Bạn đang xem bài viết Hoang Mang Uống Thuốc Viêm Họng Khi Mới Mang Thai Có Bị Gì Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dùng thuốc khi mới mang thai có thể gây cản trở sự tượng hình và biệt hóa có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. vì vậy chữa viêm họng khi mang thai cũng cần quan tâm đến việc dùng thuốc, không nên tự ý dùng thuốc trị viêm họng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Hỏi: Uống thuốc viêm họng khi mới mang thai có bị gì không? Tôi có thai được 3 tuần rồi nhưng không biết. Mấy ngày trước bị viêm họng, đau họng và sốt cao nên có dùng 2-3 viên thuốc giảm đau hạ sốt. Không biết có nguy hại gì cho thai nhi không vậy thưa bác sĩ?
Xin cảm ơn!
(Phạm Như – Hưng Yên)
Chào bạn!
Sử dụng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Một số loại thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa như một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư,… có thể gây ra hiện tượng quái thai, dị tật bẩm sinh xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
Đối với việc dùng thuốc trị viêm họng khi mang thai cũng vậy. Một số loại thuốc có thể phép được dùng nhưng một số loại khác lại chống chỉ định. Cụ thể:
Thuốc giảm đau, hạ sốt, như: Acetaminophen và Paracetamol là thuốc khá an toàn; Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng (aspirin liều nhỏ thì an toàn cho thai nhi); cẩn trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ.
Thuốc kháng sinh: Tùy từng loại kháng sinh mà có thể không hoặc có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Qua một số thông tin trên bạn có thể nhận thấy cấp độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi. Trường hợp bạn có dùng thuốc giảm đau hạ sốt trên được xem là khá an toàn nên không cần phải lo lắng. Bạn có thể tham khảo sự tham vấn của bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng để kiên cố hơn.
Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn.
Tránh dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu.
Không được dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ.
Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin…) vì gây điếc, giảm thính lực.
Không dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp.
Rifamycin: không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Còn Metronidazol, trimethoprim, sulfamid: không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Chúc mẹ và bé sức khỏe!
About Post Author
Hoang Mang Uống Nhiều Thuốc Kháng Sinh Có Bị Vô Sinh Không?
“Chồng tôi bị tai nạn giao thông phải mổ ở cánh tay, do vết thương khá nặng nên sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Nhiều người khuyên không nên dùng kháng sinh nhiều vì thuốc này gây vô sinh. Vợ chồng tôi lại kết hôn đã gần 1 năm nhưng chưa có con. Điều này khiến anh ấy lo lắng mấy ngày nay không dám uống thuốc. Mong bác sĩ tư vấn giúp uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không?” – Chị Huyền, Nam Định chia sẻ.
Trước khi giúp bạn trả lời thắc mắc này, chúng tôi muốn bạn Huyền biết rằng, kháng sinh có thể giúp người bệnh chống viêm nhiễm, chữa trị hầu hết các bệnh lý do vi khuẩn, nấm… gây ra, Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ trong đó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, thắc mắc của bạn rất đáng để quan tâm.
Nam giới uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không?Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh là cách được áp dụng phổ biến, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng kháng sinh là “con dao hai lưỡi”, vừa chữa bệnh vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, trong đó có khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ vô sinh.
Uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không?
Vậy tại sao, uống nhiều thuốc kháng sinh lại gây vô sinh? Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học đầu ngành, sở dĩ lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây vô sinh là do:
Kháng sinh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
– Thuốc kháng sinh được xem là “kẻ thù” của tinh trùng, với nam giới, sử dụng kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài chất lượng tinh trùng sẽ giảm nhanh chóng.
– Thuốc kháng sinh ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng, cụ thể chúng sẽ khiến tinh trùng di chuyển yếu hơn, khó tiếp cận trứng, tinh trùng chết, yếu và suy giảm dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
– Thuốc kháng sinh Erythromycin cũng ảnh hưởng tới sự phân bào của tế bào sinh dục, giảm tỉ lệ sống sót của tinh trùng, “cậu bé” còn dễ bị viêm nhiễm hơn.
