Xu Hướng 6/2023 # Đông Y Dùng Gì Để Trị Cảm Nắng Nóng? # Top 12 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đông Y Dùng Gì Để Trị Cảm Nắng Nóng? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đông Y Dùng Gì Để Trị Cảm Nắng Nóng? được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời tiết nắng nóng khiến cho những người làm việc ngoài rời dễ bị cảm, người mệt mỏi. Trong trường hợp này đông y sử dụng các món ăn bài thuốc dân giã để cải thiện sức khỏe.

Những loại nước hoặc món ăn bài thuốc có tác dụng trong việc giải nhiệt

Theo kiến thức Đông y thì khi người bị mệt mỏi, cảm nắng ngoài việc ngồi vào chỗ mát nghỉ ngơi, người bệnh nên sử dụng một vài món ăn bài thuốc sau để giúp cải thiện sức khỏe được tốt nhất.

Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa 10-12g, cúc hoa 10-12g hãm uống thay chè. Dùng tốt cho người bị cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

Nước thanh quả lô căn: trám 10g, rễ sậy 30g, đường phèn 30g. Trám đập vụn. Tất cả sắc hãm 30 phút, gạn ấy nước, hòa đường, uống. Dùng tốt cho người bị cảm nóng cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.

Song cát thang: khổ qua tươi 250g, cát căn tươi 250g. Tất cả rửa sạch thái lát; sắc hoặc hãm uống. Ngày 1 lần, đợt 2-3 ngày. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (sốt Dengue) khi mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc.

Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng tốt cho người bị sốt nóng, ho khan ít đờm, vã mồ hôi (cảm mạo phong nhiệt), viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ).

Nước ép ngó sen hòa mật: ngó sen tươi 100g, nước mía 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

Nước ép từ dưa hấu cà chua rất tốt cho sức khỏe con người

Nước ép dưa hấu cà chua: cà chua, dưa hấu, liều lượng tùy ý. Ép riêng từng thứ lấy nước trộn đều. Dùng làm nước giải khát mùa hè, chữa biếng ăn.

Cà chua ướp đường: cà chua 250g bóc vỏ, thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút, hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát, giải nhiệt mùa hè.

Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng tốt cho người bị sốt khô họng, tiểu dắt.

Nước chanh: chanh quả vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối tùy ý. Tác dụng chống nắng, chống nóng, giải khát.

Nước bạc hà: bạc hà 16g rửa sạch, cho vào ấm, đổ 1 lít nước sôi hãm, thêm đường đủ ngọt rồi uống. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.

Đào chín: rửa sạch, gọt vỏ, ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-3 quả. Dùng tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

Canh đậu nành cải củ: đ ậu nành 50g, cải củ (thái lát) 20g, hành ta 3 củ, thêm gia vị nấu canh. Dùng tốt cho người bị cảm nắng cảm gió sốt nhẹ, sợ gió, ho.

Cháo đậu xanh: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ và đậu vo sạch, thêm nước nấu cháo ăn thường ngày. Dùng tốt cho bệnh nhân mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt.

Mẹo Chữa Trị Cảm Lạnh Dùng Bài Thuốc Đông Y

Các phương pháp như đánh gió, xông hơi hay dùng cháo giải cảm trong Đông y có thể trị cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả.

Nói đến cảm lạnh, ai cũng cảm thấy quá quen thuộc đến nỗi không ai là không thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Nhưng tại sao bệnh cảm lạnh quen thuộc là thế mà chúng ta, nhất là vào thời kỳ giao mùa, số lượng người mắc lại cứ ngày càng tăng lên, như thế là bệnh cảm lạnh vẫn là chuyện không xưa một chút nào.

Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kaháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn.

Chính khí hay còn gọi là năng lực tự vệ của cơ thể, Đông y gọi là khí dương, có tác dụng chống lại các tác động từ bên ngoài vào như sự biến đổi thời tiết khí hậu như gió, mưa, nóng, lạnh. Ban ngày khí dương ở ngoài mặt da, ban đêm lui vào tạng phủ. Vì thế người ta hay bị cảm lạnh sau một đêm ngủ mà không mặc đủ ấm hoặc nằm nơi có nhiều gió lùa hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người.

Theo Đông y, vùng đầu mặt cổ là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương trong cơ thể, vì thế vùng đầu mặt là nơi chịu rét tốt nhất trong cơ thể. Vùng phía sau cơ thể là vị trí của hai đường kinh thái dương, đó có thể coi như cửa ngõ biên giới tuyến đầu bảo vệ cơ thể, vì thế thường khi gặp gió lạnh ở phía nào thì ta quay lưng về phía đó sẽ đỡ lạnh hơn. Khí lạnh muốn xâm nhập được vào cơ thể thì phải phá vỡ được phòng tuyến đó nên những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh là thấy ớn lạnh dọc sống lưng, đau nhức mỏi cổ vai gáy, nhức đầu và lạnh buốt hai chân.

Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.

Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.

Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.

Khi thời tiết bắt đầu thay đổi, chúng ta – nhất là cụ già và em nhỏ tối ngủ cần mặc ấm, đi tất phòng trời trở lạnh đột ngột, trước khi đi ngủ kiểm tra cẩn thận các cửa sổ, tránh gió lùa. Các em nhỏ khi đi học có thể cho thêm vào cặp sách một cái áo gió, phòng khi gió mùa đông bắc về.

Các cụ già trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước nóng có tí gừng, khi muốn bước ra ngoài sân hay ra ngoài ban đêm, hay trời sáng mở cửa bước ra ngoài chúng ta nên có sự đề phòng gió lùa, nên đứng tránh sang một bên, cho người quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, chú ý giữ ấm người, nhất là họng và ngực.

Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc con hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ cho trẻ./.

(Theo BS. Thu Hương/SKĐS)

Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y

CÁCH TRỊ CẢM SỐT BẰNG ĐÔNG Y

Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

CÁCH ĐIỀU TRỊ CẢM SỐT BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

1. – Đi nắng quá về cảm, Nhức đầu, khát nước, Uống “CẢM NHỨC ĐẦU”, Trẻ em uống “BAN NÓNG TRẺ EM”.

2. Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

3.- Cảm hơi lâu một chút nữa, thì hầm hầm hoặc nóng, nhiều hơn,Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”.

4.- Nếu cảm hơn một tuần mà không đứt, nóng đi nóng lại hoài. Đó là cảm lại đi sâu vào thận. Trẻ em và người lớn cũng thường bị bịnh nầy. Uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”, cho đến hết bệnh.

5.- Cảm nắng ít ngày, hỉ mũi ra máu bầm. Đó là triệu chứng bịnh sắp khỏi, đừng sợ. Uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (“BAN NÓNG TRẺ EM” cho trẻ em), thêm “LỤC NHẤT” và “TÊ GIÁC”.

6.- Khi đi mua, gió, hoặc tắm nước lạnh làm ớn lạnh,như bị cảm. Đó là gốc rét thừa cơ mà trở lại làm bệnh. Uống ngay lúc đó “DƯỠNG THẦN” 20, 30 viên. Uống liên tiếp luôn mấy ngày sau cho đến hết cảm.

7.– Cảm mưa, nóng ít, lạnh nhiều, uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”, thêm một củ gừng lùi tro, bằng đầu ngón tay cái.

8, – Cảm mưa mà chỉ lạnh, không nóng, vọp bẻ lạnh các đầu ngón tay,ngón chân, phải hơ lửa mới chịu được, uống một gói DƯỠNG THẦN cùng với một hoàn “ÔN CAN HUYẾT”

Bệnh nặng có thể uống bằng hai.

9 – Cảm lạnh nhiều hơn nóng. Uống “DƯỠNG THẦN”. Hai tay và chân lạnh thì uống thêm “TIỂU KIẾN TRUNG”. Nếu có cho đàm đặc, lỏng hoặc trong thì uống “BỔ PHỔI TRỪ LAO” ( không cần uống “TIỂU KIẾN TRUNG” nữa).

10.- Cảm đi cảm lại hoài, trẻ em trái tay lạnh, chân tay

lạnh, coi chừng gốc ban rét. Uống “DƯỠNG THẦN” với “HÀI NHI LINH ĐƠN”.

11. – Thức khuya, hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn đồ sống sít, lạnh lẽo, ớn lạnh như bị cảm. Đó cũng là gốc rét trở lại. Uống như số 9.

12.- Cảm mà chảy nước mũi, uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (trẻ em thì uống “BAN NÓNG TRẺ EM”) với “ÔN PHẾ CHỈ LƯU”.

13. – Cảm và nhức đầu nhiều thì uống “CẢM NHỨC ĐẦU” và “THIÊN ĐẦU THỐNG”.

14.- Cảm và mửa vì không tiêu, uống “NGŨ TÍCH”,

15. – Cảm rồi mà còn ho hoài, uống thêm thuốc “HO KỲ HOA DỊ THẢO”.

16.- Cảm nóng, mửa ra sán lải. Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”. Hết bịnh uống “Ô MAI HOÀN”.

D.- Vì bệnh khác mà sinh nóng sốt.

17- Lên quai bị, tục gọi là sưng quai hàm, nóng sốt. Uống”NHÂN SÂM BẠI ĐỘC”.

