Xu Hướng 3/2023 # Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Sát Trùng # Top 3 View | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Sát Trùng # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Sát Trùng được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần iốt trong Povidone có tác dụng sát trùng da tại chỗ rất tốt, ít tan trong nước nên thường được dùng ở dạng chế phẩm dung dịch trong ethanol hoặc cồn thuốc.

Tuy nhiên, do chưa coi trọng việc sử dụng đúng chỉ định cũng như ngộ nhận các chế phẩm bôi ngoài da thì ít nguy hiểm, nhiều phụ huynh đã thiếu thận trọng khi sử dụng thuốc sát trùng với trẻ nhỏ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thoa, trưởng khoa Nội 1, BV Nhi Đồng 1 cho biết các tai biến có thể gặp do bôi thuốc sát trùng chứa iode là gây kích ứng tại chỗ như viêm da do iốt, viêm da tiếp xúc. Iode còn có thể làm chậm quá trình lên da non của vết thương. Hấp thu qua da xảy ra khi sử dụng lau rửa vết thương trên một diện tích lớn ngoài da. “Do vậy, cần tránh dùng trên những vết phỏng nặng. Hạn chế sử dụng trên những vùng da mỏng, nhạy cảm…”, BS Thoa lưu ý.

Theo báo cáo của trung tâm Kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, đã có những trường hợp ngộ độc mức độ trung bình và nặng do iốt dùng sát trùng da tại chỗ. Cơ chế gây độc tương tự axít vì đặc tính oxy hoá của thuốc. Dung dịch đậm đặc có thể gây phỏng da, hoại tử lớp biểu bì tại chỗ, đồng thời hấp thu vào máu. Nhận biết dựa vào bệnh sử và quan sát vùng da bôi thuốc bị hoại tử nhuộm màu nâu sẫm. Tình huống phổ biến là sử dụng không đúng cho trẻ nhỏ như bôi rửa lâu, đắp bông tẩm nhiều thuốc. Dùng thuốc này khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đôi khi gây phồng rộp ở vùng da quanh rốn.

Cách dùng hiệu quả và an toàn

Theo BS Thoa, thuốc sát trùng là một hoá chất tiêu diệt hay ức chế tăng trưởng của vi trùng và các vi sinh vật gây bệnh, thường dùng ngoài da hay niêm mạc để rửa vết thương và ngừa nhiễm trùng. BS Thoa khuyến cáo: “Trong đó, Povidone là một sản phẩm y tế quen thuộc trong mỗi gia đình để sơ cứu, chăm sóc vết thương ngoài da.

Thực tế đã có những trường hợp dùng không đúng ở trẻ em gây tăng đau đớn, vết thương lâu lành, thậm chí để lại biến chứng lâu dài cho trẻ”. BS Thoa cho biết, Povidone là thuốc bôi da dạng dung dịch, hỗn hợp gồm Povidone và iốt.

Thành phần iốt trong Povidone có tác dụng sát trùng da tại chỗ rất tốt, ít tan trong nước nên thường được dùng ở dạng chế phẩm dung dịch trong ethanol hoặc cồn thuốc. Đây là một loại thuốc sát trùng thường dùng bôi lên da trong chăm sóc vết mổ, vết phỏng, vết thương hở, sát khuẩn da trước khi tiêm chích. Tuy nhiên, hỗn hợp của cồn và iốt có nhược điểm là gây kích ứng và nhuộm màu da. “Để sử dụng thuốc sát trùng Povidone một cách hiệu quả và an toàn, các bậc phụ huynh lưu ý: không tự ý dùng cho trẻ dưới hai tuổi. Chọn loại có nồng độ thích hợp theo lứa tuổi, vị trí vùng da.

