Xu Hướng 9/2023 # Hỏi Đáp Bác Sĩ: Bệnh Trầm Cảm Uống Thuốc Gì Tốt Nhất # Top 9 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hỏi Đáp Bác Sĩ: Bệnh Trầm Cảm Uống Thuốc Gì Tốt Nhất # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hỏi Đáp Bác Sĩ: Bệnh Trầm Cảm Uống Thuốc Gì Tốt Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thuốc điều trị bệnh trầm cảm là gì?

Thuốc điều trị trầm cảm là một loại thuốc chống trầm cảm để giúp bạn luôn cảm thấy tinh thần được thoải mái và có thể trở lại được công việc thường ngày của bạn. Không những vậy, nó còn giúp bạn giảm những triệu chứng như: căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán,…. Nguyên tắc chung của nó là giúp làm tăng trở lại các chất dẫn truyền thần kinh.

Sử dụng thuốc trong bao lâu thì tốt?

Đối với người mới bị mắc trầm cảm thì sẽ được điều trị chống trầm cảm trong ít nhất trong khoảng 7-9 tháng. Nếu bạn bị mắc bệnh từ lần 2 có thể sẽ phải dùng thuốc chống trầm cảm lâu hơn. Những người bị trầm cảm trở bệnh lần thứ 3 trở lên thì khả năng sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Do đó, để bệnh không tái phá lại thì bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng.

Nếu bạn ngưng thuốc giữa chừng sẽ rất dễ gây ra hội chứng ngưng thuốc. Bạn muốn bỏ thuốc thì bạn phải hỏi bác sĩ để được bác sĩ tư vấn và truyền đạt các giải pháp.

Bệnh trầm cảm uống thuốc gì? Thuốc chống trầm cảm không điển hình:

Thuốc này bao gồm bupropion, mirtazapin, trazodon…Bupropion không gây tăng cân, và nó có thể đặc biệt hữu ích cho những người thiếu năng lượng, mệt mỏi. Mirtazapine làm tăng sự thèm ăn và có thể gây tăng cân, nên thường các bác sĩ hay kê thuốc những người có chán ăn, gầy ốm.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Thuốc này bao gồm amitriptylin, , desipramine, doxepin, imipramine… Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng tuy mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhưng do gây ra nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít dược sử dụng.

Hoạt động của loại thuốc này là bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrin trong não. Ngoài ra, còn ngăn chặn các thụ thể muscarinic M1, histamine H1 và alpha-adrenergic.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI):

Loại thuốc này là loại thường được các bác sĩ chọn lựa để kê đơn cho người bị trầm cảm. Cơ chế chung của thuốc này là ức chế sự tái hấp thu serotonin,Nhóm thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả và hoạt động tốt, an toàn và có ít tác dụng phụ hơn so với nhiều loại thuốc khác.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (SNRI):

Thuốc này bao gồm: Desvenlafaxin, duloxetin, venlafaxine… Thuốc này có tác dụng là ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrin trong não.

Tác dụng phụ của nó là: Buồn nôn, chóng mặt, toát mồ hôi,…

Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI):

Thuốc này bao gồm: Tranylcypromin, phenelzin, isocarboxazid… Tác dụng của nhóm thuốc này là ngăn chặn sự hoạt động của enzym monoamin oxydase, là một loại enzyme phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin, serotonin và dopamin trong não.

Đây là thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, nên chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không có tác dụng điều trị.

Khi bạn sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn thì cũng phải lưu ý một số tác dụng phụ sau để kịp phòng tránh:

Cảm thấy khó chịu, bồn chồn, run rẩy

Cảm thấy mệt mỏi

Hay bị nhức đầu

Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn

Khó ngủ

Tăng cân

Hạ huyết áp tư thế

Đổ mồ hôi, khô miệng,..

Ở trên là một số loại thuốc của bệnh trầm cảm và các tác dụng phụ đi kèm. Bạn hãy nhớ rằng, đây là một số thuốc tác động lên hệ thần kinh vì vậy bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc mà hãy tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Bác Sĩ Yhct Tư Vấn Bài Thuốc Đông Y Chữa Bệnh Trầm Cảm

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, trong Đông Y có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm như sau.

