Xu Hướng 3/2023 # Dùng Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Sai Cách # Top 6 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dùng Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Sai Cách # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Dùng Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Sai Cách được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

11:22 – 30/12/2020

Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Huyết áp được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch lúc tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (trong đó, mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).

Những biểu hiện hay gặp nhất của tăng huyết áp gồm: Đau đầu, giật 2 bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp, đánh trống ngực,…

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm

Bạn thường xuyên mệt mỏi, khó thở, nhức đầu, khó chịu vì tăng huyết áp? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006105 để được tư vấn về tình trạng cũng như tìm hiểu giải pháp mới nhất!

Tuy nhiên, đa số trường hợp là không có biểu hiện gì. Rất nhiều bệnh nhân bỗng một ngày bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khi đến viện mới phát hiện mắc tăng huyết áp. Do đó, cách duy nhất để phát hiện bệnh là đo huyết áp thường xuyên.

Thực trạng bệnh và cách dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng gấp 4 lần, khả năng bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với bình thường. Do là bệnh mạn tính, người mắc sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Việc điều trị tăng huyết áp hiện nay có 2 tồn tại rất lớn, đó là:

Bệnh nhân có thói quen dùng đơn thuốc điều trị tăng huyết áp của người khác

Người Việt có thói quen mách nhau rồi tự ý mua, uống thuốc tại nhà hoặc chỉ đi khám 1 lần rồi dùng đơn thuốc đó mãi mãi.

Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Về nguyên tắc, bác sĩ sẽ phải khám, điều trị theo dõi. Giai đoạn đầu, khi huyết áp chưa ổn định, bệnh nhân có thể phải tái khám 1 lần/tuần, rồi 2 tuần, 1 tháng,… Sau đó, cứ mỗi 3 tháng cần khám lại định kỳ hoặc gặp bác sĩ ngay khi huyết áp tăng đột biến.

Khi tuân thủ uống thuốc đều đặn, điều chỉnh lối sống,… huyết áp sẽ dần ổn định. Mỗi đơn thuốc chỉ có giá trị trong 1 đợt trị liệu. Liều lượng có thể tăng hoặc giảm cho phù hợp với tình trạng bệnh. Do vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc dùng tăng/giảm thuốc. Điều này cực kỳ nguy hiểm.

Không nên dùng lại đơn thuốc điều trị tăng huyết áp của người khác

Gần 6 triệu người không biết mình bị bệnh

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 11 triệu bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, hơn nửa số này không biết mình bị bệnh, duy chỉ có khoảng 1,2 triệu người được điều trị thường xuyên.

Hầu hết trường hợp phát hiện bị tăng huyết áp khi tình cờ đi khám bệnh khác hoặc tham gia các chương trình tầm soát.

Đáng lưu ý, tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá và gia tăng không ngừng. Năm 2016, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên tới 47,5%.

Nếu tăng huyết áp kéo dài không điều trị, một tỷ lệ lớn bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng như: Nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, thiếu máu não, suy thận, xuất huyết mắt, tổn thương đáy mắt gây mù loà,…

Như đã nói ở trên, tăng huyết áp thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, mọi người nên kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý.

Nên làm gì để cải thiện bệnh tăng huyết áp?

Để cải thiện bệnh tăng huyết áp, bạn nên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý sử dụng và nhớ tái khám thường xuyên. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là:

– Thuốc ức chế men chuyển.

– Thuốc chẹn kênh canxi.

– Thuốc lợi tiểu.

– Thuốc chẹn beta,…

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên:

– Giảm dùng muối.

Người bị tăng huyết áp nên hạn chế dùng muối

– Ăn nhiều rau quả.

– Hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá.

– Vận động thường xuyên,…

– Tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc.

Định Áp Vương – Giải pháp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả, an toàn

Để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, việc dùng thuốc tây đúng chỉ định để ổn định chỉ số huyết áp là cần thiết. Tuy vậy, thuốc tây lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường. Tân dược chỉ có tác động 1 chiều, tức là làm huyết áp hạ xuống bất kể lúc nghỉ ngơi hay hoạt động. Vậy nên, khi chỉ nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ không thấy mệt mỏi, nhưng khi hoạt động là lập tức cảm thấy đuối sức. Bên cạnh đó, thuốc tây chỉ tác động được vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp, dùng lâu dài dễ gây nhờn thuốc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ khôn lường như: Nhờn thuốc, mệt mỏi, yếu sinh lý, ho, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, trầm cảm, mất ngủ,…

– Làm giảm độ nhớt máu nhờ nattokinase.

– Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

– Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

– Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

– Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.

