Xu Hướng 3/2023 # Chó Mèo Cắn Nhau Vết Thương Sâu Bị Hoại Tử # Top 6 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chó Mèo Cắn Nhau Vết Thương Sâu Bị Hoại Tử # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chó Mèo Cắn Nhau Vết Thương Sâu Bị Hoại Tử được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân khiến chó mèo cắn nhau

Chó mèo cắn nhau là hiện tượng xảy ra rất nhiều tuy nhiên nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và cách hạn chế tình trạng này như thế nào?

Do sự phát triển của sinh lý

Khi chó mèo trưởng thành, chúng phát triển về thể chất và tâm sinh lý khiến tâm trạng của chúng cũng thay đổi theo, sự thay đổi của Hooc môn của chó khiến chúng có dấu hiệu dữ dằn hơn. Thậm chí những chú chó mèo bị thiến cũng có tính khí phức tạp hơn sau quá trình phẫu thuật.

Chó mèo cắn nhau để bảo vệ lãnh thổ

Đây là bản năng của động vật nói chung, khi lãnh thổ bị xâm phạm, chúng thường tỏ ra hung dữ và ra dấu hiệu để bảo vệ khu vực sống của mình. Mọi nhân tố gây hại cho lãnh thổ, nguồn thực phẩm của chúng đều sẽ nhận được những cái gầm gừ thậm chí những tiếng sủa đe dọa. Nghiêm trọng hơn chúng sẽ tấn công kẻ thù của mình khi không được đáp lại.

Đánh nhau tranh giành bạn tình để giao phối

Đây cũng là dấu hiệu của sự phát triển sinh lý của chó. Khi số lượng con đực quá đông, và con cái ít hơn. Những con đực cắn nhau để tranh giành bạn tình. Chúng thường thách thức nhau và thể hiện bản lĩnh của mình.

Chó mèo cắn nhau để bảo vệ con

Chó mèo mẹ có xu hướng bảo vệ con mình khi kẻ thù hay người lạ mặt tiếp cận. Đây chính là lý do khiến chó mèo mẹ có khả năng tấn công những con chó mèo khác với mục đích bảo vệ đàn con.

Do yếu tố ngoại cảnh tác động

Chó mèo từng trải qua một tình trạng đau thương, một cú sốc hay bị bạo hành trước đây: Những chú chó mèo bị bạo hành, bị ngược đãi thường phải chịu một cú sốc tâm lý khá lớn vì vậy những chú chó mèo này cũng có khả năng hung dữ và tấn công các động vật khác.

Những căn bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của chó mèo như bệnh dại, các chứng bệnh gây ra sự ức chế trong tâm trạng sẽ khiến cún hung dữ hơn. Chúng có thể cắn bất cứ con vật nào, hay thậm chí cả chủ nhân. Bệnh dại khiến chúng mất tự chủ trong hành vi. Cần tránh xa những chú chó mèo có biểu hiện để tránh nhiễm phải bệnh dại ở chó mèo cần đến ngay các cơ sở thú y để ngăn ngừa phòng bệnh và xử lý kịp thời.

Cầm máu cho chó mèo khi bị cắn

Khi thấy chó bị thương, bạn nên kiểm soát và dỗ chó yên nếu chó tỏ ra quá kích động. Dỗ chó bằng cách vuốt ve dịu dàng và thủ thỉ với chó. Bản thân bạn cũng phải thật bình tĩnh mặc dù lo lắng nhiều cho chó. Chó có thể đọc ngôn ngữ và nắm bắt giọng điệu của bạn rất tốt. Do đó, chó có thể phản ứng với hành vi của bạn và nghe theo lời bạn.

Bạn cần tự bảo vệ bản thân khi xử lý vết thương cho chó. Ngày thường chó có thể yêu thương và thân thiện với bạn, nhưng khi bị đau, chó có thể dữ hơn để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương thêm. Nếu chó bắt đầu gầm gừ, táp bạn hoặc có tiền sử cắn người do bị kích động trước đó, bạn nên rọ mõm chó để bảo vệ bản thân.

Nếu không có rõ mõm, bạn nên quấn dây xích hoặc dây thừng quanh mõm chó.

Nếu chó quá kích động và trở nên dữ dằn hơn, bạn nên dừng lại và đưa chó đến Bệnh viện thú y gần đây nhất.

Tự bảo vệ bản thân bằng cách bọc chó trong chăn hoặc khăn khi đưa chó đến phòng khám thú y.

Trước khi vệ sinh vết thương, bạn nên làm một việc quan trọng hơn là cầm máu cho chó càng sớm càng tốt. Nếu máu chảy ồ ạt từ vết thương, chó có khả nặng gặp nguy hiểm do chấn thương động mạch. Vì vậy, chó cần được cầm máu một cách cẩn thận.

