Bạn đang xem bài viết Cây Bạc Hà: Cây Thuốc Nam Chữa Cảm Mạo Tuyệt Hay được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis L. hay Mentha piperita L. thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) đều là nó. Cần phân biệt cây bạc hà ta dùng làm thuốc với cây bạc hà mà người dân Nam bộ hay dùng nấu canh chua.
Tại Việt Nam có chủ yếu 02 loại cây bạc hà sau đây:
Loài Mentha arvensis L. : Cây thảo sống lâu năm, cao từ 10 – 17cm, thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhanh. Thân màu tía có nhiều lông. Lá mọc đối chéo chữa thập, có cuống, phiếu lá hình trứng hay thon dài, rônngj 2 – 3cm, dài 3 – 7cm, có lông, đầu nhọn, mép có răng cưa. Các gân bên xếp song song với nhau, hợp với gân chính thành những góc nhọn. Đài hoa hình chuông, tràng hoa hình môi, màu tím hay màu hồng nhạt, có khi màu trắng. Hoa mọc vòng ở kẽ lá.
Loài Mentha piperita L.: Hoa mọc hoang thành bông ở đầu cành, thân và lá ít lông. Tinh dầu Mentha piperita có mùi thơm dịu dàng hơn tinh dầu Mentha arvensis.
Cây bạc hà chủ yếu mọc hoang và được trồngở một số nơi trong nước ta. Cây bạc hà thường được dùng toàn bộ thân trên mặt đất. Mỗi năm có 03 vụ thu hoạch cây bạc hà vào các tháng 5, 8, 11. Thu hoạch lúc cây mới ra hoa, cắt lấy phần cây trên mặt đất, bỏ lá sâu úa và rễ còn sót lại, rửa sạch. Cây bạc hà có thể dùng tươi, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ 30 – 40 độ, độ ẩm dưới 12%. Ngoài ra, cây bạc hà cũng còn được sử dụng qua phương pháp chưng cất để lấy tinh dầu bạc hà.
Thành phần hóa học cây bạc hà chủ yếu tinh dầu bạc hà chiếm tỉ lệ 0,5 – 1,4% trong đóbao gồm có menthol, menthon
Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị the, mùi thơm, tính mát. Cây bạc hà có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát trùng.
Công dụng, cách dùng, liều lượng:
Cây bạc hà dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, đau mắt đỏ, ngứa mề đay (dị ứng), kích thích tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, đi ngoài. Thường dùng dạng thuốc hãm hoặc xông. Ngày dùng 12 – 20g. Ngoài ra còn dùng dạng cồn bạc hà 10%, ngày uống nhiều lần, mỗi lần 5 – 10 giọt với nước nóng hoặc xoa ngoài da chống lạnh.
Bài thuốc nam chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g, Kinh giới 6g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 4g, Hành hoa 6g, Nước sôi 150ml, đổ vào hãm 20 phút, uống trong lúc nóng (uống xong cho đắp chăn cho ra mồ hôi).
Kiêng kỵ: Không dùng và sử dụng cây bạc hà trong trường hợp người bị khí huyết hư, táo bón không nên dùng.
(Sưu tầm: Blog Thuốc Nam)
Cây Thuốc Nam Chữa Yếu Sinh Lý
Không riêng về vấn đề yếu sinh lý, bất kỳ bệnh gì thì người ta cũng ưu tiên tìm đến điều trị bằng các phương pháp Tây y, thuốc Đông y,… chỉ đến khi bác sĩ ” bó tay ” thì mới trở về uống thuốc nam để cầm hơi.
Tại sao lại có sự bất công này?
Nhưng mọi người không biết rằng, các cây thuốc nam chữa yếu sinh lý luôn mang lại hiệu quả tốt cho các bệnh nhân, đặc biệt là vấn đề cải thiện sinh lý từ lâu đã trở thành thần dược biến các quý ông từ ” nhũng nhão” đến ” cứng như thép “.
Vì sao nên điều trị yếu sinh lý bằng thuốc nam?
Với những thành phần có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, các bài thuốc nam chữa bệnh yếu sinh lý an toàn lại không gây tác dụng phụ nên tuyệt đối an toàn.