Định Áp Vương tác động vào cả 5 yếu tố chính gây tăng huyết áp

Sản phẩm Định Áp Vương mang lại tác dụng hạ huyết áp tự nhiên bằng cơ chế 2 chiều: Giúp ổn định, điều hòa huyết áp theo mức độ hoạt động nhiều hay ít của cơ thể nên không gây mệt mỏi, không gây tụt huyết áp đột ngột. Sản phẩm không chỉ cải thiện cảm giác mệt mỏi do dùng thuốc tây, mà về lâu dài còn làm thông thoáng lòng mạch, giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch khác. Với nguồn gốc từ thảo dược, Định Áp Vương rất an toàn và có thể dùng được lâu dài.

Định Áp Vương triển khai chương trình tiết kiệm chi phí cho người sử dụng

Sản phẩm Định Áp Vương hiện đang có chương trình “Tích điểm nhận quà” sẽ giúp tiết kiệm 15% chi phí sử dụng sản phẩm. Cụ thể như sau: Khi tích thành công 6 điểm trên hệ thống, bạn sẽ nhận được 1 hộp sản phẩm Định Áp Vương. Chi tiết liên hệ 18006105 .

Kinh nghiệm kiểm soát huyết áp

Ông Nhớn bị tăng huyết áp đã 10 năm. Có khi huyết áp lên tới 220mmHg, rồi lại tụt không đo được. Nhiều lần ông còn ngất xỉu. Thật may mắn, ông đã biết đến cách hạ huyết áp từ thảo dược và sử dụng nên huyết áp đã ổn định, ngủ ngon hơn, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

“GÓC CHIA SẺ

Mình có ông anh họ sống và làm việc ở Mỹ nhiều năm nay, cũng ít khi về Việt Nam. Anh em chỉ liên hệ với nhau qua zalo hoặc viber, gọi điện thì chỉ nói chuyện vui vẻ bình thường chứ chẳng thấy kể đến tình hình bệnh tật. Chỉ có vợ anh gọi về thì hay nói chuyện về sức khỏe của anh thôi. Chị bảo anh bị bệnh huyết áp lâu rồi nhưng chỉ dùng thuốc tây, thấy ổn thì nên cứ dùng đều đặn ngày 1 viên.

Thấy vậy, tôi liền mách cho dùng Định Áp Vương: “Sản phẩm tốt lắm, lại chiết xuất từ thảo dược, an toàn cho sức khỏe. Bố mẹ em cũng đang dùng, thấy sản phẩm này hay. Bây giờ bố mẹ em không phải dùng tây y, cứ duy trì sản phẩm Định Áp Vương thôi.

Nghe tôi kể thấy hay, chị nhờ mua cho anh 1 liệu trình 3 tháng dùng thử. Cách đây 1 tuần, chị gọi bảo từ đợt dùng đến giờ, thấy anh khỏe hơn, ít bị đau đầu, huyết áp lại ổn định nên gọi điện nhờ mua hộ 3 tháng nữa để duy trì. Sản phẩm là thảo dược nên chị yên tâm, sẽ cho anh dùng lâu dài.

Chia sẻ của chị Nguyễn Thủy

Giải thưởng uy tín của Định Áp Vương

Từ khi xuất hiện trên thị trường, Định Áp Vương đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự đạt danh hiệu “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020:

Chứng nhận và cúp “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế” năm 2020 của Định Áp Vương

Định Áp Vương cam kết hoàn tiền 100% nếu Quý khách hàng sử dụng sản phẩm không hiệu quả

Để được giải đáp mọi thắc mắc về thuốc điều trị tăng huyết áp và đặt mua sản phẩm Định Áp Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006105 hoặc (Zalo/ Viber) hotline: 0902.207.739 .

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bật Mí: 8 Cách Điều Trị Tăng Huyết Áp Không Dùng Thuốc

Thay vì quá lạm dụng thuốc tây, người mắc bệnh tăng huyết áp có thể sử dụng những biện pháp không dùng thuốc. Các biện pháp này đóng vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát và điều trị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhưng lại chưa được bệnh nhân nhận thức một cách đầy đủ.

8 cách điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc

1. Trị tăng huyết áp bằng cách hạn chế muối ăn

Trong thử nghiệm TONE (Trial Of Nonpharmacologic interventions in the Elderly), bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một với chế độ ăn giảm muối với lượng natri đưa vào cơ thể chỉ là 1,9g/l/ngày và một nhóm không có thay đổi chế độ ăn.

Kết quả là: Người ta thấy rằng nhóm được can thiệp giảm được huyết áp tâm thu trung bình là 2,8mmHg.

Giảm muối ăn là một trong các phương pháp hàng đầu trị tăng huyết áp

Một vài nghiên cứu sau đó nghiên cứu sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm. Và người ta đã đưa ra một khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp, đó là việc hạn chế natri hàng ngày dưới 100mEq hay 2,4g.

2. Tập thể dục giúp kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả

Những người tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày trong ít nhất 4 ngày/tuần huyết áp của họ giảm trung bình 4mmHg đối với huyết áp tâm thu và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Điều khó ở đây là chọn môn thể dục thể thao nào để bệnh nhân cảm thấy hứng thú và luyện tập thường xuyên, đồng thời giúp bệnh nhân có cách luyện tập phù hợp nhất với quỹ thời gian có thể rất eo hẹp với một số người.

