Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Nhỏ được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường khiến cả người lớn và trẻ em đều dễ mắc bệnh cảm. Nhờ được nuôi 100% hoàn toàn bằng sữa mẹ gần đến 12 tháng tuổi nên trộm vía Silk ít bệnh, ăn ngon ngủ tốt, lanh lẹ vui vẻ do sức đề kháng khá tốt. Silk còn được mẹ huấn luyện như một chú lính chì từ nhỏ. Trước giờ, nếu có bệnh thì Silk chỉ bị cảm vặt chứ không mắc bệnh gì nghiêm trọng cả.
A. Dấu hiệu bé mắc bệnh cảm
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các triệu chứng khi bé muốn cảm. Sốt về chiều tối, nghẹt mũi, ho, thậm chí tiêu chảy, nôn mửa và thở khò khè… là những triệu chứng cha mẹ thường thấy. Ngoài ra, trẻ có thể nhõng nhẽo, cáu kỉnh và không chịu ăn trước khi bệnh khởi phát.
B. Nên làm gì khi bé có dấu hiệu mắc bệnh cảm?
1. Chú ý chế độ ăn uống
Phong độ ăn uống của Silk những hôm cảm khá giảm sút, lượng thức ăn giảm đi một nửa so với mọi lần. Có khi ăn không tiêu, Silk ngủ dậy và ói ra bữa vừa mới ăn. Mình vô cùng lo lắng vì sợ con mất sức, không đủ dinh dưỡng.
Do đó, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính mình chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày cho Silk. Và thức ăn chính là cháo loãng và súp. Ngày đầu bệnh còn nặng, mình thường nấu cháo loãng cho bé dễ ăn. Khi tình trạng bệnh khá hơn thì mình cho bé ăn cơm trở lại nhưng lượng ít đi 1/3 so với mọi lần.
Khi bé bệnh bạn nên tránh cho bé ăn dầu mỡ vì sẽ rất khó tiêu. Do đó khi nấu cháo thịt bầm, mình không mua thịt heo mỡ mà chọn thịt nạc rồi băm nhuyễn, bỏ thêm hành lá cho thơm và nấu chung với cháo loãng. Bạn có thể nấu cháo sườn hầm nhừ cũng rất ngon hoặc cháo gà, súp gà nấu với hành giúp trị cảm lạnh rất hiệu quả. Gia vị không nên quá đậm, nhạt nhạt nhẹ nhàng thôi.
Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên nấu lượng vừa phải cho một – hai lần ăn thôi. Bởi cháo để lâu sẽ loãng và không ngon khi hâm đi hâm lại quá nhiều lần. Nếu bạn không có nhiều thời gian để đợi cháo chín nhừ thì có thể nấu từ cơm chín thay vì từ gạo sống. Đơn giản là bạn chỉ cần lấy một ít cơm chín (đã nấu sẵn) cho thêm nhiều nước vào nấu cháo thì thời gian đợi cháo chín nhừ sẽ ngắn đi.
Về thức uống, lượng nước người bị cảm lạnh cần nạp vào cơ thể mỗi ngày ít nhất là 2 lít, bao gồm cả nước ép các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi nhằm tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Bạn có thể cho thêm một ít mật ong vào nước cam của bạn để làm dịu cổ họng, giảm ho cho bé. Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi không được uống mật ong do dễ bị ngộ độc bởi các nội bào tử của vi khuẩn botulinum trong mật ong.
2. Cẩn thận khi sử dụng thuốc
Thuốc là một vấn đề nhạy cảm và khá quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi ông bố bà mẹ nào cũng không muốn bé đụng đến thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ.
Khi Silk có triệu chứng muốn cảm nhẹ thì mình cho Silk uống bát bửu (tên nguyên bản là Bat Po Keng Foong Powder). Bát bửu là thuốc bột của Hồng Kong, được chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên, hoàn toàn lành tính với trẻ nhỏ và cũng là thuốc chuyên trị cảm cho trẻ em. Tác dụng đáng nói nhất là bé được uống thuốc bát bửu khi sốt cao sẽ không bị hành kinh co giật (bởi sốt cao dẫn đến co giật, rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ).
3. Cặp nhiệt độ thường xuyên cho bé
Mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục nhiệt độ cơ thể của con để có hướng điều trị thích hợp. Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ hoặc kéo dài hơn 2 ngày nên đến bệnh viện.
