Bạn đang xem bài viết Cây Thuốc Lá Là Gì? Cây Thuốc Lá Có Tác Dụng Gì Hiện Nay được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong những năm gần đây, thuốc lá là loại cây trồng được cho là giúp người dân xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Cây thuốc lá sau khi thu hoạch sẽ được chế biến và được các lái buôn thu mua. Tùy vào chất lượng thuốc lá mà giá thành có thể cao hoặc thấp. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của thuốc lá thường cao gấp 2 đến 3 lần so với các cây thâm canh khác như lúa hay ngô. Cây thuốc lá không chỉ dùng làm thuốc lá mà còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi cây thuốc lá có tác dụng gì để các bạn hiểu hơn về loại cây trồng này.
Các nội dung chính trong bài viết
Cây thuốc lá là loại cây thuộc họ cà có nguồn gốc từ vùng Châu Mỹ. Cây có lá to bản mọc ra từ thân, khi lớn cây có thể cao đến 2m. Cây thuốc lá có hoa mọc thành chùm dạng loa kèn màu tím hồng. Ở Việt Nam, cây thuốc lá thường chỉ thu hoạch lá. Ở các nước khác trên thế giới, cây thuốc lá được tận dụng hầu hết các bộ phận từ thân, lá, hoa, hạt để làm thuốc lá, chiết xuất tinh dầu và sử dụng trong các ngành hóa dược phục vụ y học.
Cây thuốc lá được biết đến nhiều nhất với tác dụng để làm thuốc lá. Thường phần lá của cây thuốc lá sẽ được chế biến và sấy khô để làm thuốc lá. Chất lượng thuốc lá sẽ phụ thuộc vào chất lượng của cây thuốc lá khi thu hoạch và phương pháp sấy khô. Sấy khô bằng các loại máy sấy dân dụng sẽ cho chất lượng tốt hơn sấy bằng lò đốt củi truyền thống. Tùy vào chất lượng khác nhau mà giá thành cũng có thể sẽ khác nhau tương đối nhiều.
2. Làm thuốc trị các bệnh ngoài da, côn trùng cắn
Ngoài việc làm thuốc lá thì cây thuốc lá còn được người dân ở các khu trồng sử dụng làm thuốc trị các bệnh ngoài da hoặc côn trùng cắn (muỗi, kiến, đỉa, ..). Đặc biệt, lấy lá của cây thuốc lá bỏ ở bên dưới chiếu cũng có tác dụng ngăn ngừa chấy rận rất tốt.
Một tác dụng rất phổ biến của thuốc lá chính là tác dụng cầm máu. Nếu bạn bị đứt tay hay chảy máu mà không có các đồ y tế như bông băng hay gạc thì hãy nghĩ ngay đến thuốc lá. Chỉ cần phần lá khô bên trong điếu thuốc và buộc chặt vào miệng vết thương thì sẽ có tác dụng cầm máu rất tốt. Không chỉ có tác dụng cầm máu, trong thuốc lá còn có nhiều hoạt chất giúp giảm đau cho cho vết thương.
Cây thuốc lá trong y học cổ truyền cũng là một cây thuốc chữa nhiều bệnh. Tất nhiên, y học cổ truyền thường không sử dụng mình cây thuốc lá để chữa bệnh mà cần kết hợp với rất nhiều loại thuốc khác vừa giúp tăng dược tính vừa khiến việc sử dụng an toàn hơn cho người dùng. Do đó, nếu bạn muốn dùng cây thuốc lá để chữa bệnh thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Trong rất nhiều nghiên cứu ở Anh, Đức, Hà Lan, Nga hay Mỹ, cây thuốc lá là loại cây rất quan trọng trong ngành hóa dược giúp chiết xuất ra nhiều loại hợp chất phục vụ ngành công nghiệp dược phẩm. Một số nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng của cây thuốc lá có thể chữa được bệnh tiểu đường hay thấp khớp mà không cần phải chiết xuất. Tất nhiên, để áp dụng vào thực tế thì cần có sự chỉ định của bác sĩ chứ không thể tùy ý sử dụng.
Với những tác dụng của cây thuốc lá, có thể thấy rằng cây thuốc lá mặc dù được sử dụng để sản xuất thuốc lá không có tác dụng tốt cho người dùng. Tuy nhiên, xét về các phương diện khác thì cây thuốc lá lại là cây có ích giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương, có rất nhiều lợi ích trong ngành hóa dược và y học cổ truyền.