3. Hạn chế và từ bỏ thói quen sử dụng chất có cồn trị tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu, bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg huyết áp tâm thu và 2mmHg huyết áp tâm trương.

Hãy biết cách nói “không” với các chất có cồn

Khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu /ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12%) và 45ml rượu 40 độ.

Nicotin trong khói thuốc lá có thể làm kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng epinephrin và norepinephrin dẫn tới làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng huyết áp tâm thu khoảng 4mmHg và 3mmHg đối với huyết áp tâm trương.

Ngoài ra, hút thuốc lá và tăng huyết áp là hai yếu tố cộng hợp làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong do tim mạch và đột quỵ. Như vậy, việc dừng hút thuốc không chỉ có thể giúp kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch.

5. Thực hiện chế độ ăn theo thực đơn DASH

Đây được mệnh danh là chế độ ăn toàn diện tốt nhất, phổ biến, đầy đủ, an toàn và giúp phòng ngừa cao huyết áp, theo tạp chí US New & World Report (tạp chí xếp hạng nổi tiếng của Mỹ) bình chọn năm 2016. Chế độ ăn DASH được xây dựng theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, với những thực phẩm chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, sữa ít béo hoặc không béo… Đây là chế độ ăn thân thiện với ít chất béo, thịt đỏ và đường. Đặc biệt, chế độ ăn này sẽ giúp hạn chế muối, từ đó giúp hạ huyết áp tự nhiên. Tùy theo điều kiện sức khỏe, bạn có thể chọn lượng muối mỗi ngày là 2.300 mg (lượng tiêu chuẩn), hoặc thấp hơn là 1.500 mg. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, 1.500mg là giới hạn trên cho người trưởng thành bị cao huyết áp.

Thực đơn DASH nổi tiếng cho người tăng huyết áp

6. Giảm cân trị tăng huyết áp

Việc giảm cân có thể đem lại hiệu quả hạ áp một cách ngoạn mục. Với mỗi 9kg mà một người giảm được, người đó có thể giảm được huyết áp tâm thu khoảng từ 5-20mmHg.

7. Trị tăng huyết áp bằng ngồi thiền

Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc ngồi thiền có thể làm giảm con số huyết áp, tuy nhiên hiệu quả thực sự còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

8. Sử dụng sản phẩm thảo dược trị tăng huyết áp

Không giống như thuốc tây, các sản phẩm thảo dược với thành phần 100% từ thiên nhiên. Do đó, sản phẩm an toàn và hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường, Định Áp Vương đang là sự lựa chọn hàng đầu của hàng triệu người bị tăng huyết áp. Định Áp Vương là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nhờ CẦN TÂY.

Định Áp Vương – sản phẩm thảo dược cho người tăng huyết áp

Cần tây trong Định Áp Vương có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch; hạ huyết áp tâm thu và tâm trương. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến nhịp tim người bình thường.

Định Áp Vương tác dụng theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm; khi cơ thể hoạt động, huyết áp tăng nên không gây mệt mỏi, không làm suy yếu cơ thể; tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược do đó KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ và đạt hiệu quả sau 1-2 tuần sử dụng.

ý do người bị tăng huyết áp nên chọn Định Áp Vương

Định Áp Vương với thành phần từ thiên nhiên, do đó an toàn, đặc biệt khi dùng lâu dài.

Định Áp Vương cho hiệu quả điều trị nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng.

Quan trọng nhất, Định Áp Vương tác động theo cơ chế 2 chiều: khi cơ thể nghỉ, huyết áp giảm, khi cơ thể vận động, huyết áp tăng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được tác dụng phụ lớn nhất của thuốc tây: tụt huyết áp. Do đó, bệnh nhân sử dụng Định Áp Vương có thể thoải mái vận động mà không lo mệt mỏi, kiệt sức.

Tính đến năm 2018, Định Áp Vương đã và đang được hàng triệu người bị huyết áp cao tin tưởng sử dụng. Bác Nguyễn Văn Mạnh, sinh năm 1948, Bắc Ninh là 1 ví dụ điển hình.

“Năm 69 tuổi, thấy mặt thường xuyên nóng đỏ phừng phừng, đầu lúc nào cũng nhâm nhẩm đau, tôi được con đưa vào bệnh viện khám và được kết luận là mắc huyết áp cao vô căn. Sau đó, trong thời gian điều trị bác thường xuyên sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, kể từ đó, cơ thể tôi luôn tích nước, phù thũng chân tay; nhịp tim có lúc tăng cao khiến tôi khó ngủ, cảm giác luôn lo sợ cơn đột quỵ có thể ập tới bất cứ lúc nào. Uống thuốc rồi mà tôi vẫn bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi đứng thường rất khẽ khàng, phải níu vào tường hoặc có người dìu mới đi được. Vợ và con tôi thấy vậy rất lo, họ sợ tôi có thể đột quỵ bất kỳ lúc nào. Khi huyết áp lên cao, tôi thường khó ngủ, tim đập “rộn ràng”, luôn trong trạng thái lo lắng bất an. Có lúc tim đập nhanh nhất lên tới hơn 100 nhịp/phút. Nghe bác sĩ nói, người khỏe mạnh có nhịp tim chỉ khoảng 60 nhịp/phút khiến tôi vô cùng sợ hãi. “.