Khi Silk có dấu hiệu sốt cao khoảng 37,5 độ C và ho nhiều là mình dẫn Silk vào viện khám. Lần nào bác sĩ cũng chỉ dặn khi trẻ sốt trên 38,5-39 độ C thì tìm cách hạ số cho trẻ là được. Có hai bước hạ sốt:
Một là bạn lau mát bằng nước ấm với khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau nhẹ khắp người bé, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Tránh dùng nước lạnh, nước pha rượu, cồn.
4. Thường xuyên hút rửa mũi cho bé
Nếu bé chảy nước mũi, mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý, hút hoặc rửa để đường thở thông thoáng. Ở các nhà thuốc đều có bán nước muỗi sinh lý theo từng chai nhỏ. Bạn cho bé nhỏ đều đặn hai bên mũi cách 30 phút một lần. Nếu được bạn có thể dùng dụng cụ hút rửa mũi bày bán ở các quầy thuốc tây.
5. Giữ ấm cho bé
Khi bé mắc cảm, bạn nên tránh tắm gội quá lâu cho bé. Đa phần mình chỉ dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch toàn thân cho bé. Ngoài ra, bạn nên giữ ấm lòng bàn chân như xoa dầu nóng vào lòng hai bàn chân cho bé rồi mang vớ chắc chắn.
Lưu ý, dầu nóng được sử dụng ở đây phải an toàn cho bé. Dầu tràm cho trẻ em là sự lựa chọn tuyệt vời mỗi khi bé bị muỗi cắn hoặc nhiễm lạnh.
Blog Chia Sẻ Kinh Nghiệm, Sức Khỏe Vợ Chồng
Nhuộm tóc sẽ giúp bạn trông sành điệu, khác lạ đẹp mắt hợp thời trang hay giúp bạn làm đen lại mái tóc để trông trẻ trung hơn, nhưng việc sử dụng phải thuốc nhuộm tóc giả thì sẽ mang lại những tác hại rất lớn như tóc xơ, gãy, hư tổn…ngoài ra bạn có thể mắc phải các bệnh khác như viêm da, dị ứng hay các bệnh hiểm nghèo như ung thư bởi những loại hóa chất độc hại có trong thuốc nhuộm tóc giả.
Tác hại khi sử dụng nhuộm tóc giả:
Khi sử dụng thuốc nhuộm tóc giả các bạn có nguy cơ mắc ung thư hạch, đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết, ngoài ra những người thợ làm tóc nếu thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang.
Nếu như sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn và thuốc duỗi tóc sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú nguyên nhân là do chất hóa học para-phenylenediamine có rất nhiều trong thuốc nhuộm tóc giả ngoài ra những loại thuốc nhuộm này còn chứa thành phần hóa học gây kích ứng da đầu và đỏ mắt, có khi là mù lòa.
Với những người có nhạy cảm thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét một số thuốc nhuộm tóc giả còn chưa những chất hóa học có trong thuốc trừ sâu, chất này khi hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết, gây nhức đầu, tăng cảm giác lo âu có thể khiến mắc bệnh trầm cảm.