Cây Thuốc Lá Và Cây Thuốc Lào
Cây thuốc lào trong khoa học có tên là Nicotiana rustica L. thuộc dòng họ với Cà Solanaceae. Cây thuốc lào thường trồng tập trung tại huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.
Ở Việt Nam, cây thuốc lào được trồng chủ yếu để hút theo tập quán của người dân Việt Nam.
Như vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình). Cùng các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Thanh Hóa – Nghệ An.
Ngoài ra, thuốc lào còn dùng làm phụ gia cho những người hay ăn trầu.
Sau này được trồng rộng rãi ở khắp nơi nhưng chỉ vài vùng được xem là nơi sản phẩm thuốc lào nổi tiếng.
Bằng cảm nhận và kinh nghiệm, người trồng thuốc lào.
Vùng quê Tiên Lãng đã tạo nên sản phẩm thuốc lào có một không hai. Hàng năm, mỗi khi thu hoạch xong vụ mùa.
Những chân ruộng trũng dùng để cấy lúa vụ chiêm, còn các chân ruộng cao chọn trồng thuốc lào.
Thuốc lào trồng vụ Đông Xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau của Âm lịch.
Giai đoạn vườn ươm từ khoảng cuối tháng 11 của đầu tháng 12 năm trước đến giữa (hay cuối) tháng 1 năm sau. Giai đoạn ra ruộng trồng từ cuối tháng 1 đến tháng 5 thì thu hoạch.
Bắt đầu khoảng tháng 11 làm đất tơi. Sau đó trộn hạt với tro bếp để gieo và tưới ẩm. Hạt thành cây trong khoảng 2 – 3 tuần cho đến khi cây con có 2 – 3 lá dài khoảng 3 – 4cm là có thể nhổ trồng được.
Đất trồng phù hợp nhất là đất phải cao và thoát được nước. Đảm bảo tốt các tính chất lý hóa tính để có chất lượng tốt nhất. Nếu đất càng rắn (đất thịt) thuốc càng ngon. Nếu đất pha cát thuốc sẽ bị nhạt hoặc có vị nóng.
Trước khi trồng cần làm đất, cày ải để nỏ (phơi cho đất thật khô). Một thời gian, bừa kỹ và đập thật tơi.
Khâu làm đất là khâu rất quan trọng và vất vả. Người dân dùng vồ gỗ đường kính 10 – 15cm tra cán dài 1,2 – 1,8m để đập đất ngày đêm không bất kể thời tiết.
Trước khi đánh luống lại phải nhặt sạch cỏ dại hay gốc rạ lần nữa để tránh sinh hóa ra sâu hại cây.
Luống được đánh thẳng hàng cao từ 30 – 40cm, rộng 70 = 80cm sao cho đủ chỗ trồng hai hàng cây thuốc.
Các luống thoải dần theo chiều thoát nước tốt thì thuốc lào mới không chịu được úng ngập, đọng nước cây sẽ chết.
Mật độ trồng phù hợp khoảng 18000 đến 20000 cây trên 1ha.
Muốn thuốc lào đạt chất lượng tốt phải bón nhiều phân và phân bón phải tốt phù họp với cây thuốc.
Nếu bón quá it phân cây sẽ không phát triển được, lá ít, nhỏ và mỏng hơn.
Ngược lại nếu bón đủ phân và phân bón đúng cách thì cây nhiều lá to dày và có chất lượng ngon hơn.
Lượng phân bón cho 1 ha là 30 tấn phân chuồng. 700 – 750 kg phân lân, 500 – 600 kg phân đạm.
Sau đó bón phân kali sun phát hoặc tro bếp.
Thuốc lào chuộng phân bắc rất giàu dinh dưỡng. Vì được ủ kỹ với tro và đất màu, đảo tơi bón lót trong lòng luống.
Khi cây mới trồng cần được tưới nước thường xuyên mỗi ngày một lần. Giữ đủ ẩm (duy trì ẩm độ của đất sau trồng 80 – 85%).
Khi cây bén rễ, phát triển cần định kỳ tưới bằng phân chuồng ngâm ngấu, mới đầu pha loãng. Sau đó tăng dần độ đặc tùy mức độ phát triển của cây. Tưới trực tiếp vào từng gốc cây khoảng 7 – 10 ngày/lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì mới dừng.