Khác với việc chữa bệnh yếu sinh lý bằng thuốc tân dược thường ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch, huyết áp, còn việc chữa bệnh yếu sinh lý bằng bài thuốc nam không gây ảnh hưởng đến các cơ quan hay chức năng khác của cơ thể.
Dễ sử dụng, không cần thời gian nghỉ dưỡng cũng như điều trị bệnh mang lại sự thuận lợi tối ưu cho người sử dụng.
Bệnh nhân bị bệnh yếu sinh lý vẫn có thể vừa điều trị vừa duy trì sinh hoạt và công việc hàng ngày chính là điểm cộng lớn của phương pháp này.
Thêm vào đó, các loại thảo dược và cây thuốc nam trị yếu sinh lý được thu hái từ những vùng núi hoang sơ, không chứa độc tố, kim loại nặng, độc tố do môi trường ô nhiễm, không chứa chất bảo quản hay hóa chất giúp bài thuốc nam an toàn và đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị bệnh yếu sinh lý.
Đó là lý do giải thích vì sao ngày nay có rất nhiều người chuyển sang dùng thuốc nam để cải thiện vấn đề sinh lý, vừa an toàn, lại hiệu quả mà vô cùng tiết kiệm thì tại sao bạn lại không thử một lần?
Sử dụng thuốc nam chữa bệnh yếu sinh lý là một sự lựa chọn đúng đắn giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin trong cuộc sống lứa đôi, duy trì hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống với những kết quả rõ rệt như:
Bồi bổ cơ thể, giúp bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực, cường gân, giúp dương vật cương cứng tốt hơn, cải thiện chức năng tình dục.
Thuốc nam điều trị bệnh yếu sinh lý cũng có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh testosterone nội sinh một cách tự nhiên. Tăng cường khả năng lưu thông máu tới cơ quan sinh dục, tăng cường ham muốn tình dục, cải thiện chất lượng sinh lý.
Thuốc nam điều trị bệnh yếu sinh lý còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Áp dụng phương pháp chữa bệnh yếu sinh lý bằng thuốc nam giúp ngăn ngừa tình trạng đau lung, đau dây thần kinh, nhức mỏi cơ thể.
Phương pháp điều trị bệnh yếu sinh lý bằng thuốc nam còn giúp tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Cây thuốc nam có tác dụng tốt cho những người có độ tuổi từ 50 trở lên, đặc biệt là những ai ít vận động về thể chất.
Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý hiệu quả
Thật sự yếu sinh lý là một vấn đề rất nhạy cảm, gây ra cảm giác tự ti, chán nản cho những ai đang mắc phải và nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình.
Mặc dù có nhiều phương pháp để chữa trị vấn đề này nhưng suốt những năm qua nhiều cây thuốc nam chữa yếu sinh lý đã hỗ trợ hàng triệu nam giới yếu sinh lý tìm được hạnh phúc của mình.
1. Rễ cây đinh lăng chữa yếu sinh lý
Đinh lăng là loại cây thuộc họ nhân sâm, trong thành phần chứa rất nhiều các dưỡng chất quan trọng giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu.
Trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, cùng 20 acid amin không thể thay thế được như lysin, cystein, methionin và các vitamin B1, B2, B6, C… đây là những chất không thể thiếu trong hoạt động sống của cơ thể và sự phát triển, cải thiện và ổn định sinh lý của nam giới.
Bên cạnh đó đinh lăng được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh về thoái hóa đốt sống, đau nhức xương khớp…
Chính vì vậy đinh lăng đang được nhiều người lựa chọn và tin dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như ngâm rượu, uống trà…
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.
Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng l thường được dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.
Hoặc kết hợp rễ cây đinh lăng đã sao vàng hạ thổ với chuối sứ được nướng vàng cả quả và rễ cây mật nhân cũng sao vàng hạ thổ đem ngâm rượu.
Dùng hàng ngày với lượng vừa phải sẽ thấy bệnh tình được khắc phục nhanh chóng.
2. Gừng tươi
Ngoài làm gia vị, gừng tươi còn là loại thảo dược rẻ tiền chữa được nhiều bệnh.