Nếu như thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc giả, các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc, làm cho chúng trở nên khô và giòn tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Việc xử lý chúng khi tạo kiểu cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Giải pháp cuối cùng là cắt bỏ mái tóc hư tổn ấy
Các nhà tạo mẫu tóc, những người tiếp xúc nhiều với thuốc tóc, dễ bị dị ứng da và hen suyễn Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là kết quả của việc tiếp xúc liên tục với chất PPD có trong thuốc nhuộm tóc và persulfates được sử dụng trong chất tẩy
Để đảm bảo cho thai nhi, các bà mẹ hãy tuyệt đối tránh xa thuốc nhuộm tóc hóa chất Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc
Chú ý khi nhuộm tóc, tránh xa thuốc nhuộm tóc:
Bạn không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau Khi pha thuốc nhuộm tóc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại không nên gội dầu quá nhiều khi nhuộm tóc, vì màu tóc sẽ nhanh bị mất màu và các dưỡng chất của tóc sẽ bị mất đi, tóc sẽ yếu và khô rối hơn
Sau khi nhuộm, bạn cần chăm sóc tóc kỹ hơn, gội đầu bằng các loại dầu gội, dầu xả có thành phần dưỡng ẩm cho tóc hay hấp dầu cho tóc 1 tháng 1 lần
Không nên cùng lúc vừa ép, duỗi với nhuộm tóc. Đặc biệt, khoảng cách các lần nhuộm tóc không được quá gần nhau, tốt nhất trên 6 tháng
không được để thuốc nhuộm chạm vào da đầu và chân tóc. Khi thuốc nhuộm bám vào da đầu sẽ gây kích ứng, gây cảm giác ngứa rát da đầu…
Trước khi nhuộm tóc, bạn nên kiểm tra dị ứng bằng cách bôi lên tay hoặc sau tai. Nếu không có dấu hiệu dị ứng, nghĩa là bạn có thể yên tâm nhuộm tóc
Không dùng móng tay cào da đầu, không gội đầu quá mạnh, không làm xước da đầu bởi bạn có thể bị trúng độc do thuốc nhuộm
Không nên mua thuốc nhuộm rẻ tiền có thể đó là loại thuốc nhuộm tóc giả nên chọn mua những địa chỉ bán thuốc nhuộm uy tín, việc chọn địa chỉ mua thuốc nhuộm tóc cũng quan trọng như chọn mua két sắt Hòa Phát vậy nên chọn đến những nơi uy tín để có thể mua được những sản phẩm chính hãng chất lượng tốt nhất, chọn thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên để an toàn hơn cho da đầu.
Mẹ Bầu 5 Tháng Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chữa Viêm Xoang Khi Mang Thai
Trong giai đoạn mang thai, chắc chắn chị em nào cũng rất giữ gìn, bảo vệ sức khỏe hết mức vì giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm, điều trị bằng thuốc thường ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Ấy vậy mà tôi lại bị viêm xoang ngay khi vừa mang thai tháng thứ 4.
Thực ra trước đó 2 năm, tôi đã mắc viêm xoang và bệnh vẫn thường tái lại nhất là những lúc thời tiết thay đổi. Việc điều trị trước khi có thai thường là dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với các thuốc xịt thông mũi. Tôi nhớ chỉ có lần đầu tiên dùng thuốc xong là khỏi được lâu, khoảng nửa năm. Những lần tái phát sau đó uống thuốc phải đổi 2, 3 lần mới hết các triệu chứng. Nhưng rồi đâu vẫn vào đấy, uống cứ uống, bệnh tái phát thì vẫn vài tháng một lần. Có những đợt bệnh tái phát “quái” lắm, kéo dài 2, 3 tháng.
Tôi đã nhiều đêm trải qua cảnh trằn trọc không ngủ nổi vì khó thở, mũi đặc nghẹt lại. Thức xì mũi muốn vỡ cả màng nhĩ mà không ăn thua. Không chỉ vậy, những ngày viêm xoang khởi phát, tôi phải chuẩn bị thêm cả thuốc giảm đau. Các cơn đau xoang đau đầu thực sự là một cực hình, khiến tôi mất tập trung, khó kiểm soát cảm xúc, rất hay bực mình cáu bẳn.
Mà nguy hiểm nữa là thời gian bị viêm xoang, tôi thường xuyên bị kèm theo viêm họng do phải thở bằng miệng nhiều. Nguy hiểm nhất là có lần viêm họng cấp mủ kèm theo viêm amidan khiến tôi không thể há nổi miệng ra, không ăn uống được gì cả.
Chính vì đã có rất nhiều trải nghiệm thương đau, không vui vẻ gì với bệnh viêm xoang nên tôi thực sự lo lắng khi nó lại tái phát đúng lúc đang mang thai. Tôi cũng tìm hiểu nhiều về bệnh này khi mang thai lắm. Thật đáng lo là việc điều trị bằng thuốc tây khi mang thai dễ khiến thai nhi bị dị tật, kém phát triển. Nhưng nếu không điều trị thì viêm xoang vẫn cứ đeo bám với những triệu chứng khó chịu, lại còn dễ biến chứng nữa. Tâm lý lúc nào cũng lo nghĩ, bất an về bệnh thì làm sao có thể mang thai con khỏe mạnh được.
