Xu Hướng 6/2023 # Chuẩn Bị Mang Thai : 10+ Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai # Top 14 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chuẩn Bị Mang Thai : 10+ Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Chuẩn Bị Mang Thai : 10+ Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MANG THAI

Khi mang thai, cơ thể, tâm sinh lí của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Vì thế, để chuẩn bị tốt cho thai kì. Các cặp đôi nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như cần phải xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Giờ đây, bạn đã sẵn sàng làm mẹ, bạn ao uớc có một thiên thần đáng yêu, trước tiên bạn cần trao đổi với chồng để thống nhất ý kiến. Cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho sự hình thành của thai nhi. Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi cả hai sẽ không còn quá bỡ ngỡ khi người vợ có bầu.

Hơn nữa, cả hai vợ chồng sẽ phân chia công việc phù hợp cũng như chuẩn bị kinh phí một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, chị em cần phải chấm dứt tất cả các biện pháp ngừa thai mà hai vợ chồng đang áp dụng. Nếu là thuốc tránh thai hàng ngày, chị em nên dừng thuốc trước khi có ý định mang thai từ 1-2 tháng.

Trường hợp đặt vòng, chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành tháo vòng. Tránh để biến chứng cũng như gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe còn giúp cho các cặp đôi phát hiện sớm ra các bệnh lí về nam khoa, phụ khoa. Từ đó, điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai về sau, cũng như tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Hơn nữa, khám sức khỏe trước khi mang thai, các cặp đôi còn được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc mẹ bầu khi thụ thai.

Chình vì thế, trước khi mang thai, các cặp đôi cần phải thăm khám sức khỏe một cách tổng quát tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Bởi, khi mang thai sức đề kháng, hệ miễn dịch của thai phụ sẽ bị suy giảm. Khiến cho thai phụ dễ bị mắc các bệnh lí truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm, sởi, rubela, viêm gan B,…. Đây đều là những bệnh lí có thể khiến thai nhi bị tật.

Người xưa cũng đã từng nói ” phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế, tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp cho thai phụ phòng và tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Giúp cho bản thân cũng như thai nhi có một thai kì khỏe mạnh.

Mỗi loại vacxin sẽ có những thời điểm tiêm trước khi mang thai nhất định. Vì thế, không phải muốn tiêm loại vacxin nào cũng được. Do đó, trước khi mang thai, chị em nên đến cơ sở y tế tiêm chủng cho trẻ nhỏ, thai phụ được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết nhất. Tuyệt đối không được tùy tiện tiêm phòng các loại vacxin.

Tuy nhiên, trước khi mang bầu, chị em cần bổ sung các chất dinh dưỡng ở mức độ vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít. Chị em nên giữ cân nặng ở mức độ vừa phải, không nên để bản thân quá béo hay quá gầy đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Chế độ dinh dưỡng đối với những chị em chuẩn bị mang thai

Axit folic là chất rất quan trọng đối với cơ thể của nữ giới, hơn nữa đây còn chất có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vì thế, trước khi mang thai chị em nên bổ sung lượng axit folic này. Chị em chỉ cần uống 400 mcg axit folic/ngày sẽ hạn chế tối đa khả năng bị dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh những thực phẩm cần thiết chị em cần phải bổ dưỡng. Chị em cần phải kiêng sử dụng những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo để hạn chế khả năng bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê.

Chế độ dinh dưỡng dành cho nam giới

Cà rốt là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A và D lớn. Vì thế, trước khi mang thai anh em không nên bỏ qua các món ăn được chế biến từ cà rốt.

Không được uống cà phê hay đồ uống có chất kích thích như bia, rượu thuốc lá. Bởi những thành phần có chứa trong các thực phẩm này đều có khả năng làm suy giảm chất lượng cũng như số lượng của tinh trùng.