Mặc dù mới phát hiện tăng huyết áp nhưng dường như bệnh của bác Mạnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng xấu. Có thời điểm, bác gặp cơn tăng huyết áp kịch phát lên tới 190/110mmHg, nhịp tim 105 lần/phút, gia đình đã phải gọi xe đưa bác đi cấp cứu. “Lúc huyết áp lên đột biến, tôi mệt, không nói được lời nào, buồn nôn, hoa mắt kinh khủng, tôi không cử động được chỉ giơ tay ám hiệu cho người nhà biết. May mà tôi được đưa vào viện cấp cứu kịp thời. Tôi nằm điều trị 16 ngày tại bệnh viện huyện nhưng chưa ổn nên được bác sĩ cho chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh nằm điều trị thêm 16 ngày nữa thì huyết áp mới tương đối ổn định”, bác Mạnh kể lại với tâm trạng vẫn còn lo sợ.

Từ lần “chết hụt” đó, dù không muốn uống thuốc hạ huyết áp bệnh viện cho vì sợ bị phù nhưng bác Mạnh cũng không dám bỏ thuốc. Bác thường xuyên tái khám để đổi thuốc mỗi khi thấy dấu hiệu lạ về sức khỏe. Dù uống thuốc đầy đủ nhưng người bác vẫn luôn mệt mỏi. Bác không dám đi đâu vì sợ cơn tăng huyết áp kịch phát có thể ập đến bất cứ lúc nào, bác chỉ nằm ở nhà, mọi công việc nhờ vợ con hỗ trợ.

Đến giờ, ông Mạnh rất phấn khởi vì huyết áp luôn ở trong ngưỡng cho phép

Tình cờ “gặp thầy”, “gặp thuốc” và thế là bệnh thuyên giảm

May mắn đã đến với bác Mạnh qua một lần tình cờ phát hiện ra sản phẩm thiên nhiên dành cho người tăng huyết áp. “Tôi đọc báo mạng rất nhiều và phát hiện ra sản phẩm có tên Định Áp Vương với thành phần chính là cao cần tây, kết hợp với cao lá dâu tằm và nhiều thảo dược khác. Đây là hai loại cây mà những người bị tăng huyết áp ở quê tôi hay dùng nên tôi mua ngay về thử. Tôi bắt đầu sử dụng Định Áp Vương từ tháng 10/2017, với liều 4 viên/ngày, chia làm 2 lần sáng – tối, kết hợp với thuốc hạ huyết áp bệnh viện cho sáng 2 viên, tối 1 viên. Đến khoảng hộp thứ 7 – 8 thì thấy tình trạng bệnh cải thiện hẳn. Sau khi uống hết 10 hộp thì tôi cảm nhận sức khỏe đi lên rõ rệt”. Bác Mạnh phấn khởi chia sẻ, hiện huyết áp của ông luôn ổn định ở ngưỡng cho phép là 120/80 mmHg, một chỉ số mơ ước của mọi bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Bác Mạnh vui vẻ chia sẻ: “Sau khi sử dụng Định Áp Vương, tôi cảm thấy dễ chịu hơn, đi lại dễ dàng hơn, không còn cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng như trước kia. Huyết áp của tôi luôn ổn định từ 135 – 110 mmHg. Nhịp tim của tôi không tăng đột biến như trước mà chỉ dao động từ 75 – 85. Tôi cũng ngủ giấc sâu hơn, chỉ dậy 1 lần vào ban đêm là có thể ngủ đến tận sáng. Cảm giác ăn ngon miệng hơn, người khỏe khoắn trở lại. Tôi còn có thể tự lái xe một mình, thậm chí còn chở cả vợ con về quê ngoại chơi mà không phải lo lắng như trước”, ông Mạnh vui vẻ chia sẻ.

Thực phẩm này không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để được tư vấn về bệnh tăng huyết áp vui lòng liên hệ: 18006105/ 090 220 7739

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Các Loại Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ và bệnh lý tại thận. Vì vậy điều trị tăng huyết áp sớm rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp – gọi là thuốc hạ áp. Chúng được phân loại thành nhiều loại với cơ chế dược lý khác nhau và gây ra các tác dụng phụ khác nhau.

