm trọng số lượng các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli. Việc bổ sung những lợi khuẩn bị thiếu hụt này được chứng minh lâm sàng có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện rối loạn tâm thần mức độ nhẹ đến vừa. Một công thức psychobiotics bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier. Sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ Hà Lan và được các chuyên gia cũng như người tiêu dùng đánh giá rất cao về hiệu quả cải thiện các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm như lo lắng, dễ kích động, cáu gắt buồn bã…

Ngoài ra, loại men vi sinh này cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp cơ thể chống lại cảm giác mệt mỏi.

Khi cơ thể mệt mỏi bạn có thể làm sinh tố cam, bưởi,…xóa tan cơn mệt mỏi và căng thẳng, tiếp thêm năng lượng cho bạn cho những hoạt động tiếp theo.

Uống nước thường xuyên

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi là tình trạng uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước. Do đó, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp bạn giảm mệt mỏi. Trung bình mỗi ngày nên uống ít nhất từ 1,5 – 2lít nước.

Cần lưu ý, nước nạp vào cơ thể phải là nguồn nước sạch không chứa thủy ngân hay kim loại nặng, nhe.

Trà xanh

Từ lâu trà xanh trở thành thức uống quen thuộc đối với nhiều người, trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa mạnh như catechin, polyphenols và flavonoid có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe. Khi bổ sung những chất này giúp cơ thể thêm khỏe khoắn, hưng phấn, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng.

Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa một lượng caffein có tác dụng như thuốc tạo sự hưng phấn cho trung khu thần kinh giúp nâng cao tinh thần, tỉnh táo và tăng cường tư duy. Vì vậy, khi cơ thể mệt mỏi đừng bỏ qua thức uống tuyệt vời này.

Sữa

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sữa có tác dụng rất tốt trong cải thiện tâm trạng và chống lại stress. Trong sữa rất giàu protein, canxi, vitamin A, D và chất chống oxy hóa, hơn nữa lại không chứa quá nhiều chất béo.

Hiện nay, các sản phẩm từ sữa đều rất đa dạng, phong phú và dễ tìm vì vậy hãy bổ sung sữa vào trong thực đơn của mình. Mỗi khi mệt mỏi hãy nhâm nhi 1 ly sữa sẽ giúp tinh thần của bạn thêm phấn chấn, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Sinh tố bơ

Bơ là loại trái cây mang nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Không chỉ giàu protein, các khoáng chất thiết yếu, vitamin bơ còn chứa nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh. Loại quả này không chỉ giúp đẹp da mà còn tốt cho tim mạch, tác động lên hệ thần kinh giúp làm giảm mệt mỏi, căng thẳng giúp tinh thần thoải mái, lạc quan hơn.

Một cốc sinh tố bơ giúp cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất từ bơ, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi hiệu quả.

Thức uống từ cây an xoa

An xoa là cây thảo dược mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe. Loại thức uống tưc cây an xoa không chỉ có tác dụng thanh độc, giải nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn từ đó xua tan mệt mỏi và áp lực rất hiệu quả.

Trà nghệ gừng chanh

Khi có hiện tượng mệt mỏi là cơ thể của bạn đang bị axit hóa, do đó lúc này cần một loại thức uống giúp trung hòa axit. Khi này trà gừng nghệ chanh là một lựa chọn sáng suốt. Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi bạn có thể dùng một ly chanh gừng nghệ hấp dẫn giúp xua tan mệt mỏi.

Nước ép táo

Theo kết quả của nghiên cứu nước ép táo có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Điều này vì các dưỡng chất có trong nước ép táo giảm cholesterols xấu. Khi cơ thể mệt mỏi, bổ sung một ly nước ép táo giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Ngoài những loại đồ uống giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi các bạn cần tránh thức uống có cồn như rượu bia vì chúng không những không giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi mà còn làm chậm hoạt động của cơ thể khiến khó ngủ vào ban đêm hoặc không có một giấc ngủ ngon từ đó khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi.

