Xu Hướng 10/2023 # Điều Trị Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) Cập Nhật 2023 # Top 12 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Điều Trị Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) Cập Nhật 2023 # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) Cập Nhật 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) nay đã được thừa nhận là nguyên nhân của nhiều bệnh trong đó rõ rệt và chắc chắn nhất là bệnh loét dạ dày-tá tràng và thanh toán diệt sạch vi khuẩn này (eradication) hầu như sẽ chữa lành các ổ loét, làm giảm một cách rất đáng kể tỷ lệ tái phát của bệnh loét.

1. Chẩn đoán:

Trước khi điều trị, cần phải chẩn đoán chính xác bệnh nhân có nhiễm HP hay không. Có nhiều phuơng pháp (Test) để chẩn đoán, có thể chia ra hai nhóm: Nhóm test làm nội soi dạ dày và nhóm test không cần nội soi. Tuy không có test nào là hoàn mỹ 100%, nhưng có nhiều test rất tốt về độ nhạy cũng như đặc hiệu và trong những năm gần đây chất lượng đã được cải thiện thêm nhiều. Chẩn đoán HP nhằm 2 mục đích:

Xác định sự hiện diện của HP trước khi tiến hành điều trị hoặc để nghiên cứu dịch tễ về HP

Xác định kết quả diệt HP sau đợt điều trị.

1.1. Các Test làm nội soi gồm:

-Test Urease trên mảnh sinh thiết (Biopsy Urease Test BUT): Là test thông dụng nhất, có độ nhạy khá cao (89%-98%) và độ đặc hiệu rất cao (100%), cho kết quả trong thời gian ngắn (mươi phút đến vài giờ). Nếu bệnh nhân mới sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) thì HP có thể bị tạm thời ức chế sự phát triển và do đó làm sai lạc kết quả của test, vì vậy kết quả của BUT trong vòng 6 tháng (ít nhất là 4 tuần) sau đợt điều trị kháng sinh là không đáng tin cậy.

Mô học: Quan sát mô học của mảnh mô sinh thiết nhuộm H & E là một Test có giá trị về HP (độ nhạy 93%, đặc hiệu 87%, độ chính xác chung 92%) Kết quả rõ hơn nếu nhuộm đặc biệt như Giemsa, WarthinStarry và Điều trị kháng sinh hoặc PPI trong thời gian gần cũng làm giảm sự chính xác của Test này.

Cầu khuẩn HP: về lý thuyết là Test tốt, nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao phức tạp nên chưa phải là Test áp dụng thường quy ở lâm sàng. Tuy nhiên, trong những trường hợp điều trị HP thất bại thì cấy HP để đánh giá độ nhậy với kháng sinh là rất có lợi.

Polymerase Chain Reaction(PCR) là 1 test hiện đại rất hấp dẫn vì có độ nhạy cao (94%-100%), độ đặc hiệu rất cao (100%), sử dụng được chất liệu sinh thiết đã dùng làm Test BUT, có giá trị trong cả các trường hợp mà tỷ trọng HP thấp, và cho phép phát hiện một số gen của HP như cag PCR cũng thực hiện được với dịch vị. Nhược điểm là ống nội soi rửa và khử trùng không kỹ và sự hiện diện HP ở cao răng có thể làm sai lạc kết quả của PCR.

1.2. Các Test không cần nội soi:

Huyết thanh: Các xét nghiệm huyết thanh đo các kháng thể IgG đối với HP là những xét nghiệm rẻ tiền và đáng tin cậy. Kết quả rất tốt với huyết thanh hoặc máu toàn phần, nhưng IgG nước bọt không tốt bằng. Rất có giá trị để xác định sự hiện diện của HP trước khi điều trị cũng như nghiên cứu dịch tễ. Nhược điểm là sau khi điều trị diệt HP, tỷ số IgG chỉ giảm dần, phải 6-12 tháng sau mới hết, do đó không nên sử dụng Test huyết thanh để xác định kết quả điều trị

Test urea trong hơi thở(urea breath test, UBT) có độ nhạy cao(90%-100%) và đặc hiệu cao(88%-100%). Sử dụng C13đắt tiền, nên hiện đang cải tiến với C14, kết qủa rẻ và nhanh hơn.

UBT được xem xét là test tốt nhất để xác nhận sự diệt HP 4 tuần lễ sau điều trị (độ nhạy sau điều trị là 95%, độ đặc hiệu 96%). Có thể xảy ra âm tính giả nếu điều trị ức chế tiết dịch vị kéo dài hoặc mới gần đấy (PPI, bismuth hoặc kháng sinh).

Hiện nay ở Châu á – Thái Bình Dương, UBT mới được sử dụng trong nghiên cứu.

Nhìn chung lại các test không cần nội soi cũng chính xác như các test trong nội soi. Do đó sự lựa chọn test nào để xác định tình trạng HP là tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng trường hợp.

2. Điều trị:

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến của nhân loại, gây ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng và những phí tổn to lớn về chăm sóc sức khoẻ. Có những phí tổn trực tiếp như tiền khám thầy thuốc, tiền thuốc men, tiền xét nghiệm, ngày nằm viện. Những phí tổn gián tiếp như giảm sút thời gian lao động và chất lượng lao động.