Nhấn trực tiếp lên vết thương bằng những vật liệu sạch và có khả năng thấm hút như khăn, giẻ, áo sơ mi, gạc, thậm chí là băng vệ sinh phụ nữ.

Nhấn vết thương trong 3-5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Ngưng tạo áp lực lên vết thương có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình đông máu đang hình thành.

Buộc garô cho vết thương chỉ khi thật cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ

Buộc garô nên là lựa chọn cầm máu cuối cùng. Buộc garo không đúng cách có thể dẫn đến biến chứng chết mô. Chó có thể cần phải phẫu thuật nếu tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Nếu không biết cách buộc garô cho chó, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y để được hướng dẫn cụ thể.

Quấn khăn sạch hoặc gạc quanh chân chó (không nên quấn quanh cổ, ngực hoặc bụng).

Dùng thắt lưng hoặc dây buộc để cố định gạc. Nên buộc dây bên trên vết thương và gần phía cơ thể chó.

Cố định không quá 5-10 phút rồi tháo garô ra để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho chân.

Tạo áp lực vừa phải để làm chậm lại hoặc ngăn máu chảy mà không ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.

Tránh gây đau đớn cho chó trong quá trình buộc garô.

Vệ sinh vết thương khi chó mèo bị cắn

Cạo lông vùng da bị thương bằng máy tông đơ

Nếu máu chảy ra từ vết thương không thể kiểm soát được, bạn nên bắt đầu quá trình vệ sinh vết thương ngay. Nếu lông chó quá dài, bạn cần cạo lông đi để có thể vệ sinh một cách an toàn. Nếu không có máy cắt, bạn có thể dùng kéo để cắt lông chó. Tuy nhiên, tránh cắt quá sâu để không gây tổn thương thêm cho vết thương. Cạo lông xung quanh vết thương giúp bạn nhìn vết thương rõ hơn cũng như ngăn không cho bụi bẩn tích tụ và kích thích da khi lông đâm vào vết thương.

Rửa vết thương bằng nước muối ấm

Hòa tan 2 thìa cà phê muối biển trong 1 cốc nước ấm. Cho nước muối vào ống hút hoặc ống tiêm (không có kim tiêm), sau đó xịt nhẹ nhàng lên vết thương để rửa sạch vết thương. Rửa vết thương cho đến khi mô da sạch sẽ.

Nếu không có ống hút hoặc ống tiêm, bạn có thể đổ nước muối trực tiếp lên vết thương.

Nếu chó bị thương ở chân, bạn có thể ngâm chân chó trong một cái bát, đĩa hoặc xô nhỏ đựng nước muối từ 3-5 phút. Dùng khăn sạch để lau khô chân.

Tham khảo thêm các dịch vụ khác của thú y tại nhà :

Khử trùng vết thương

Pha loãng Betadine (Povidine Iodine) hoặc Nolvasan (Chlorhexidine) trong nước ấm. Dùng dung dịch này để rửa hoặc ngâm lại vết thương. Có thể dùng dung dịch này để rửa vết thương ngay từ đầu thay cho nước muối.

Lau khô vết thương

Dùng gạc vô trùng hoặc vật liệu sạch và có khả năng thấm hút để lau khô vết thương. Không nên chà xát lên vết thương. Thay vào đó, nên thấm nhẹ nhàng để tránh làm chó đau hay tổn thương.

Thoa kem kháng sinh hoặc xịt thuốc kháng sinh an toàn đối với người

Xịt thuốc có thể làm chó mèo sợ, thậm chí làm chó rát. Không nên dùng kem hoặc thuốc mỡ để tránh tích tụ bụi bẩn nơi vết thương và ngăn chó liếm hết thuốc. Chỉ nên sử dụng những sản phẩm này trong trường hợp có thể ngăn chó mèo liếm vào vết thương được thoa thuốc. Nếu có thể thì nên đeo loa hoặc vòng cổ cho chó mèo.

Tất cả các loại thuốc kháng sinh tiêm xịt uống cần liên ngay với bác sĩ thú y hoặc các bệnh viện thú y để được hướng dẫn cụ thể tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Kiểm tra vết thương hàng ngày và hậu phẫu

Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đưa chó mèo đi khám thú y ngay. Dấu hiệu nhiễm trùng mà bạn nên chú ý là vết thương bốc mùi hôi kèm theo mủ màu vàng, xanh hoặc xám. Nên đưa đến các bệnh viện thú y như Bệnh viện thú y tại nhà để được các bác sĩ hậu phẫu và chăm sóc chu đáo hằng ngày.

Đưa chó mèo đi khám bác sĩ thú y tại Bệnh viện Thú Y Tại Nhà

Đưa đi khám thú y ngay nếu chó bị thương ở mắt

Bất kỳ vết đứt hay thương tổn ở mắt nào cũng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của chó. Để tăng khả năng phục hồi, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay để xử lý và điều trị.