Những thực phẩm nhiều đường:

Đồ ăn nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường huyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến tinh thần bị rối loạn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm vì vậy muốn hạn chế tình trạng mệt mỏi do trầm cảm thì chúng ta nên ăn ít các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…

Các loại đồ ăn nhanh:

Trong các loại đồ ăn nhanh thường chứa các chất béo không lành mạnh, các chất này khiến thành mạch máu bị xơ cứng gây tắc nghẽn động mạch, giảm lưu lượng máu đi đến các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Khi đó não bộ sẽ không đủ oxy khiến tâm trạng thay đổi, mệt mỏi, trầm cảm.

Benhlytramcam.vn

Làm Sao Để Trẻ Ngủ Ngon Giấc Mà Không Dùng Thuốc An Thần?

Làm sao để trẻ ngủ ngon giấc, không còn quấy khóc, giật mình, vặn vẹo là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Trong khi hiện nay có quá nhiều sản phẩm giúp bé ngủ ngon lại sử dụng thuốc an thần gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trong bài việt này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ 4 con với các mẹ bỉm sữa để biết cách dỗ dành khi con khó ngủ.

Chăm trẻ ngủ ngon giấc – Nỗi niềm của người mẹ suốt nhiều năm

Có 4 đứa con cùng mắc chứng khó ngủ thì chắc chắn vấn đề làm sao để trẻ ngủ ngon giấc là một trong những trăn trở, lo lắng hàng đầu của tôi khi chăm sóc các con. Chẳng hiểu sao cả 4 đứa nhà tôi đều mắc chứng khó ngủ từ nhỏ. Cứ đêm đến là trằn trọc lăn qua lộn lại, đứa lớn thì trở mình liên tục, đứa nhỏ thì quấy khóc đến cả tiếng đồng hồ mới chịu đi vào giấc ngủ.

Phải trông con mới thấu nỗi lòng người mẹ. Thấy bé khó ngủ , quấy khóc ngằn ngặt, tôi đã thử rất nhiều biện pháp như đốt vía, đeo vòng dâu tằm, rồi để dao đầu giường mà đứa nào cũng vẫn quấy khóc không ngừng. Thật không biết làm thế nào cả.

Vỡ òa vì trẻ ngủ ngon giấc không còn là “ước mơ” xa vời của cả nhà

Các con quấy khóc ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của cả nhà. Chồng tôi đi làm cả ngày đến 9 giờ – 9 rưỡi tối mới về đến nhà, sáng lại 4 giờ dậy đi lái xe mà con khóc như vậy không thể ngủ được. Tôi bảo anh cứ sang phòng bên ngủ cho tĩnh nhưng thương vợ, lại xót con nên anh cũng ở lại với mấy đứa trẻ khóc đêm , bế con ru ngủ. Thương con, thương chồng lắm mà không thể làm gì để thoát khỏi tình cảnh này.

Nhà tôi cũng có bà từ quê lên giúp trông cháu nên hai đứa lớn là ngủ với bà. Mà bà đêm nào cũng vỗ lưng, xoa đầu mãi hai đứa mới vào giấc. Hễ bà thấy đứa này nằm im im tưởng ngủ, dừng tay là chúng nó lại nhõng nhẽo đòi vỗ.

Con quấy khóc mệt mỏi vô cùng, cả ngày đánh vật với mấy đứa. Hai đứa lớn đã bắt đầu đi học nên tôi cũng đỡ vất vả hơn nhưng hai đứa nhỏ quấy quá khiến tôi chẳng làm được việc gì trọn vẹn. Từ khi tôi sinh xong đến giờ, đứa út 14 tháng rồi mà ngồi ăn bữa cơm không quá nổi 15 phút, tắm rửa dọn dẹp thì chỉ tranh thủ, làm qua quýt lại chạy vào dỗ con. Đêm ngủ thì hễ con cựa quậy, giật mình cái là tôi cũng tỉnh, chẳng ngủ tiếp được nữa. Trước lúc sinh tôi nặng 52kg, giờ sau khi sinh chỉ còn 47kg.

Nhưng thương nhất vẫn là các cháu, chúng còn bé quá, trẻ con tuổi ăn tuổi ngủ mà nhìn con đêm nào cũng trằn trọc, cựa quậy khó ngủ buốt hết cả ruột gan. Đứa út vẫn quấy khóc triền miên. Bạn bè, người thân vào chơi bảo cháu bước vào tuần khủng hoảng nhưng đâu phải, bởi vì cháu đã quấy khóc từ nhỏ đến giờ.