Cuối cùng, tôi quyết định áp dụng các biện pháp tại nhà và các mẹo dân gian để kiểm soát bệnh, giảm được triệu chứng, ngăn bệnh nặng thêm. Mỗi ngày tôi đều dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho thông thoáng và sạch sẽ. Tôi cũng rất chịu khó xin bạc hà, kiếm cây cứt lợn tía về đun nước xông mũi.
Tuy nhiên mỗi lần thực hiện mũi chỉ thông thoáng được chốc lát. Sau đó dịch mũi vẫn chảy ra và tình trạng tắc nghẽn mũi xoang lại diễn ra như cũ. Từ khi bị viêm xoang, tôi thấy mệt mỏi nhiều hơn hẳn. Tôi không còn muốn làm gì cả, tất cả sự chú ý chỉ tập trung vào những triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra. Tôi thường gắt gỏng với chồng, nhìn cái gì cũng không vừa ý.
Tâm trạng của tôi thực sự rất tệ. Những hôm bị hắt xì thành tràng dài lại còn mạnh nữa, mãi không ngừng được khiến tôi bực đến phát khóc. Sợ ảnh hưởng đến con nhưng bất lực quá, không ngăn được cơn hắt xì. Rồi cả những đêm cố gắng đến mấy cũng không ngủ được, nước mắt cứ thể chảy ra. Liệu rằng bé con đầu lòng của tôi có bình an vượt qua được không?
Tình cờ biết đến bài thuốc thảo dược trị viêm xoang mẹ bầu có thêm hy vọng
Mặc dù áp dụng các mẹo dân gian không giúp chữa khỏi viêm xoang nhưng đảm bảo an toàn và giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Chính vì vậy, tôi liên tục tìm kiếm các cách khác nhau để có thể kiểm soát viêm xoang tốt hơn.
Trong một lần xem video hướng dẫn làm rượu tỏi để nhỏ mũi chữa viêm xoang, tôi biết đến bác sĩ Lê Phương và phương thuốc trị viêm xoang của Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, lúc đó còn là Trung tâm Đông y Việt Nam . Nghe bác sĩ nói cách chữa từ rượu tỏi giúp xử lý các triệu chứng tại chỗ tốt, tuy nhiên muốn chữa bệnh tận gốc thì cần sử dụng thuốc có khả năng giải quyết toàn diện các căn nguyên gây bệnh.
Bởi vì viêm xoang thường do cơ thể suy giảm chính khí, rối loạn các tạng phủ bên trong khiến hư hỏa. Đồng thời chính khí giảm tạo điều kiện cho tà khí bên ngoài xâm nhập gây viêm. Vì thế nếu chỉ xử lý viêm nhiễm tại niêm mạc xoang thì căn nguyên vẫn còn và bệnh vẫn sẽ quay trở lại.
Nghe những lý giải của bác sĩ tôi thực sự bị thuyết phục. Hướng điều trị của bác sĩ Phương xử lý bệnh có vẻ toàn diện hơn chứ không chỉ điều trị triệu chứng như thuốc tây y trước đây tôi vẫn dùng. Tôi liên hệ ngay đến nơi bác sĩ Lê Phương đang làm việc là Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Bác sĩ hỏi bệnh khá kỹ. Tôi ngỏ ý muốn mua thuốc về dùng thì bị bác sĩ gạt đi:
“Thuốc bên cô lúc nào cũng sẵn nhưng cô nghĩ cháu nên sắp xếp thời gian qua bệnh viện để cô thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng. Cháu đang mang thai nên việc sử dụng thuốc không thể uống tùy tiện được. Bài thuốc của bệnh viện là thuốc dạng kê đơn, sau khi thăm khám thuốc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và cơ địa của cháu”.
Nghe bác sĩ tư vấn như vậy tôi thấy đúng là mình mong khỏi bệnh quá hóa vội vàng. Nhưng cũng qua tư vấn của bác sĩ Phương tôi thấy yên tâm hơn về đơn vị mà tôi quan tâm, bởi vì bệnh viện không bán thuốc tràn lan như những chỗ khác mà thực sự quan tâm đến vấn đề của bệnh nhân.