18 – Nóng như bị cảm mà đi cầu thốn hậu môn như bị kiết lỵ. Đó là kiết lỵ làm nóng lạnh. Uống “THÔNG CAN TRỪ” và “HỒNG BẠCH THỐNG LỊ”.

19.- Bị ung nhọt trong người nên làm nóng lạnh. Uống “TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH”.

20.- Bị ăn không tiêu, chướng bụng làm nóng lạnh. Uống “NGŨ TÍCH”.

21.- Bị gan nóng, ngủ không được, hay giật mình, gió nhiều khó chịu, như hay dễ cảm. Uống “NHUẬN CAN KHÍ”.

22.- Bị thận nóng, lái vàng hoặc đỏ, hay nặng đầu hoặc e nhức đỉnh đầu như có cảm. Uống “BÁT VỊ TRI BÁ”,

23,- Bị gan và thận nóng, người khô khan, khát nước đêm, hoặc khô cổ, ngủ hay lăn lộn như hay cảm ; thường trẻ em hay bị. Trẻ em hay người lớn đều uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”.

Phòng khám đông y cổ truyền Kỳ Hoa Dị Thảo

Địa chỉ: 153 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y ) – 0903 784 072

Địa chỉ 2 : 62 Hồ Tùng Mậu, quận 1 (Trung Tâm Y Tế Phường Bến Nghé) – 028 3961 6339 – 0925 000 115

Địa chỉ 3: 227 Lý Tự Trọng, quận 1 ( Trung Tâm Y Tế Phường Bến Thành) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 4: 4395/2A Nguyễn Cữu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y Chùa Bình An) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 5: 27-28-29 quốc lộ N2 chợ Tân Lập, Thủ Thừa, Long An ( Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Đức Năng) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Kỳ Hoa Dị Thảo Phòng khám đông y với những bài thuốc đông y cực kỳ hiểu quả, như thuốc đông y trị đau lưng, nhức đầu, trị cảm sốt, viêm gan. Thông qua bắt mạch và bốc thuốc để chẩn đoán, phòng khám đông y tân phú, phòng khám đông y,khám đông y, khám bệnh tân phú, yoga tân phú, spa tân phú, bắt mạch bốc thuốc, châm cứu đông y, châm cứu, thuốc đông y

Cách Trị Cảm Nắng Hiệu Quả Theo Y Học Cổ Truyền

Cách trị cảm nắng hiệu quả theo Y học cổ truyền

Cháo đậu xanh, lá dâu: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Rửa sạch đậu xanh nấu chín (có thể cho 1 ít gạo tẻ vào), cho dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: chữa cảm nóng có sốt cao, mồ hôi ra dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Cháo lá bạc hà sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ….

Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho nước nấu cháo đặc; khi cháo vừa chín tới, cho nước thuốc vào, tiếp tục đun sôi 1-2 lần nữa là được. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Người dạ dày hư hàn nên ăn ít. Công dụng: sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè.

Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, lá sen ¼ lá, gạo lức 100g. Rửa sạch đậu xanh cho vào nồi nấu trước. Khi chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử bồi bổ sức khỏe, trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo hạt ngưu bàng: hạt ngưu bàng 15g, gạo lức 50g. Cho 250ml nước vào hạt ngưu bàng đun sôi còn 100ml, bỏ bã, lấy nước rồi cho gạo đã đãi sạch vào, đổ thêm nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần, ăn nóng. Người dạ dày hàn, khí hư không dùng. Công dụng: sơ tán phong nhiệt giải độc thấu chẩn, lợi niệu, tiêu phù, trị ngoại cảm phong nhiệt, ho, táo bón, nóng lở loét.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, nước vừa đủ cho 2 thứ vào nấu trước; khi chín cho gạo vào nấu cháo loãng, ngày 1 bát chia ăn nhiều lần. Người cảm phong hàn không nên dùng. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng.

Nước quả trám: quả trám tươi bỏ hạt 60g, hành củ 15g, gừng tươi 10g, tía tô 10g. Các thứ rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước lã đun sôi còn 400ml, vớt bỏ bã cho 1 ít muối. Uống trong ngày. Công dụng: giải biểu, tán hàn, trừ cảm, sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi.

Trà phòng cảm cúm: lá nhãn 100g, lá bạch đàn 100g, rửa sạch phơi khô, bóp vụn, hoa hòe 20g, trộn đều cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê trà hãm với 200ml nước sôi, chắt ra hãm lần 2, chia uống nhiều lần trong ngày.

Lương y: Đình Thuấn

Cập nhật thông tin chi tiết về Đông Y Dùng Gì Để Trị Cảm Nắng Nóng? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!