Từ bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, xương khớp,… và cả bệnh yếu sinh lý cho nam – gừng tươi đều tỏ rõ công hiệu.
Trong củ gừng tươi, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều hợp chất quý như Gingerol, Shoaol và Zingiberene.
Những chất này được chứng minh là có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích lưu thông khí huyết, tăng độ đàn hồi và giãn nở của mạch máu.
Sử dụng gừng thì đồng thời bộ phận sinh dục nhận được nhiều máu hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Cũng chính nhờ vậy mà khả năng sinh lý của các quý ông cũng được cải thiện khi sử dụng gừng.
Thời điểm sử dụng tốt nhất vào buổi tối trước khi ” yêu ” khoảng 30 phút sẽ thấy rõ tác dụng.
Dùng bài thuốc này thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm và khả năng sinh lý của nam giới.
Ngoài ra, tăng cường sử dụng các đồ ăn thức uống chế biến từ gừng cũng là cách tốt nhất để tăng cường sinh lý nam mạnh mẽ và ổn định hơn.
3. Rễ cau treo
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng rễ cau để tăng cường ham muốn tình dục cho đàn ông.
Nhiều người nghi ngờ về hiệu quả mang lại, song sau khi sử dụng đều công nhận rễ cau cải thiện ham muốn rất tốt.
Rễ cau treo là phần rễ mọc nổi lên trên mặt đất. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy rễ cau treo chứng nhiều chất ancaloit.
Hoạt chất này tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương, làm giãn nở các mạch máu và tăng khả năng cương cứng của dương vật.
Với bài thuốc từ loại thảo dược tăng cường sinh lý này bạn nên dùng liên tục, đặc biệt khi đang bị các chứng bệnh liệt dương, xuất tinh sớm.
4. Cây mật nhân
Đây là một trong những loại thảo dược tăng cường sinh lý nam có sẵn trong vườn nhà bạn không nên bỏ qua.
Từ lâu cây mật nhân, còn gọi là cây bá bệnh, đã được người dân sử dụng để nấu nước uống giải nhiệt.
Tuy nhiên đây cũng là một vị thuốc thảo dược tăng cường sinh lý khá nổi tiếng với công dụng chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh yếu sinh lý ở nam giới.
Nhờ chứa nhiều hoạt chất như quasinoide, tritecpenoit, alcaloiit cây mật nhân có khả năng làm tăng nội tiết tố nam một cách tự nhiên và cải thiện khả năng cương cứng của dương vật.
5. Dâm dương hoắc
Theo y học cổ truyền dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận, tráng dương, chống thiếu máu, chống suy nhược cơ thể.
Vị thuốc này rất tốt cho nam giới bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm hay liệt dương do thận yếu.
6. Củ cây hoa súng
Không đơn giản chỉ là một loài hoa, bộ phận củ và thân của cây hoa súng còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới.
Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây hoa súng được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu,…
Đặc biệt, củ súng có vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, ích thận, cố tinh nên thường được dùng làm thuốc bổ an thần, chữa khí hư bạch đới, tê thấp và chữa di mộng tinh, trị yếu sinh lý nam.
Đây là một vị thuốc nam dễ kiếm tìm, dễ sử dụng và hiệu quả hỗ trợ an toàn.
Đối tượng sử dụng vị thuốc này rất rộng rãi, có thể sử dụng cho cả phụ nữ và đàn ông.
Phụ nữ thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc cũng có thể hãm nước củ súng với tâm sen để uống hàng ngày.
Riêng đối với đàn ông mắc hội chứng yếu sinh lý nam có xuất hiện các dấu hiệu xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương thì có thể dùng củ súng phơi khô kết hợp với các vị thuốc khác hoặc cũng có thể dùng tươi để nấu cháo ăn hàng ngày.
Công thức món cháo này được chia sẻ rộng rãi trên một số diễn đàn sức khỏe cũng lan truyền bài thuốc dùng củ súng, hạt sen, vừng đen, củ mài, đậu đen mỗi thứ từ 100-200g, cùng với nửa bát gạo, tất cả cho vào nồi nấu cháo rồi dùng ăn cháo lúc còn nóng.