Với nhiều loại thuốc như vậy thì để tìm các lựa chọn tốt nhất cho bạn có thể sẽ tốn một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ dò liều để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn, có thể sẽ bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau.

1. Thuốc lợi tiểu

Đây là loại thuốc được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp đào thải lượng nước và muối dư thừa qua đường nước tiểu. Từ đó làm giảm khối lượng máu đi qua các mạch máu và hạ huyết áp.

Có 3 loại thuốc lợi tiểu chính: Lợi tiểu thiazide, lợi tiểu giữ kali và lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu Thiazide thường có ít tác dụng phụ hơn các thuốc khác, nhất là khi sử dụng với liều thấp trong trường hợp tăng huyết áp sớm

Ví dụ về thuốc lợi tiểu thiazid bao gồm:

Chlorthalidone (Hygroton)

Chlorothiazide (Diuril)

Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril, Microzide)

Indapamide (Lozol)

Metolazone (Zaroxolyn)

Ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:

Amiloride (Midamor)

Spironolactone (Aldactone)

Triamterene (Dyrenium)

Ví dụ về thuốc lợi tiểu quai bao gồm:

Bumetanide (Bumex)

Furosemide (Lasix)

Torsemide (Demadex)

Ví dụ về thuốc lợi tiểu kết hợp bao gồm:

Amiloride hydrochloride / hydrochlorothiazide (Moduretic)

Spironolactone / hydrochlorothiazide (Aldactazide)

Triamterene / hydrochlorothiazide (Dyazide, Maxzide)

2. Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn beta có tác dụng bằng cách ngăn chặn các hóa chất tác dụng lên cơ tim kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn. Cho phép tim được đập với tốc độ và nhịp thấp hơn, từ đó lượng máu được bơm qua các mạch máu giảm và huyết áp được hạ xuống. Các loại thuốc trong nhóm chẹn beta gồm

Acebutolol (Sectral)

Atenolol (Tenormin)

Betaxolol (Kerlone)

Bisoprolol (Zebeta)

Bisoprolol / hydrochlorothiazide (Ziac)

Metoprolol tartrate (Lopressor)

Metoprolol succinate (Toprol-XL)

Nadolol (Corgard)

Pindolol (Visken)

Propranolol (Inderal)

Solotol (Betapace)

Timolol (Blocadren)

3. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ngăn không hoc ơ thể tạo ra hormone Angiotensin II – hormone làm co mạch. Từ đó lòng mạch được mở rộng và máu đi qua nhiều hơn. Các thuốc thuộc dòng ức chế men chuyển angiotensin II bao gồm:

Benazepril (Lotensin)

Captopril (Capoten)

Enalapril (Vasotec)

Fosinopril (Monopril)

Lisinopril (Prinivil, Zestril)

Moexipril (Univasc)

Perindopril (Aceon)

Quinapril (Accupril)

Ramipril (Altace)

Trandolapril (Mavik)

4. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Loại thuốc này cũng bảo vệ mạch máu khỏi tác dụng co mạch do angiotensin II gây ra nhưng với cơ chế khác nhau. Để gây co mạch thì angiotensin II phải gắn với các thụ thể ở trên mạch máu. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ngăn quá trình này xảy ra, từ đó hạ huyết áp. Một số ví dụ về thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Candesartan (Atacand)

Eprosartan (Teveten)

Irbesartan (Avapro)

Losartan (Cozaar)

Telmisartan (Micardis)

Valsartan (Diovan)

5. Thuốc chẹn kênh calci

Để co cơ thì tất cả các cơ bắp cần dòng calci đi vào và đi ra khỏi tế bảo cơ. Thuốc chẹn kênh calci sẽ ngăn dòng calci đi vào tế bào cơ trơn của tim và mạch máu. Từ đó tim sẽ đập với lực thấp hơn và mạch máu sẽ được thư giãn. Kết quả chính là hạ huyết áp:

Amlodipin (Norvasc, Lotrel)

Diltiazem (CD Cardizem, Cardizem SR, Dilacor XR, Tiazac)

Felodipine (Plendil)

Isradipine (dynacirc, dynacirc CR)

Nicardipine (Cardene SR)

Nifedipine (Adalat CC, Procardia XL)

Nisoldipine (Sular)

Verapamil (Calan SR, Covera HS, Isoptin SR, Verelan)

6. Thuốc chẹn Alpha

Trong một vài trường hợp, cơ thể của bạn sẽ tạo ra các chất gọi là catecholamine. Những chất này sẽ liên kết với các tế bào thụ thể alpha, từ đó làm co mạch và tim đập mạnh hơn, nhanh hơn gây tăng huyết áp. Thuốc chẹn alpha sẽ ngăn các catecholamine liên kết với các thụ thể alpha, từ đó giúp hạ huyết áp. Một số thuốc thuộc dòng chẹn Alpha

Doxazosin (Cardura)

Prazosin (Minipress)

Terazosin (Hytrin)

7. Thuốc chẹn alpha-beta

Đây là thuốc có tác dụng kết hợp, vừa ngăn sự gắn kết của catecholamine vào cả các thụ thể alpha và beta. Từ đó sẽ làm giảm co mạch giống thuốc chẹn alpha và cũng làm giảm lực co cơ tim và tần số tim như thuốc chẹn beta.