– Không phải loại thuốc kháng sinh nào cũng gây ảnh hưởng đến tinh trùng nam giới, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng một số thuốc sau: chlotetracyclin, erythromycin, co-trimoxazol, nitrofurantoin, gentamycin hay Spiramycin nhóm quinolon có thể khiến quá trình sản xuất tinh binh không hoạt động.
uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không khi lạm dụng thuốc là nguyên nhân gây bệnh tình dục?
– Thuốc sau khi được nạp vào cơ thể sẽ được đào thải qua gan và thận, tùy từng loại thuốc mà chúng được giữ lại trong cơ thể từ 1 giờ cho đến 1 ngày mới được đào thải ra ngoài. Việc lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh gây suy gan, suy thận là nguyên nhân gây ra các bệnh về khả năng tình dục như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương… là dấu hiệu của vô sinh.
– Các dòng thuốc chúng ta thường sử dụng như thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin hay Indomethacin còn gây ra chứng rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến “nòi giống” và chất lượng đời sống tình dục.
Uống thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sỹ
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Ngoài thắc mắc uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không, bạn nên quan tâm tìm hiểu xem loại thuốc nào có khả năng là nguyên nhân gây vô sinh để hạn chế sử dụng hoặc có cách sử dụng đúng cách để hạn chế ảnh hưởng.
Hãy xem các bác sĩ “vạch mặt chỉ tên” một số loại kháng sinh thường xuyên được sử dụng làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản:
– Aminoglycosides: Được sử dụng cho trường hợp bị nhiễm trùng nặng, thuốc này uống vào sẽ làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
– Sulfasalazine: Dùng để chống tiêu chảy, viêm ruột, chảy máu trực tràng, viêm loét dạ dày,… Các chuyên gia đã chứng minh thuốc này sẽ làm giảm đáng kể khả năng sinh sản và sự vận động của tinh trùng nam giới.
– Macrolide: Được dùng để điều trị Chlamydia, đây cũng là thuốc làm giảm số lượng tinh trùng.
– Nitrofurantoins: Kháng sinh được dùng để chữa nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng chúng sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất tinh binh ở cánh mày râu.
Lạm dụng thuốc kháng sinh, hậu quả khôn lường– Tiêu diệt vi khuẩn có lợi khiến sức đề kháng bị giảm đi.
– Gây tổn thương gan.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột.
– Gây hen suyễn, dị ứng.
– Tăng nguy cơ ung thư vú, phổi, ung thư tuyến tiền liệt, buồng trứng, nội tiết, tuyến giáp, da, thận,…
– Gây suy tủy và các bệnh khác như suy thận, điếc.
– Tạo ra siêu vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh.
Tình trạng vô sinh ngày một phổ biến hơn
Như vậy, không chỉ cản trở quá trình sản xuất tinh binh làm dấy lên nghi vấn uống nhiều thuốc kháng sinh có bị vô sinh không, thuốc kháng sinh còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Vì thế, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống, sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng trong thời gian quá dài, không dùng loại đã hết hạn sử dụng.
Quay lại trường hợp của chồng chị Huyền, chưa biết liều lượng uống và loại thuốc đang dùng nên chúng ta không thể đánh giá thuốc đó có gây vô sinh hay không. Tuy nhiên nếu đang dùng thuốc chị nên khuyên chồng uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để góp phần loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Dương Oanh (t/h)
Bị Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là chứng bệnh dị ứng thường gặp nhất ở các mẹ bầu. Vậy các mẹ bầu nên lưu ý những gì để kiểm soát và khắc phục căn bệnh này?