Bác sĩ YHCT tư vấn bài thuốc Đông Y chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo Tin tức Y học mới nhất, có đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần có thể khiến người bệnh khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể khiến bệnh nhân có ý định tự tử.

Giới thiệu một số bài thuốc Đông Y chữa bệnh trầm cảm

Theo các chuyên gia, việc phát hiện, tư vấn và điều trị sớm cho người bị trầm cảm là rất quan trọng. Bên cạnh việc dùng thuốc giảm lo âu và chống trầm cảm, trong Y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, xin giới thiệu một số bài thuốc như sau.

Bài 1: Chữa suy nhược tâm thần:

Các vị thuốc như sau: câu kỷ tử, bạch chỉ, toan táo nhân, mỗi vị 9g; đương quy, nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, viễn chí, xà sàng, mỗi vị 6g. Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Chữa suy nhược thần kinh với các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu:

Các vị thuốc cần thiết bao gồm: toan táo nhân 100g, đương quy, mạch môn, câu kỷ tử, thục địa, mỗi vị 50g; phục linh, hạt sen, huyền sâm, ngũ vị tử, mỗi vị 25g; viễn chí, nhân sâm, địa liền, mỗi vị 20g. Tán bột, trộn với mật ong làm thành viên hoàn, mỗi viên 15g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần, với nước nóng.

Bài 3: Chữa suy nhược tâm thần với các biểu hiện trầm cảm và mệt mỏi lo âu, thuốc:

Các vị thuốc cần thiết gồm: tục tùy tử (thiên kim tử) 50g, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 25g; toan táo nhân 20g, bạch thược, bạch truật, phục linh, mỗi vị 5g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Toan táo nhân là vị thuốc thu được từ cây táo chua

Bài 4: Chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tim đập nhanh khó thở:

Các vị thuốc cần thiết gồm: đương quy, thục địa, toan táo nhân, ngũ vị tử, thiên môn đông, mạch môn, mỗi vị 1.560g; hoàng liên, xương bồ, nhân sâm, huyền sâm, phục linh, đan sâm, cát cánh, viễn chí, cam thảo, mỗi vị 780g. Tán bột và làm thành viên nặng 9g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần với nước nóng.

Bài 5: Chữa suy nhược tâm thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt lả, mất trí nhớ, mất ngủ:

Các vị thuốc Đông Y gồm: toan táo nhân 25g, đương quy, phục linh trắng, thục địa, câu kỷ tử, cúc hoa trắng, mỗi vị 20g; viễn chí, tục tùy tử (thiên kim tử), mạch môn, bạch truật, mỗi vị 15g; xuyên khung, nhân sâm, hoàng bá, mỗi vị 10g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

Mắc Trầm Cảm Uống Thuốc Gì?

Vợ tôi bị trầm cảm sau sinh, đây là lần thứ 2. Sau khi sinh lần đầu vợ tôi cũng mắc chứng trầm cảm nhưng nhẹ và đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng sau khi sinh lần 2 cô ấy lại bị tái phát khiến tôi rất lo lắng. Hai vợ chồng tôi ở riêng, hiện có nhờ mẹ vợ lên ở cùng để chăm và để ý đến vợ tôi. Thân làm chồng, tôi cũng đã nói chuyện chia sẻ nhưng không thể hiểu hết được và cảm thấy bệnh cô ấy vẫn không chuyển biến. Tôi rất lo lắng cho cả vợ và con mình. Trường hợp của vợ tôi liệu có chữa khỏi dứt điểm được không và cần dùng thuốc gì?

Trả lời

Chào bạn,

Trong trường hợp của vợ bạn thì cô ấy đã từng bị trầm cảm sau sinh, và lần này lại bị tái phát. Tin vui cho bạn đó là trầm cảm sau sinh dễ điều trị hơn cả trong số những loại trầm cảm. Tùy theo mức độ trầm cảm cũng như đáp ứng của vợ bạn với thuốc mà có thể sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau, phổ biến nhất là nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin (SSRIs). Để lựa chọn ra loại thuốc thích hợp cần qua quá trình sử dụng và đánh giá. Nhiều bệnh nhân đáp ứng tốt với SSRIs nhưng cũng có bệnh nhân phải sử dụng nhóm thuốc khác như thuốc chống trầm cảm ba vòng, hoặc phối hợp 2 loại thuốc với nhau mới đem lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra bạn cần biết, phần lớn thuốc điều trị trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận. Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline và Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.

Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine

Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.

Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.

Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.

Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.

Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.

Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.

Đơn trị liệu được ưu tiên.

Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Bạn nên đưa vợ đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Để biết chi tiết hơn về các loại thuốc được dùng điều trị trầm cảm bạn có thể đọc ở bài viết sau: Các thuốc điều trị trầm cảm hiện nay

Các Cách Điều Trị Bệnh Trầm Cảm Tốt Nhất

Trầm cảm là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nó khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán nản, lo âu, cảm giác trống rỗng, không có mục tiêu cho cuộc sống kéo dài, luôn thấy tội lỗi, vô dụng, nổi cáu với tất cả mọi người dần dần nó khiến bạn nghĩ đến cái chết và quyết định tự tử.

Cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm không phải ngày một ngày hai mà hết được, nó cần sự quyết tâm lớn từ người bệnh và hỗ trợ từ thuốc, bác sĩ và người thân. Các cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm

Để nhận được sự hỗ trợ điều trị trầm cảm tốt nhất trước tiên bạn nên gặp một chuyên gia về sức khỏe tinh thân như bác sĩ tâm lý hay nhà tâm lý, bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Họ sẽ là người lắng nghe bận tâm của bạn, giải thích những triệu chứng của trầm cảm và hướng dẫn bạn trong việc điều trị một cách thích hợp.

Bạn nên tìm một chuyện gia mà bạn tin cậy, như được giới thiệu bởi bạn bè, người đã điều trị khỏi bệnh… vì điều quan trọng nhất là tin tưởng và cảm thấy thoải mái với chuyên gia mà bạn gặp để được chăm sóc và hướng dẫn.

“Hiện nay tôi đang khám đều đặn với một chuyên gia về liệu pháp nói chuyện, nó giúp tôi học cách đối phó với căn bệnh này trong cuộc sống hằng ngày của tôi”

Nhận thức và trị liệu hành vi: Tập trung vào việc xác định và thay đổi liên tục, đánh bại sự suy nghĩ và hành vi của mình giúp người trầm cảm nhận ra và tận hưởng cuộc sống tích cực, học hỏi những kỹ năng để đối phó với vấn đề mà họ đang gặp phải.

Trị liệu giữa các cá nhân: Giúp người trầm cảm tự đánh giá vấn đề trong giao tiếp, hiểu rõ hơn các vấn đề về phong cách giao tiếp riêng và cách cải thiện các mối quan hệ.

Trị liệu bằng các môn học về tâm thần: Phương pháp điều trị này được cho là ít hiệu quả hơn so với 2 phương pháp trên nhưng mục tiêu là phải có được kinh nghiệm sâu sắc và hiểu chúng hơn.

Hỗ trợ điều trị thuốc và phương pháp ECT

Tricyclics : Thuốc chống trầm cảm, tricyclics tăng mức độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Có nhiều tác dụng phụ hơn.

Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) : Những phương pháp hỗ trợ điều trị không thường được sử dụng phổ biến. MAOIs là các loại thuốc làm tăng mức độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thường xuyên được sử dụng khi thuốc khác không có hiệu quả.

Liệu pháp co giãn (ECT) – Một xung điện ngắn gọn được phân phối qua các điện cực trên da đầu trong khoảng thời gian vài ngày để cải thiện những thay đổi trong chức năng của não. ECT chỉ được sử dụng cho trầm cảm nghiêm trọng (có thể đe dọa tính mạng) và khi thuốc không có hiệu quả.

Thảo dược của St John0: Một trong những nghiên cứu phương pháp hỗ trợ điều trị thay thế cho các triệu chứng trầm cảm là thảo dược St John (Hypericum perforatum). Nó là một loại thảo dược sử dụng rộng rãi trong điều trị từ nhẹ đến trung bình của bệnh trầm cảm ở châu Âu và hiện đang trải qua nghiên cứu tại Hoa Kỳ.