Carvedilol (Coreg)

Labetalol (Normodyne, Trandate)

8. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương

Loại thuốc này ngăn hệ thần kinh trung ương giải phóng ra catecholamine, từ đó tim sẽ không đập mạnh hơn và nhanh hơn, mạch máu không bị co và huyết áp được hạ xuống

Một vài ví dụ về loại thuốc này

Methyldopa (Aldomet)

Clonidine (Catapres)

Guanfacine (Tenex)

9. Thuốc giãn mạch

Thuốc giãn mạch làm giãn các mạch máu, đặc biệt là ở các động mạch nhỏ gọi là tiểu động mạch. Từ đó mở rộng lòng mạch máu và máu đi qua dễ dàng hơn.

Ví dụ về thuốc giãn mạch bao gồm

hydralazine (Apresoline)

minoxidil (Loniten)

Kế hoạch điều trị tăng huyết áp

Hầu hết đối với mọi người, thuốc đầu tiên được lựa chọn để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu Thiazide. Tuy nhiên thì với nhiều người, chỉ một loại thuốc lợi tiểu không đủ để kiểm soát huyết áp. Trong những trường hợp đó phải dùng kết hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc khác như chẹn beta, ức chế ACE, ức chế thụ thể angiotensin II hay thuốc chẹn kênh calci. Khi sử dụng thêm một loại thuốc thứ 2 thì huyết áp của bạn có thể sẽ hạ nhanh hơn dùng một loại. Ngoài ra khi kết hợp các loại thuốc với nhau thì lượng thuốc bạn uống mỗi loại sẽ giảm xuống, từ đó hạn chế tác dụng phụ.

Benazepril Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết BENAZEPRIL Thuốc điều trị tăng huyết áp là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc BENAZEPRIL . Dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid để điều trị tăng huyết áp. Dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu và digitalis để điều trị suy tim sung huyết không đáp ứng với các biện pháp khác.

Tên chung quốc tế: Benazepril.

Loại thuốc: Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.

Thuốc điều trị tăng huyết áp.

Viên nén 5 mg; 10 mg; 20 mg; 40 mg benazepril (dạng muối hydroclorid).

Benazepril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin. Tác dụng chủ yếu của thuốc là ức chế enzym chuyển angiotensin trên hệ renin – angiotensin, ức chế sự chuyển angiotensin I tương đối ít hoạt tính thành angiotensin II, là chất co mạch mạnh và là yếu tố tăng trưởng mạnh đối với tim (gây phì đại cơ tim).

Trong trường hợp tăng huyết áp do thận và khi hệ renin – angiotensin được hoạt hóa do nguyên nhân khác, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin làm giảm sức cản của mạch máu toàn thân, huyết áp trung bình, tâm trương và tâm thu; thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin thường làm hạ huyết áp, trừ khi tăng huyết áp do tăng aldosteron tiên phát.

Tác dụng điều trị tăng huyết áp: Thuốc làm giảm sức cản động mạch ngoại vi và không tác động lên cung lượng tim. Tưới máu ở thận được duy trì hoặc tăng lên và mức lọc cầu thận thường không thay đổi. Trong trường hợp hạ áp nhanh ở người bệnh tăng huyết áp rất cao và kéo dài, mức lọc của cầu thận có thể giảm nhất thời, dẫn đến tăng nhất thời creatinin và urê trong huyết thanh. Ở người bệnh có kemg theo phì đại thất trái, điều trị với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong vòng 2 – 3 tháng tim người bệnh có thể trở về bình thường.

Tác dụng trên người bệnh suy tim: Trong suy tim, thuốc ức chế enzym chuyển làm giảm áp suất làm đầy (tiền gánh), giảm sức cản động mạch ngoại vi, làm tăng cung lượng và khả năng làm việc của tim. Những tác dụng này đến nhanh sau khi bắt đầu điều trị. Lưu lượng máu ở thận có thể tăng tới 60%. Thuốc ức chế enzym chuyển có thể làm giảm bệnh cơ tim, vì angiotensin II là yếu tố tăng trưởng chính của cơ tim.

Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có tác dụng tốt ở người suy tim có bệnh cơ tim và rối loạn chức năng tâm thu thất trái. Trừ phi có chống chỉ định, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có thể dùng cho tất cả những người có thiểu năng tâm thu thất trái (phân số tống máu £ 35%). Sự ức chế enzym chuyển angiotensin ở những người này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển suy tim, làm giảm tỷ lệ đột tử và nhồi máu cơ tim. Trong rối loạn chức năng tâm thu, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có thể làm giảm sức cản của mạch ngoại vi (hậu gánh), huyết áp mao mạch phổi (tiền gánh), và sức cản của mạch máu phổi, và làm tăng cung lượng tim và tăng dung nạp luyện tập. Thuốc cũng làm giảm giãn tâm thất và có chiều hướng phục hồi tim trở về hình dạng bình thường.

