Bạn đang xem bài viết Dùng Thuốc Lợi Tiểu Furosemid Có Những Bất Lợi Gì? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Furosemid là thuốc lợi tiểu mạnh có tác dụng làm giảm lượng nước dư thừa có trong cơ thể gây ra bởi một số bệnh. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số bất lợi.
Theo tin tức ngành Dược, thuốc furosemid là một thuốc lợi tiểu là dẫn xuất axit anthranilic. Nhưng nó cũng là một thuốc lợi tiểu mạnh do đó có thể đưa ra khởi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải dẫn đến cạn kiệt. Vì vậy, khi sử dụng thuốc furosemid cần thận trọng và theo đúng chỉ định của Bác sĩ.
Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp. Phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp vừa và nhẹ. Nhưng khi dùng furosemid có thể làm giảm natri huyết ở bệnh nhân bị suy tim huyết nghiêm trọng, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân dùng liều cao phối hợp với chế độ ăn ít muối.
Thuốc furosemid có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ. Những người bị tăng canxi huyết hay người cao tuổi khi dùng thuốc furosemid rất dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.
Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc furosemid có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Ngừng sử dụng furosemid và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như ù tai, giảm thính lực; cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, hoặc da nóng và khô; đi tiểu đau hoặc khó khăn; da xanh xao, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, hoặc trực tràng)…
Furosemide có thể gây tăng đường huyết và đường niệu nhưng có lẽ tác dụng phụ này nhẹ hơn so với khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc có thể gây tăng acid uric huyết và gây ra cơn gout kịch phát ở một số bệnh nhân. Những tác dụng phụ khác ít xảy ra hơn như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp tư thế đứng, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Viêm tụy thường gặp khi dùng liều cao và vàng da ứ mật thường được ghi nhận. Ù tai và giảm thính lực hiếm xảy ra khi tiêm nhanh liều cao furosemid.
Trình Dược viên cho biết, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, khi sử dụng thuốc furosemid những người sau không nên dùng thuốc hoặc dùng cần thận trọng và làm theo chỉ định của Bác sĩ:
Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường.
Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng.
Bệnh nhân bị tăng canxi huyết đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải.
Cẩn thận khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc thiểu niệu vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp.
Ngoài ra bạn nên báo cho Bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng):
Cisplatin (Platinol);
Cyclosporine (Neoral, Gengraf, Sandimune);
Axit ethacrynic (Edecrin);
Lithium (Eskalith, Lithobid);
Methotrexate (Rheumatrex, Trexall);
Phenytoin (Dilantin);
Kháng sinh như amikacin (Amikin), cefdinir (Omnicef), cefprozil (Cefzil), cefuroxim (Ceftin), cephalexin (Keflex), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), neomycin (Mycifradin, Neo fradin, Neo tab) , streptomycin, tobramycin (Nebcin, Tobi);
Thuốc cho bệnh tim hoặc thuốc huyết áp như amiodarone (Cordarone, Pacerone), benazepril (Lotensin), candesartan (Atacand), eprosartan (Teveten), enalapril (Vasotec), irbesartan (Avapro, Avalide), lisinopril (Prinivil, Zestril), losartan (Cozaar, Hyzaar), olmesartan (Benicar), quinapril (Accupril), ramipril (Altace), telmisartan (Micardis), valsartan (Diovan), và những thuốc khác;
Thuốc nhuận tràng (Metamucil, thuốc sữa magnesia, colace, Dulcolax, muối Epsom, Senna, và những thuốc khác);
Salicylates như Aspirin, Disalcid, Pills doan, Dolobid, Salflex, Tricosal, và những thuốc khác;
Steroid (Prednisone và những thuốc khác).
Không Dùng Thuốc Lợi Tiểu Furosemid Cho Người Cao Tuổi
là thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong các trường hợp phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác. Trong điều trị tăng huyết áp thì furosemid phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận…
Thuốc không được dùng với những trường hợp sau: mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid (ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường), tình trạng tiền hôn mê gan hay hôn mê gan, vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Đối với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó cần dùng thuốc một cách thận trọng vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp làm bệnh trầm trọng hơn.