Có nhiều cách chữa bệnh loét. Trước đây người ta chữa loét có thể bằng phẩu thuật cắt bỏ dạ dày, về sau thường chữa chủ yếu bằng các thuốc ức chế tiết dịch acid để đạt liền sẹo và tiếp tục liều thuốc duy trì thời gian rất dài để giảm tái phát. Từ ngày vai trò gây bệnh loét và gây tái phát của HP được chứng minh, các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất là cách điều trị tốt nhất và kinh tế nhất là chữa làm lành liền sẹo nhanh ổ loét kết hợp với thanh toán nhanh có hiệu quả vi khuẩn HP. ở Mỹ người ta đã tính toán chi phí của các phương pháp điều trị trong thời gian 15 năm và rút ra kết luận rằng cách chữa cổ điển dùng thuốc ức chế tiết axit và điều trị duy trì dài ngày đắt gấp 10 lần so với điều trị loét nhanh bằng dùng thuốc làm liền sẹo nhanh ổ loét và thanh toán HP.

Chỉ số ITT analysis (Intention to treat analysis, tạm dịch là phân tích theo số có ý đồ điều trị): bao gồm tất cả số dự định cho điều trị, có loét tá tràng có HP dương tính, dù kết quả cuối cùng không làm được thì vẫn tính vào phân tích, lấy kết quả thu được lần sau cùng làm kết quả cuối cùng để phân tích.

Chỉ số PP analysis (Per Protocol Analysis, tạm dịch là phân tích theo số có hồ sơ đủ nghi thức): chỉ tính những trường hợp có đầy đủ hồ sơ nghi thức đến kết quả cuối cùng, loại bỏ những ca vi phạm nghi thức không tính.

Các phác đồ điều trị cũng cần đơn giản, ngắn ngày ít tác dụng phụ để đảm bảo được dễ dàng hơn sự tuân thủ của bệnh nhân. Trong các nghiên cứu trước kia phác đồ 3 thuốc Bismuth và 2 kháng sinh: Métronidazole + Tétacycline (Bismuth triple therapy) như thuốc Gastrostat của Australia đạt được kết quả tỷ lệ thanh toán HP từ 80% đến 90%. Nhưng những nghiên cứu mới hơn cho kết quả kém hơn do có hiện tượng thuốc kháng thuốc Metronidazole tăng cao và bệnh nhân tuân thủ kém vì chế độ dùng thuốc phức tạp có nhiều tác dụng phụ. Nói chung người ta thấy là trong loét hoạt động cần phối hợp thêm thuốc kháng thụ thể histamin H2 (H2 RA) hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) để đạt nhanh hơn sự tiến bộ lâm sàng và liền sẹo.

Hội nghị Consensus của Châu Âu thống nhất: (báo cáo Maastricht Consensus)

đề nghị phác đồ phối hợp Omeprazole với 2 thuốc kháng khuẩn trong 1 tuần lễ: viết tắt là nghiên cứu MACH1 (Metronidazole, Amoxicilin, Clarithromycin, H.pylori, 1 tuần lễ điều trị): gồm 787 bệnh nhân chia ngẫu nhiên, 645 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn phân tích theo protocol (PP analysis) và 718 đạt chuẩn phân tích theo dự định điều trị (ITT analysis). Hội nghị Consensus này gồm 19 nước Châu Âu có thêm chyên gia 3 nước: Canada, Nhật và Hoa Kỳ tham dự.

Kết luận của hội nghị là khuyến cáo mạnh mẽ chế độ điều trị cơ bản gồm 3 thuốc dựa trên cơ sở thuốc ức chế bơm proton (PPI-based triple therapy) trong 7 ngày: sử dụng 1 thuốc PPI (Omeprazole 2x20mg hoặc Lansoprazole 2x30mg hoặc Pantoprazole 2x40mg) và 2 kháng sinh Clarithromycin với 1 Nitroimidazole (Metronidazole hoặc Tinidazole) hoặc với Amoxycilin.

Cần thêm dữ kiện để xác định giá trị của thuốc mới: Ranitidine bismuth citrate (RBC, Tritec)

Trong trường hợp thất bại với 3 chế độ thuốc, khuyên nên sử dụng 1 đợt 4 thuốc (Quadruple therapy) PPI Tétracyclin) cộng 3 thuốc cổ điển (Bismuth, Metronidazole, Tétracyclin)

Hội nghị Consensus của Hoa Kỳ tháng 2/1997: Các kết luận được trình bày tại tuần lễ tiêu hoá Mỹ Washington, tháng 5/1997

Hội nghị khuyên cần làm Test HP cho mọi bệnh nhân có loét tá tràng và loét dạ dày và ở những bệnh nhân có bị 1 biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Hội nghị chưa có ý kiến dứt khoát đối với việc có nên điều trị HP ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá chưa có chẩn đoán rõ hoặc không có loét (non Ulcer Dyspepsia). Thầy thuốc được phép làm test HP cho các bệnh nhân đó và nếu Test HP dương tính thì có thể điều trị nhưng cần bàn với bệnh nhân về lợi và bất lợi của điều trị.