Khi cây phát triển “đến độ” chậm lại người trồng sẽ “cấm ngọn” (tức ngắt ngọn cây) chỉ lấy đủ lượng lá cần thiết, 17 – 25 lá/cây. Tuỳ theo từng cây để lấy nhiều lá thì chất lượng kém, cây tốt mà lấy ít lá thì thiệt sản lượng).
Lúc này cần phải tập trung chăm sóc để cây cho lá to và dày. Thường xuyên tưới nước phân chuồng ngâm với phân lân cho cây.
Trong ruộng thuốc lào trước khi cấm ngọn cần giữ lại một số cây tốt. Không ngắt ngọn để cho cây ra hoa, đậu hạt giữ lại làm giống cho mùa sau.
Chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho cây như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy, đảm bảo phải thoát nước luống thật tốt.
Sau khi trồng 5 tháng, vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 (Âm lịch). Lúc ấy, thời tiết bước vào những ngày hè oi nồng, nóng nực, gió Nam thổi suốt ngày đêm.
Lá thuốc lào sẽ dày cộm rất nhanh và cứng lại như tàu mo cau, các cây thuốc lào lá cụp. Chuyển màu từ xanh đậm sang phớt vàng.
Bằng cảm nhận và kinh nghiệm, người trồng sẽ xác định được đúng thời điểm lá thuốc “chín” già. Tích lũy đủ hương liệu để thu hoạch về.
Nếu hái sớm quá, lá thuốc còn xanh sẽ khiến thuốc có màu không sáng đẹp, chất lượng kém đi. Việc thu hái và vận chuyển luôn phải tránh lúc mưa để lá thuốc không bị ướt.
Thường chọn ngày nắng to, gió Nam để thu hoạch. Không hái lá vào buổi sáng mà chọn lúc trưa hoặc chiều khi lá thuốc đã khô hết sương đêm.
Cây thuốc lào là cây thân thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá.
Toàn cây có lông dính xung quanh. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình quả trứng có đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá.
Cụm hoa giống như một hình cờ ở trên ngọn, trên cành. Cánh hoa màu vàng hoặc màu lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn.
Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ li ti màu đen.
Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum cây thuộc họ nhà Cà.
Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu là lá thuốc đã được thái sợi,.
Sau đó được cuốn hoặc nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ.
Đây là loài cây được trồng phổ biến nhất của chi Thuốc lá. Cây có chiều cao từ 1 m đến 2 m.
Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu màu trắng, để cháy âm ỉ. Nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện.
Lá thuốc trong các thùng lá sẽ được đưa qua máy cắt lát
Sau đó qua băng tải cân DB1 để định lượng nguyên liệu cho công đoạn làm ẩm, tẩm gia liệu.
Tiếp theo, lá thuốc được đưa vào hầm ủ – phối trộn nhằm làm đồng đều hỗn hợp lá thuốc, và tiếp tục được hút để vận chuyển,qua bộ phận dò kim loại, sàng loại bụi cát.
Lá thuốc sau đó sẽ được thái, cân tại băng tải cân DB2 và làm ẩm lần 2 trước khi sấy.
Sợi sau khi sấy được làm nguội,sẽ mang cân tại băng tải cân DB3 để định lượng cho việc phối trộn với cọng (từ dây chuyền chế biến cọng) và định lượng cho việc phun mùi hương.
Cọng thuốc lá được chế biến song song với dây chuyền chế biến lá và qua những công đoạn chính:
Làm ẩm lần 1, tẩm gia liệu, ủ-phối trộn. Và làm ẩm lần 2, cán, thái, trương nở và sấy, phối trộn sau đó đưa vào băng tải cân DB6 để phối trộn cùng với sợi của dây chuyền lá.
Sợi sau khi được phối trộn cọng sẽ được đưa vào hầm phối trộn nhằm mục đích tạo sự đồng đều cho hỗn hợp sợi.
Sau đó sẽ được đưa vào thùng, lưu trữ,vấn điếu và đóng bao.
Quy trình sả sợi sẽ được đưa vào máy vấn điếu. qua công đoạn ghép điếu (đối với thuốc lá đầu lọc).
Sau đó được đưa qua máy bao, máy dán tem, máy bóng kính bao, máy đóng tút và máy bóng kính tút.