Với trẻ em, do có làn da mỏng và nhạy cảm hơn người lớn, nên chọn dạng dung dịch loãng, nồng độ thấp hơn 5% hoặc pha loãng với nước trước khi dùng. Bôi một lớp mỏng và chà nhẹ nhàng vào vùng da tổn thương. Chỉ dùng bôi rửa ngắn ngày trên vết thương nhỏ. Tuyệt đối không đắp bông tẩm thuốc vì dễ gây kích thích, phỏng da…”, BS Thoa hướng dẫn.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Dùng Thuốc An Thần Gây Ngủ: Cẩn Trọng!

Thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm

Thuốc an thần còn có tên là thuốc an thần giải lo hay thuốc an thần gây ngủ vì có tác dụng an thần nếu dùng liều thấp, tức làm giảm sự đáp ứng với kích thích ngoại cảnh đưa đến giảm lo lắng, bồn chồn, bất an; gây ngủ nếu dùng liều cao hơn, tức khởi phát và duy trì giấc ngủ khi bị mất ngủ. Thông thường, người ta hay dùng thuốc an thần để trị mất ngủ.

Tập thể dục và thực hiện các phương pháp thư giãn có thể giúp dễ ngủ mà không dùng thuốc Ảnh: TẤN THẠNH

Hiện nay ở nước ta, nhiều người thường dùng thuốc tây (tân dược) như diazepam (Seduxen, Valium) thuộc nhóm benzodiazepin để trị mất ngủ. Riêng ở Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ chấp thuận 5 loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ: flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral). Ngoài ra, còn có thuốc mới như zolpidem (Stilnox), zaleplon (Sonata), zopiclone (Imovane), buspirone (Buspa)…

Thuốc an thần giải lo có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy. Cần đặc biệt lưu ý, thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm.

Riêng đối với rối loạn lo âu đưa đến mất ngủ do trầm cảm sẽ được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm như: amitryptilin, nortryptilin hoặc trazodon, sertralin… Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng phải được bác sĩ cho dùng, không nên tự ý dùng vì dùng không đúng sẽ gặp nguy hiểm.

Biện pháp không dùng thuốc

Đối với người mới bị mất ngủ, trước khi tính chuyện dùng thuốc, có thể thực hiện các biện pháp không dùng thuốc giúp ngủ tốt như sau:

– Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.

– Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần, ngủ thật ít hoặc chỉ nằm chứ không ngủ khi khó ngủ vào ban đêm).

– Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ.

– Tránh uống cà phê, trà đậm vào buổi tối trước khi ngủ.

– Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá.

– Thường xuyên tập thể dục (không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ).

– Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (yoga, thở dưỡng sinh, thiền định).

Người mới bị mất ngủ có thể dùng thuốc là thảo dược theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần như: nhãn lồng, tâm sen, trinh nữ, lá vông nem… hoặc dùng thuốc từ dược thảo đã bào chế sẵn như Rotunda (củ bình vôi), Mimosa (phối hợp nhiều dược thảo).

Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ để biết mất ngủ do nguyên nhân từ đâu, từ đó có thể sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bởi lẽ, khi rối loạn lo âu khiến mất ngủ do trầm cảm mà lại dùng thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepine kể trên sẽ bị trầm cảm nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nguy cơ tự tử.

Cẩn Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu

0 lượt xem

Thuốc bổ sung sắt không được tự ý sử dụng vì cung cấp thừa hay thiếu sắt đều nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vậy làm sao để sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách? Tham khảo bài viết để biết cách sử dụng thuốc bổ sung sắt ĐÚNG và ĐỦ cùng các khuyến nghị về bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.

Hiểu đúng về bổ sung sắt cho bà bầu

Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng với bà bầu. Nếu bạn có ý định mang thai hoặc đang mang thai thì tốt nhất bạn nên hiểu thêm về nhu cầu Sắt của cơ thể, đặc biệt là khi mang thai và nguy hại khi bổ sung thiếu hoặc thừa, để từ đó sử dụng thuốc bổ sung sắt đúng cách khi cần.

1. Vai trò của sắt đối với bà bầu

Sắt là nguyên tố cần thiết cho quá trình tạo thành hồng cầu. Thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng lên 50% so với bình thường do đó nhu cầu bổ sung sắt – nguyên liệu tạo máu cũng tăng lên. Ngoài ra, bổ sung đủ sắp giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tránh nhiễm khuẩn cho người mẹ.