Hội nghị cũng khuyên nên điều trị HP cho các bệnh nhân tiếp sau cắt dạ dày vì ung thư dạ dày sớm và các bệnh nhân có u lympho gắn với tổn thương mô lympho của niêm mạc dạ dày (gastric mucosa associated lymphoid tisue lympho: MALT ) nhưng nên tiến hành điều trị tại các trung tâm chuyên khoa có điều trị theo dõi tốt.

Hội nghị không chủ trương làm Test HP cho các người không có triệu chứng rối loạn về tiêu hoá.

Hội nghị tán thành 4 chế độ điều trị HP mà Uỷ ban quản lý Lương thực và Thuốc (Food and drrug administration, FDA) của Hoa Kỳ đã chấp nhận là:

Omeprazole 40mg uống 1 lần 1 ngày, và Clarithromycin 500mg 3 lần/ngày trong 2 tuần lễ, tiếp theo là Omeprazole 200mg 1 lần/ngày trong 2 tuần nữa.

Ranitidin bismuth citrat (RBC) 400mg 2 lần/ngày và Clarithromycin 3 lần/ngày trong 2 tuần lễ, tiếp theo là RBC 400mg 2 lần/ngày trong 2 tuần nữa.

Bismuth subssalicylate 525mg 4 lần/ngày, Métronidazole 250mg 4 lần/ngày, Tétracylin 500 4 lần/ngày và liều chuẩn của 1 thuốc kháng thụ thể H2 (H2RA) trong 2 tuần lễ, tiếp theo là liều chuẩn H2 RA dùng 1 mình trong 2 tuần nữa.

Lansoprrazole 30mg, Clarithromycin 500mg và Amoxicillin 1000mg, mỗi thứ dùng 2 lần/ngày trong 2 tuần lễ

Nhưng ngoài 4 chế độ trên, hội nghị cũng nêu rõ là có nhiều chế độ điều trị mới cũng tỏ ra rất có triển vọng để chữa HP, đặc biệt là 3 chế độ.

Omeprazole 20mg hoặc Lansoprazole 30mg Clarithomycon 500mg và Metronidazole 500mg mỗi thứ 2 lần/ngày trong 2 tuần lễ.

RBC 400mg, Clarithromycon 500mg và Amoxicillin 1000mg, mỗi thứ 2 lần/ngày trong 2 tuần lễ.

RBC 400mg, Clarithromycin 500mg và Métronidazole 500mg, mỗi thứ 2 lần/ngày trong 2 tuần

Trong khi ở Châu Âu chủ trương 7 ngày điều trị theo 1 chế độ trên là đủ, các nghiên cứu ở Mỹ thường áp dụng thời gian 2 tuần lễ.

Tóm lại, các chế độ điều trị HP mới mà hội nghị khuyến cáo có thể tóm tắt như sau:

Lansoprazole 30mg Hoặc Amoxicillin 1000mg Omeprazole 20mg + Clarithromycin+ hoặc Hoặc 500mg Metronidazole 500mg RBC 400mg

Mỗi thứ uống 2lần/ngày trong 2 tuần lễ

Hội nghị Consensus của Châu á-Thái Bình Dương về điều trị HP họp ở Singapore tháng 8/1997

Nên chẩn đoán HP như thế nào và ở những bệnh nhân nào?

Những người nào cần được điều trị HP, lúc nào và như thế nào?

Cách điều trị chứng dyspepsia

Pylori và ung thư dạ dày.

Các kết luận của hội nghị được phân ra theo mức độ hiển nhiên (level of evidence) từ I đến IV, và các khuyến cáo của hội nghị được phân ra 3 mức:

Khuyến cáo mạnh mẽ, có cơ sở chắc chắn

Khuyên nên dùng, cơ sở chắc chắn vừa phải

Có thể cân nhắc, cơ sở chắc chắn không

Về cơ bản các kết luận và khuyến cáo của hội nghị Châu á có nhiều điểm thống nhất với hội nghị Châu Âu và Châu Mỹ nhưng cũng có những quy định cụ thể riêng thích hợp với thực tế trong khu vực. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ tịch đoàn, chúng tôi chưa công bố các kết luận của hội nghị để đến ngày 15/12/1997 chủ tịch đoàn sẽ công bố trong tuần lễ bệnh tiêu hoá Châu á – Thái Bình Dương sẽ họp ở Hongkong từ 12-17/12/1997

Các Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp

Kháng sinh Amoxicillin

Đây là loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta lactam, bền trong môi trường acid dạ dày. Amoxicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế vào vi khuẩn Hp. Đây là loại kháng sinh cơ bản được phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh này để điều trị Hp ngày càng trở nên hạn chế do tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng với Amoxicillin ngày càng gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2012, tỷ lệ Hp kháng thuốc Amoxicillin lên tới 43,6%. Tỷ lệ Hp kháng thuốc gia tăng đồng nghĩa với tỷ lệ điều trị Hp thất bại gia tăng và làm gia tăng thêm tỷ lệ Hp đa kháng thuốc (kháng nhiều loại kháng sinh cùng một lúc), gia tăng gánh nặng kinh tế lên người bệnh, kèm theo đó là các tác dụng phụ đáng kể của thuốc.