Tút thuốc khi đã thành phẩm được đóng thùng và lưu trữ, bảo quản tại kho thành phẩm trước khi đưa vào hệ thống phân phối xuất điếu, bao.
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào tận sâu trong máu.
Tích luỹ lâu ngày sẽ trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh những bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay.
Hoặc ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy…
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm bớt số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Tăng nguy cơ ung thư tử cổ cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ, dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Tác hại của thuốc lào cũng tương tự thuốc lá. Ngoài việc tạo mùi ô nhiễ và mất vệ sinh (mùi của nước điếu hôi rất lâu, nếu dây vào quần áo phải giặt đi giặt lại nhiều lần mới hết).
Nó còn dễ gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho cả người hút chủ động và thụ động …
Ho, khó thở, rụng răng, loét miệng thậm chí mất cả chân, tay, tử vong là những hậu quả do hút thuốc lá, thuốc lào. Nhưng nhiều người nông dân vẫn vật vã với câu ” hễ chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.
Hút thuốc lào có thể mang lại cho người hút một cảm giác lâng lâng ban đầu, kèm tiếng kêu vui tai của nước điếu. Thế nhưng đi kèm theo đó, là những chất độc hoàn toàn có thể tàn phá cơ thể của người hút.
Nguồn: Phúc Nguyên Đường
Cây Bổ Máu Có Tác Dụng Gì? Những Tác Dụng Của Cây Bổ Máu
– Dưỡng huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu.
– Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và ngủ ngon.
– Giải độc, mát gan, hạ men gan cao.
– Đào thải các chất độc bên trong cơ thể ra ngoài.
– Giúp da dẻ hồng hào và mịn màng.
– Giải độc, giải các chất cồn như rượu, bia.
Tác dụng của cây bổ máu là gì? Cây bổ máu có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu
II – Những cây thuốc bổ máu chỉ có tại Việt Nam
Bệnh thiếu máu não nếu phát hiện và điều trị sớm đúng cách sẽ đem lại kết quả tích cực. Ngoài phương pháp Tây y, một số người chọn phương pháp Đông y với lợi thế là ít tốn kém, không ảnh hưởng sức khoẻ và tác dụng lâu dài.
Người bệnh sử dụng những cây thuốc bổ máu để chữa thiếu máu não nhằm kích thích tuần hoàn máu não, thông kinh lạc.
Loại cây này được trồng nhiều ở một số tỉnh phía Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, ở vùng Tây Nguyên như Lâm Đồng…
Đầu rễ của cây thuốc bổ máu này có giá trị sử dụng cao hơn cả, phần cuối rễ thì tốt cho hoạt huyết.
Đây là loại cây sống lâu năm, toàn thân có bao phủ một lớp lông trắng mềm, mỗi cây gồm 5-7 củ.
Cây bổ máu Thục địa
Công dụng cây bổ máu: Thục địa có tác dụng kháng viêm, tăng cường sức khoẻ cho tim mạch, cầm máu. Ngoài ra còn giúp bảo vệ gan, lợi tiểu, chống các loại phóng xạ, nấm mốc…
Theo y học cổ truyền, dược liệu cỏ máu quy vào 3 kinh gồm: Can, Thận, Tỳ có tác dụng bồi bổ khí huyết, mát gan, giải độc, điều hòa kinh nguyệt.
Thường sử dụng để điều trị các bệnh lý như thiếu máu; thiếu máu não; mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt; đau lưng, mỏi gối; kinh nguyệt không đều…
Cây bổ máu Xuyên khung
Tác dụng cây bổ máu này là giúp trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương, tạo ra sự hưng phấn đối với trung khu vận mạch, phạn xạ tuỷ sống và hô hấp.
Tinh dầu xuyên khung giúp làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu mạch vành, tăng lượng oxy ở tim…Cần lưu ý liều lượng vì dùng nhiều quá sẽ khiến đại não bị tê liệt mạnh, hô hấp khó khăn, tụt huyết áp, nặng hơn sẽ dẫn tới chết người.
Rễ cây bổ máu ngưu bàng có tác dụng giảm sốt, “làm sạch” máu, điều trị cảm lạnh, chán ăn thần kinh, , ung thư, tiêu hoá, đau khớp, viêm bàng quang, gút.