Đối với trường hợp cho con bú, dùng furosemid trong thời kỳ này có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.
Người cao tuổi cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn của thuốc chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải (5% người bệnh đã điều trị), điều này xảy ra chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều cao kéo dài.
Các dấu hiệu mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút… nên cần kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Một số trường hợp nhiễm cảm ánh sáng cũng đã được báo cáo.
Thường gặp là các triệu chứng như hạ huyết áp tư thế đứng, giảm natri, can xi, kali huyết. Việc bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết.
Ngoài ra, một số người bệnh có thể thấy buồn nôn, nôn hay rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng ù tai, giảm thính lực có thể xảy ra khi dùng liều cao nhưng sẽ hồi phục khi ngừng thuốc.
Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não nên không dùng để điều trị chống tăng huyết áp cho người cao tuổi.
Khi dùng cần chú ý, thuốc còn chất lượng thể hiện dung dịch không màu hoặc viên màu trắng. Khi thấy thuốc biến màu là hỏng. Cần để thuốc ở nơi mát, tránh ánh sáng.
Thuốc Lợi Tiểu Dùng Cho Bệnh Gì
được sử dụng để điều trị các bệnh lý mạch vành, suy tim, đột quỵ, những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Lợi tiểu có rất nhiều ưu điểm, vì thế không ngạc nhiên khi nhóm này vẫn được sử dụng rộng rãi ngay cả với điều trị riêng cũng như kết hợp vơi các loại thuốc khác.
Cơ chế hoạt động của thuốc lợi tiểu
Về giả thuyết ảnh hưởng lên chuyển hóa của thuốc lợi tiểu liều cao được sử dụng trong các thử nghiệm trước đây, đặc biệt ảnh hưởng lên lipid và độ nhạy cảm với insulin, cũng như làm giãm kali và magie và làm tăng nồng độ acid uric, có thể giải thích một phần tử vong do bệnh tim mạch không giảm nhiều như giả thuyết. Ví dụ, nồng độ kali huyết thanh ở mức 3.5mmol/l hoặc thấp hơn làm tăng biến cố tim mạch vào khoảng 4 lần so với trung bình trong thời gian theo dõi 6,7 năm. Tần số liệt dương cũng là tác dụng phụ tăng lên tương đối. Hơn nữa đáp ứng ở những người da trắng độ tuổi dưới 60 rất hạn chế. Một vấn đề tồn tại lâu dài trong nhận thức về liều lợi tiểu thấp là không có một nghiên cứu so sánh nào có giá trị về các thuốc trong nhóm lợi tiểu và liều “thấp”của các thuốc,cũng như các kết quả thu được. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có gợi ý việc theo đuổi điều trị các liều thấp dù sao cũng hiệu quả và an toàn đối với những bệnh nhân tăng huyết áp mức độ nhẹ và trung bình .