Để có một thai kì khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Chị em cũng cần phải bổ sung các loại thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng tốt, chị em đều có thể sử dụng được. Vì thế, chị em cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Bổ sung đúng loại thuốc bổ, đúng liều lượng sẽ giúp cho chị em phòng chống thiếu hụt các vi chất quan trọng trong cơ thể mẹ cũng như bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện. Các loại thuốc bổ trước khi mang thai, chị em nên bổ sung có thể kể đến như:

Acid folic

Acid béo Omega-3 DHA/EPA

DHA/EPA cần được bổ sung đầy đủ trước khi mang thai để có thể giúp tăng dòng máu tới tử cung, cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự làm tổ của bào thai.

Ngoài ra, chất này còn có ý nghĩa quan trọng tốt cho quá trình phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi sau này.

Sắt

Sắt là vi chất có vai trò quan trọng trong cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic trong máu.

Nếu thiếu chất này sẽ gây thiếu máu và các rối loạn như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, tăng tai biến sản khoa…

Canxi

Đây là khoáng chất giúp phát triển hệ xương, răng cho em bé trong bụng mẹ, đồng thời phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vì thế, trước khi mang thai và trong khi mang thai, bạn cần bổ sung hàm lượng Canxi cho hợp lý.

Trước khi mang thai các cặp vợ chồng nên nói không với đồ uống có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất gây ảnh hưởng không nhỏ chất lượng của trứng và tinh trùng. Nguy hại hơn, nó còn là chất xúc tác có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sảy thai. Vì thế, các cặp đôi đang mong muốn có thai nên tánh xa các loại thực phẩm nêu trên.

Không được thức đêm

Tránh bị stress kéo dài, luôn giữ tinh thần thoải mái

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Không được tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại

Tránh làm việc quá sức

Không nên bồi bổ quá mức khiến bản thân bị tăng cân

Cần phải xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ

Không nên ăn các loại thịt, cá sống, các loại hải sản chưa được nấu chín, thịt nguội, cá có hàm lượng thủy nhân cao,

Không nên ngâm mình lâu trong bồn nước nóng

Tránh tiếp xúc với phân mèo

Lời kết

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Và Những Điều Chị Em Cần Phải Biết Rõ

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng nhiều bệnh nhân mắc phải. Theo thống kê có khoảng 15 – 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai dị ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng. Bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đề kháng của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gặp phải những biến chứng đe dọa đến thai nhi.

Viêm mũi dị ứng trong thai kỳ là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang bầu có thể kéo dài nhiều tuần hoặc hơn 6 tháng. Mẹ bầu có thể bị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hoặc thời điểm bất kỳ trong thai kỳ. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể tự biến mất hoàn toàn sau khi phụ nữ sinh con được 2 tuần. Tuy nhiên đa phần, mẹ bầu cần được hỗ trợ y tế cẩn thận khi mắc bệnh này.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng khi mang thai

Phụ nữ dễ bị viêm mũi dị ứng khi mang thai là bởi những nguyên nhân sau:

Hệ thống miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch suy giảm khiến các mẹ bầu dễ mắc bệnh đường hô hấp, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.

Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố estrogen và progesterone thay đổi khiến cho sức đề kháng của niêm mạc mũi bị giảm. Do vậy vi khuẩn dễ tấn công hơn.

Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm xoang mũi dị ứng khi mang thai là các yếu tố dị ứng. Những yếu tố thường gặp là: Lông chó mèo, thú cưng, phấn hoa, bụi, nấm mốc, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thất thường, khói thuốc lá… Các dị nguyên gây kích thích ở niêm mạc mũi và gây viêm.

Phụ nữ có thai có tiền sử viêm xoang, chàm và hen suyễn có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường khi tiếp xúc với dị nguyên.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Viêm mũi dị ứng ở mẹ bầu cũng có triệu chứng giống với người bình thường. Người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như:

Hắt hơi nhiều, kéo dài và có thể tái diễn trong thời gian dị ứng.

Ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi dẫn đến ngạt mũi.

Ngoài ra người bệnh có thể bị chảy nước mắt.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm mũi thông thường, viêm xoang, cảm lạnh… Người bệnh có thể phân biệt dựa theo dấu hiệu nhận biết sau:

Cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng: Ngoài dấu hiệu chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, bệnh nhân có thể bị đau họng, đau nhức cơ thể, sưng hạch, sưng các tuyến mang tai, sốt nhẹ.

Viêm xoang: Người bệnh bị nhức đầu, sốt, đau nhức tại các hốc xoang, hốc mắt, đau mặt, chảy nhiều dịch mũi vàng hoặc xanh. Triệu chứng bệnh tăng lên khi cúi xuống phía trước.

Nhận biết chính xác các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang bầu giúp người bệnh chủ động hơn trong chữa trị. Để xác định chính xác nhất vấn đề mình đang mắc phải, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên chị em tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua điều trị bệnh. Bởi vì căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ bầu:

Sức khỏe giảm sút do giấc ngủ không đảm bảo và tâm trạng mẹ bầu không ổn định.

Viêm mũi dị ứng không điều trị tốt sẽ tiến triển thành viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm xoang, viêm họng…

Nghẹt mũi lâu có thể làm giảm lượng oxy cho thai nhi, làm tăng nguy cơ huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, thai chậm phát triển.

Do vậy, việc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và sự an toàn cho thai nhi.

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Hiện nay điều trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu thường sử dụng thuốc kháng histamin, dung dịch vệ sinh mũi. Tuy nhiên những loại thuốc này cần được cân nhắc kỹ càng về độ rủi ro và lợi ích khi sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai nên tìm tới sự hỗ trợ của bác sĩ thay vì tự mua thuốc về uống.

Dùng dung dịch rửa mũi

Đây là cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai rất phổ biến. Người bệnh sử dụng các dung dịch có chức năng làm loãng chất nhầy, loại bỏ bụi bẩn và tác nhân dị ứng. Dung dịch rửa mũi cũng giúp ngăn chặn quá trình tiết chất nhầy trong mũi, giảm sưng mô và thúc đẩy thải trừ chất nhầy.

Tùy theo từng bệnh nhân, dung dịch rửa mũi có thể khác nhau. Tuy nhiên loại dung dịch được sử dụng phổ biến nhất là nước muối sinh lý.

Mẹ bầu chỉ cần hơi nghiêng đầu, đưa dung dịch vào mũi kết hợp với việc thở bằng miệng. Tiến hành sao cho nước rửa mũi đi vào lỗ bên này và thoát ra ở bên còn lại. Sau đó xì mũi để đẩy chất nhầy bên trong ra ngoài. Thực hiện cách này 3 lần mỗi tuần.

Thuốc kháng histamin

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng không muốn uống thuốc viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên theo các bác sĩ, khi mang thai nếu cần thiết người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc. Các loại thuốc được chọn là thuốc an toàn hoặc có rất ít rủi ro đối với người có thai.

Trong trường hợp viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể được kê thuốc kháng histamin. Thuốc này giúp ức chế sản sinh histamine và làm giảm triệu chứng bệnh.

Những thuốc kháng histamin có thể dùng cho phụ nữ mang thai là: Tripelennamine, chlorpheniramine, loratadine… Tuy nhiên để biết rõ viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì, chị em cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc

Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng corticoid dù thuốc này rất hiệu quả với viêm mũi dị ứng. Bởi vì thuốc có thể tiết vào sữa gây hại cho thai nhi hoặc trẻ đang bú. Corticoid dạng xịt an toàn hơn, vẫn có thể dùng khi mang thai nhưng cần rất thận trọng.

Phụ nữ cũng không nên lạm dụng thuốc xịt thông mũi. Dùng thuốc này lâu dài có thể tăng viêm và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn.

