Xu Hướng 3/2023 # Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt # Top 8 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đậu sị được chế biến từ hạt đậu đen sau khi đã lên men và phơi khô. Có tên gọi khác là đỏ đậu sị, đạm đậu sị.

Đậu sị là dạng đã phơi khô từ hạt của cây đậu đen. Đậu sị có màu đen, vỏ ngoài nhăn lại do phơi khô, có mùi lên men đặc trưng, có vị đắng.

Bộ phận dùng để làm đậu sị chính là phần hạt của cây đậu đen sau khi được phơi khô rồi ủ lên men với các dược liệu và phơi khô tiếp lần nữa.

Cây đậu đen được trồng rất nhiều ở khắp các vùng đồng bằng, miền núi của nước ta với mục đích chính là làm ngũ cốc và chế biến thành các thực phẩm hàng ngày. Đây là giống cây trồng phổ biến ở Châu Phi và Châu Á.

Mùa thu hái đậu đen thường vào mùa hè. Sau khi quả già sẽ có màu nâu. Thu hái quả mang về phơi khô tự nhiên hoặc sấy khô sau đó tách lớp vỏ bên ngoài để lấy hạt bên trong.

Có nhiều cách chế biến hạt đậu đen thành đậu sị như sau:

Đậu đen rửa sạch, vẩy nước cho ẩm sau đó đựng vào các vật dụng thoáng khi như thúng hoặc nong nia. Phủ kín lá dâu tằm lên trên cho đến khi đậu lên mốc vàng đều rồi lại mang ra phơi khô, sau đó lại vẩy nước và phủ lá dâu tằm cho lên mốc lại lần nữa. Lặp lại quy trình này đến khi nào chất lượng đậu sị như mong muốn.

Ngoài ra còn có phương pháp ngâm đậu đen qua một đêm cho nở ra sau đó đồ chín đậu đen, rải đều ra mặt phẳng thoáng khí cho ráo nước rồi lấy lá chuối phủ kín. Sau 2-3 ngày kiểm tra mốc vàng đều thì mang phơi khô.

Đậu sị được bào chế dưới dạng tán thành bột mịn nhỏ. Hoặc có thể xao hoặc đốt cháy thành than chữa một số bệnh ngoài da. Có một cách bào chế đậu phụ là nấu nhừ lên dùng làm thuốc.

Đậu sị được dùng trong các trường hợp bị ho, cảm ,mạo, hen suyễn, thương hàn.

Trẻ em và người lớn bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, mụn đầu đinh.

Đậu sị 40g, khô phàn 12g, thạch tín 4g tán thành bột mịn rồi nặn thành viên bằng hạt đậu xanh. Trước khi đi ngủ uống từ 7-9 viên. Do vị thuốc này có thạch tín nên tuyệt đối không được dùng quá liều để tránh bị ngộ độc hoặc gặp phải tác dụng phụ không tốt.

Đậu sị 20-24g tán thành bột hoặc sắc nước uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Với trẻ em bị di ứng mẩn ngứa dùng đậu sị xao vàng cho cháy khét, sau đó tán mịn thành dạng bột. Trộn cùng dầu lạc hoặc đầu vừng rồi bôi lên vùng bị bệnh.

Đậu sị 40-50g, địa cốt bì 20g, lộ thông thông 40g, sắc nước uống hàng ngày đến khi bệnh dứt điểm.

Đậu sị, chi tử mỗi loại 12g, gừng tươi ba lát sắc cùng với nước uống đến khi thuyên giảm và khỏi hẳn.

Đậu sị có công hiệu rất tốt nhưng không nên dùng quá nhiều và chỉ dùng trong vòng 7-8 ngày.

Cách Trị Cảm Sốt Bằng Đông Y

CÁCH TRỊ CẢM SỐT BẰNG ĐÔNG Y

Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

CÁCH ĐIỀU TRỊ CẢM SỐT BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

1. – Đi nắng quá về cảm, Nhức đầu, khát nước, Uống “CẢM NHỨC ĐẦU”, Trẻ em uống “BAN NÓNG TRẺ EM”.