Tại sao lại bị viêm mũi dị ứng khi mang thai?Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể xuất hiện trong bất kỳ tuần thai nào nhưng mức độ bệnh lý nghiêm trọng thường gặp nhất ở ba tháng cuối khi nồng độ hormone estrogen trong máu tăng cao. Bệnh lý này có xu hướng tự kiểm soát và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai như chảy nước mũi, kích ứng mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục,… sẽ tự biến mất sau khi bà bầu sinh. Cho nên, bà bầu mắc bệnh viêm mũi dị ứng không nên quá lo lắng.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu gần đây, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khi không được kiểm soát tốt có thể là nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ. Đây chính là chứng bệnh có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung của mẹ hoặc gây ra chứng tiền sản giật nguy hiểm. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có tiền sử mắc phải bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng khi mang bầu có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến bệnh viêm xoang khi mang.
Cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thaiĐể phòng ngừa và khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc xuyên suốt chu kỳ thai một cách hiệu quả không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu nên thực hiện tốt các biện pháp sau đây.
1/ Tích cực tập thể dụcViệc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của mọi người nói chung và bầu nói riêng. Thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp tinh thần thoải mái, giúp phòng chống và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Với phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng, thể dục chính là giải pháp cần thiết giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, các bà mẹ tương lai chỉ nên lựa chọn tập các bài tập nhẹ nhàng với cường độ tập luyện vừa phải như yoga, thiền định, đi bộ,… sẽ rất tốt trong việc cải thiện bệnh mà còn giúp mẹ bầu dễ sinh sau này. Các mẹ không nên tập quá sức tránh gây tác động xấu đến thai nhi.
2/ Gối cao đầu khi ngủĐây cũng được xem là cách giúp chữa bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một chiếc gối hay một chiếc khăn quấn lại và kê dưới đầu sao cho đầu cao hơn thân. Với cách làm này giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và hạn chế tình trạng tồn đọng dịch nhầy trong hốc mũi gây viêm nhiễm.
3/ Sử dụng biện pháp xông hơiCách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng xông hơi là một trong những biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một bát chứa nước nóng và tiến hành xông. Cách làm này không chỉ giúp chất nhầy thoát ra khỏi dịch mũi mà còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, giúp khí lưu thông dễ dàng hơn, tránh trường hợp ứ đọng dịch mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây viêm nhiễm.
Bên cạnh xông hơi bằng nước nóng để chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc khuynh diệp đều được, giúp thông thoáng mũi và tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, trong quá tình xông hơi, bà bầu nên lưu ý không nên dùng nước quá nóng, bởi hơi nước nóng sẽ làm khô niêm mạc mũi và gây kích ứng nặng nề.
4/ Dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa hốc mũiDùng nước muối rửa mũi cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả và an toàn. Muối có tính kháng khuẩn và chống viêm khá tốt nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, dùng nước muối rửa mũi giúp làm sạch hốc mũi và giúp làm thông mũi. Ngoài ra, độ ẩm có chứa trong muối sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở mũi. Phụ nữ đang mang thai bị viêm mũi dị ứng nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày giúp cải thiện bệnh khá tốt.
5/ Bổ sung đầy đủ vitamin Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai1/ Thuốc Glucocorticoid dạng xịt mũi
Thuốc này thường mang lại hiệu quả cao trong việc chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai nên sử dụng với liều lượng thấp nhất. Về tính hiệu quả và độ an toàn của loại thuốc này thường không có sự khác biệt lớn so với các dạng bào chế dùng bằng đường mũi. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng bất kỳ chế phẩm nào của Glucocorticoid đường mũi đều mang lại kết quả tốt nếu người bệnh kiểm soát liều lượng và thời gian dùng tốt.
2/ Thuốc nhỏ mắt và mũi
Một trong những liệu pháp đầu tiên dùng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ đó là sử dụng thuốc natri cromoglicate. Ở liều điều trị, thuốc được bác sĩ chỉ định dùng với liều lượng thấp nên không gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.