Đưa chó đi khâu vết thương nếu vết thương quá sâu

Nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng và không thể tự lành, bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay. Những vết thương đâm sâu qua da và ảnh hưởng đến cơ, gân và lớp mỡ bên trong cần được xử lý chuyên nghiệp. Sau khi đánh giá, bác sĩ thú y có thể khâu vết thương cho chó để giúp vết thương mau lành.

Đưa đi khám thú y nếu chó bị cắn

Các vết cắn có thể gây tổn thương cho mô và rất khó hồi phục, do đó miệng vết thương cần được bác sĩ thú rửa và nặn dịch lỏng bên trong sau khi gây mê cho chó. Miệng của động vật là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên chó có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết cắn không có vẻ gì là nghiêm trọng.

Nhờ bác sĩ thú y nặn dịch lỏng hoặc mở ổ vết thương nếu cần thiết

Nếu vết thương chứa đầy dịch lỏng và không chịu lành lại, bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y nặn hết dịch lỏng ra. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành phẫu thuật mở ổ để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc nhiễm trùng ra khỏi khu vực bị thương. Bác sĩ thú y cần gây mê cho chó khi tiến hành cả 2 thủ thuật trên.

Hỏi bác sĩ thú y về thuốc kháng sinh

Thuốc này có thể điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng – nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Bác sĩ thú y có thể đánh giá vết thương, xác định các dấu hiệu nhiễm trùng và trao đổi về việc cho chó dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Đưa chó mèo đi khám thú y nếu vết thương sâu, rộng hoặc chảy máu nhiều.

Đưa chó mèo đi khám thu y nếu vết thương bị nhiễm trùng.

Cách Hạn chế việc chó mèo cắn nhau sống hòa thuận với nhau

Chuẩn bị cho màn giới thiệu

Cho dù là bạn mang một chú mèo/chó mới về ngôi nhà đang có một chú chó/mèo sinh sống từ trước hay đang cố gắng làm cho vật nuôi của mình trở nên hòa thuận hơn, bạn vẫn cần phải xây dựng một nền tảng tốt đẹp trước. Để bắt đầu điều đó, đảm bảo rằng nhà của bạn có không gian đủ rộng để chó và mèo có chỗ để lẩn trốn nhau. Bạn cũng cần phải nhốt riêng chúng vài ngày, vì thế, sẽ tốt hơn nếu nhà của bạn có nhiều phòng.

Bên cạnh đó, chắc rằng chú chó sẽ nghe lời bạn. Có thể bạn phải dạy lại từ đầu những bài huấn luyện vâng lời nếu như nó không chú ý đến sự chỉ huy của bạn. Đừng để lần gặp gỡ đầu tiên với chú mèo diễn ra không tốt đẹp vì chó con quá hăng hái hay hung hăng.

Nếu bạn sắp đón một chú chó mới hay một em cún chưa biết nghe lời thì cần phải thận trọng hơn khi giới thiệu nó với mèo nhà bạn.

KHÔNG để cho chú chó đuổi chú mèo chạy vòng quanh. Trước tiên, giữ riêng chúng tầm 3-4 ngày, sau đó mới cho chó và mèo gặp nhau trực tiếp. Động vật cần thời gian để làm quen với mùi của nhau và thích nghi với nhà mới trước thì mới có thể tiếp nhận việc gặp gỡ đối phương.

Chó và mèo có xu hướng đánh nhau hoặc không mấy vui vẻ nếu như bạn đột ngột ép chúng ở gần nhau. Giữ thú cưng trong phòng riêng và không cho chúng nhìn thấy nhau cho đến khi cả hai dịu lại.

Bắt đầu hòa trộn mùi của vật nuôi bằng cách vuốt ve chú mèo, sau đó vuốt ve chú chó và ngược lại (nếu như chúng đang ở hai phòng riêng biệt).

Đổi phòng nhốt chó và mèo với nhau

Mục đích là để vật nuôi ngửi thấy mùi của nhau nhưng không nhìn thấy sự hiện diện của đối phương. Mùi hương là cách thức quan trọng mà động vật dùng để nhận biết lẫn nhau. Cho thú cưng của bạn quen mùi lẫn nhau, trước khi thực sự gặp gỡ.

Thử dùng khăn lau chú chó rồi đặt chiếc khăn ấy bên dưới chén thức ăn của mèo. Điều này sẽ giúp chú mèo dần quen và chấp nhận mùi của anh bạn chó.

Cho chó và mèo ngửi mùi của nhau qua khe hở bên dưới cánh cửa ngăn cách chúng

Thú cưng sẽ có thể giao thiệp với mùi mới bằng cách ngửi trực tiếp trên vật nuôi cụ thể dù không nhìn thấy nhau.

Thử cho chó và mèo ăn ở hai phía khác nhau của cùng một cánh cửa. Điều này sẽ buộc chúng phải thích nghi với mùi của nhau.