Mỗi tháng ăn từ 2 -4 lần giúp tăng cường sinh lý, chữa di mộng tinh và bồi bổ khí lực, tăng cường sinh lý nên có thể cải thiện hữu hiệu chứng yếu sinh lý cho nam giới.
7. Rau mồng tơi
Chắc có lẽ đây sẽ là loại rau được ưu tiên nhất trong thực đơn các món canh rau trong các bữa ăn hàng ngày.
Bởi lẽ loại rau này có quá nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể.
Rau mồng tơi và các món ăn chế biến từ loại rau này giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể rất tốt.
Bên cạnh đó đây còn là một vị thuốc khi kết hợp cùng rau ngót và rau má.
Sự kết hợp của 3 loại rau này mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng rất tốt đồng thời kích thích ham muốn về chuyện ấy nhờ khả năng đánh thức mọi giác quan cảm hứng.
Trong rau ngót có chứa phytochemical hoạt chất này có tác dụng như là một hormone kích thích hưng phấn.
Thêm nữa, rau má cũng các hoạt chất có tác dụng an thần, giảm bớt sự lo lắng mà đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng cuộc yêu.
8. Lá lốt
Ngoài dùng làm rau gia vị, lá lốt còn là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh. Ít ai biết rằng: Lá lốt chữa yếu sinh lý ở nam giới rất tốt.
Đa số nam giới đã dùng đều cho rằng: Lá lốt mang lại công hiệu như Viagra, giúp ” chuyện chăn gối ” trở nên đầy thi vị.
Ngoài ra, nếu bị viêm tinh hoàn, cơ thể mệt mỏi cũng có thể dùng bài thuốc từ lá lốt để khắc phục.
Chỉ cần chuẩn bị 12g lá lốt lệ chi, bạch truật, sinh khương mỗi loại 12g, 6g phòng sâm, 6g cam thảo, 10g trần bì, 10g bạch linh, 6g sơn thù đem sắc kỹ với 600ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml.
Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả nhanh nhất, chấm dứt tình trạng viêm nhiễm lây lan.
9. Lá hẹ
Theo nghiên cứu, rau hẹ là loại thực phẩm có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu và tiêu đờm.
Rau hẹ còn được biết như vị thuốc hữu hiệu giúp chữa các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt chữa di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm – là các biểu hiện bệnh yếu sinh lý.
Nếu ngại mùi thì dùng hẹ để chế biến thức ăn là một cách hữu dụng nhất.
Nấu món lá hẹ xào cùng tôm tươi, nấu với gan dê hoặc xào với lươn rồi dùng với cơm ăn thường xuyên vừa không lo bị ngán vừa bổ dưỡng, giúp quý ông lấy lại ” phong độ ” nhanh chóng, giúp đời sống tình dục được thăng hoa và nhiều xúc cảm.
Phần lớn bệnh nhân không may bị yếu sinh lý đều gặp vấn đề trong việc điều khiển sự cương cứng, dẫn tới không thể kéo dài cuộc vui, làm giảm chất lượng đời sống chăn gối.
Điều này không chỉ khiến bạn tình thất vọng mà còn khiến cánh mày râu tự ti, cảm thấy áp lực mỗi khi quan hệ, kéo theo nhiều hệ lụy trong công việc và cuộc sống.
Mặc dù nguy hiểm như vậy nhưng chính rào cản tâm lý đã khiến nhiều nam giới giấu bệnh, không thoải mái để đi thăm khám và điều trị.
Từ nay với những cây thuốc nam dễ tìm, có công dụng tốt nam giới có thể an tâm chữa trị yếu sinh lý tại nhà mà kết quả vô cùng hữu hiệu và tích cực đến đời sống cũng như sinh lý của phái mạnh.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm và áp dụng ngay những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý ” thần dược ” này để cải thiện phong độ và bản lĩnh thực sự của mình.
9 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Dạ Dày
Dạ dày (hay còn được gọi là bao từ), đây là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Chức năng chính của dạ dày đối với động vật và con người chính là:
Nghiền thức ăn và thẩm dịch vị
Sử dụng Enzyme tiêu hóa để phân hủy thức ăn
Để có thể thực hiện chức năng thứ nhất (nghiền thức ăn) thì dạ dày được cấu tạo từ cơ trơn.