Nếu phụ nữ có thai muốn chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm kiếm các địa chỉ khám chữa uy tín.

Tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng vì có thể gây dị ứng, thúc đẩy tác dụng phụ hoặc phản ứng thuốc.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng trong quá trình điều trị.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai, chị em có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Tránh xa những dị nguyên để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Không nên để chó mèo trong nhà hoặc ngủ cùng thú cưng.

Vệ sinh xoang mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm hoa quả, rau xanh vào thực đơn.

Tập luyện cơ thể thường xuyên bằng cách đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng để có tâm lý thoải mái, sức khỏe dẻo dai và nâng cao sức đề kháng.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là vùng cổ, ngực, mũi.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời giúp tránh khói bụi bẩn và dị nguyên.

Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được dập tắt sau khi mẹ bầu cách lý với dị nguyên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người bệnh cần được hỗ trợ y tế để tránh những nguy cơ về sức khỏe cho thai nhi và chính mình.

Thuốc Bổ Trước Khi Mang Thai Bắt Buộc Có Những Gì?

Bổ sung thuốc bổ trước khi mang bầu giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đa phần các loại thuốc bổ trước khi mang thai sẽ là các vitamin tổng hợp chứa axit folic và sắt và khoáng chất, các loại vitamin cần thiết.

Bổ sung vitamin trước khi mang thai

Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Những khiếm khuyết này là những bất thường nghiêm trọng của não và tủy sống. Axit folic cần được bổ sung ít nhất một tháng trước khi thụ thai. Và cần duy trì chúng trong suốt thai kỳ.

Sắt hỗ trợ sự tăng trưởng, tạo máu và phát triển của em bé. Sắt cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu, một tình trạng trong đó máu có số lượng hồng cầu khỏe mạnh thấp.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vitamin trước thụ thai làm giảm nguy cơ sinh con nhỏ so với tuổi thai.

Thuốc bổ sung sắt và axit folic trước khi mang bầu đã đủ chưa?

Không phải tất cả các vitamin trước thụ thai bao gồm axit béo omega-3, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ của em bé. Nếu bạn không ăn cá hoặc thực phẩm khác có nhiều axit béo omega-3. Bạn nên lựa chọn các vitamin chứa axit béo omega-3 để bổ sung thêm

Canxi và vitamin D cũng rất quan trọng. Chúng cần thiết để hỗ trợ cơ xương mẹ vững chắc để nâng đỡ thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày.

Thuốc bổ trước khi mang thai bắt buộc có những gì?

Thuốc bổ trước khi mang bầu có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng có lợi trong trước thai kỳ. Mẹ cần có một sức khỏe tốt để trải quan thời kỳ thai sản đầy thử thách. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cả mẹ và bé. Vậy, một viên thuốc bổ tốt cần có những thành phần nào?

Axit folic có trong thuốc bổ trước khi mang thai

Axit folic- folate hay còn gọi là vitamin B9 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và ống thần kinh của em bé đang phát triển. Các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống, xảy ra rất sớm trong thai kỳ.

Nguy cơ ngày không hiếm xảy ra nếu không được bổ sung axit folic trước khi mang thai. Thật nguy hiểm nếu hầu hết mọi người không dự kiến được thời điểm mang thai của mình.

Uống bổ sung hàng ngày với ít nhất 400 microgam axit folic – hoặc nhiều hơn nếu bạn có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Khuyến khích bạn bắt đầu uống một tháng trước khi bạn thụ thai.

Điều này có thể giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của bé lên đến 70 phần trăm. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn bắt đầu dùng axit folic ít nhất một tháng trước khi bạn bắt đầu cố gắng mang thai.

Vitamin B6

Vitamin trước khi mang bầu thường chứa vitamin B6, có thể giúp giảm bớt ốm nghén. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy uống vitamin trước khi sinh trong những tháng trước khi bạn mang thai có thể giúp bạn tránh khỏi ốm nghén. Lượng B6 được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai 1,9 miligam cao hơn lượng bạn cần khi bạn không mang thai.