Chờ đến khi cả hai có vẻ thư giãn và đã sẵn sàng để gặp mặt

Nếu chú mèo tỏ ra hoảng sợ, bỏ chạy hay lẩn trốn mỗi khi chú chó tiến gần đến cửa phòng thì bạn cần cho mèo cưng của mình thêm thời gian. Khi mèo bắt đầu thích nghi với mùi hương và âm thanh từ chú chó, đó là lúc để chúng nhìn thấy nhau.

Bế chú mèo trên tay cho đến khi nó bình tĩnh và thư giãn

Sau đó, nhờ một người thân hay bạn bè chậm rãi dẫn chú chó (mang dây xích) vào trong căn phòng. Từng bước một đưa chú chó đến gần hơn và chờ cho chúng dịu lại trước khi chạm mặt. Chỉ để vật nuôi quen với sự hiện diện của đối phương, không cho chúng giao lưu trực tiếp với nhau.

Chắc rằng chú mèo đang dễ chịu khi được bế.

Mang găng tay dài để bảo vệ cánh tay bạn khỏi những vết cào.

Một lựa chọn nữa là đặt chú mèo vào trong kiện gỗ thưa, trong khi đó, xích chú chó lại. Điều này sẽ đảm bảo cho sự tiếp xúc cơ thể không diễn ra trong lần đầu gặp mặt.

Thể hiện tình yêu thương một cách đồng đều khi bạn giới thiệu chó và mèo với nhau

Động vật cũng giống chúng ta, cũng biết ghen tị khi “đứa trẻ mới” nhận được nhiều sự chú ý hơn mình. Cho chúng thấy rằng bạn yêu thương cả hai và không thiên vị với riêng thú cưng nào.

Tách chúng ra một lần nữa

Đừng bắt vật nuôi phải tương tác với nhau quá lâu, điều này sẽ làm chúng mệt mỏi và dẫn đến xung đột. Đảm bảo rằng lần gặp đầu tiên diễn ra tốt đẹp bằng cách giữ cho nó nhanh gọn và dễ chịu.

Tăng dần thời gian của mỗi lần gặp gỡ như vậy lên.

Tiếp tục để chó và mèo tương tác với nhau cho đến khi chúng trở nên thư giãn với sự hiện diện của đối phương

Một khi chú mèo bắt đầu tỏ ra thoải mái vừa đủ, để nó đi lại tự do trong phòng, tuy nhiên, bạn vẫn phải xích chú chó lại. Sau vài tuần như vậy, chó sẽ hiểu là không được đi theo chú mèo, khi đó, bạn có thể cởi xích cho nó.

Nhằm giúp vật nuôi được bình tĩnh và thư giãn, bạn cũng có thể sử dụng pheromone có bán tại các cửa hàng thú y. Trao đổi với bác sỹ thú y nếu anh ấy/cô ấy cũng cho rằng việc sử dụng hoóc-môn tổng hợp có thể giúp ích cho thú cưng trong giai đoạn thích nghi này.

Thuốc Trị Vết Thương Hở Nacurgo Làm Lành Nhanh Vết Thương

Vết thương hở là một chấn thương của các mô ngoài cơ thể hoặc các mô bên trong cơ thể và thông thường nó làm rách ra gây chảy máu. Sử dụng thuốc trị vết thương sau khi làm sạch và cầm máu sẽ giúp vết thương mau lành hơn so với thông thường.

Các loại vết thương hở được phân loại tùy theo nguyên nhân và tình trạng của vết thương, trong đó được chia làm các loại vết thương như trầy da, mổ, rách da do vết cắt, vết đâm hoặc một phần mô bị mất. Các vết thương hở gây ra do ngã, tai nạn, bị các vật sắc nhọn đâm phải, tai nạn ô tô là những nguyên nhân phổ biến.Thông thường cách làm của mọi người khi điều trị vết thương hở là sát trùng, bôi thuốc trị vết thương hở rồi quấn băng gạc.

Theo các chuyên gia thì một vết thương hở nếu chỉ được sát trùng và không dùng bất kỳ một loại thuốc nào thì vết thương có thể tự lành trong thời gian 13 ngày, cũng vết thương đó nếu dùng đúng thuốc có thể lành trong 8 ngày. Nếu dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo thì thời gian lành nhanh gấp 3 lần do khả năng bảo vệ chống nhiễm khuẩn và tái tạo tế bào của màng sinh học Polyesteramide. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sơ cứu vết thương đúng cách và sử dụng thuốc trị vết thương để rút ngắn thời gian mau lành.

Sơ cứu vết thương hở kịp thời

1. Làm sạch vết thương

Làm sạch vết thương là một bước quan trọng để vết thương không bị xâm nhập bởi vi trùng, vi khuẩn. Thông thường nên rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, nếu phát hiện có bụi cát bên trong phải cố gắng lấy hết bụi cát đó đi, tránh gây sẹo khi vết thương được chữa lành.