Biện pháp cho trẻ ngủ ngon thì rất nhiều nhưng phải lựa chọn thông thái

Con quấy khóc quá trời khiến tôi sốt ruột tìm đủ mọi cách giúp trẻ ngủ ngon giấc, từ trên mạng tới nghe người này người kia mách. Có người dạy tôi nấu đỗ đen cho con nhưng dùng mãi cũng không hiệu quả. Rồi nào là nấu canh hạt sen ăn triền miên để lấy sữa cho con bú nhưng cũng không ăn thua, chỉ khiến mẹ thêm gà gật mệt mỏi. Tôi không dám cho các cháu dùng trực tiếp tâm sen hay các thảo dược khác bởi có chất an thần, sợ không tốt cho não bộ của trẻ. Nhọc lòng khó nghĩ vô cùng. Đợt cháu thứ 2 khó ngủ là tôi đã bắt đầu cho các cháu đi khám rồi, bác sĩ bảo cháu có triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ. Nhưng mà hỏi làm thế nào thì họ chỉ bảo mấy cách vật lí chuẩn bị phòng ốc, môi trường ngủ để cơ thể trẻ thoải mái mà mấy cách đó thì tôi đều đã làm rồi. Cực chẳng đã tôi thậm chí chỉ dám cho con ngủ trưa 1 tiếng đồng hồ còn để cho cháu đến tối có dễ ngủ hơn không mà cũng không được.

Trong lúc tưởng như vô phương cứu chữa thì may mắn làm sao, tôi biết tới . Cũng chỉ là tình cờ lướt facebook thấy được thông tin sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ hoàn toàn từ sữa, không tác dụng phụ, nhưng tôi mừng như bắt được vàng. Để con đêm đêm khóc ngằn ngặt, trằn trọc giật mình chỉ sợ thành tiền lệ sau này con không ngủ được lại khổ. Mà con ngủ ngon thì ông xã cũng được ngủ, làm việc cho an toàn. Tìm hiểu thêm về Soki-Tium, sản phẩm được bảo đảm an toàn và cấp phép lưu hành của Bộ Y tế, có sự bảo trợ chuyên môn từ Viện Y học ứng dụng Việt Nam và được rất nhiều mẹ tin dùng đã cho hiệu quả rất tốt, tôi không còn phân vân gì nữa, quyết định đặt mua cho con..

Chỉ cần kiên trì thì trẻ ngủ ngon giấc không còn là mong ước

Thời gian đầu dùng sản phẩm thấy không hiệu quả gì tôi đã nản lòng, chán chường vô cùng, nghĩ rằng thôi tiền mất tật mang. Thế rồi tôi gọi cho các bạn dược sĩ thì được bạn động viên, hướng dẫn tận tình về cách sử dụng nên tôi lại cố gắng kiên trì.

Dùng được một nửa liệu trình thì bắt đầu cải thiện, con dễ vào giấc hơn, đứa út không còn trằn trọc, quấy khóc. Thấy có triển vọng, tôi tiếp tục đều đặn cho con sử dụng. Hết liệu trình thì hai cháu út 14 tháng và 2 tuổi rưỡi đã ngủ vào giấc, cứ 9h tối là cháu tự ngủ, không cần phải bế ru. Cháu ngủ một mạch, đêm có dậy tu ti một, hai lần rồi lại tiếp tục đi vào giấc ngủ. Mừng quá, tôi đặt tiếp một liệu trình cho hai cháu lớn dùng thì cứ như được chứng minh hiệu quả.

Giờ đây, cả bốn cháu đều đi ngủ rất đều đặn đúng giờ, mặc dù tôi đã ngưng sản phẩm được hơn hai tháng. Gia đình tôi như trút bỏ được một gánh nặng và những lo toan phiền muộn suốt bao năm qua. Hi vọng những mẹ có con nhỏ bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc đêm như tôi có thể tìm lại giấc ngủ ngon và cho con sự phát triển tốt nhất nhờ Soki-Tium!

Mẹ Linh (Nam Định) cũng đã giúp con ngủ ngon giấc sau những ngày dài trắng đêm nhờ Soki-Tium

Cập nhật thông tin chi tiết về Lasenvon Tạo Lập Giấc Ngủ Ngon, Không Mệt Mỏi Khi Thức Dậy trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!