Tích cực kiểm soát viêm xoang đón con chào đời bình an
Khi đến trực tiếp Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, tôi được bác sĩ Lê Phương khám trực tiếp. Qua hỏi bệnh và chẩn mạch, bác sĩ Phương cho biết tôi bị viêm xoang do can hỏa, phế nhiệt khiến chính khí suy giảm, hư hỏa. Do không điều trị căn nguyên nên bệnh liên tục tái phát. Chính khí vốn đã suy yếu lại kết hợp với việc dùng thuốc lâu dài nên sức đề kháng suy giảm, làm sức khỏe suy yếu, bệnh trở nên dai dẳng hơn.
Theo bác sĩ Lê Phương, việc điều trị viêm xoang trong giai đoạn sức khỏe yếu và đang mang thai sẽ có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé. Phương án an toàn nhất được bác sĩ đưa ra là điều trị kiểm soát triệu chứng, chú trọng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể nhằm tạo lực nội sinh giúp kìm hãm bệnh.
Lần đầu tiên cầm bát thuốc tôi cũng hơi lo lắng thuốc sẽ đắng, không biết có bị nôn như dạo ốm nghén sợ mùi không. Nhưng may quá, nhấp thuốc trong miệng thấy vị thanh thanh mùi thảo dược. Uống hơi lạ vị mấy hôm đầu nhưng sau đấy thì thấy dùng ổn các mẹ ạ. Bên cạnh uống thuốc, tôi cũng thường xuyên đun thuốc xông mũi và chịu khó nhỏ mũi. Nhờ thế tình trạng tắc nghẹt mũi cũng giảm đi, tôi xông trước khi đi ngủ nên không bị khó thở lúc ngủ nữa.
Kết hợp dùng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Phương chỉ trong một tháng mà tôi cảm thấy khỏe khoắn hẳn. Triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn nên tâm lý cũng bớt lo lắng, căng thẳng. Tôi cũng thấy mình ngủ được, ăn tốt hơn, người trông đã ra người các mẹ ạ. Mỗi lần bệnh tái phát lại dùng thêm thuốc xịt và thuốc xông là bệnh lại đỡ.
Từ sau đợt uống thuốc, viêm xoang chỉ tái lại đúng 1 lần vào tháng thứ 9 của thai kỳ, đúng lúc bước vào mùa đông. Nhưng sau đó tôi kiểm soát bệnh bằng thuốc hiệu quả ngay. Tôi thấy mình thực sự may mắn vì biết đến bác sĩ Phương và bài thuốc chữa viêm xoang của Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102. Nhờ sự giúp đỡ hết mình của bác sĩ tôi đã vượt qua bệnh tật và có những tháng thai kỳ khỏe mạnh.
Hiện tại tôi đã sinh em bé được 3 tháng rồi, trộm vía bé sinh ra khỏe mạnh bình thường, tôi cũng không bị mất sữa. Thực sự rất biết ơn bác sĩ Lê Phương đã giúp đỡ tôi xử lý êm bệnh viêm xoang trong thai kỳ, không gặp bất kỳ biến chứng hoặc tác dụng phụ nào. Bây giờ chờ thêm độ 1, 2 tháng nữa khi con cứng cáp hơn, tôi sẽ quay lại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 để điều trị cho khỏi hẳn, tránh viêm xoang tái phát.
BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102 Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 Địa chỉ:
Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239
Website: Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102 chúng tôi
Phòng Và Điều Trị Cảm Cúm Mùa Đông Cho Trẻ Nhỏ Như Thế Nào?
Thời điểm hiện tại đã sang đông, những cơn gió đầu mùa đã tới, chúng tôi chia sẻ với các bạn về cách sử dụng tinh dầu để phòng và điều trị cảm cúm của thạc sĩ Nghiêm Đức Trọng đại học Dược Hà Nội
Như các bạn biết, trẻ nhỏ rất hay bị cảm lạnh, cảm cúm, chảy nước mũi, … vào mùa đông, từ đó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác cho trẻ, đặc biệt là với thời tiết ở miền Bắc. Sử dụng tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm cho trẻ nhỏ rất tiện lợi ở Việt Nam vì nguồn tinh dầu đa dạng, phong phú.
Nguyên lý của việc sử dụng tinh dầu tắm chống cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ em cũng xuất phát từ bài xông giải cảm của các cụ ngày xưa. Ông cha ta từ xưa đã dùng các loại cây có tinh dầu như hương nhu, lá bưởi, chanh, gừng, tía tô, kinh giới, … để xông giải cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả, nhưng hiện nay ít được sử dụng, đặc biệt là ở các thành phố, chủ yếu là do tính không tiện dùng của việc xông hơi giải cảm.