Kháng sinh Clarithromycin

Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn. Clarithromycin được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn Hp ở phác đồ lần đầu với ưu điểm là rất nhạy cảm trên vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh Clarithromycin ngày càng gia tăng làm cho phác đồ điều trị Hp đầu tiên thất bại trên rất nhiều bệnh nhân nhiễm Hp. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam 2014 của bác sỹ Đinh Cao Minh cho thấy tỷ lệ đề kháng với Clarithromycin lên tới 57% làm cho nó trở thành loại kháng sinh điều trị Hp bị đề kháng nhiều nhất.

Metronidazol, Tinidazol

Hai loại kháng sinh này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị vi khuẩn Hp do tác dụng tại chỗ mạnh và cũng có tác dụng toàn thân. Metronidazol được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, ngoài sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn Hp, Metronidazol còn được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp thông thường, nhiễm khuẩn răng lợi do đó cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của Hp. Tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng với Metronidazol theo nghiên cứu năm 2013 là 44,1%.

Đây là loại kháng sinh sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cuối cùng, chống chỉ định trong điều trị Hp cho trẻ em đang độ tuổi phát triển do tác dụng phụ mạnh trên sự phát triển xương sụn và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Tuy vậy, việc lạm dụng kháng sinh và việc không tuân thủ điều trị cũng như tỷ lệ tái nhiễm Hp gia tăng nhanh đã làm cho vi khuẩn Hp đề kháng với Levofloxacin lên tới 25,5%, theo một nghiên cứu năm 2013.

Đây là kháng sinh phổ rất rộng, nhưng từ lâu đã ít được sử dụng trong điều trị lâm sàng các bệnh nhiễm khuẩn do tác dụng phụ trên răng, xương sụn, và nhiều cơ quan khác. Loại kháng sinh này cũng chống chỉ định cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú. Vi khuẩn Hp rất khó có thể kháng lại loại kháng sinh này do bản thân vi khuẩn cần nhiều điểm đột biến để tránh được tác dụng của Tetracyclin. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu cập nhật trong năm 2013, có tới 23,5% vi khuẩn Hp đã đề kháng Tetracyclin.

Bismuth subcitrate có hai tác dụng: một mặt nó bám vào ổ loét trên dạ dày làm giảm tác dụng của acid dạ dày trên ổ loét, giúp ngăn ngừa vết loét lan rộng, một mặt nó có tác dụng diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các hợp chất Bismuth nói chung chỉ diệt được khoảng 20% vi khuẩn Hp ở người bệnh. Cho nên Bismuth subcitrate chỉ được phối hợp cùng các thuốc điều trị khác giúp gia tăng tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn Hp.

Nhược điểm của Bismuth là chúng là kim loại nặng, khi sử dụng trong các phác đồ điều trị Hp kéo dài người ta quan sát được lượng Bismuth trong máu tăng lên dẫn và lo sợ các bệnh lý do nhiễm kim loại nặng trong máu. Chính vì vậy, các bác sỹ cũng ít khi sử dụng Bismuth trong các phác đồ tiệt trừ Hp.

Có hai nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là nhóm thuốc Ức chế tiết acid dạ dày và thuốc ức chế bơm proton (PPI), trong đó nhóm PPI hiện nay được sử dụng phổ biến hơn hẳn. Các thuốc nhóm này không trực tiếp điều trị vi khuẩn Hp nhưng chúng được cho là làm gia tăng tác dụng của kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là thuốc có tác dụng ức chế tiết ở các tế bào thành dạ dày, nếu sử dụng quá lâu dài có thể dẫn tới teo các tế bào thành dạ dày gây ra bệnh viêm teo dạ dày, dấu hiệu bước đầu của Ung thư dạ dày. Cho nên, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên trong điều trị bệnh lý dạ dày nói chung và bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra nói riêng. Một số loại thuốc nhóm này được sử dụng phổ biến hiện nay là Omeprazol, Esomeprazol, Rabenprazole, Lansoprazol, Pantoprazol, Cimetidin….

Các chế phẩm giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp

Kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà là một loại kháng thể có tác dụng ức chế men trực tiếp men Urease của vi khuẩn Hp – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Khi đưa vào cơ thể, OvalgenHP sẽ phát huy tác dụng thông qua 4 cơ chế: giảm khả năng sinh sống của vi khuẩn Hp trong môi trường acid dạ dày; chống bám dính vi khuẩn Hp vào niêm mạc dạ dày; gây tổn thương vách tế bào vi khuẩn Hp; kết tụ vi khuẩn Hp lại thành từng đám để tạo điều kiện cho miễn dịch cơ thể tóm giữ và tiêu diệt vi khuẩn. Hiện nay, kháng thể OvalgenHP đang được ứng dụng rất tốt để trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, hoặc những người nhiễm Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.

TS. Nguyễn Văn Sa

Phác Đồ Điều Trị Đau Dạ Dày Do Vi Khuẩn Hp Mới Nhất

Để tiệt trừ vi khuẩn Hp cần phải sử dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau và được đưa thành khuyến cáo chung cho các bác sỹ trong từng khu vực. Khuyến cáo điều trị cũng thường xuyên được cập nhật để đối phó với tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, cuộc chiến với vi khuẩn Hp không đơn thuần là công việc của bác sỹ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân. Trong cuộc chiến này, bệnh nhân cũng cần phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định về vi khuẩn Hp, hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Phác đồ 3 thuốc

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin

PPI + Amoxicillin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Tiệt trừ Hp lần đầu:

– Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)

– Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.

Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Tetracyclin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn

Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn

Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.

Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Phác đồ kế tiếp: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc.

Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ.

Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay.

Cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.

Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin:

PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin

Dùng trong 10 ngày

Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth

Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ gân-khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sỹ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.

Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp đang trở thành mối lo khi việc tiệt trừ ngày càng trở nên khó khăn. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2023, hiệu quả tiệt trừ Hp của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ Hp thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay.

Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp vẫn tiệt trừ thất bại sau hai lần điều trị, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Chính vì vậy nên việc chẩn đoán Hp kháng thuốc đã số vẫn mang tính kinh nghiệm của bác sỹ điều trị.

Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Một giải pháp mới gần đây được lựa chọn để dùng phối hợp với thuốc đó là kháng thể OvalgenHP để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do H.pylori. Loại kháng thể này được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản, hiện đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và một số nước châu Âu. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, khi sử dụng OvalgenHP phối hợp với phác đồ điều trị thì tỉ lệ tiệt trừ Hp trên bệnh nhân được tăng lên gần như gấp đôi (Chi tiết nghiên cứu: https://goo.gl/Fzcnvt ). Ngoài việc trợ giúp trong quá trình điều trị bệnh, OvalgelHP còn giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe, môi trường dạ dày. Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua để giảm nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm khuẩn Hp sau điều trị. Đặc biệt, kháng thể OvalgenHP có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà rất lành tính, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Người bệnh cũng cần lưu ý: không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp vì tỷ lệ tiệt trừ Hp là chưa được chứng minh, hàm lượng Clarithromycin trong bộ kít thường thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Do tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, đôi khi việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày không đạt được kết quả như ý, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc hoặc ngừng việc điều trị mà nên phối hợp tốt với thầy thuốc tìm các giải pháp phối hợp hiệu quả hơn, đổi thuốc… nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Nếu nghi ngờ có HP kháng thuốc, có thể kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với thuốcđể tăng hiệu quả điều trị , giảm nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn HP trong cộng đồng.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ.

Khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trực tiếp.

Không sử dụng các kit dạ dày có chứa PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt vi khuẩn Hp.

Khi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, ngoài việc điều trị theo phác đồ, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

DS. Bùi Minh Tuệ

Chữa Vi Khuẩn Hp Bằng Thuốc Nam Có Diệt Được Vi Khuẩn?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân ưu tiên áp dụng. Do sử dụng thuốc tân dược có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, cũng như vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao. Thay thế vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Nam, vừa tiết kiệm được chi phí mà lại rất an toàn và hiệu quả.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori có dạng xoắn ốc, tồn tại trong cơ quan tiêu hóa, đặc biệt nó có thể sinh sống trong môi trường axit ở dạ dày. Chúng thường đi vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, qua các thiết bị nội soi, y khoa chưa vô trùng,…

Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, các phương pháp dân gian từ thuốc Nam đã và đang được nhiều người áp dụng. Bởi vì, nó không chỉ an toàn, hiệu quả, mà chi phí điều trị cũng được giảm thiểu đáng kể.

Trên thực tế, y học hiện đại hiện nay vẫn chưa thật sự công nhận loại cây nào có thể đặc trị được hại khuẩn HP. Tuy nhiên, đa số các bài thuốc Nam đều được dân gian sử dụng, kiểm chứng là có cải thiện được tình trạng bệnh lý do chủng vi khuẩn này gây ra.

Dược tính trong các loại thảo mộc thiên nhiên có lợi ích ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, hỗ trợ loại bỏ chúng theo thời gian. Biện pháp này có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc như khi sử dụng thuốc tây y.

Nhưng cũng phải đề cập, việc điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Nam sẽ mất nhiều thời gian, do dược tính trong thảo dược yếu hơn các loại tân dược khác. Chính vì thế, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp:

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn chưa phát sinh những tổn thương thực thể, chưa ảnh hưởng dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ở thể nhẹ, chỉ mới xuất hiện dấu hiệu viêm dạ dày, nhưng không sử dụng được thuốc tây y.

Được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc tân dược để tăng hiệu quả điều trị. Trường hợp này chỉ thực hiện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện có thể gây ra tương tác thuốc nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Nam sau khi đã điều trị khỏi bằng thuốc Tây, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm và giúp cơ thể phục hồi những tổn thương.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được cho là biện pháp dễ dàng thực hiện, an toàn, tuy nhiên vẫn sẽ còn một số hạn chế nhất định. Chính vì thế, để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân thấy có triệu chứng khác thường trên cơ thể, trước hết cần được thăm khám y tế để xác định được chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam 1. Chữa vi khuẩn HP bằng lá khôi tía

Cây lá khôi (Ardisia silvestris) hay còn được gọi với tên là cây độc lực, lá đơn tướng quân, lá khôi nhung,…Loại cây này được dân gian sử dụng để chữa đau bụng, đau dạ dày. Phổ biến ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Lá khôi cũng được Đông y công nhận là một loại thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Do trong lá khôi có thành phần kiềm tính cao, tác dụng trung hòa được lượng axit có trong dạ dày, ức chế hoạt động sống của vi khuẩn HP.