Các bó cơ được sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau nhằm tăng hiệu quả co bóp.
Với chức năng thứ hai, dạ dày của ta được bao phủ bởi các lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH. Điều này giúp phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa
Trong cơ thể chúng ta dạ dày được chia thành những phần như sau:
Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dạ dày ngăn cách với phần thực quản của cơ thể.
Thân vị: Thân vị là nơi chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
Đáy vị: Phần đáy vị này bình thường được dùng để chứa không khí.
Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.
Dạ dày gồm có 5 lớp bao gồm: Thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Mỗi lớp sẽ giữ một nhiệm vụ riêng, các lớp luôn có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau cũng thực hiện các chức năng của dạ dày.
Trước khi tìm hiểu về các loại cây thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, bạn nên biết rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng. Và đặc biệt khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta hiện nay chiếm hơn 7% dân số. Tùy vào tình trạng mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, phổ biến nhất là:
Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
+ Đây được xem là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh đau dạ dày. Đau thượng vị thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức.
+ Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu…không phải cảm giác đau quàn quại và chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.
Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh giảm cân đột ngột.
Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là rất lớn. Điều này là do do sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn. Nó khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi. Người bệnh có thể ợ chua, ợ hơi nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi, ức hoặc sau xương ức. Giống trường hợp đau thượng vị ở trên
Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong sau ít phút.
Khi thấy những triệu chứng đau dạ dày trên xuất hiện, người bệnh cần cẩn trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa của mình. Tuyệt đối không nên chủ quan với những triệu chứng. Vì có thể chính sự lơ là về sức khỏe sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày cho người bệnh.
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên. Cụ thể:
Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis)
Nguyên nhân khác: Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức
Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,… tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.
– Sử dụng 3-4 quả đu đủ tươi rửa sạch ép lấy nước uống ngày 3 lần. Dùng khoảng vài chục quả là có thể khỏi được bệnh đau dạ dày
– Sử dụng nửa lít mật ong đung bằng lửa nhỏ khuấy đều. Đến khi có bọt mật ong hơi có màu vàng sậm thì cho thêm 150g bột mỳ vào khuấy đều sau đó lại cho thêm 200g bột soda khấy cho đến khi tan bọt là được. Bắc nồi ra đựng hỗn hợp vào bình sứ hoặc thủy tinh. Sử dụng ngày 2-3 lần trước khi ăn 20p. Mỗi lần dùng 1 thìa sẽ giúp điều trị được bệnh viêm loét dạ dày mãn tính.
– Mỗi ngày sử dụng 1 quả tim lợn thái mỏng 3-4mm, ướp với bột tiêu trắng khoảng 20-30 hạt. Sau đó hấp chín và ăn vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói. Sau 7 ngày sẽ có tác dụng chữa viêm dạ dày khá hiệu quả
– Sử dụng 3-4 quả táo đỏ rửa sạch, rang lên cho đến khi vỏ ngoài có màu đen. Sau đó pha vào nước đun sôi để uống ( có thể cho thêm 1 ít đường)
– Với người bị đau dạ dày nhẹ có thể thường xuyên sử dụng dấm ăn. Điều này sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn và chữa được bệnh đau dạ dày.
– Sử dụng nước ép khoai tây đã gọt vỏ đun sôi lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ sau 2-3 tuần sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng khá tốt.
Cây lược vàng hay còn gọi là cây Giỏ. rong cây chứa nhiều hợp chất sinh học như: steroid, flanovoid, và nhiều khoáng tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt trong cây này có một hợp chất có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết, làm lành vết thương – đó là hợp chất flanovoid . Vì vậy, cây lược vàng là cây thuốc nam dùng chữa bệnh dạ dày rất quen thuộc trong cuộc sống.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố về tác dụng chữa đau dạ dày của cây lược vàng, tuy nhiên trong dân gian đây là phương thuốc đã được sử dụng từ lâu và đã có khá nhiều trường hợp bệnh nhân đau dạ dày được chữa khỏi.