2. Thiếu sắt khi mang thai gây ra hậu quả gì?

Sắt ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi mới mang thai, nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Còn nếu mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau dễ gây ra đẻ non, bào thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức và trí tuệ ở con sau này. Nguy hiểm nhất là thiếu sắt làm tăng tỷ lệ băng huyết khi sinh có thể dẫn tới tử vong ở cả mẹ và con.

Một số biểu hiện do thiếu sắt gây ra để mẹ nhận biết: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.

3. Bổ sung thừa sắt có nguy hiểm không?

Thiếu sắt đe dọa sức khỏe cả mẹ lẫn bé nhưng bổ sung thừa sắt cũng nguy hiểm không kém. Khi thừa sắt nồng độ sắt tự do tăng và nồng độ huyết sắc tố trong máu tăng gây cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang thai nhi, dẫn tới tình trạng sinh non, thiếu cân, thậm chí tử vong cho thai phụ.

Sức khỏe người mẹ cũng sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng do sắt dư thừa sẽ đọng lại trong gan, lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lá lách và kéo theo nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu thừa sắt ở mẹ bầu: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu ra máu,…

Thừa hay thiếu sắt đều rất nguy hiểm mẹ bầu cần đến bác sĩ điều trị của mình để thăm khám, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.

Khi nào mẹ bầu nên sử dụng thuốc bổ sung sắt?

Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ thì mẹ bầu cần bổ sung sắt từ thuốc. Tuy nhiên việc bổ sung này chỉ nên ở liều thấp nhất có thể, trừ trường hợp mẹ bị thiếu sắt nghiêm trọng cần bổ sung hàm lượng sắt cao theo chỉ định của bác sĩ.

Bởi vì sắt trong thuốc không dễ hấp thu như dạng sắt tồn tại trong thực phẩm, phần sắt không được hấp thu sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân đen, hoặc viêm loét dạ dày. Do đó, để bổ sung sắt hiệu quả thì trước tiên mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt, sau đó nên bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng càng thấp càng tốt để giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm thiểu các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là từng giai đoạn thai kỳ nhu cầu sắt của cơ thể sẽ có sự khác nhau. Do đó để bổ sung sắt hiệu quả mẹ nên tránh việc bổ sung trải đều, mà nên bổ sung ĐÚNG thời điểm và ĐỦ lượng sắt cơ thể cần.

Trong đó, nhu cầu cung cấp sắt hàng ngày từng giai đoạn thai kỳ tương ứng như sau:

0,8 mg Fe trong 3 tháng đầu

4 – 5 mg Fe trong tam cá nguyệt thứ hai

Tự cơ thể người mẹ sẽ có sự điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp nhu cầu lúc đó. Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng, như trong 3 tháng đầu thai kỳ hấp thu sắt giảm. Và khi thai phát triển, cần tạo máu chuẩn bị cho quá trình sinh, nhu cầu sắt tăng dần trong suốt các tháng tiếp theo của thai kỳ cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng nhu cầu tái lập và dự trữ sắt cho mẹ.

Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45 – 55kg thì tổng nhu cầu sắt cần đáp ứng trong cả thời gian mang thai khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.

Một chế độ ăn đầy đủ (cung cấp lượng sắt sinh học cao) với tỷ lệ hấp thu tốt sẽ cung cấp khoảng 600mg sắt trong cả thai kỳ. Lúc đó mẹ bầu chỉ cần 200-400mg sắt huy động từ dự trữa sắt của mà và lượng hấp thu thực từ các dạng thuốc bổ sung là hợp lý.