Siêu thực phẩm Brain Fuel Plus: Là sản phẩm độc nhất vô nhị trên toàn thế giới bổ sung cho não 13 dưỡng chất đặc biệt và cần thiết cho não giúp người trầm cảm minh mẫn, yêu đời hơn, không còn cau có, gắng gỏng hay cẳng thẳng. Được FDA Hoa kỳ chứng nhận an toàn, được lưu hành trên toàn thế giới và đang được 185 quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam

Bên cạnh ba cách hỗ trợ điều trị trên thì người thân và chính bản thân của người bệnh cần phải biết cách để chăm sóc để quá trình hỗ trợ điều trị tốt nhất và có hiệu quả.

Trò chuyện và lắng nghe họ

Hỗ trợ về mặt tình cảm, thông cảm, kiên nhẫn và khích lệ họ

Không bao giờ phủ nhận các cảm xúc nhưng chỉ ra đâu là hiện thực và chia sẻ hy vọng.

Không bao giờ bỏ qua các lời nói về tự tử, báo cho bác sĩ hoặc nhà trị liệu của họ.

Rủ họ đi dạo, đi chơi, tham gia các hoạt động. Cố gắng tiếp tục kể cả khi họ từ chối nhưng đừng quá ép buộc họ hay quá vội vàng.

Là cầu nối giữa họ và bác sĩ

Nhắc họ điều trị theo thời gian bệnh trầm cảm sẽ khỏi.

Những điều người thân cần biết về cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

Người trầm cảm sẽ không có hứng thú làm bất cứ việc gì và cả việc hỗ trợ chữa bệnh cũng vậy, nên người thân cần phải giúp người trầm cảm chuẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Bạn có thể chủ động liên hệ với bác sĩ để cùng người trầm cảm tham gia hỗ trợ điều trị, động viên họ tuân thủ cách hỗ trợ điều trị của bác sĩ và theo dõi nếu không có cải thiện phải tìm cách hỗ trợ điều trị khác.

Cố gắng gặp một chuyên gia càng sớm càng tốt, đừng để quá lâu mới đi đánh giá hay điều trị. Có nghiên cứu cho thấy để càng lâu, tổn thương càng nhiều về sau.

Cố gắng sống tích cực và tập thể dục. Đi xem phim, chơi thể thao hoặc tham gia một sự kiện nào đó hay các hoạt động bạn ưa thích.

Đặc ra những mục tiêu thực tế cho bản thân.

Chia những công việc lớn thành những công việc nhỏ, đề ra một số ưu tiên và thực hiện những việc bạn có thể làm trong khả năng.

Dành thời gian tiếp xúc với người khác, tâm sự với bạn bè, người thân. Đừng để cô lập bản thân, hãy để cho người khác giúp bạn.

Phải hiểu tình trang của mình sẽ được cải thiện dần dần chứ không thể khỏi ngay lập tức. Thường thì việc ăn ngủ bắt đầu cải thiện trước rồi mới đến cải thiện tâm trạng chán nản đối với quá trình điều trị bệnh trầm cảm.

Luôn nhớ rằng suy nghĩ tích cực sẽ thay thế suy nghĩ tiêu cực khi bệnh trầm cảm đáp ứng với điều trị.

Tiếp tục giáo dục bản thân về bệnh trầm cảm.

Cách bạn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm cho người thân: Cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm đối với bản thân bị trầm cảm.

Điều trước tiên là bạn phải nhận ra được mình mắc bệnh trầm cảm, thừa nhận điều này và chấp nhận việc hỗ trợ điều trị sẽ giúp bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Khi đó ngọn lửa chiến đấu với bệnh trầm cảm của bạn mới được nhóm lên và cố gắng tự điều trị như sau:

Những đối tượng mắc bệnh trầm cảm:

Dù với cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nào thì luôn cần một thời gian bệnh mới chuyển biến tốt hơn và hết hẳn. Trường hợp bệnh tái phát cũng rất nhiều vì những lý do công việc, cuộc sống, môi trường … Thế nên bạn cần có những giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị và giữ bệnh không quay trở lại.

Thực phẩm bổ não Brain Furl Plus cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho não sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình hỗ trợ điều trị và chống sự quay lại của bệnh.