Tương tự, theo Tây y, loại cây này được nghiên cứu có chứa tanin và glucosid, công dụng nổi bậc trong việc chống viêm, thu nhỏ vết loét, giúp vết thương trong dạ dày và tá tràng cải thiện nhanh chóng.

Những thành phần kháng viêm có trong lá khôi còn giúp người bệnh giảm đau, điều hòa dịch vị trở về mức bình thường, cải thiện chứng ợ chua, giảm nóng rát thượng vị hiệu quả. Người bệnh dễ tiêu hóa, có thể ăn ngon, ngủ ngon.

Cách sử dụng lá khôi tía như sau:

Cách 1: Uống nước lá khôi tía Cách 2: Kết hợp khôi tía với thảo dược khác

2. Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây

Chữa vi khuẩn HP bằng chè dây đã được lưu truyền từ xa xưa trong dân gian. Trong lá của loại cây này có chứa flavonoid có tác dụng giảm đau, phục hồi nhanh chóng những tổn thương, có thể điều trị các bệnh lý do hại khuẩn gây ra.

Theo y học cổ truyền, loại cây này đã được nghiên cứu và công nhận có khả năng ức chế và tiêu diệt chủng vi khuẩn HP gây hại trong cơ quan tiêu hóa, làm se vết loét hiệu quả. Hiện nay, chè dây được sử dụng phổ biến trong việc điều trị một số bệnh lý dạ dày cho nhiều bệnh nhân.

Cách sử dụng lá chè dây:

3. Chữa vi khuẩn HP bằng lá dạ cẩm

Lá dạ cẩm cũng là một loại cây được sử dụng phổ biến để chữa vi khuẩn HP. Loại cây này có tên khoa học là Oldenlandia Eapitellata Kuntze, dân gian gọi là cây đất lượn, loét mồm.

Lá cây có vị đắng, giúp giải nhiệt, thải độc, đặc biệt còn giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Không những thế, nó còn được sử dụng để giảm hàm lượng axit dư thừa trong dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, cải thiện những vết loét do hại khuẩn gây ra cho dạ dày – tá tràng.

Các cách sử dụng phổ biến như sau:

Cách 1: Cách 2: Cách 3:

4. Chữa vi khuẩn HP bằng lá mơ

Lá mơ được dân gian sử dụng để giảm cảm giác khó tiêu, chướng bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi và đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, lá mơ còn có ích trong việc cầm máu, nhanh lành vết loét, tiêu độc và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Tuy nhiên, do vẫn chưa được khoa học nghiên cứu cụ thể nên trước khi sử dụng lá mơ bệnh nhân cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Một số cách phổ biến đã được dân gian thực hiện như sau:

Cách 1: Cách 2:

5. Chữa vi khuẩn HP bằng lá cây hoàn ngọc

Chính vì tác dụng trên, lá cây hoàn ngọc được dân gian sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét do chúng gây ra. Có 3 cách thực hiện như sau:

Cách 1: Cách 2:

Cách 3: Sử dụng lá hoàn ngọc như rau ăn kèm món ăn hoặc nấu canh hàng ngày.

6. Chữa vi khuẩn HP bằng nghệ

Không những thế, củ nghệ còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, một số loại nấm, virus, hoặc ký sinh trùng gây bệnh đối với cơ quan tiêu hóa, ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.

Cách 1:

Sử dụng 2 muỗng tinh bột nghệ, pha với 300ml nước ấm + 3 muỗng cà phê mật ong.

Khuấy đều hỗn hợp rồi uống như trà mỗi ngày 2 lần.

Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách 2: Nếu bệnh nhân đã xuất hiện những tổn thương bên trong dạ dày. Có thể sử dụng tinh bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 3:3, trộn đều rồi ăn trực tiếp, mỗi ngày ăn 2 lần trước mỗi bữa ăn 30 phút.

Cách 3: Sử dụng nghệ để chế biến món ăn. Cách này không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.

Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn và có hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng do hại khuẩn gây ra, đồng thời còn tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.

Tuy nhiên, như đã đề cập, phương pháp này vẫn có một số hạn chế nhất định, vì là thảo dược thiên nhiên nên không thể sánh với dược tính mạnh có trong thuốc tân dược. Chính vì thế, khi áp dụng người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên liệu sử dụng cần được làm sạch để hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Một số loại thuốc Nam đã được nghiên cứu, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng liều lượng và chọn loại thảo dược sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Không tự ý kết hợp tân dược với thuốc Nam để tránh tình trạng tương tác thuốc nguy hiểm.

Người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam là cách được nhiều người áp dụng hiện nay. Qua bài viết, hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên quan sát những thay đổi của cơ thể, nếu gặp phải bất ổn, cần đi khám y tế ngay để được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Cây Thuốc Nam Điều Trị Vi Khuẩn Hp Dương Tính Tốt Nhất Hiện Nay

Điều trị vi khuẩn hp bằng thuốc nam

Cây thuốc nam dùng để chữa vi khuẩn hp ở đây đó chính là cây trà dây hay còn gọi là chè dây, trà dây rừng, cây chè hoàng gia…Đây là loại cây vốn mọc hoang trong rừng sâu, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ lâu người đồng bào dân tộc miền núi đã biết cách dùng cây trà dây sắc lấy nước uống để chữa rối loạn tiêu hóa, đau và viêm dạ dày. Cho đến ngày nay thì tác dụng của cây trà dây đã thực sự được y học hiện đại chứng minh, được xếp vào danh sách các cây thuốc vị thuốc quý của dân tộc.