Trường hợp kết quả xét nghiệm của bà bầu cho thấy thiếu hụt sắt mức bệnh lý (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vậy trước khi dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ cần lưu ý một số điểm sau

Bổ sung ĐỦ: phụ thuộc nhu cầu thực tế của cơ thể, cần tính toán lượng sắt mà thức ăn hàng ngày cung cấp, từ đó mới chọn thuốc bổ sung có hàm lượng sắt nguyên tố phù hợp

Bổ sung ĐÚNG: phụ thuộc từng giai đoạn thai kỳ để có sự điều chỉnh tăng cường bổ sung thực phẩm/thuốc.

Với một thai kỳ bình thường, mẹ có thể sử dụng thuốc bổ/ vitamin tổng hợp vừa đảm bảo lượng sắt ở mức cần thiết, vừa đáp ứng được các dưỡng chất cần thiết khác cho thai nhi.

Trường hợp mẹ có vấn đề về thiếu máu thiếu sắt phải bổ sung sắt liều cao cần theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi định kỳ để điều chỉnh liều lượng nếu cần.Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều hoặc kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị

Thuốc PM Procare cung cấp 5mg sắt nguyên tố, cùng nhiều dưỡng chất khác. Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và chế độ ăn tương đối tốt, dùng PM Procare cùng thức ăn hàng ngày sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Còn nếu bạn có chế độ ăn hàng ngày kém hơn một chút hoặc mang đa thai, thai to, có nguy cơ sinh non… thì có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare Diamond để cung cấp 24mg sắt nguyên tố cùng các dưỡng chất thiết yếu khi mang thai khác với hàm lượng cao hơn như DHA, EPA, acid folic, I-ốt,… Cùng với chế độ ăn, sử dụng thuốc bổ hàng ngày, trong suốt thai kỳ sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo Dinhduongbabau.net

Thuốc Povidine Sát Trùng Tốt Không? Trị Mụn Và Dùng Được Khi Mang Thai?

Trong tủ thuốc của mỗi gia đình, không thể thiếu được các dung dịch sát khuẩn ngoài da. Trong các trường hợp như bị xước da, đứt tay…để giảm thiểu nhiễm trùng tối đa, chúng ta cần có bước sát khuẩn trước khi băng bó vết thương. Povidine là một loại dung dịch sát khuẩn, thường được chỉ định điều trị các vết thương trên bề mặt da. Ngoài ra, Povidine còn được sử dụng để khử trùng dụng cụ trước khi phẫu thuật, súc miệng với nồng độ thấp hoặc dùng trong sát khuẩn phụ khoa. Sống Khỏe 24h sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại thuốc này ngay sau đây.

Povidine là thuốc gì?

Povidine nằm trong nhóm thuốc sát khuẩn thông dụng nhất trong y tế hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic, Việt Nam. Với dây chuyền sản xuất và hiện đại, các sản phẩm của công ty luôn đi đầu về chất lượng cũng như sự an toàn đối với người sử dụng.

Povidine có tính sát khuẩn cao, được sử dụng trong những trường hợp rửa vết thương hở, vết bỏng, sát khuẩn da trước khi phẫu thuật hay sát trùng dụng cụ phẫu thuật. Ngày nay, rất nhiều sản phẩm Povidine ra đời với nhiều dạng bào chế và nồng độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng như: Povidine 4%, 10%, 5%… Vì vậy, khi sử dụng Povidine, bạn nên để ý lựa chọn đúng loại để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thành phần thuốc sát trùng Povidine

Thành phần chính của thuốc là Povidon iod. Đây là một phức hợp rất bền của polyvinylpyrrolidone với iod. Phức hợp này dễ tan trong nước và tan trong cồn. Các hoạt chất iod được phóng thích từ từ, nên tác dụng của Povidine được kéo dài. Tuy không có tác dụng ngay lập tức nhưng sản phẩm lại rất an toàn do hàm lượng iod tự do thấp. Vì thế, người dùng luôn yên tâm khi sử dụng sản phẩm Povidine.

Thuốc có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm, các bào tử đơn bào, trùng roi… từ đó làm giảm khả năng nhiễm trùng của vết thương, giúp vết thương mau lành hơn.

Thuốc Povidine có tác dụng gì?