2. Băng bó vết thương, cầm máu

3. Bản chất của thuốc trị vết thương

Thuốc trị vết thương bao gồm 2 dạng: dạng bôi và dạng xịt. Đối với những vết thương nhỏ thì sự khác biệt khi dùng 2 dạng thuốc này không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, với những vết thương bị rách lớn, vùng da bị tổn thương rộng, thì nhược điểm của thuốc dạng bôi là làm cho vết thương không được thông thoáng dẫn đến lâu lành hơn. Hơn nữa khi bôi thuốc cần phải dùng tay bôi lên, nên việc đảm bảo vệ sinh là không được chắc chắn.

Khi bạn bị vết thương hở bởi một vật đã bị gỉ sét hoặc bởi vật quá bẩn như đinh gỉ sét, dao gỉ sét, nền nhà có xi măng… bạn nên tới các cở sở y tế đề nghị tiêm vacxin phòng uốn ván. Một mũi tiêm có tác dụng chống uốn ván trong thời gian từ lúc bị thương cho tới 5 năm sau. Đối với những vết thương lớn, chảy máu nhiều và không thể cầm máu trong vòng 20 phút, khi đó bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế được điều trị kịp thời.

Ưu điểm vượt trội của băng vết thương dạng xịt Nacurgo khi chăm sóc vết thương hở

Băng vết thương dạng xịt Nacurgo là một chai dạng dung dịch mà khi xịt vào vết thương sẽ tạo lớp màng Polyesteramide được ví như màng da nhân tạo bảo vệ vết thương ngăn nhiễm khuẩn, làm lành vết thương và hạn chế để lại sẹo. Vậy Nacurgo chăm sóc vết thương ưu việt như thế nào?

Dạng xịt tiện lợi, nhỏ gọn và sử dụng đơn giản: Chỉ cần ấn nhẹ van xịt và xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ nhanh chóng khô sau vài phút và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ vết thương.

Vết thương hở được tuần hoàn thông thoáng: Một trong yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương là sự tuần hoàn, thông thoáng. Quá trình lành vết thương xảy ra bất cứ khi nào lưu lượng máu tại chỗ được lưu thông, đó là lí do tại sao vết loét do ứ máu tĩnh mạch và loét tì đè hay những vết thương được băng bó chặt thì khó lành. Nacurgo là băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học “siêu thoáng”, giúp vết thương được thở, lưu thông tốt và mau lành.

Được chứng minh giúp tổn thương da lành nhanh gấp 3-5 lần: Thành phần màng sinh học Polyesteramide trong Nacurgo là một thành tựu của y học hiện đại, được ví như một màng da nhân tạo giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương, ngăn thấm nước, chống nhiễm khuẩn. Cơ chế làm lành thương tổn chính ở khả năng thúc đẩy hình thành mao mạch và tái tạo tế bào của màng sinh học. Bên cạnh đó, tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis) giúp làm dịu vết thương. Tinh nghệ siêu phân tử (nanocurcumin) giúp nhanh chóng tái tạo tế bào da, ngăn ngừa hình thành sẹo và hạn chế thâm nám tại sẹo.

Nacurgo lành nhanh vết thương gấp 3- 5 lần.

Không gây đau đớn khi thay băng: Một trong những vấn đề gây lo lắng sợ hãi cho người bị thương là mỗi lần thay băng. Với băng vết thương dạng xịt Nacurgo, lớp màng bao phủ vết thương sẽ tự phân hủy sinh học và bạn chỉ cần xịt lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Như vậy, người bị thương hoàn toàn không phải chịu đau đớn do tác động của việc bóc lớp băng gạc cũ và quấn lớp băng gạc mới.

Tư vấn trực tiếp về các loại thuốc trị vết thương và băng vết thương dạng xịt Nacurgo, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (trong giờ hành chính) hoặc 0981 678 131 (ngoài giờ hành chính).

Da Bị Trầy Xước Nên Bôi Thuốc Gì Để Lành Vết Thương?

Da bị trầy xước khá thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Tuy nhiên, da bị trầy xước bôi thuốc gì thì nhiều người lại không biết. Mọi người không biết rằng việc chủ quan bỏ qua việc chữa lành vết thương có thể dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc.

1. Tại thời điểm mới bị trầy xước

Da bị trầy xước là tình trạng gặp chấn thương do các va chạm gây cảm giác đau và chảy máu. Tùy theo mức độ va chạm sẽ có những vết xây xước khác nhau. Tại thời điểm vết thương mới xảy ra, bạn không nên lúng túng mà cần làm sạch vết thương hở này để tránh nhiễm trùng, giúp da phục hồi tốt hơn. Ở bước đầu tiên này, có nhiều người sai lầm khi sử dụng oxy già hay cồn vì nó làm tổn thương những tế bào lạnh lặn dưới da làm chậm quá trình lành lại. Rất đơn giản khi rửa vết thương nhẹ nhàng dưới nước mát để giảm bớt cơn đau và trôi hết các vết bẩn, mảnh vỡ vụn. Không nên chà xát làm tăng mức độ tổn thương da.