Thuốc kháng histamin theo dạng xịt mũi: Với loại thuốc này, mẹ bầu có thể giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi nhưng không cải thiện được triệu chứng ngứa ở mắt. Và tại Anh, thuốc kháng histamin dạng xịt mũi azelastine là loại thuốc duy nhất được cấp phép sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các dữ liệu về độ an toàn của thuốc này cho đến nay vẫn còn thiếu nhưng lại không có bằng chứng nào có thể chỉ ra việc sử dụng thuốc kháng histamin dạng xịt trong khi mang thai với mức liều khuyến cáo gây bất lợi đối với thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng mà bác sĩ khuyến cáo.
4/ Thuốc co mạch giảm sung huyết và làm thông mạch
Thuốc co mạch có hai dạng đó là dùng tại chỗ và thuốc dùng theo đường uống. Thuốc co mạch dùng tại chỗ bao gồm oxymetazolin, naphazolin, xylometazolin,… Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng sử dụng điều trị bệnh trong thời gian ngắn, dưới 3 ngày và không được dùng để điều trị bệnh trong thời gian dài. Đối với thuốc co mạch dạng uống, mẹ bầu nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ, tránh những dị tật bẩm sinh có thể gặp ở thai nhi do thuốc gây ra.
5/ Kết hợp giữa thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi
Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi pseudoephedrin khi kết hợp với nhau sẽ phát huy tác dụng điều trị bệnh cao hơn khi sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên lưu ý, thuốc pseudoephedrin được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Một số lưu ý khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu nên nằm lòng những lưu ý sau:
Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Một khi kê đơn thuốc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai, bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng giữa mặt lợi và hại của thuốc. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng thuốc.
Không được tự ý dùng thuốc: Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi có một số trường hợp, thuốc có tác dụng giúp thông mũi như xylometazoline nhưng loại thuốc này gây không ít bất lợi đối với thai nhi, nếu bệnh nhân sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc, bà bầu cũng nên áp dụng các biện pháp thay thế hoặc bổ sung như châm cứu, bổ sung vi lượng, sử dụng thuốc thảo dược. Đặc biệt mẹ bầu cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
BTV: Thiên Thiên
Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Uống Thuốc Gì
Viêm mũi dị ứng sẵn có khác với viêm mũi thai kỳ
Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. 20 – 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai, tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài sáu hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân gây dị ứng không rõ, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh. Bệnh nhân nghẹt mũi liên tục, kèm theo tiết dịch mũi lỏng hoặc nhớt. Nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.
Sinh lý bệnh của viêm mũi thai kỳ chưa được biết rõ. Trước đây, viêm mũi thai kỳ được cho là do sự thay đổi nồng độ estrogen và / hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể chứng minh cho nhận định này. Viêm mũi thai kỳ thường không cần phải điều trị. Một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc có thể hữu ích. Ngoài ra, có một số thuốc đã được nghiên cứu sử dụng trong viêm mũi thai kỳ, mặc dù không có thuốc nào thể hiện hiệu quả rõ ràng. Dữ liệu cho thấy viêm mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy viêm mũi không kiểm soát được có thể là nguyên nhân gây ra ngáy ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung, Không kiểm soát được bệnh viêm mũi cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai. Vì vậy, điều trị hợp lý bệnh viêm mũi trong thời kỳ mang thai có thể giúp người phụ nữ tránh khỏi tiếp xúc với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các glucocorticoid đường uống.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì???Natri cromolyn xịt mũi: Có thể được coi là một liệu pháp hàng đầu cho viêm mũi dị ứng nhẹ trong thai kỳ do có tính an toàn cao. Natri cromolyn được hấp thu tối thiểu vào hệ tuần hoàn, và được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B. Không có dữ liệu an toàn cụ thể cho các dạng bào chế dùng đường mũi hay thuốc nhỏ mắt, mặc dù ba nghiên cứu trên hơn 600 phụ nữ mang thai, bao gồm cả những người mang thai ba tháng đầu, không phát hiện bất kỳ sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh nào với natri cromolyn dạng hít.