2. Rủi ro đã bị cảm nắng rồi, chảy mũi, đấu ê nặng bần thừa mà không nóng sốt. Cảm còn 11hẹ, ở lớp ngoài. Uống “BAN NÓNG TRẺ EM” nếu là trẻ em. Người lớn uống “CẢM NHỨC ĐẦU”

3.- Cảm hơi lâu một chút nữa, thì hầm hầm hoặc nóng, nhiều hơn,Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”.

4.- Nếu cảm hơn một tuần mà không đứt, nóng đi nóng lại hoài. Đó là cảm lại đi sâu vào thận. Trẻ em và người lớn cũng thường bị bịnh nầy. Uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”, cho đến hết bệnh.

5.- Cảm nắng ít ngày, hỉ mũi ra máu bầm. Đó là triệu chứng bịnh sắp khỏi, đừng sợ. Uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (“BAN NÓNG TRẺ EM” cho trẻ em), thêm “LỤC NHẤT” và “TÊ GIÁC”.

6.- Khi đi mua, gió, hoặc tắm nước lạnh làm ớn lạnh,như bị cảm. Đó là gốc rét thừa cơ mà trở lại làm bệnh. Uống ngay lúc đó “DƯỠNG THẦN” 20, 30 viên. Uống liên tiếp luôn mấy ngày sau cho đến hết cảm.

7.– Cảm mưa, nóng ít, lạnh nhiều, uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”, thêm một củ gừng lùi tro, bằng đầu ngón tay cái.

8, – Cảm mưa mà chỉ lạnh, không nóng, vọp bẻ lạnh các đầu ngón tay,ngón chân, phải hơ lửa mới chịu được, uống một gói DƯỠNG THẦN cùng với một hoàn “ÔN CAN HUYẾT”

Bệnh nặng có thể uống bằng hai.

9 – Cảm lạnh nhiều hơn nóng. Uống “DƯỠNG THẦN”. Hai tay và chân lạnh thì uống thêm “TIỂU KIẾN TRUNG”. Nếu có cho đàm đặc, lỏng hoặc trong thì uống “BỔ PHỔI TRỪ LAO” ( không cần uống “TIỂU KIẾN TRUNG” nữa).

10.- Cảm đi cảm lại hoài, trẻ em trái tay lạnh, chân tay

lạnh, coi chừng gốc ban rét. Uống “DƯỠNG THẦN” với “HÀI NHI LINH ĐƠN”.

11. – Thức khuya, hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn đồ sống sít, lạnh lẽo, ớn lạnh như bị cảm. Đó cũng là gốc rét trở lại. Uống như số 9.

12.- Cảm mà chảy nước mũi, uống “CẢM NHỨC ĐẦU” (trẻ em thì uống “BAN NÓNG TRẺ EM”) với “ÔN PHẾ CHỈ LƯU”.

13. – Cảm và nhức đầu nhiều thì uống “CẢM NHỨC ĐẦU” và “THIÊN ĐẦU THỐNG”.

14.- Cảm và mửa vì không tiêu, uống “NGŨ TÍCH”,

15. – Cảm rồi mà còn ho hoài, uống thêm thuốc “HO KỲ HOA DỊ THẢO”.

16.- Cảm nóng, mửa ra sán lải. Uống “TỨ THỜI CẢM MẠO”. Hết bịnh uống “Ô MAI HOÀN”.

D.- Vì bệnh khác mà sinh nóng sốt.

17- Lên quai bị, tục gọi là sưng quai hàm, nóng sốt. Uống”NHÂN SÂM BẠI ĐỘC”.

18 – Nóng như bị cảm mà đi cầu thốn hậu môn như bị kiết lỵ. Đó là kiết lỵ làm nóng lạnh. Uống “THÔNG CAN TRỪ” và “HỒNG BẠCH THỐNG LỊ”.

19.- Bị ung nhọt trong người nên làm nóng lạnh. Uống “TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH”.

20.- Bị ăn không tiêu, chướng bụng làm nóng lạnh. Uống “NGŨ TÍCH”.