1.1. Nước muối sinh lý

Nếu không dùng nước, hãy sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%). Dung dịch nước muối NaCl 0.9% có thể hiểu rằng cứ 1 lít nước có chứa 9g muối ăn, đây là nồng độ tương ứng dịch trong cơ thể người. Dung dịch nước muối sinh lý chỉ có mục đích làm sạch vết thương ngoài ra chứ không tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh.

1.2. Povidine

Sau khi đã rửa và lau khô vết thương, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng, thuốc khử trùng phù hợp như Povidine để làm sạch triệt để vết thương, diệt vi khuẩn bám trên vết thương, tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới các biến chứng xấu. Povidine sử dụng để sát trùng vết thương hở ở da và màng nhầy. Khử trùng các dụng cụ y tế và hỗ trợ điều trị các bệnh khác.

Tuy nhiên sử dụng Povidine có thể tác dụng phụ ảnh hưởng tuyến giáp hoặc kích ứng da. Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp dị ứng với iod, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tránh dùng Povidine với các dung dịch có chứa thủy ngân và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một cách chính xác Povidine.

2. Trong quá trình vết trầy xước phục hồi

Khi vết thương được làm sạch và sát trùng cần sử dụng các loại thuốc nhằm hạn chế khả năng sưng, viêm của thương.

Fucidin là thuốc bôi da ở dạng kem hoặc thuốc mỡ có thành phần là chủ yếu là Acid fusidic có cấu trúc steroid, thuộc nhóm fusinadines. Acid fusidic có tính kháng khuẩn cao, hiệu quả với hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Acid fusidic thấm rất tốt vào da, có thể thấm tới những lớp sâu dưới da như mô da hay lớp dưới da. Cũng bởi vậy mà bạn có thể sử dụng Fucidin cho trường hợp da nhiễm trùng ở nông và sâu.

Fucidin có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng ở da do tụ cầu trùng hay vi sinh vật nhạy cảm với Acid fusidic. Cụ thể fucidin được chỉ định điều trị cho các bệnh chốc, mụn, vết bỏng, nhọt, viêm nang lông, nấm da, mụn trứng cá, viêm tuyến mồ hôi, vết thương do chấn thương hoặc sau phẫu thuật, viêm quanh móng, vết loét do giãn tĩnh mạch.

Liều lượng và cách sử dụng: Thoa Fucidin lên vùng da bị tổn thương từ 2-3 lần/ngày. Thuốc thường được dùng trong vòng 7 ngày, ngoại trừ trường hợp điều trị mụn trứng cá thì có thể dùng lâu hơn.

Lưu ý: Thuốc chỉ dùng ngoài da, không bôi lên mắt.

Tác dụng phụ: Fucidin cũng có tác dụng phụ nhất định được giới hạn ở mức độ cho phép. Số lượng bệnh nhân có xảy ra phản ứng mẫn cảm với thuốc khá ít.

2.2. Fucicort

Các thành phần của Fucicort có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ. Giảm bớt khả năng sưng viêm của vết trầy xước.

Fucicort chỉ định điều trị những bệnh lý do nhiễm trùng da hoặc có thể nhiễm trùng như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, vẩy nến, da cháy nắng, các vết chàm dạng đĩa, viêm da tiếp xúc, các vết ban đỏ .

Liều lượng và cách sử dụng: Bôi lên vết thương hở từ 2-3 lần/ngày trong vòng 7 ngày. Khi điều trị những bệnh về da nên có theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Không bôi thuốc lên mắt, không nên dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Thận trọng khi bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm

Tác dụng phụ: Khi sử dụng quá liều lượng, kéo dài Fucicort có thể gây tăng nhãn áp nếu dây vào mắt, teo da, nứt da, giãn mạch máu nông.

2.3. Fobancort

Fobancort có tên khác là Ramycin được bào chế dưới dạng kem bôi da hoặc thuốc mỡ. Thành phần chủ yếu của Fobancort là Acid Fusidic và chất chống viêm steroid dùng ngoài da.

Fobancort là thuốc kháng khuẩn sử dụng ngoài da, hoạt chất Acid Fusidic tác dụng diệt khuẩn, chống sưng viêm vết thương. Đây là hoạt chất được chỉ định trong các trường hợp người dùng cần điều trị nhiễm trùng da do tụ cầu trùng, liên cầu trùng và các vi sinh vật khác nhạy cảm với Fusidic acid. Fusidic được dùng nhiều nhất trong trường hợp da có mụn nhọt, trứng cá thông thường, có các vết thương trên da…

Liều lượng và cách sử dụng: Người dùng Fusidic acid thoa lên vùng thương tổn 2-3 lần/ngày, thường sử dụng trong 7 ngày liên tục, ngoại trừ trường hợp điều trị trứng cá.