Sắt luôn có trong thuốc bổ trước khi mang thai

Bạn cần thêm chất sắt 27 miligam mỗi ngày trước và trong khi mang thai để hỗ trợ lượng máu tăng lên và cho em bé đang phát triển và nhau thai. Vì vậy sắt là một thành phần quan trọng trong vitamin trước khi mang thai.

Nhiều phụ nữ bắt đầu mang thai với lượng sắt dự trữ thấp, vì vậy nên tăng lượng chất sắt khi bạn đang cố gắng mang thai. Ngoài ra, bổ sung sắt có thể làm giảm nguy cơ vô sinh do rụng trứng. Đó là khi bạn không sản xuất đủ trứng khỏe mạnh.

Sắt là thành phần không thể thiếu với các loại thuốc bổ trước khi mang bầu

Cơ thể của bạn lưu trữ lượng sắt dư thừa, có khả năng tích tụ đến mức có thể gây nguy hiểm. Vì vậy hãy đặt mục tiêu nhận được không quá 45 miligam mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng về mức độ sắt của bạn.

Canxi

Bạn cũng cần khoảng 1.000 miligam canxi mỗi ngày cả trước và trong khi mang thai trong các loại thuốc bổ trước khi mang thai. Vitamin trước khi sinh có chứa canxi, nhưng liều lượng trong hầu hết các chất bổ sung 200 đến 300 miligam.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi từ chế độ ăn uống của mình. Vitamin không thể thay thế hoàn toàn dinh dưỡng của bạn, hãy kết hợp chúng để có hiệu quả tốt hơn.

Vitamin D

Vitamin này hoạt động với canxi để giữ cho xương chắc khỏe và khi bạn mang thai, bạn cần tăng cường cả hai, cho bạn và em bé. Vitamin D cũng rất quan trọng vì phụ nữ bị thiếu vitamin D (khá phổ biến) có thể có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.

Vitamin D cũng đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, cần thiết bổ sung vitamin D trước khi thụ thai. Hầu hết các vitamin trước khi sinh có chứa 400 đơn vị quốc tế (10 microgam) vitamin D, ít hơn 600 IU chuyên gia phụ khoa Hoa Kỳ khuyên dùng cho tất cả phụ nữ.

Vì vậy, nên tìm nguồn thực phẩm vitamin D. Bạn nên chủ động tìm hiểu về vitamin D trước khi cố gắng thụ thai.

Axit béo omega-3 cũng có trong thuốc bổ khi mang bầu

Chúng là chất béo tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Chúng không phải vitamin, nhưng axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não và mắt của bé.

Viên vitamin trước khi thụ thai có chứa omega-3 là chuẩn khoa học. Vì vậy, bạn nên tham khảo nguồn axit béo tốt từ nguồn thực phẩm, như cá hồi, cá trích, cá ngừ,…

Omega 3 có lợi cho quá trình thụ thai

Iốt

Khi mang thai, iốt giúp phát triển trí não và hệ thần kinh của bé . Đó là một khoáng chất quan trọng khác không có trong tất cả các vitamin khi thụ thai

Folimom là một loại thuốc bổ trước khi mang thai chứa Quatrefolic, sắt, đặc biệt là Inositol và các vitamin, khoáng chất hỗ trợ cho việc thụ thai tốt hơn, thai nhi phát triển khỏe mạnh, phòng tránh dị tật bẩm sinh.

Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).

Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.

Có cần đi khám trước khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?

Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.

Thứ 2, để chữa bệnh

Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.

Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.

Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.

Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp

Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.

Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.

Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.

Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?

Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.

Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?

Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.

P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.

Axit Folic

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.

Canxi

Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vitamin D3

Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.

DHA/EPA

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuẩn Bị Mang Thai : 10+ Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!