Công dụng chính của Povidine là diệt các vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng da ở vết thương. Vì thế, thuốc được sử dụng trong các trường hợp như:

Sát khuẩn các vết thương nhỏ như: đứt tay, bỏng, vết xước…

Sát trùng vùng da trước khi làm phẫu thuật hoặc tiêm truyền.

Khử trùng dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ tiêm truyền.

Sát khuẩn phụ khoa trong viêm nhiễm tử cung, viêm âm đạo, âm hộ…

Ngoài những tác dụng trên, Povidine còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về da như: sơ nhiễm, bội nhiễm, nấm ngón tay chân, nấm tóc, nấm da, nhiễm khuẩn vết thương, zona.

Một số trường hợp được chỉ định không nên sử dụng sản phẩm

Người có tiền sử không dung nạp iod.

Người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào.

Người bị mắc rối loạn tuyến giáp.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Hướng dẫn sử dụng Povidine

Liều dùng: Phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, mục đích sử dụng và nồng độ của dung dịch Povidine.

Cách dùng:

Dung dịch súc miệng Povidine 1%

Dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Có thể sử dụng trực tiếp dung dịch Povidine 1% không pha hoặc pha loãng với nước ấm tỷ lệ 1/2 để súc miệng, súc họng. Mỗi lần dùng khoảng 10ml, súc miệng khoảng 30 giây và không được nuốt. Có thể sử dụng 2 – 3 lần trong ngày.

Dung dịch Povidine 4%

Sử dụng dung dịch nồng độ 4% nguyên chất để rửa tay và khử trùng da. Ngoài ra, pha loãng dung dịch này với nước hoặc dung dịch sinh lý (Natri Clorid 0.9%) tỷ lệ 1/3 để rửa vết thương bị nhiễm bẩn hoặc rỉ dịch viêm, tẩy uế dụng cụ trước khi khử trùng.

Thuốc Povidine 5% cho trẻ sơ sinh

Sát trùng cuống rốn trẻ sơ sinh: Nhúng bông hoặc tăm bông vô trùng vào dung dịch Povidine 5%, xoa nhẹ nhàng xung quanh vùng cuống rốn của bé. Bôi 2 – 3 lần/ ngày.

Thuốc Povidine 5% sát khuẩn mắt

Dùng cho mắt: Dùng trong các trường hợp như phẫu thuật nhãn khoa, sát khuẩn vùng da quanh mắt, kết mạc và túi cùng kết mạc. Thấm bông vô trùng vào dung dịch, bôi lên vùng da quanh mắt. Hoặc dùng bơm tiêm không có kim để tưới lên kết mạc, túi cùng kết mạc. Để khoảng 2 phút, sau đó rửa lại bằng bơm tiêm với dung dịch Natri Clorid 0.9% đến khi mất màu của Povidine.

Dung dịch Povidine 10%

Sử dụng dung dịch nguyên chất để bôi lên da vùng cần sát khuẩn để làm các tiểu phẫu. Nếu sử dụng để rửa vết thương cần pha loãng với nước hoặc dung dịch sinh lý (Natri Clorid 0.9%) với tỷ lệ 1/5.

Gạc đắp vết thương Povidine 10%

Đắp miếng gạc đã được tẩm Povidine 10% lên vết thương. Che thêm một lớp bằng băng gạc hoặc bông hút nước vô trùng, băng vết thương lại. Đắp vết thương 1 lần/ ngày hoặc có thể dùng 1 lần/ 2 ngày tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương.

Cách sử dụng dung dịch Povidine phụ khoa

Povidine được sử dụng để sát trùng phụ khoa trong các trường hợp viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung, sát trùng trước khi sinh. Bôi dung dịch nguyên chất bên trong và bên ngoài âm đạo. Ngoài ra, pha loãng dung dịch Povidine với nước ấm, cho vào chai, bơm thụt dung dịch pha loãng vào trong âm đạo, sau đó dùng khăn sạch lau khô âm đạo. Rửa 1 đến 2 lần trong ngày, nên dùng vào buổi sáng sớm khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, Povidine còn có dạng viên nén đặt âm đạo. Trước khi đặt sâu vào âm đạo, bạn cần làm ẩm viên thuốc bằng nước để tăng khả năng khuếch tán và không gây kích ứng tại chỗ. Nếu đến kỳ kinh nguyệt khi đang trong quá trình điều trị, vẫn duy trì điều trị bình thường.