Một bài xông hơi hiệu quả, thường có chủ vị là các loại cây có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu (phát tán phong hàn), ngoài ra còn có các loại cây có tác dụng kháng khuẩn, trừ phong thông khiếu, … Theo YHCT, khi khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua bì mao (da lông) sẽ gây ra cảm hàn, khí hàn theo đó dẫn vào phế (phổi) gây ra ho, viêm phế quản, cảm cúm, … Khi xông hơi, dưới tác dụng của hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu từ cây cỏ sẽ giúp đưa khí lạnh ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi (thông qua lỗ chân lông), do đó sẽ giúp điều trị các chứng bệnh cảm cúm (sợ lạnh, sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi,…), ho, viêm phế quản, …
Phương pháp này rất hiệu quả để điều trị cảm cúm, cảm lạnh, tuy nhiên lại không phù hợp để sử dụng cho trẻ em. Vì cơ thể trẻ em khá yếu, khi xông theo cách truyền thống với hơi nước nóng sẽ ra nhiều mồ hôi, làm mất chất điện giải (hay nói theo cách của YHCT, khi xông như vậy sẽ làm thoát dương khí ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt). Ngoài ra, hơi nước quá nóng kèm theo các loại tinh dầu cay nóng bốc hơi còn dễ gây bỏng cho trẻ. Do vậy, cách xông hơi giải cảm này không phù hợp cho trẻ em, hoặc khi cơ thể quá yếu.
Tác dụng cụ thể của từng tinh dầu trong hỗn hợp như sau:
Pemou (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas): Làm chất định hương, giúp cho mùi hương của Dầu tắm bền hơn, lưu giữ được lâu hơn. Tinh dầu Pemou có thành phần chính là Nerolidol, Fokienol có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, giúp phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ.
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell): Tinh dầu Tràm với thành phần chính là Cineol có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, có tác dụng phòng và điều trị các bệnh nấm, ngứa ngoài da, sát khuẩn và làm thoáng đường hô hấp. Giúp điều trị các bệnh cảm mạo, phong hàn, ho đờm, hen suyễn, cảm cúm, ngạt mũi, giảm đau nhức.
Bưởi (Citrus maxima (Burm.) Merr.): Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Dùng cho các bệnh cảm lạnh, ho có đờm. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích mọc tóc, chống rụng tóc, trị nấm da đầu.
Hương nhu (Ocimum gratissimum L.): Làm chất định hương. Tinh dầu hương nhu với thành phần chính là Eugenol có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau. Dùng điều trị các bệnh cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, chống nôn mửa.
Bạc hà (Mentha arvensis L.): Điều trị cảm sốt, ngạt mũi, ho có đờm, giảm căng thẳng và giúp trẻ dễ ngủ hơn, giảm đau, làm săn se da.
Gừng (Zingiber officinale Roscoe): Tinh dầu Gừng giúp giảm đau, điều trị cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, chống nôn mửa, làm ấm cơ thể.
Như vậy, các bạn thấy hỗn hợp tinh dầu tắm này có tác dụng
Phòng và điều trị các bệnh cảm cúm, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp, chống nôn
Làm săn se da, giúp da khô thoáng, phòng và điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn và vi nấm gây nên
Làm ấm cơ thể, giúp cơ thể trẻ sảng khoái, dễ ngủ
Tinh dầu còn lưu lại trên da trẻ giúp xua đuổi côn trùng, tránh bị muỗi đốt.
Hiện nay, có khá nhiều nơi bán các loại tinh dầu này. Các bạn có thể tự mua về nhà để pha chế cho phù hợp với bé nhà mình. Nhớ chọn các nơi uy tín, vì theo mình biết, có khá nhiều loại tinh dầu bán trên thị trường đã được pha trộn thêm các thành phần khác, hoặc tinh dầu không đúng chủng loại có thể gây nguy hiểm khi dùng cho trẻ nhỏ.
Nguồn : Th.S Nghiêm Đức Trọng
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trị Cảm Cúm Cho Trẻ Nhỏ trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!