Theo sách Từ Điển Cây Thuốc Việt của tác giả Võ Văn Chí có viết về lá vú sữa. Lá cây vú sữa có công dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng giảm đau, hoạt huyết…Vì vậy, trong dân gian lưu truyền cách chữa dạ dày bằng cách lấy một ít là vú sữa hoặc rễ của loại cây này đem sắc kỹ và uống thay nước hằng ngày.
Trước khi tiến hành sử dụng lá vú sữa, nên tiến hành tái khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo an toàn hơn trong việc sử dụng các loại thuốc Nam chữa bệnh dạ dày, cụ thể là lá vú sữa.
Có nhiều độ tuổi khác nhau để sử dụng phương pháp này với liều lượng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng.
Lá trầu không với công dụng kháng khuẩn và tiệt trùng. Đây là một tác dụng mà ai cũng biết khi nhắc tới lá trầu không.Lá trầu không thường sử dụng trong việc điều trị về bệnh răng miệng, đau nhức xương khớp. Và đặc biệt lá trầu không được đánh giá là một trong các loại cây thuốc Nam chữa bệnh đau dạ dày cực hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian, dịch từ cây xăng sê có công dụng diệt khuẩn HP chữa viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng hiệu quả bằng cách dùng lá khô hay lá tươi đều được để đun nước uống.
Theo sách đông y có ghi chép: lá mơ có vị chua, tính bình. Có tác dụng giải độc, tiêu thực, trừ thấp, hoạt huyết, trừ phong…Được ứng dụng điều trị các bệnh: Đau bụng, kiết lỵ, cam tích, trúng độc… Cây lá mơ là một loại cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền bắc nước ta. Vì vậy, việc dùng cây lá mơ để chữa bệnh dạ dày rất dễ dàng. Một số sách cũng có ghi chép cách sắc lá mơ chữa đau dạ dày khá cụ thể. Chuẩn bị 20 đến 30 lá mơ lông đem rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát. Sau đó lọc sạch bã chỉ lấy nước cốt rồi đun uống ngày 1 lần. Cứ uống như vậy trong vòng 1 tháng liền sẽ cho kết quả điều trị cao.
So với các cây thuốc nam kể trên, đây là một vị thuốc mới được phát hiện và sử dụng nhiều một vài năm gần đây. Loại cây này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt là ở Cao Bằng.
Theo đó, chè dây có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Có tác dụng giúp liền vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Vì vậy, theo kinh nghiệm của người dân vùng cao Tây Bắc chè dây thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh: Viêm hang vị dạ dày, viêm dạ dày do khuẩn Hp, chứng đầy hơi, ăn uống khó tiêu…
Trong nghệ có chứa khoảng 4% chất curcumin. Cùng với nhiều hoạt tính sinh học quý hiếm khác như: kháng khuẩn, giúp làm lành tổn thương cực hiệu quả. chống oxy và kháng viêm,
Người bệnh hãy pha 2 muỗng bột nghệ cùng với 250ml nước ấm.
Có thể pha kèm với sữa tươi hay sữa chua nhằm giúp dễ uống hơn.
Bạn có thể dùng 3 lần trong ngày, sau ăn 15 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
Lấy khoảng 30g lá vú sữa đã phơi khô, rửa sạch rồi đem sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn khoảng 200ml nước thì lấy dùng.
Chia ra ngày sắc 2 lần uống trước khi ăn.
Nguồn: Phuc Nguyen duong
Cây Rẻ Quạt Và Tác Dụng Hỗ Trợ Chữa Viêm Họng Tuyệt Vời
Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm khiến bạn bị đau họng, viêm họng, viêm amiđan. Cây rẻ quạt với những bài thuốc dân gian sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị và chữa viêm họng hiệu quả nhanh chóng.
hay còn gọi là lưỡi đồng, xạ can, là thực vật thuộc họ Diên Vĩ có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Rẻ quạt là loại thân thảo cao khoảng 0,5m với lá mảnh dẻ dài khoảng 30cm, rộng khoảng 2cm xen lẫn nhanh thành mặt phẳng và xòe ra như một chiếc quạt. Hoa mọc thường mọc theo cụm, bao hoa có 6 mảnh màu cam, vàng xem với đốm đỏ. Quả có hình dáng giống với trứng chim sẻ, màu đen bóng.