Theo sách “những cây thuốc và vị thuốc quý Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi, cây bồ công anh có 3 lại khác nhau là bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Trung Quốc và bồ công anh chỉ thiên.
Lá cây bổ máu bồ công anh có tác dụng bổ máu, chống loãng xương, t ăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể và điều trị một số bệnh lý như: ung thư, đau dạ dày, viêm gan cấp tính, rối loạn gan mật, viêm loét dạ dày…
Việc tự ý mua và sử dụng các loại cây bổ máu không đúng liều lượng cũng như thời gian có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi mua cây bổ máu ngoài việc quan tâm tới giá cây bổ máu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn địa chỉ mua cây bổ máu tin cậy.
Vậy cây bổ máu mua ở đâu đảm bảo chất lượng nhất? Bạn nên tìm đến các cửa hàng thuốc đông y lớn, nổi tiếng và đã được cấp các cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh để đảm bảo mua được cây bổ máu ở Sơn La nói riêng và cây bổ máu nói chung có chất lượng tốt nhất.
Sử dụng hoạt huyết bổ máu Đại Bắc với sự kết hợp của các cây thuốc bổ máu là giải pháp chặn đứng tình trạng thiếu máu não.
Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc là sự kết hợp hoàn hảo của những thảo dược có công dụng bổ máu. Thành phần sản phẩm gồm có cao Bacopa, cao bạch quả, đương quy, xuyên khung, đan sâm, thục địa,… giúp đẩy lùi các dấu hiệu thiếu máu não như hoa mắt, ù tai, tê buồn tay chân, nhức mỏi cơ thể, trí não suy giảm…
Hoạt huyết bổ máu là thực phẩm chức năng nhiều người tin dùng được bào chế dưới dạng viên nén, vừa miệng, dễ uống.
Thuốc Lá Là Gì? Thành Phần Và Tác Hại Của Thuốc Lá
“Một mình một nỗi niềm riêng
Rít từng hơi thuốc khói huyền bay bay
Khói bay mà ngỡ dáng ai
Chờn vờn mộng mị ngà say mộng tình”
Thuốc lá đến với ta như vậy đó, như một người bạn tâm giao, tri kỉ. Nhưng bạn có biết? Người bạn mà bạn cho rằng đang từng ngày đưa nỗi buồn của bạn bớt đi da diết, dẫn dắt bạn vào những “cõi mộng” ấy lại đang dần ngự trị và sẽ một ngày giết chết cuộc sống của bạn?
Thuốc lá là gì mà có thể khiến cuộc sống của bạn say sưa như thế? Và thuốc lá sẽ giết chết bạn bằng cách nào? Mời các bạn tìm hiểu những kiến thức về nguồn gốc của thuốc lá, thành phần của thuốc lá và tác hại của thuốc lá như thế nào để hiểu hơn về những nguy hiểm đến từ “người bạn tâm giao” ấy.
Ấu thơ chúng ta chắc cũng có ghi lại hình ảnh những người nông dân cần mẫn trồng các cây thuốc lá rồi hái lá thái nhỏ sao khô để hút. Ở một số vùng nông thôn hiện nay vẫn đang trồng cây thuốc lá để sử dụng và việc sản xuất thuốc lá thì chưa thấy chạm đến quyết định ngừng sản xuất. Hằng ngày, bạn vẫn nhâm nhi những điếu thuốc nhưng liệu bạn có biết nguồn gốc của thuốc lá là từ đâu và thành phần của thuốc lá là gì không?
Tìm hiểu thêm: Thuốc lá điện tử vape là gì?
Nguồn gốc của thuốc lá là một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mĩ. Việc khai thác và sản xuất thuốc lá được lịch sử ghi lại là từ chuyển thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos vào năm 1492.
Ở Việt Nam ta từ xưa không có thuốc lá mà cây thuốc lá này xuất hiện từ năm Canh tý, đời vua Lê Thần Tông. Năm Thuận trị thứ 17 Trung Quốc, người nước Ai Lao đem giống cây thuốc lá đến, dân ta mới đem trồng. Theo các vị thần y thời ấy, cây thuốc lá thời ấy có tính cay, nóng dùng để trị các chứng phong hàn, tê thấp, trệ khí, đọng đờm… Khi khói thuốc vào mồm , một lúc nó chạy khắp người, làm cho khắp cơ thể trong người đều thông khoái, thay được rượu, được chè, cả đời không chán; cho nên, người ta còn gọi thuốc hút là tương tư thảo. Thế nhưng mọi người lại không biết cây thuốc lá khi đốt lên lại gây ra khói độc rất nguy hiểm.