21.- Bị gan nóng, ngủ không được, hay giật mình, gió nhiều khó chịu, như hay dễ cảm. Uống “NHUẬN CAN KHÍ”.

22.- Bị thận nóng, lái vàng hoặc đỏ, hay nặng đầu hoặc e nhức đỉnh đầu như có cảm. Uống “BÁT VỊ TRI BÁ”,

23,- Bị gan và thận nóng, người khô khan, khát nước đêm, hoặc khô cổ, ngủ hay lăn lộn như hay cảm ; thường trẻ em hay bị. Trẻ em hay người lớn đều uống “LỤC VỊ SÀI THƯỢC”.

Phòng khám đông y cổ truyền Kỳ Hoa Dị Thảo

Địa chỉ: 153 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y ) – 0903 784 072

Địa chỉ 2 : 62 Hồ Tùng Mậu, quận 1 (Trung Tâm Y Tế Phường Bến Nghé) – 028 3961 6339 – 0925 000 115

Địa chỉ 3: 227 Lý Tự Trọng, quận 1 ( Trung Tâm Y Tế Phường Bến Thành) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 4: 4395/2A Nguyễn Cữu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân ( Trung Tâm Y Học Thực Tiễn Đông Y Chùa Bình An) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Địa chỉ 5: 27-28-29 quốc lộ N2 chợ Tân Lập, Thủ Thừa, Long An ( Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Đức Năng) – 028 3961 6339 – 0927 000 115

Kỳ Hoa Dị Thảo Phòng khám đông y với những bài thuốc đông y cực kỳ hiểu quả, như thuốc đông y trị đau lưng, nhức đầu, trị cảm sốt, viêm gan. Thông qua bắt mạch và bốc thuốc để chẩn đoán, phòng khám đông y tân phú, phòng khám đông y,khám đông y, khám bệnh tân phú, yoga tân phú, spa tân phú, bắt mạch bốc thuốc, châm cứu đông y, châm cứu, thuốc đông y

Chữa Bệnh Trầm Cảm Bằng Đông Y

Trong nhiều thế kỷ, công thức thảo dược và nhiều phương pháp khác của Đông Y đã được sử dụng để điều trị trầm cảm. Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y có ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống trầm cảm tân dược và đôi khi đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn so Tây Y.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

Bệnh trầm cảm trong Đông Y

Bệnh trầm cảm không có trong từ điển của Đông Y, chứng trầm cảm của Tây Y nằm trong phạm trù chứng uất của Đông Y. Chữ uất trong Đông Y là một khái niệm vĩ mô và rất hay, nó lột tả được toàn bộ được tính chất của trầm cảm. Bởi, chỉ cần nói đến một chữ “uất” thôi là chúng ta đều liên tưởng đến nỗi buồn, sự u uất, hờn ghen, đố kị, ghê tởm, vv – nhìn chung là những thứ không thể giải quyết được, tích tụ ngày này qua tháng khác trong cơ thể chúng ta, dần dần trở thành một khối tắc nghẹn không thể nào thoát ra được.

Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta như một dòng sông. Khi có một chiếc cây đổ giữa sông, dòng chảy của con sông sẽ thay đổi, dẫn đến tàn phá ở cả phía thượng nguồn và hạ nguồn của con sông. Khối u uất, ức nghẹn đó cũng giống như chiếc cây bị đổ giữa sông, và Đông Y tìm cách để loại bỏ “cái cây” đó, khôi phục lại dòng chảy bình thường của năng lượng trong suốt cơ thể chúng ta.

Chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y được chia ra làm 2 phương pháp chính: (1) Phương pháp không dùng thuốc và (2) Phương pháp dùng thuốc.

Phương pháp không dùng thuốc gồm nhiều liệu pháp khác nhau: tư vấn, luyện tập, châm cứu, xoa bóp/tự xoa bóp, bấm huyệt, vv

Phương pháp dùng thuốc, các bài thuốc dùng chữa trầm cảm trong Đông Y thường có dạng sắc uống hoặc cao đơn hoàn tán. Trước khi bốc thuôc, bệnh nhân sẽ được khám theo phương pháp của Đông y và biện chứng luận trị để chẩn đoán rồi lập ra phương thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Phương pháp không dùng thuốc

Tập luyện thể chất và tinh thần

Về tập luyện thể chất, thầy thuốc sẽ khuyên bệnh nhân luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn một bộ môn yêu thích và luyện tập thường xuyên.