Bạn muốn dùng thử sản phẩm để đẩy lùi cảm giác tồi tệ hiện tại của mình.

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Giải Đáp Cho Câu Hỏi Viêm Xoang Mũi Uống Thuốc Gì

Viêm xoang mũi uống thuốc gì có lẽ là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Có lẽ nhiều người vẫn chưa ý thức được viêm xoang là một căn bệnh khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong vì vậy điều trị viêm xoang đúng lúc kịp thời khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Viêm xoang là bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi đa số là do nhiễm trùng viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mãn tính. Viêm xoang cấp tính được chia làm nhiều loại: viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm sàng, viêm xoang bướm, viêm đa xoang. Nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:

– Ô nhiễm không khí: khói bụi, thuốc lá, nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn cũng là nguyên nhân có thể gây ra viêm xoang.

– Sức đề kháng kém: cơ thể sức đề kháng kém hệ miễn dịch bị suy giảm khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

– Do cơ địa dị ứng: cơ địa dị ứng thường rất dễ mắc phải viêm mũi dị ứng khiến niêm mạc mũi bị sưng viêm, dịch mũi bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.

– Do virus: khi bị cảm lạnh các virus gây cảm lạnh làm mũi sưng tấy, chặn các lỗ thông xoang.

– Do chấn thương: chấn thương ở vùng mặt gây phù nề, tụ máu, mảnh xương vỏ vùng mũi xoang gây cản trở cơ học làm bít tắc lỗ thông dịch nhầy cũng là nguyên nhân gây ra viêm xoang.

– Đau nhức: người bệnh sẽ bị đau nhức từng cơn ở các vùng xoang tùy với loại viêm xoang mà người người bệnh mắc phải: vùng má – xoang hàm, đau nhức giữa hai chân mày – xoang trán, đau nhức hai bên hốc mắt – xoang sàng trước, nhức sâu ở vùng gây – xoang bướm, xoang sàng sau.

– Chảy mũi: mũi có thể chảy ở một hoặc hai bên mũi, màu vàng đục, nếu nặng có thể lẫn mủ kèm mùi hôi thối.

– Nghẹt mũi: mũi có thể bị nghẹt ở một bên hoặc hai bên mũi. Việc không thở được khiến người bệnh thở bằng miệng không khí không được làm sạch gây ra các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

– Điếc mũi: nếu bệnh nặng người bệnh có thể bị điếc mũi, người bệnh hoàn toàn không ngửi được và không phân biệt được mùi gây chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn nhầm thức ăn hỏng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Ngoài ra người bệnh có thể bị đau đầu, sốt nhẹ cơ thể mệt mỏi, mất tập trung trong công việc và học tập.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi do vi trùng. Nếu sử dụng thời gian dài bị nhờn thuốc bác sĩ sẽ tăng liều lượng hoặc thay kháng sinh phù hợp để điều trị.

Ngoài thuốc kháng sinh người bệnh còn được kê thêm các loại thuốc giảm đau kháng viêm, các loại thuốc súc rửa mũi, chống nghẹt mũi ở dạng viên nhỏ hay xịt. Các loại thuốc xịt co mạch hay chứa corticoid có thời gian sử dụng ngắn ngày vì vậy người bệnh phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng. Nếu điều trị bằng thuốc không có tác dụng người bệnh sẽ được làm phẫu thuật xoang để điều trị bệnh.

Thuốc đông y cũng là một câu trả lời hợp lý cho câu hỏi v iêm xoang mũi uống thuốc gì của bạn. Điều trị bằng thuốc đông y cũng có tác dụng không hề thua kém thuốc tây y. Tuy thời gian điều trị khá dài nhưng bệnh thường được chữa khỏi tận gốc và khó tái phát trở lại. Hơn nữa điều trị bằng thuốc đông y thường ít gây ra tác dụng phụ hơn là thuốc tây, thành phần thảo dược thiên nhiên cũng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Ngoài sử dụng thuốc thì đông y còn có các phương pháp như bấm huyệt châm cứu giúp thông thoáng xoang, điều hòa khí huyết.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dân gian trị bệnh bằng các cây thuốc như cỏ ngũ sắc, cây giao, lá lốt cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.