Tác dụng trên người có bệnh thận do đái tháo đường: Ở người đái tháo đường, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin làm giảm bài tiết protein trong nước tiểu, và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Thuốc có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và ngăn chặn tiến triển suy tim ở người nhồi máu cơ tim, có huyết động ổn định.

Dược động học

Các esterase phân cắt phần ester của benazepril hydroclorid (tiền chất) ở gan tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính benazeprilat. Benazepril được hấp thu nhanh, nhưng không hoàn toàn (37%) sau khi uống (không bị ảnh hưởng bởi thức ăn). Benazepril chuyển hóa gần như hoàn toàn, tạo thành benazeprilat và những chất liên hợp glucuronid của benazepril và benazeprilat, các chất chuyển hóa này thải trừ cả trong nước tiểu và mật; nồng độ đỉnh của benazepril và benazeprilat trong huyết tương đạt trong khoảng tương ứng 0,5 đến 1 giờ và 1 đến 2 giờ. Sau khi dùng một liều đơn, thời gian tác dụng của benazepril kéo dài khoảng 24 giờ. Trừ ở phổi, benazeprilat không tích lũy ở mô. Bài tiết trong nước tiểu (thuốc mẹ): <1%. Gắn với huyết tương: 97%. Ðộ thanh thải: 0,3 – 0,4 ml/phút/kg. Thể tích phân bố: 0,12 lít/kg.

Dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid để điều trị tăng huyết áp.

Dùng kết hợp với thuốc lợi tiểu và digitalis để điều trị suy tim sung huyết không đáp ứng với các biện pháp khác.

Phù mạch; quá mẫn với benazepril hoặc với bất cứ thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin nào.

Ở người bệnh có chức năng thận suy giảm; hẹp động mạch thận một bên hoặc hai bên; người bị mất nước hoặc điều trị với thuốc lợi tiểu mạnh; điều trị với thuốc lợi tiểu giữ kali; người bệnh hẹp lỗ động mạch chủ hoặc hẹp lỗ van hai lá, cần bắt đầu điều trị với liều thấp và sau đó dùng liều thấp hơn liều thường dùng.

Sau khi dùng liều thuốc ban đầu, người có hệ renin hoạt hóa nhiều đôi lúc có thể có phản ứng hạ huyết áp mạnh trong những giờ đầu. Khi có hạ huyết áp mạnh, tiêm truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Sự hạ huyết áp nhất thời này không ngăn cản việc tiếp tục điều trị. Nếu dùng liều ban đầu thấp, thời gian hạ huyết áp mạnh sẽ ngắn.

Trong phẫu thuật lớn, hoặc khi gây mê với thuốc gây hạ huyết áp, thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin ngăn cản tạo angiotensin II sau giải phóng renin. Ðiều này gây hạ huyết áp mạnh, có thể hiệu chỉnh dễ dàng bằng tăng thể tích huyết tương.

Ở người bệnh giảm chức năng thận, đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh mô liên kết, cần theo dõi số lượng bạch cầu trong 3 tháng đầu. Cần báo cho người bệnh phải đến khám bác sỹ ngay khi có nhiễm khuẩn, đau họng, sốt đôi khi do mất bạch cầu hạt. Nguy cơ này tăng lên khi có bệnh mô liên kết, sử dụng thuốc giảm miễn dịch, hoặc giảm chức năng thận.

Thời kỳ mang thai

Dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ gây tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Ðã có trường hợp bị ít nước ối, hạ huyết áp và thiểu niệu/vô niệu ở trẻ sơ sinh. Do đó, không dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Benazepril và benazeprilat phân bố trong sữa mẹ. Trẻ nhỏ bú sữa nhận được dưới 0,1% liều dùng của mẹ tính theo mg/kg benazepril và benazeprilat. Có thể dùng benazepril trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Hô hấp: Ho nhất thời.

Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ gà. Tiêu hóa: Buồn nôn.

Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, phù mạch.

Hệ thần kinh trung ương: Lo âu, mất ngủ, tình trạng kích động.

Da: Ban, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, mẫn cảm với ánh sáng.

Nội tiết và chuyển hóa: Tăng kali – huyết. Huyết học: Mất bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tiêu hóa: Táo bón, viêm dạ dày, nôn, đại tiện máu đen.

Sinh dục – niệu: Liệt dương, nhiễm khuẩn đường niệu.

Thần kinh – cơ – xương: Tăng trương lực, dị cảm, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, yếu cơ.

Hô hấp: Viêm phế quản, khó thở, viêm xoang, hen.

Khác: Ra mồ hôi.