Về tinh thần, đây là phần quan trọng nhất, phải luyện tập làm sao để tinh thần trở nên mạnh mẽ nhưng vẫn êm dịu. Khi sức khỏe tinh thần đã được phục hồi và rèn luyện, bệnh nhân có thể chống cực được với các căng thẳng, mệt mỏi. Các phương pháp thường được áp dụng là thiền định, thư giãn.

Chú ý hơn trong kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi

Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm bắt nguồn từ chuyện công việc quá áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe bị cạn kiệt. Vì thế, thầy thuốc thường khuyên người bệnh hãy nghỉ ngơi, đi du lịch nghỉ dưỡng ở một nơi nào đó. Tuy nhiên, nghỉ dưỡng không phải là đi nghỉ nhưng đầu vẫn nghĩ đến công việc, nghỉ dưỡng là buông bỏ tất cả để cho thân thể và tâm hồn được nghỉ ngơi thật sự. Có như thế việc điều trị mới có thể có hiệu quả.

Ăn uống là một vấn đề đáng lưu tâm của bệnh nhân trầm cảm, bởi có rất nhiều người chán ăn, thậm chí không ăn; có những người lại ăn rất nhiều, ăn liên tục. Vì thế, thầy thuốc cần tư vấn và khuyên bệnh nhân ăn uống sao cho phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không gây thừa cân mà lại an tịnh tâm hồn.

Xoa bóp, day bấm huyệt

Việc xoa bóp, day bấm huyệt nếu được thực hiện bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, đúng cách thì cũng có tác dụng tốt với bệnh nhân trầm cảm. Mục tiêu của việc bấm huyệt xoa bóp là giúp bệnh nhân trầm cảm hồi phục và tăng cường sinh lực. Các huyệt được bấm trong chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y là huyệt Bách hội trên đầu cùng một số huyệt đạo khác ở bụng, lưng, ngực, chân.

Phương pháp xoa bóp giúp giảm căng thẳng, đau nhức (những triệu chứng góp phần làm nặng thêm thần kinh vốn nặng của người bệnh). Người bệnh có thể tự học xoa bóp cơ bản tại nhà để có thể thực hiện bất cứ khi nào thấy cần.

Châm cứu

Với trầm cảm giai đoạn vừa và nhẹ, châm cứu là một phương pháp điều trị rất hiệu quả. Việc châm cứu giúp não bộ tiết ra những chất dẫn truyền thần kinh, những nội tiết tố (là nguyên nhân gây trầm cảm trong Tây Y). Ngoài ra, châm cứu còn giúp bổ thận (tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức khỏe toàn thân), kiện tỳ (tăng cường hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng), an thần định chí (làm hệ thần kinh an ổn, ngủ ngon).

Châm cứu cũng có thể giải tỏa stress, làm thay đổi “tình chí” (trạng thái tinh thần của người bệnh), giúp cho bệnh nhân vui tươi, lạc quan hơn.

Phương pháp dùng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp cuối cùng trong chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y. Việc điều tri bằng thuốc Đông y sẽ có hiệu quả nếu thầy thuốc chẩn đoán đúng thể bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y có thể kể đến là:

Bài thuốc 1: Ích Tâm Định Chí Thang (Thiên Gia Diệu Phương) gồm: Đương qui thân, Tử đan sâm, Bạch đàn hương, Tế sa nhân, Toan táo nhân, Chích viễn chí, Bắc ngũ vị, Ngọc cát cánh, Đoạn mẫu lệ.

Bài thuốc 2: Lao Ngưu Tử Cúc Hoa Thang gồm Đại Hoàng, Mang tiêu; Mông thạch, Hải phù thạch, Hoàng bá, Hoàng cầm, Cúc hoa, Đại giả thạch, Lao ngưu tử, Chi tử, Tri mẫu, Mạch môn đông, Thiên hoa phấn, Trúc nhự.