Vậy theo khoa học thuốc lá là gì? Thuốc lá được sản xuất từ một sản phẩm nông nghiệp là cây thuốc lá, thường được trồng để lấy lá. Lá của cây thuốc lá được thái sợi, sao hoặc phơi khô rồi dùng cho việc hút thuốc. Thời xưa khi chưa có sản xuất điếu thuốc lá đầu lọc người ta thường dùng giấy manh cuộn với lá thuốc sao khô để hút hoặc hút với điếu cày (gọi là thuốc lào).
Thuốc lá có khả năng gây nghiện, bởi trong thuốc lá có chất nicotin, nhất là những lá già thường có hàm lượng nicotin rất cao. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong.
Nhiều người cho rằng họ hút thuốc lá vì các lý do như giảm stress, điều chỉnh cân nặng, do thói quen giao tiếp. Khi không có thuốc lá làm cho họ mất ngủ, trầm cảm, cáu gắt, bứt rứt lo âu, giảm tập trung… Thế nhưng hậu quả mà thuốc lá mang lại thì còn ghê gớm hơn cả những tác dụng mà nó mang đến.
Vậy vì sao thuốc lá lại nguy hiểm như thế? Thành phần của thuốc lá là gì?
Việc hút thuốc lá, thuốc lào đã giết chết hàng triệu người trên thế giới hằng năm. Hút thuốc gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong, nguyên nhân là trong thuốc lá và khói thuốc lá có những thành phần gây tổn hại đến sức khỏe con người.
Vậy những thành phần của thuốc lá là gì? Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất trong đó hơn 200 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe, đó là các chất gây nghiện và các chất độc, được chia làm 4 nhóm:
Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Đây là một chất không màu, không mùi, nhưng khi đốt cháy lại chuyển thành màu nâu và có mùi.
Nicotine gây nghiện cao, nó có thể xếp vào nhóm gây nghiện tương tự như Heroin và Cocain. Nicotin chủ yếu tác động lên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Tuy nhiên trong cơ thể nicotine sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.
Đây là một trong những khí độc, có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy – hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Khói thuốc lá chứa đến 40 chất, trong đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
Với những thành phần nguy hiểm như thế, việc bạn hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…
Khi bạn hút thuốc lá, hay sống chung với khói thuốc một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Những người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v…
Những tác hại vô cùng nguy hiểm của thuốc lá sẽ khiến tất cả chúng ta đứng trước bờ vực của tử vong và những căn bệnh vô cùng đau đớn. Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con em chúng ta! Mọi người hãy ngừng việc hút thuốc lá.
Vậy các cai thuốc lá là gì? Làm sao để bỏ thuốc lá một cách hiệu quả?
Cách cai thuốc lá đơn giản hiệu quả
Nicotin một khi đã thâm nhập là xâm chiếm lấy cơ thể bạn thì khó có cách nào để có thể dứt điểm một cách dễ dàng. Tuy nhiên cũng không hẳn là chúng ta chỉ còn cách đợi chờ nó hủy hoại cơ thể. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cai thuốc lá, thậm chí có một số người đã tự cai rất thành công bằng sự quyết tâm của mình.
Đó chính là sản phẩm nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị. Sản phẩm này được bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên nên dễ sử dụng, an toàn tuyệt đối. Bạn chỉ cần ngậm và súc miệng, trong quá trình súc miệng nicotin trong các tế bào cơ thể được đào thải ra ngoài nhờ tác dụng của các thảo dược. Đồng thời vị của các thảo dược cũng tạo một màng bảo vệ sự tấn công trở lại của nicotin ngay trong khoang miệng. Chính vì điều đó mà việc bỏ thuốc trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Vậy tại sao bạn không thử dùng nước súc miệng Thanh Nghị để dứt điểm thuốc lá? Hãy thử tin tưởng suy luận của bản thân một lần, để thấy rằng không có gì là không thể thực hiện được, cũng như việc cai thuốc không có gì là khó khăn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Thuốc Lá Là Gì? Cây Thuốc Lá Có Tác Dụng Gì Hiện Nay trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!