Liều lượng của thuốc xịt mũi cromolyn là một nhát xịt mỗi bên mũi lên đến sáu lần mỗi ngày. Sự cần thiết phải dùng thuốc thường xuyên, và hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp điều trị mới hơn, đã giới hạn các tiện ích của cromolyn natri. Tuy nhiên, do tính an toàn và có thể mua mà không cần toa bác sĩ giúp cho cromolyn dạng xịt mũi trở thành một lựa chọn khởi đầu hợp lý cho nhiều bệnh nhân. Có thể sử dụng thêm liệu pháp thứ hai đối với những người có triệu chứng kéo dài sau 2-4 tuần sử dụng cromolyn đường mũi.Glucocorticoid dạng xịt mũi: Dựa trên các dữ liệu sẵn có về tính an toàn của các chế phẩm glucocorticoid dạng hít với liều cao hơn dạng xịt mũi, glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được coi là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi. Như vậy, nếu một bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ chế phẩm glucocorticoid đường mũi nào và được kiểm soát tốt, việc tiếp tục sử dụng chế phẩm đó trong thời gian mang thai là điều hợp lý. Một số nhà lâm sàng chọn budesonide nếu bắt đầu glucocorticoid đường mũi lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, vì thuốc này được phân loại mức độ an toàn loại B, trong khi hầu hết các glucocorticoid khác được phân loại C.Ngũ sắc Spray – dung dịch vệ sinh mũi từ tinh chất thảo dược: Với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên không lo kích ứng, thuốc rất dễ sử dụng.
Thành phần: dịch chiết cỏ Ngũ sắc, tinh dầu tràm, Nacl, nước cất vừa đủ 50ml.
Công dụng: Dịch chiết cỏ Ngũ sắc có khả năng kháng khuẩn,kháng viêm,thông mũi và đặt biệt tốt trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng ,viêm xoang mũi.
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh nên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Ngũ Sắc Spray dạng xịt tiện dụng giúp tinh chất ngũ sắc cùng các dược liệu, muối khoáng bao phủ toàn bộ niêm mạc và thẩm thấu sâu mang đến tác dụng toàn diện để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm xoang; viêm mũi dị ứng và làm sạch thoáng mũi xoang. Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng,viêm xoang cấp và mãn tính. Ngũ Sắc Spray dạng xịt hiện có bán tại các đại lý nhà thuốc trên trên toàn quốc, hoặc trên các trang web thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo. Để tìm hiểu thêm thông tin người bệnh có thể tham khảo trên trang www.tamduocstore.com.vn , chúng tôi liên hệ Hotline 0798161616 để được tư vấn. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát trong thời gian mang thai:
Tránh xa những tác nhân có khả năng dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,…
Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.
Lựa chọn các sản phẩm làm sạch, xịt tóc, nước hoa, nước xịt phòng, bột giặt,… nhẹ dịu và ít kích ứng.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu không khí quá khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm kích ứng lên hệ hô hấp.
Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời cần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau xanh, thịt, trứng,…
Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt khối lượng công việc và hạn chế thức khuya.
Luyện tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp.
Bị Viêm Xoang Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai
Thông thường, khi mắc bệnh mẹ bầu thường có các biểu hiện: nghẹt mũi, chảy nước mũi và kèm theo tình trạng khó thở. Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể khiến các bà bầu thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ.
1/ Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai do đâu?Bị viêm mũi dị ứng do mang thai có rất nhiều nguyên nhân nhưng không rõ ràng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng xảy ra trong quá trình mang thai đó là do lượng oestrogen gia tăng nên gây ức chế acetylcholin esterase dẫn đến phản ứng cholinergic cũng gia tăng. Chính vì điều này, tuyến dịch nhờn luân chuyển các tuyến lông mũi và mạch máu trong niêm mạc mũi cũng tăng lên dẫn đến tình trạng gây sung huyết, phù nề niêm mạc mũi. Nếu một số mẹ bầu trước đó đã có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch hoặc polyp mũi, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều trong 3 tháng cuối chu kỳ mang thai.
Ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng có thể là do hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu nên dễ bị các yếu tố dị nguyên bên ngoài tấn công và gây bệnh.
2/ Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?Viêm mũi dị ứng khi mang bầu nếu là trường hợp bệnh thoáng qua thì có thể không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát và khắc phục sớm, bệnh chính là yếu tố tác động gián tiếp đến thai nhi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi.
Song song với sự ảnh hưởng đến thai nhi, bệnh còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Và một trong những trường hợp bệnh nặng hơn. mẹ bầu có thể bị viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm họng.
Kinh nghiệm trị viêm mũi dị ứng khi mang bầuNhư các bạn đều biết, cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nếu bệnh ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát là không cần thiết. Bởi thuốc tây đều không được các chuyên gia khuyến cáo cho bà bầu sử dụng vì sợ tác dụng sẽ gây tác động xấu đến cơ thể mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, giai đoạn đầu của bệnh, các mẹ bầu chỉ mới bị kích ứng nên việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên sẽ mang lại tác dụng hiệu quả mà còn an toàn cho bà bầu.
Ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể áp dụng hai cách làm sau đây, hiệu quả mang lại cũng không hề thua kém.
1/ Dùng hành tâyHành tây không còn xa lạ trong các bữa ăn hàng ngày của mọi người, mẹ bầu chỉ cần sử dụng một vài lát hành tây rồi thái mỏng. Tiếp đó, giã nát hành tây ra và cho vào một miếng bọc vải rồi đưa lên mũi ngửi. Tinh chất chứa trong hành tây sẽ giúp lưu thông mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi và giúp cải thiện bệnh một cách đáng kể.
2/ Dùng tỏi 3/ Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì?Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai nếu trường hợp bệnh nặng, mẹ bầu nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc sau đây được bác sĩ kê đơn cho chị em sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng trong thời kỳ mang thai.
✽ Natri cromolyn
Natri cromolyn dạng uống được cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B và được Cục quản lý dược phê duyệt là thuốc đầu tay sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu. Thuốc thuộc nhóm thuốc giúp làm ổn định tế bào mast, ngăn ngừa sự sản sinh ra hoạt chất trung gian histamin, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy vùng mũi, chảy nước mũi,…
Thông thường, người bệnh bình thường sẽ uống Natri cromolyn 4 lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê đơn và liều uống hợp lý. Do đó, các mẹ nên tuân thủ đúng yêu cầu và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
✽ Thuốc kháng histamin dạng uống
Thông thường, đối với phụ nữ bị viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin ở thế hệ thứ hai. Bởi thuốc ít có tác dụng phụ và khả năng an thần cũng được giảm bớt so với thế hệ thứ nhất.
✽ Thuốc kháng histamin kết hợp thuốc thông mũi
Để giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, mẹ bầu cũng có thể kết hợp thuốc kháng histamin với một số loại thuốc thông mũi. Sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc thông mũi pseudoephedrin sẽ giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh hơn so với việc sử dụng đơn lẻ từng loại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai, để bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, tốt nhất các bạn không nên sử dụng thuốc Tây mà hãy áp dụng các mẹo dân gian, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Có Nên Uống Thuốc Ngủ Khi Mang Thai Không?
Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai?