Các loại thuốc lợi tiểu
Liều lợi tiểu: hydrochlorothiazide, Cho dù với một liều duy nhất vào buổi sáng của 12,5mg hydrochlorothiazide hoặc liều tương đương sẽ làm giảm 10mmHg huyết áp ở hầu hết những bệnh nhân tăng huyết áp không biến chứng trong vòng không quá vài tuần, thậm chí liều này có thể là quá cao trong điều trị phối hợp. Liều cao hydrochlorothiazide như 25mg làm tăng nguy cơ đái tháo đường, liều thấp 6,25mg có tác dụng tương đương khi dùng kết hợp với chẹn beta hoặc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin II. Cũng giống với liều thấp, liều thấp hơn cần khoảng vài tuần để có tác dụng hạ áp. Liều lợi tiểu thấp có thể kết hợp vơi tất cả các nhóm khác, dù DHP và chẹn kênh can xi đều cùng có khả năng lợi tiểu. Như một sự lựa chọn, chế độ ăn hạn chế muối góp phần kín đáo vào tác dụng của hydrochlorothiazide. Ích lợi của liều thấp hydrochlorothiazide (hoặc liều tương đương của các thuốc lợi tiểu khác ) là ảnh hưởng bất lợi lên lipit máu và chuyển hóa ở mức độ tối thiểu hoặc hoàn toàn tránh được. Tuy vậy, thậm chí 12,5mg hydrochlorothiazide vẫn gây ra sự thải kali máu. Nói một cách chặt chẽ hơn, chúng ta không biết liều lợi tiểu thấp đang sử dụng hiện nay có bao nhiêu tác dụng cho bệnh nhân ngoại trừ nhóm bệnh nhân cao tuổi. Về mặt lý thuyết, liều lợi tiểu càng thấp thì tác dụng lên chuyển hóa càng ít trong khi khả năng làm hạ áp của thuốc vẫn được thể hiện ở một mức độ nhất định
Một biến thể của thiazide là imdapamine có thể ít ảnh hưởng lên lipid máu hơn và được phát triển ở một số nước như lợi tiểu giãn mạch. Liều tiêu chuẩn trước đây là 2,5mg mỗi ngày đã được hạ xuống còn 1,5mg mỗi ngày dưới dạng thuốc giải phóng chậm. Tuy nhiên, kali vẫn có thể hạ, đường máu và acid uric tăng và những tác dụng này được cảnh báo trên hộp thuốc. Idapamine giảm tiến triển phì đại thất trái và có thể tác dụng tốt hơn enalapril liều 20mg mỗi ngày.
Đối với lợi tiểu quai, furosemide không phải là thuốc thích hợp bởi tác dụng ngắn và cần sử dụng hai lần ngày mỗi ngày để đạt hiệu quả hạ áp cần thiết.
Đối với Ức chế thụ thể aldosterone dựa trên thử nghiệm RALES, spironolactone được sử dụng rộng rãi ở bệnh nhân tăng huyết áp có suy tim sung huyết và cần được theo dõi hết sức cẩn thận kali máu. Một luận cứ đặc biệt cho nhóm thuốc này là dùng cho người cường aldosteron tiên phát cũng như bệnh nhân tăng huyết áp kháng thuốc và .
Kết hợp lợi tiểu và các thuốc điều trị tăng huyết áp khác: Lợi tiểu có thể bổ sung tác dụng cho các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Sự kết hợp với ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotesin II đặc biệt hợp lý, không có tác dụng rõ rệt khi dùng liều cao hay liều thấp thiazide. Do đó, liều thiazide 6,5mg được khuyến cáo nhằm mục đích giảm nguy có hạ kali máu
Kết luận: cho dù sự dè dặt về ảnh hưởng xấu lên chuyển hóa như tăng số trường hợp mắc đái đường ở liều cao hơn, liều lợi tiểu thấp thực sự là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ban đầu, đặc biệt vơi người cao tuổi, béo phì và người da đen. Lợi tiểu liều thấp làm giãm đột quỵ và mạch vành ở người cao tuổi, đạt lợi ích giảm tỷ lệ tử vong ở những người tăng huyết áp nhẹ và trung bình.
Thuốc Lợi Tiểu Những Điểu Cần Biết
Thuốc lợi tiểu là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu. Tát cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận, nơi giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà lượng nước cơ thể.
1. Thuốc lợi tiểu là gì?
Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như trong không gian bào. Thuốc lợi tiểu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh tim mạch. Cụ thể loại thuốc này giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể để tim bơm máu hiệu quả hơn và kiểm soát huyết áp.
2. Thuốc lợi tiểu có những loại nào?
Thuốc lợi tiểu có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:
– Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid: gồm có các thuốc như lorothiazid, hydroclorothiazid… Đây là nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng ưu tiên trong điều trị tăng huyết áp do hiệu quả hạ áp cao hơn các nhóm lợi tiểu khác.
– Nhóm thuốc lợi tiểu tác động quai Henlé: gồm có flurosemid, acid ethacrynic, bumetamid… Thuốc có tác dụng lợi tiểu rất mạnh và làm mất natri nhanh hơn nhóm thiazid nên thích hợp dùng trong truờng hợp suy tim và phù nặng.
– Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: gồm có spironolacton, triamteren, amilorid… Tác dụng lợi tiểu của nhóm này yếu nhưng do có khả năng giữ kali nên thường được phối hợp với thuốc thuộc nhóm thiazid hoặc lợi tiểu quai Henlé.
3. Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong những trường hợp nào?
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu nếu ở trong trường hợp sau:
– Bị phù nề: thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm sưng phù (ở chân).
– Tăng huyết áp: thuốc lợi tiểu thiazid giúp hạn chế tăng huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
– Suy tim: thuốc lợi tiểu làm giảm sưng phù và tình trạng tích tụ chất dịch (trong phổi) do ảnh hưởng của suy tim.
– Một số bệnh về gan, thận và bệnh tăng nhãn áp.
4. Tôi nên sử dụng thuốc lợi tiểu như thế nào?
Về thời gian uống thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thông tin ghi trên nhãn thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc lợi tiểu, người bệnh cần cho bác sĩ điều trị biết nếu có bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan hoặc bệnh gút.
Về thời gian uống thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thông tin ghi trên nhãn thuốc.
Về liều lượng, thời gian giữa mỗi lần uống thuốc và cần sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào loại thuốc được kê đơn cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Kiểm tra và ghi lại cân nặng mỗi ngày. Gọi cho bác sĩ nếu phát hiện có tăng cân.
Trong khi dùng thuốc lợi tiểu, người bệnh cần thường xuyên đo huyết áp và kiểm tra chức năng thận theo tư vấn của bác sĩ. Những xét nghiệm này rất quan trọng vì thuốc lợi tiểu có thể thay đổi nồng độ kali và magie trong máu.
5. Thuốc lợi tiểu có những tác dụng phụ gì?
Thuốc lợi tiểu có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:
– Đi tiểu thường xuyên: tình trạng này có thể kéo dài 4 tiếng sau mỗi liều.
– Mệt mỏi: tác dụng phụ này sẽ giảm dần khi cơ thể tự điều chỉnh. Nếu người bệnh cảm thấy triệu chứng mệt mỏi không giảm, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để thay đổi liều lượng thuốc.
– Đau cơ
– Khát nước
– Chóng mặt, đầu óc quay cuồng.
– Đổ mồ hôi, bồn chồn.
– Mất nước: dấu hiệu của mất nước là chóng mặt, khát nước, miệng khô, lượng nước tiểu giảm, nước tiểu sậm màu hoặc táo bón.
– Sốt, đau họng, ho, ù tai, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, giảm cân nhanh chóng. Nếu có những biểu hiện này người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ.
– Da phát ban: ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
– Chuột rút, chán ăn, buồn nôn.
6. Những loại thực phẩm và loại thuốc nào tương tác với thuốc lợi tiểu?
Để tránh tương tác thuốc có hại, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả loại thuốc đang dùng, kể cả các chế phẩm thảo dược, vitamin và thuốc bổ.
Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Nếu gặp tác dụng phụ khi sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc, cần báo cho bác sĩ để thay đổi thời gian sử dụng mỗi loại thuốc.
Một số loại thước lợi tiểu có thể khiến người bệnh phải tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nhất định trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề ăn uống, chẳng hạn như:
– Ăn ít muối.
– Uống thuốc bổ sung kali hoặc ăn các loại thực phẩm giàu kali như chuối và nước cam với những trường hợp bị mất kali.
7. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc lợi tiểu không?
Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc lợi tiểu với những người đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.
8. Phụ nữ đang cho con bú có dùng được thuốc lợi tiểu không?
Hầu hết các loại thuốc lợi tiểu phù hợp với bà mẹ đang cho con bú với một số biện pháp phòng ngừa.
9. Trẻ em có sử dụng thuốc lợi tiểu được không?
Thuốc lợi tiểu an toàn cho trẻ em và có các tác dụng phụ tương tự như ở người lớn.
Viện Gút tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Dùng Thuốc Lợi Tiểu Furosemid Có Những Bất Lợi Gì? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!