Sau khi thoa thuốc, có thể băng hoặc không băng vết thương đều được.

3. Sau khi đã lành vết trầy xước

Khi vết trầy xước đã lành, lên da non, đây là thời điểm sử dụng các loại thuốc ngừa sẹo hay vết thâm. Gel ngừa mụn Decumar Advanced có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, chứa Nano curcumin, tinh chất hành tây đỏ, lô hội và vitamin E. Thích hợp sử dụng để loại bỏ sẹo và các vết thâm do trầy xước da.

Decumar có tác dụng bảo vệ da, phủ đầy biểu mô, tái tạo làn da. Những phân tử Nano Curcumin siêu nhỏ có độ tan và thẩm thấu lên đến 7500 lần. Có tác dụng chống viêm, hồi phục tổn thương và trị mụn hiệu quả. Tăng đào thải sắc tố melanin – gây đen, sạm da và trị thâm sẹo.

Hạn chế sẹo do vết thương để lại: Tinh chất hành tây đỏ giúp kiểm soát tăng sinh collagen, ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo lõm. Giúp tái tạo da, cho da mịn màng và hạn chế sẹo do vết thương để lại

Dưỡng da, chống lão hóa: Tinh chất lô hội và vitamin E cung cấp độ ẩm, hạn chế da khô chống lão hóa.

Cách sử dụng: Rửa sạch vùng da cần bôi kem rồi thoa đều lên vùng da non. Thoa 1 lớp mỏng để khô rồi thoa thêm 1-2 lớp. Nên sử dụng đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt nhất.

Cách Khử Trùng Vết Thương

Quy trình sát khuẩn vết thương

Nhận định tình trạng vết thương

Vết thương được chia ra thành nhiều loại và tùy vào từng loại mà cách thay băng khác nhau. Vì thế trước khi thực hiện các bước thay băng cho vết thương bạn cần phân biệt được rõ các loại và nhận định được tình trạng hiện tại. Đây là một kiến thức cơ bản của ngành điều dưỡng.

Tình trạng vết thương sạch

Vết thương có khâu: mép vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu bị sưng hay đỏ.

Vết thương không khâu: vết thương không có dấu hiệu sưng tấy hoặc đang trong quá trình lên da non.

Tình trạng vết thương nhiễm khuẩn

Đặc điểm chung của vết thương nhiễm khuẩn rất dễ nhận thấy đó là hiện tượng sưng tấy tại vết thương và người bệnh có thể có dấu hiệu sốt.

Vết thương có khâu: xung quanh vết thương đỏ, sưng tấy, chân chỉ đỏ hoặc thậm chí bị loét ra.

Vết thương không khâu: xung quanh vết thương sưng tẩy đỏ, trong vết thương có mủ và có thể có tổ chức hoại tử.

Chuẩn bị cho quy trình thay băng rửa vết thương

Đối với người bệnh

Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân và người nhà để cùng hợp tác trong quá trình thay băng rửa vết thương: thông báo lịch thay băng, động viên an ủi bệnh nhân nếu như họ quá lo lắng, giải thích cặn kẽ về mục đích của quá trình thay băng rửa vết thương.

Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi thoải mái, lộ vùng cần thay băng.

Đối với người chăm sóc

Người chăm sóc cần làm sạch tay sau đó lau khô bằng khăn sạch. Đeo găng tay vô trùng.

Chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.

Bình tĩnh thao tác.

Chuẩn bị dụng cụ

Hộp đựng dụng cụ cần có những đồ cần thiết sau đây:

Tầng 1:

1 hộp đựng gạc vô khuẩn bao gồm gạc lớn, gạc nhỡ và gạc nhỏ (gạc thấm)

1 lọ căm panh và panh vô trùng.

1 hộp dụng cụ vô khuẩn bao gồm: 1-2 kẹp phẫu tích, 2 kẹp kocher, 1 kéo.

1 lọ betadine

1 lọ cồn 70 độ.

1 lọ ête, betadin

1 chai NaCl 9 0/0

1 lọ oxy già, nitrat bạc 0,2%

Thuốc đỏ, thuốc tím, xanh metylen, dầu cá.

Tầng 2: Chuẩn bị 1 khay sạch đựng:

Bơm tiêm, kim tiêm để gây tê nếu có cắt lọc tổ chức hoại tử.

Nilon lót khi thay băng

Túi nilon nhỏ

Găng tay sạch

Băng dính

Kéo cắt băng

Băng cuộn

Túi hậu môn nhân tạo trong trường hợp cần dùng đến.

Tầng 3:

1 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.

Cốc nhỏ: 2-3 cái.

Xô đựng rác thải y tế trong có lót nilon màu vàng.