Rẻ quạt là thực vật sống hoang dại nhiều ở các vùng đồi núi trung du, ven suối, sườn núi, ven sông. Tại Việt Nam, rẻ quạt được tìm thấy nhiều tại Lào Cao, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ, một số vùng núi tại Hà Nội,…
Hình dáng mảnh dẻ, hoa và quả đẹp nên rẻ quạt được nuôi trồng như một cây kiểng trong vườn. Ngoài ra, rẻ quạt còn được y học cổ truyền nghiên cứu và ứng dụng làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Theo đông y, rẻ quạt mang tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm, tán kết tiêu viêm, lợi tiêu hóa, có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh về họng. Thân và rễ có chứa thành phần belamcandin, tectoridin, irisfloretin, shekanin có tác dụng hỗ trợ chữa viêm vọng, ho đờm, đau nhức tai, đau amidan, rối loạn tiêu hóa và một số lợi ích hỗ trợ chữa vết thương ngoài da.
Cây rẻ quạt hỗ trợ chữa viêm họng
1. Hỗ trợ chữa viêm họng cấp tính
Viêm họng nhẹ: Lấy 9gam rẻ quạt, 6gam bạc hà, 6gam cam thảo, 9gam kim ngân hoa đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Viêm họng nặng: Lấy 12gam rẻ quạt, 12gam cát cánh, 8gam hoàng cầm, 8gam cam thảo đem sắc lấy nước uống trong ngày. Thời vua chúa, 4 vị thuốc này thường được tán thành bột và trộn đều vào nhau. Khi sử dụng, lấy thuốc ra uống cùng nước đun sôi để ngoại. Bài thuốc này còn có tên gọi là “đoạt mệnh tán”, nghĩa là viêm họng nặng rất nguy hiểm và phải giành lại tính mệnh đang nguy cấp.
2. Cây rẻ quạt hỗ trợ chữa viêm họng hạt
Bài thuốc 1: Lấy lá cây rẻ quạt cắt ngắn chừng 1 đốt ngón tay cho vào chén, giã nát sau đó thêm nước ấm quấy đều. Đợi nước lắng cặn thì chắt lấy phần nước trong và uống từ từ. Sau khi uống khoảng 1 phút sẽ thấy cổ họng nóng rát nhưng ngay sau đó sẽ không còn cảm giác đau, khó nuốt của viêm họng. Bạn thực hiện bài thuốc này vào buổi tối trong khoảng 3-5 ngày thì khỏi.
Bài thuốc 3: Rễ rẻ quạt đem phơi khô, nhai cùng với muối hạt để sát trùng họng trong trường hợp bị viêm amidan, viêm họng hạt.
Bài thuốc 4: Rễ rẻ quạt đem sao vàng, bảo quản kín. Mỗi ngày lấy ra một chút sắc với nước uống ngày 2-3 lần. Bạn uống trong khoảng 3-5 ngày là khỏi bệnh.
Bài thuốc 5: Lấy 5-6 gam cả thân và rễ rẻ quạt đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Để thuốc được tác dụng tốt nhất, bạn nên kết hợp thêm 1-2 củ sâm đại hàng, 1gam cam thảo và 1-2 lá mạch môn sắc lấy nước uống hàng ngày đều đặn.
Bài thuốc 6: 8gam rễ rẻ quạt phơi khô, 8gam hạt đậu chiều sao vàng, 8gam dây cam thảo tươi, 10gam sài đất sấy. Đem các vị thuốc này vào nước đun với 400ml nước tới khi còn ¼ thì bỏ ra bát, chia làm nhiều lần để uống trong ngày.
3. Hỗ trợ chữa viêm họng, đau họng từ bên ngoài
Lấy 10 – 20 gam thân rễ rẻ quạt tươi, nhúng qua nước sôi, đem giã nát với muối hạt. Nước ngậm và nuốt dần, bã thuốc đem hơ nóng và đắp và cổ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Bạc Hà: Cây Thuốc Nam Chữa Cảm Mạo Tuyệt Hay trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!