Đặc biệt hơn các công trình nghiên cứu thuộc Viện dược liệu trung ương đã chứng minh được rằng trong cây trà dây có chứa 2 hoạt chất quan trọng là Flavonoid và tanin, ngoài ra còn có thêm 2 loại đường nữa đó là đường Glucase và Rhamnese. Chính những nhóm chất này có khả năng ức chế được sự hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori, đồng thời triệt tiêu vi khuẩn này khỏi cơ thể một cách tận gốc.

Ngay cả khi vi khuẩn hp đã gây ra các biến chứng như đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, ung thư dạ dày…thì việc dùng trà dây đều đặn có khả năng làm giảm nhanh cơn đau tới 94,3%, loại bỏ tới 89% các tổn thương viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày chỉ sau 8 đến 9 ngày sử dụng. Đồng thời trà dây có tính lành và mát sẽ giúp làm giảm nhanh nồng độ acid dịch vị dạ dày, chống lại viêm nhiễm, các triệu chứng như ợ hơi ợ chua hay trào ngược dạ dày cũng sẽ biến mất.

Cụ thể 1 nghiên cứu của tiến sỹ Vũ Nam (thuộc viện y học cổ truyền VN) đã cho ra kết quả là hơn 90% bệnh nhân bị bệnh lý về dạ dày do vi khuẩn hp gây ra đã không còn thấy triệu chứng đau đớn, hơn 80% bệnh nhân đã hoàn toàn lành lại được các vết sẹo do hp gây ra. Hơn nữa người bệnh còn thấy tiêu hóa tốt hơn, dễ chịu trong người, thấy thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc hơn, phục hồi nhanh.

Bạn nên xem: Nhiễm vi khuẩn hp kiêng ăn gì tốt nhất

Trị Viêm Dạ Dày Vi Khuẩn Hp Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Các bệnh lý về dạ dày ở Việt Nam ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Trong đó phải nhắc đến bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Do lây qua đường ăn uống mà theo phong tục tập quán ở ta trong một bữa ăn mọi người cùng dùng đũa gắp chung một bát thức ăn nên loại vi khuẩn này lây lan gây ra hầu hết các ca viêm dạ dày. Vi khuẩn HP chúng sống an lành trong môi trường axit dạ dày, tuy nhiên chúng lại tiết ra một số độc tố gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày như viêm xung huyết, viêm niêm mạc cho đến mức độ nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một vi khuẩn tồn tại và phát triển trong dạ dày người cả ngàn năm (không ai biết chúng có trong dạ dày con người từ bao giờ) nhưng mãi tới năm 1988 hai bác sỹ người Úc mới phát hiên ra nó có trong dạ dày và là thủ phạm gây nên viêm dạ dày. Chúng sống được trong môi trường axit như dạ dày vì chúng tiết ra enzyme Urease có khả năng trung hòa độ axit.

Vi khuẩn HP gây ra những tổn thương nghiêm trọng như viêm xung huyết, viêm niêm mạc, và nguy hiểm hơn là thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày nên chúng quen thuộc với hầu hết các loại kháng sinh chúng ta thường dùng vậy nên chúng kháng hầu hết các loại kháng sinh, khiến bệnh hay tái phát và rồi : “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” các chuyên gia ngành y tế tìm ra cách sử dụng các bài thuốc nam để trị vi khuẩn HP cho hiệu quả tốt hơn so với thuốc rất nhiều mà lại rất an toàn không có độc tố như kháng sinh.

Tại sao viêm dạ dày vi khuẩn HP lại nguy hiểm như vậy?

Bệnh viêm dạ dày vi khuẩn HP nguy hiểm vì những lý do sau:

Nhờ có axit trong dạ dày mà hầu hết các loại vi khuẩn điều bị tiêu diệt, nhưng vi khuẩn HP lại khác, nó sống an lành nhờ tồn tại trong chất nhờn dạ dày hoặc bám vào màng lót dạ dày nhờ khả năng đặc biệt. Mặt khác vi khuẩn HP còn tiết ra chất khiến dạ dày sản sinh axit nhiều hơn làm cho niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn, đồng thời làm suy yếu và diệt hầu hết các loại vi khuẩn có ích khác sống trong dạ dày, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày vi khuẩn HP.