Lưu ý khi sử dụng:

Thuốc có tính sát trùng cao, vì vậy mà có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ký sinh trong môi trường âm đạo. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng liên tục trong thời gian quá dài thì bạn đã vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại ký sinh ở âm đạo, làm mất cân bằng pH và dễ gây viêm nhiễm âm đạo.

Bên cạnh đó, tính sát khuẩn cao của thuốc còn tiêu diệt cả tinh trùng. Do đó, nếu muốn có thai, bạn không nên sử dụng dung dịch Povidine phụ khoa.

Tác dụng phụ

Vùng da sử dụng Povidine bị kích ứng, sưng phồng.

Nhiễm acid chuyển hóa, tăng nồng độ natri trong huyết tương.

Dùng kéo dài quá lâu có thể gây giảm chức năng của tuyến giáp, thậm chí gây ngộ độc tuyến giáp.

Giảm bạch cầu trung tính trong máu, làm giảm khả năng thực bào vi khuẩn.

Có thể lên các cơ co giật nhẹ đối với người dùng kéo dài.

Gây viêm da, xuất huyết dưới da với tỷ lệ thấp.

Các tác dụng phụ thường xảy ra trong thời gian ngắn. Theo dõi tình trạng, nếu các tác dụng phụ này xảy ra thường xuyên và liên tục, bạn nên ngưng sử dụng và báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn đó. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Khi sử dụng nhiều loại thuốc sát trùng cùng một lúc có thể gây tương tác giữa các thành phần trong đó. Vì thế, để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn, bạn nên chỉ dùng một loại thuốc sát trùng ở một thời điểm.

Xà phòng không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, xà phòng có chứa thủy ngân có thể gây ăn mòn da.

Khi sử dụng Povidine có thể làm giảm khả năng chính xác của các test thăm dò chức năng của tuyến giáp.

Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao hoặc natri thiosulfat, thuốc có thể bị làm giảm tác dụng.

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc có thành phần iod và một số chất tẩy làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Vì thế, khi sử dụng tại nhà để rửa các vết thương hở, bạn nên pha loãng nồng độ Povidine hoặc rửa lại vết thương với nước hoặc nước muối sinh lý.

Khi sử dụng Povidine nên tránh các chất xà phòng, bông tẩy rửa hay thuốc mỡ có chứa thủy ngân.

Khi thấy sản phẩm bị đổi màu, hay bị bong tróc nhãn không xem được hạn sử dụng, bạn nên bỏ đi và dùng sản phẩm mới để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thuốc có tính chất diệt tinh trùng, vì thế nếu bạn đang muốn mang thai thì không nên sử dụng thuốc ở vùng âm đạo.

Không sử dụng liên tục sản phẩm trên 1 tháng.

Povidine có tốt không?

Hiện nay, bên cạnh Povidine, người ta đã nghiên cứu ra rất nhiều loại dung dịch có tính chất sát khuẩn như: Cồn 70 độ, cồn 90 độ, dung dịch oxy già (Hydrogen peroxyd), nước muối sinh lý NaCl 0.9%… Tuy nhiên, Povidine được đánh giá là dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất. Với khả năng kháng khuẩn hiệu quả và ít gây độc cho tế bào, Povidine thích hợp dùng cho mọi loại vết thương.

Dung dịch Povidine là một sản phẩm thông dụng và được sử dụng rất nhiều trong ý tế cũng như trong gia đình. Chính vì thế mà nhiều công ty, doanh nghiệp đã sản xuất, nhập lậu những sản phẩm Povidine nhái, kém chất lượng để lấy doanh thu cao. Những sản phẩm nhái, kém chất lượng đó khi dùng không những không có tác dụng mà còn làm ảnh hưởng lớn đến các vết thương, đến sức khỏe người dùng.