Ban, mày đay thường mất đi khi giảm liều, hoặc ngừng thuốc, hoặc dùng thuốc kháng histamin. Ho và vàng da thường mất đi trong vài ngày sau khi ngừng benazepril.

Khi có phù mạch kèm theo sưng ở mặt, niêm mạc miệng, môi và các chi, ngừng thuốc và không cần các biện pháp điều trị khác, mặc dù thuốc kháng histamin có thể làm giảm các triệu chứng này.

Có thể điều trị phù mạch ở lưỡi, thanh môn, hoặc thanh quản như sau: ngừng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và cho người bệnh vào viện; tiêm dưới da, hoặc hiếm trường hợp phải tiêm tĩnh mạch adrenalin; tiêm tĩnh mạch diphenhydramin hydroclorid; dùng hydrocortison đường tĩnh mạch.

Dùng benazepril qua đường uống.

Liều lượng của benazepril hydroclorid biểu thị theo số lượng benazepril.

Phải ngừng dùng thuốc lợi tiểu 2 – 3 ngày trước khi bắt đầu dùng benazepril, trừ trường hợp người có tăng huyết áp tiến triển nhanh hoặc ác tính, hoặc tăng huyết áp khó kiểm soát. Ở những người này, có thể bắt đầu điều trị ngay với benazepril với liều thấp hơn dưới sự giám sát cẩn thận của bác sỹ, và tăng dần liều một cách thận trọng. Ở người giảm chức năng thận, phải dùng liều thấp hơn hoặc với khoảng cách giữa các liều dài hơn và mức gia tăng liều nhỏ hơn.

Benazepril thường có hiệu quả khi dùng thuốc một lần mỗi ngày. Tuy vậy, nếu tác dụng gây hạ huyết áp giảm trước 24 giờ, phải chia tổng liều trong ngày thành 2 lần uống.

Liều thường dùng người lớn:

Bắt đầu: Uống, 10 mg, ngày một lần.

Duy trì: Uống 20 – 40 mg, ngày một lần hoặc chia thành 2 lần.

Ghi chú: Dùng liều bắt đầu 5 mg, cho người mất natri và nước do dùng thuốc lợi tiểu trước đó, người đang tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu, hoặc người suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút/1,73m 2). Những người bệnh này phải được theo dõi trong ít nhất 2 giờ sau liều ban đầu (và thêm 1 giờ sau khi huyết áp đã ổn định), để đề phòng hạ huyết áp quá mức.

Giới hạn liều thường dùng người lớn:

Không có tư liệu đánh giá liều lượng trên 80 mg một ngày.

Thuốc lợi tiểu: Người dùng thuốc lợi tiểu, đặc biệt người mới dùng thuốc này, đôi khi có thể có giảm huyết áp quá mức sau khi bắt đầu điều trị với benazepril.

Thuốc gây hạ huyết áp: Dùng đồng thời với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có thể gây tác dụng hạ huyết áp cộng hợp; thuốc điều trị tăng huyết áp gây giải phóng renin hoặc ảnh hưởng đến hoạt động giao cảm có tác dụng cộng hợp lớn nhất.

Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt indomethacin: Có thể đối kháng với tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin do ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận và/hoặc gây giữ natri và dịch.

Thuốc đồng (chủ) vận giao cảm: Dùng đồng thời, gây giảm tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.

Thuốc bổ sung kali và thuốc lợi tiểu giữ kali: Benazepril có thể làm giảm bớt mất kali do thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton, amilorid, triamteren, và thuốc khác) và các thuốc bổ sung kali có thể làm tăng nguy cơ tăng kali – huyết.

Lithi: Người dùng đồng thời thuốc ức chế men chuyển angiotensin trong khi điều trị với lithi có nồng độ lithi huyết thanh tăng lên và có triệu chứng ngộ độc lithi.

Bảo quản viên nén benazepril hydroclorid ở nhiệt độ dưới 30oC, chống ẩm, và đựng trong lọ kín.

Những triệu chứng quá liều là: giảm huyết áp nhẹ, nhịp tim chậm; tăng kali – huyết có thể xảy ra ngay cả với liều điều trị, đặc biệt ở người suy thận và người dùng thuốc chống viêm không steroid.

Ðiều trị quá liều gồm tăng thể tích huyết tương bằng truyền dịch tĩnh mạch và đặt người bệnh ở tư thế Trendelenburg để hiệu chỉnh sự hạ huyết áp. Có thể loại trừ lượng nhỏ benazeprilat bằng thẩm tách máu.

Sau đó tiến hành điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 10 mg.

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc BENAZEPRIL Thuốc điều trị tăng huyết áp

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết BENAZEPRIL Thuốc điều trị tăng huyết áp, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Latest posts by Cao Thanh Hùng ( see all)

Cập nhật thông tin chi tiết về Dùng Thuốc Điều Trị Tăng Huyết Áp Sai Cách trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!