Đối với phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc ngủ. Nếu trong trường hợp sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có sự chỉ định rõ ràng. Thuốc ngủ thường không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài các bà mẹ đang bầu có thể bị nghiện thuốc, bị phụ thuộc vào thuốc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Những bệnh lý thường gặp khi mang thai
Đa số chị em phụ nữ đang mang thai đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu thai kỳ và giai đoạn cuối các mẹ bầu thường dễ mắc chứng mất ngủ nhất. Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Việc này khiến cho các chị em khó vào giấc, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Một vài dấu hiệu của bệnh mất ngủ khi mang thai đó là: Khi đến khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. Ngoài việc mất ngủ, vào thời gian cuối thai kỳ mẹ bầu còn bị sưng chân, đi tiểu nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động giảm năng suất, đau lưng và người thường xuyên cảm thấy nặng nề mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Trầm cảm chính là hệ quả của việc mất ngủ kéo dài ở mẹ bầu. Sang chấn tâm lý, cộng thêm áp lực suy nghĩ có thể là yếu tố cộng thêm khiến mẹ bầu hay bị trầm cảm kèm theo mất ngủ. Thường các mẹ hay bị trầm cảm sau sinh hơn là khi đang mang thai. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh tâm lý thường khá nhạy cảm, dễ bị kích động và dễ tổn thương. Do đó gia đình và chồng nên yêu thương quan tâm hơn đến chị em phụ nữ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một vài dấu hiệu của mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm đó là:
Hay buồn bã, chán nản.
Xa cách với mọi người.
Không muốn làm việc gì, không thiết tha với điều gì.
Thường mất ngủ về đêm.
Khó vào giấc, trằn trọc.
Người nhà nên quan tâm và chú ý tới người thân đang mang bầu của mình để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị.
Động kinh ở mức độ nhẹ chỉ là đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Thế nhưng động kinh ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn động kinh, chân tay co giật, hành động ý thức mất kiểm soát. Thông thường trong thuốc chữa bệnh động kinh thường được kê đơn thêm thuốc ngủ. Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị bệnh động kinh cần có sự tư vấn của bác sĩ sao cho an toàn nhất.
Những ảnh hưởng của việc uống thuốc ngủ khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc trong những trường hợp bắt buộc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Những loại thuốc ngủ có thành phần nhóm Barbiturates và Benzodiazepines rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây ra dị tật đặc biệt. Bên cạnh đó, vào thời gian đầu của thai kỳ những ảnh hưởng này để lại hệ quả càng lớn hơn. Trong những tháng tiếp theo sau 3 tháng đầu, thuốc ngủ có thể gây ra suy hô hấp cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Hơn thế nữa, thuốc ngủ còn làm giảm chỉ số thông minh của thai nhi, tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa Bilirubin sau sinh, gây tổn thương não, vàng da nghiêm trọng.
Các loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược nói riêng và các loại thuốc nói chung đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Chính vì thế việc dùng thuốc cho bà mẹ đang mang thai là điều cần hạn chế hết mức có thể. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, nghe tư vấn của bác sĩ cũng như luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực.
Gợi ý cách trị mất ngủ cho mẹ đang mang thai
Ngoài phương pháp sử dụng thuốc ngủ, các bà mẹ đang mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết trị mất ngủ như sau:
Dùng trà thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc,…Những loại trà này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, điều hòa tâm lý.
Sắp xếp một chu kỳ ngủ thật khoa học: Thiết lập đồng hồ sinh học giúp cơ thể làm quen và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể gây mất ngủ vào ban đêm.
Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là Vitamin B. Phụ nữ đang mang thai nên tránh những thực phẩm gây mất ngủ. Chị em không nên ăn quá no trước khi ngủ vì gây đầy bụng, khó ngủ. Trước khi ngủ nên uống một ly sữa ấm để dễ ngủ hơn và thư giãn.
Thư giãn: Bạn có thể tập một vài thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi ví dụ đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm chân trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc yoga. Những thói quen tốt này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả, hơn thế nữa còn giúp giảm sự nặng nề đau đớn trong thời gian thai kỳ.
Không gian ngủ: Cần có một không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để thoải mái trong thời gian thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Như vậy có thể thấy rằng chúng ta không nên uống thuốc ngủ khi mang thaivì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ thêm cho cá mẹ bầu, những chị em đang mang thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoang Mang Uống Thuốc Viêm Họng Khi Mới Mang Thai Có Bị Gì Không? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!