Nguyên tắc sát trùng vết thương

– Mở rộng vết thương dẫn lưu tốt: sự ứ đọng dịch, máu cũ, dị vật,… cung cấp thức ăn cho vi khuẩn. Sự ứ dịch làm mô vết thương không có khả năng tăng sinh mô hạt. Vì thế cần dẫn lưu dịch thật tốt để kích thích mô hạt mọc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

– Giúp vết thương mau lành: Bất kỳ vết thương nào cũng có hàng rào bảo vệ nên khi chăm sóc vết thương điều dưỡng không nên phá huỷ hàng rào tự vệ đó như: tránh làm tổn thương vùng xung quanh vết thương, không luôn chạm tới vết thương; thay băng thường xuyên không đúng kỹ thuật, như tháo băng cũ cũng là hình thức tổn thương mô hạt vừa hình thành và như thế chúng ta vừa tạo thêm cho người bệnh một vết thương mới. Dung dịch sát khuẩn là hàng rào bảo vệ tránh vi khuẩn xâm nhập nhưng nó cũng có nguy cơ làm tổn thương mô hạt nên không dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương nếu không có chỉ định. Vết thương luôn tiết dịch nên việc giữ ẩm vết thương là cần thiết nhưng không phải là làm ướt vết thương, do đó điều dưỡng cần thay băng khi thấm ướt. Khi có vết thương, người bệnh rất đau, điều dưỡng chú ý tránh làm đau người bệnh khi thay băng, nên thực hiện thuốc giảm đau trước khi thay băng nếu nhận định vết thương có thể làm người bệnh đau.

Khử trùng vết thương bằng gì

Dùng tỏi sát trùng vết thương

Tỏi là nguyên liệu phổ biến trong bếp của mỗi gia đình. Ngoài những công dụng tuyệt vời trong ẩm thực, tỏi còn được xem là dược liệu kháng viêm, cầm máu hiệu quả.

Để áp dụng cách chữa lành vết thương bằng tỏi, bạn hãy cắt nhỏ hoặc giã nát 2-5 tép tỏi rồi cho thêm một ít nước hoặc mật ong vào tạo nên hỗn hợp sền sệt. Sau đó, bạn bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vết thương.

Cuối cùng, bạn dùng băng gạc khô băng lại. Lưu ý, bạn không nên băng vết thương quá chặt. Hoạt tính trong tỏi có thể khiến da bạn bị bỏng. Vì thế, bạn cần kiểm tra vết thương thường xuyên và thay mới phần tỏi và băng gạc mỗi ngày.

Dùng mật ong sát trùng vết thương

Mật ong rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn để giúp vết thương nhanh lành hơn. Theo Brightside, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh mật ong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, nó đẩy nhanh tốc độ phục hồi và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da.

Để áp dụng cách chữa lành vết thương bằng mật ong, bạn hãy thoa một lớp mật mỏng lên vết thương rồi che nó lại bằng băng gạc sạch. Lưu ý, bạn cần đảm bảo loại mật ong bạn đang sử dụng là mật ong nguyên chất.

Nghệ sát trùng vết thương

Nhiều người cho rằng khi bị vết thương phần mềm thì bôi nghệ ngay càng sớm càng tốt để không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nhà chuyên môn, quan niệm đó không đúng.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, nghệ có tính sát trùng, làm lành sẹo, nhưng không được thoa nghệ khi vết thương hở (chưa lành), mà nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non (cảm giác ngứa ở vết thương). Và nên dùng nghệ xà cừ (loại nghệ khi cắt lát có ánh sáng chiếu vào thấy lấp lánh giống xà cừ) cho vết thương thì tốt hơn. Rửa sạch củ nghệ tươi, dùng dao sạch cắt lát, áp vào vết thương, không cần giã hay mài.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ

Tại chỗ: Ô nhiễm, dị vật, kỹ thuật khâu có sai sót, mô mất sinh lực, tụ máu, nhiễm trùng từ trước, vị trí nơi giải phẫu ở vùng thiếu máu nuôi hay đang có sự hiện diện của vi khuẩn khi đóng vết mổ: thường do vi khuẩn Staphy-lococcus aureus. Vết thương do tỳ đè, do bệnh tiểu đường; do kỹ thuật giải phẫu như vết thương hở đóng chậm, mô giập nát rộng, vết khâu căng, vết thương có dẫn lưu.

Toàn thân: Suy kiệt, mất nước, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, tuổi cao, béo phì, choáng, có bệnh mạn tính kèm theo, suy hô hấp, suy tuần hoàn, ung thư, thuốc, sự trì hoãn trước mổ kéo dài, phẫu thuật kéo dài.

Tag: xịt chó cắn nhật tiếng anh bột baking soda ngã xe té hướng trẻ em kem bf-6 sao mèo povidine phòng rượu răng sơ sâu bó nhiêu muối chảy mưng nhẹ bảng chiều giòi thời ưu tiên

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Mèo Cắn Nhau Vết Thương Sâu Bị Hoại Tử trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!