Người bệnh cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và có kế hoạch rèn luyện sức khỏe cơ thể, uống nhiều nước, vệ sinh sạch sẽ vùng mũi và răng miệng, có thể áp dụng phương pháp xông mũi bằng tinh dầu để mũi luôn được thông thoáng và dễ chịu. Người bệnh còn cần phải có các biện pháp phòng chống viêm xoang để không mắc phải bệnh cũng như tránh bệnh tái phát trở lại như: đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, giữ tinh thần thoải mái tránh stress, không dùng chung dụng cụ cá nhân với người bệnh, khi có các dấu hiệu của bệnh thì nên thăm khám kịp thời.

Uống Thuốc Kháng Sinh Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? Bác Sĩ Giải Đáp Thắc Mắc

1. Tại sao uống thuốc kháng sinh bị tiêu chảy?

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng bình thường trong đường ruột luôn tồn tại hệ vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, có tác dụng tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc ra khỏi đường ruột, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên trong cơ thể người luôn có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Kết quả là 2 nhóm vi khuẩn này có thể bị phá vỡ sự cân bằng, vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển trong đường ruột, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm gây phù nề, xuất huyết dẫn đến rối loạn tiêu hóa và điển hình là triệu chứng tiêu chảy.

2. Biểu hiện tiêu chảy

Tiêu chảy do kháng sinh có thể xảy ra 5 – 10 ngày sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Đôi khi, tiêu chảy và các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện sau khi hoàn tất quá trình sử dụng thuốc kháng sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

Phân sống, mủ trong phân, đi ngoài có máu;

Đi ngoài thường xuyên, phân lỏng hoặc toàn nước;

Đau bụng;

Sốt, buồn nôn, chán ăn.

Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên ngưng thuốc đang điều trị và báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ kê đơn để họ có phương pháp xử lý kịp thời.

3. Làm gì khi bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh?

Tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh là triệu chứng phổ biến. Trường hợp nhẹ có thể thuyên giảm hoặc khỏi hẳn sau khi ngưng thuốc. Trường hợp nặng, người bệnh có thể yêu cầu dừng hoặc chuyển đổi thuốc kháng sinh khác. Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy gây ra, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau:

3.1. Bù nước và chất điện giải

Trường hợp mất nước nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp truyền tĩnh mạch.

Trong thời gian bị tiêu chảy, người bệnh tránh đồ uống có chứa cồn, caffeine như: cà phê, cocacola, trà… khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị tiêu chảy và bù nước cho cơ thể.

3.2. Chế độ ăn uống phù hợp

Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ưu tiên dạng lỏng như: cháo, súp, canh… Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì bữa lớn (mục đích để dễ tiêu hóa, không gây nặng nề cho đường ruột).

Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng như: tiêu, ớt…

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm lợi khuẩn qua đường ruột như ăn sữa chua có tác dụng tăng cường vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

3.3. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Hiện nay, các bài thuốc nam chữa tiêu chảy là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng 2 bài thuốc sau:

Lá ổi: Hái 1 nắm lá ổi, cả lá non và lá già, sắc với 2 bát nước cho tới khi còn 1 bát thì dừng. Chia làm 2 phần uống trong ngày.

Lá vối: 1 nắm lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm chuối tiêu sắc với 400ml nước, đun sôi cho tới khi còn 100ml. Chia 2 phần uống vào buổi sáng và chiều. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày.

Ngoài những phương pháp trên, theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, người bệnh có thể tham khảo những sản phẩm từ thảo dược có thành phần Bạch truật, Bạch Linh, Đảng sâm… chính là các vị có trong bài thuốc “Tứ quân tử thang” có tác dụng kiện tỳ, ích khí, dùng cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… đồng thời hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

4. Lời khuyên của chuyên gia

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần lưu ý:

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng;

Trường hợp nằm viện, hãy yêu cầu người chăm sóc phải rửa tay sạch trước khi chạm vào. Điều này hạn chế được tình trạng lây vi khuẩn gây tiêu chảy;

Báo cho bác sĩ kê đơn nếu đã có tiền sử tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh trong quá khứ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi Đáp Bác Sĩ: Bệnh Trầm Cảm Uống Thuốc Gì Tốt Nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!