Những bài thuốc trên sẽ được gia giảm phối hợp cùng với những vị thuốc khác như: Xuyên khung, Đại táo, Hạ khô thảo, Ngân hoa ,Tang chi, Thanh cao, Tử hoa địa đinh, Bán hạ, Bối mẫu, Bạch thược, Uất kim, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Đào nhân, Chỉ xác, Sinh Địa hoàng, Hồng hoa, Xích thược, vv.

Việc gia giảm sẽ tùy theo tính chất của từng vị thuốc và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Mất bao lâu để nhận thấy kết quả trong việc chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y?

Để chữa bệnh được hiệu quả, người bệnh cũng cần có hiểu biết về tình trạng của mình để đi khám thật sớm. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa thì chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó, việc thầy thuốc tư vấn, thuyết phục, phân tích, khuyên nhủ để người bệnh thay đổi cách nhìn về cuộc sống, thay đổi quan niệm về hạnh phúc và khổ đau, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và thoát khỏi được trạng thái trầm cảm.

Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lo lắng thường có thể được giải quyết nhanh chóng. Suy nhược trầm cảm cần một quá trình điều trị dài hơn nhiều. Trong quá trình điều trị, sự phục hồi cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân, mỗi bệnh nhân sẽ có những sự tiến triển lớn và nhỏ khác nhau. Vì thế không thể nói chính xác được sẽ mất bao lâu để nhận thấy kết quả.

Một loại thảo dược được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm

Wort St. John (cỏ Ban Âu hay cỏ Thánh John) được báo cáo là có tác dụng trong việc điều trị trầm cảm. Với thành phần gồm hypericin, pseudohypericin và các xanthones khác nhau. Người ta tin rằng những hóa chất này làm tăng nồng độ dopamine và serotonintrong não – giống như các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống.

Hầu hết những người dùng wort St. John không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số ít báo cáo tác dụng phụ, bao gồm khó ngủ, khó chịu dạ dày, mệt mỏi và phát ban chúng tôi nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nó có tác dụng phụ ít hơn đáng kể so với thuốc chống trầm cảm.

Ở Mỹ, cỏ Ban Âu được phân loại như là một chế phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không chấp thuận loại thảo dược này là một loại thuốc theo toa cho trầm cảm. Tuy nhiên, đây là một trong những sản phẩm thảo dược được mua nhiều nhất ở Mỹ. Tại châu Âu, nó được quy định rộng rãi cho bệnh nhân trầm cảm.

Trị Cảm Cúm Bằng Các Vị Thuốc Đông Y An Toàn, Hiệu Quả

Theo Y học cổ truyền, cảm cúm có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính khí suy yếu, tà khí thâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi kèm theo ho và sổ mũi.

Khi thời tiết thay đổi nhất là vào những lúc giao mùa vi khuẩn thường xuất hiện nhiều hơn, công thêm việc tiết khí trời độc và sức đề kháng suy yếu, là nguyên nhân khiến cớ thể mắc bệnh. Trong đó bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến thường gặp hơn cả nhất là ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh hơn người lớn và những người cao tuổi.

Nguyên liệu bao gồm lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 20 g hoặc một nắm to. Cách nấu lá xông, tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút thì bắc ra, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp khoảng 2 phút. Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông trong 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy mước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm, sau đó mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.

Mỗi cây thuốc quý lại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sảl àm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu. Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu. Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi. Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang công tác tại Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng cho rằng, trước khi xông múc để riêng một cốc nước để khi xông xong uống, giúp phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông trong thời gian quá dài gây mất tân dịch gây hiện tượng ngộ hãn, nguy hại cho sức khỏe. Do thành phần dược liệu chứa nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Bệnh cảm cúm là bệnh rất dễ mắc chính vì thế để ngăn ngừa bệnh, bạn nên chú ý giữ gì sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Đậu Sị Vị Thuốc Đông Y Chữa Ho Và Cảm Sốt trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!