Khi bên trong dạ dày không có tồn tại các vi khuẩn khác thì vi khuẩn HP sẽ càng phát triển mạnh hơn. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Theo những tài liệu của ngành y tế về viêm dạ dày vi khuẩn HP thì cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như: Đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng ruột, đau vùng thượng vị, buồn nôn, các triệu chứng này thường xuất hiện theo chu kỳ no – đói của dạ dày (triệu chứng xảy ra khi no hoặc khi đói). những triệu chứng này gây ra tâm lý hoang mang lo lắng cho bệnh nhân. chính những cảm xúc tâm lý này làm cho dạ dày tiết a xít nhiều hơn và bệnh lại tăng nhanh hơn

Theo thông kê của lương Y Phạm Ngọc người có kinh nghiệm nhiều năm điều trị dạ dày bằng thuốc Nam thì. Cứ 100 ca viêm dạ dày thì có tới 80 ca có nguyên nhân do vi khuẩn HP và cũng khoảng 80-90% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng. Trong y học cổ truyền (YHCT) bệnh này được chia thành 2 thể chính như sau:

Thể trường vị thấp nhiệt (thể này chiếm tới 90% các ca viêm dạ dày vi khuẩn hp)

Người bị thể này sẽ có một hoặc vài trong các triệu chứng sau nóng ruột, ợ hơi, ợ chua,hôi miệng, cảm giác khó chịu vùng hầu họng, đau bụng (có thể không đau), đại tiện táo hoặc lỏng mà khó đi, đôi lúc nóng rát hậu môn. Thể này thường kèm theo thận âm hư với các triệu chứng khô miệng, hoa mắt, ù tai, da khô, người gầy…

Thể trường vị hư hàn (thể này chiếm khoảng 10% các ca viêm dạ dày vi khuẩn hp)

Thể này thường không có các triệu trứng trên mà chủ yếu là: đi ngoài phân lỏng hoặc phân mềm dễ đi, đôi khi đi ra phân sống, phân có mùi tanh hoặc không cảm thấy mùi gì, đau bụng, trời lạnh hoặc ăn thức ăn sống lạnh bệnh tăng rõ rệt

Mỗi thể bệnh phải có một phác đồ điều trị khác nhau không thể lẫn lộn thể nọ với thể kia được nếu sai bệnh sẽ không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm rõ rệt

cải hai thể này đều thường xuất hiện hội chứng TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY

Phương pháp trị viêm dạ dày vi khuẩn Hp bằng thuốc nam an toàn mà hiệu quả Ưu điểm của bài thuốc nam trị viêm dạ dày vi khuẩn HP

Một số ưu điểm khi sử dụng bài thuốc nam điều trị viêm dạ dày vi khuẩn HP, phải kể đến như:

Nguyên liệu bào chế có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm, không chứa hóa chất, an toàn và ít tác dụng phụ.

Hiệu quả cao và điều trị tận gốc căn nguyên bệnh, nên bệnh không bị tái phát lại.

Chi phí thấp.

Thực hiện điều trị bệnh tại nhà.

Phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau.

Phương pháp trị viêm dạ dày vi khuẩn HP bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

Trong kho tàng thuốc nam của ông cha để lại có rất nhiều bài thuốc trị viêm dạ dày vi khuẩn HP này. Tuy nhiên, để trị tận gốc, dứt điểm thì phải kể đến bài thuốc nam Tràng Vị Vương Sơn Đan (Vương Sơn Đan nhãn hiệu đã bảo hộ độc quyền) của Đông y gia truyền Phạm Ngọc.

Bài thuốc này có chứa những loại kháng sinh thực vật từ chè dây, lá khôi, lá dạ cẩm, côi nôi,… được ông cha ta dùng từ nhiều đời nay làm thuốc chữa bệnh dạ dày. Trong số này có những thảo dược đã được y học hiện đai chứng minh khả năng diệt khuẩn HP

Bên cạnh công dụng diệt khuẩn HP, bài thuốc còn thân thiện với nhóm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, khi được điều trị bằng thuốc nam Tràng Vị Vương Sơn Đan, người bệnh không bị tái phát mà còn tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng hơn,…

Bài thuốc nam chữa viêm dạ dày vi khuẩn HP này còn sử dụng một vài cây thuốc khác như quả bưởi non, vỏ vối, vỏ dụt, giúp điều hòa trường vị, làm nhu động ruột khỏe mạnh nên tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ngoài ra, Tràng Vị Vương Sơn Đan có một số vị bổ khí mạnh như rễ nam sâm, vỏ cây chân chim, hạt sa nhân và rễ cây vú bò, giúp người bệnh cảm giác khỏe mạnh, khoan khoái trong và sau khi điều trị bệnh.

Chính vì những công dụng tuyệt vời trên mà Tràng Vị Vương Sơn Đan của Đông y gia truyền Phạm Ngọc được tin dùng.

Những lưu ý khi trị viêm dạ dày vi khuẩn HP

Với người bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP, khi điều trị bệnh cần lưu tâm một số vấn đề sau:

Uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian. Không lạm dụng hoặc bỏ giữa chừng.

Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn, tư vấn của thầy thuốc hoặc người có am hiểu về thuốc.

Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nên dừng uống và báo ngay cho bác sĩ.

Duy trì lối sống lạnh mạnh: ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, rèn luyện thể dục thể thao.

Bệnh viêm dạ dày vi khuẩn HP nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do vậy, bạn cần sớm tìm phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Tràng Vị Vương Sơn Đan của Đông y gia truyền Phạm Ngọc là bài thuốc nam có những ưu điểm nổi bật và được người bệnh khắp nơi tin dùng.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN PHẠM NGỌC

Địa chỉ: Thiên Sơn, Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình Mobile: 0915 939 767 – 0982 873 718 Email: dongyphamngoc@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Vi Khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) Cập Nhật 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!