Đối với Povidine thật sẽ có mã vạch, ngày sản xuất và hạn sử dụng in rõ ràng, các thông tin chi tiết đầy đủ. Sản phẩm bị làm nhái sẽ có mã vạch sai, không check được mã vạch, ngày sản xuất và hạn sử dụng được in không rõ ràng.

Bên trong hộp Povidine thật sẽ có một tờ giấy hướng dẫn sử dụng cụ thể, từ ngữ rõ ràng dễ đọc, không bị sai lỗi chính tả. Còn tờ hướng dẫn giả, khi nhìn kỹ sẽ phát hiện ra các lỗi nhỏ, chữ in nhòe khó đọc.

Một số thắc mắc về Povidine

Có nên sử dụng Povidine thường xuyên và kéo dài không?

Rất nhiều bạn thường thắc mắc: “Povidine là thuốc sát trùng thì mình dùng thường xuyên trên vết thương để diệt khuẩn được không?”. Câu trả lời là không nên sử dụng Povidine liên tục trên một tháng trên vùng da bị tổn thương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng thuốc Povidine để sát khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây kích ứng da diện rộng. Do đó, các bạn không nên quá lạm dụng sử dụng thuốc. Nếu cần sát trùng kéo dài, nên có khoảng thời gian ngưng thuốc rồi lại sử dụng tiếp tục.

Dùng chung Povidine với các thuốc sát khuẩn khác được không?

Vì Povidine có thể gây tương tác với các hoạt chất khác, nên để tránh gây tác dụng không mong muốn, bạn không nên sử dụng Povidine chung với các dung dịch sát khuẩn khác. Bạn chỉ nên dùng một loại sát khuẩn trên một thời điểm.

Phụ nữ cho con bú có dùng Povidine được không?

Povidine không nên dùng với phụ nữ cho con bú vì sự hấp thu iod từ sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tuyến giáp của thai nhi.

Dùng Povidine khi mang thai có được không?

Có bạn đã gửi câu hỏi về cho web như sau: “Mình đang mang thai được hơn 1 tháng, 2 hôm trước mình không may bị dao cứa vào gây chảy máu và mình có sử dụng Povidine 10% để sát khuẩn vết thương. Sau đó, mình mới biết thuốc sát khuẩn này không được dùng cho phụ nữ có thai. Mình đang rất lo lắng và không biết bé có bị ảnh hưởng gì không?” Câu trả lời cho bạn đó là bạn đừng nên lo lắng quá. Hàm lượng Iodine trong thuốc hấp thụ qua da và qua được hàng rào nhau thai nên thuốc được chỉ định không dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn sử dụng dung dịch Povidine 10% trong thời gian ngắn nên tình trạng chưa nghiêm trọng. Bạn nên đi khám thai đều đặn theo định kỳ và thực hiện những xét nghiệm tầm soát theo yêu cầu của bác sĩ khi cần thiết.

Phụ nữ đang mang thai mà bị viêm nhiễm âm đạo cũng không nên sử dụng Povidine. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các dung dịch phụ khoa có tính chất sát khuẩn tương tự mà không ảnh hưởng tới thai nhi, thận trọng cân nhắc về hiệu quả điều trị cũng như các tác dụng không mong muốn của chúng.

Povidine trị mụn được không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Bởi vì mặc dù Povidine có tính sát khuẩn cao nhưng không hề thích hợp để dùng điều trị mụn. Nguyên nhân do tính sát khuẩn cao đó có khả năng gây oxy hóa, bào mòn, phỏng rộp và gây viêm da nặng nề hơn.

Bôi Povidine lên vết thương hở được không?

Trong Povidine có chứa Iodine, hấp thụ iodine có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể. Bên cạnh đó, thành phần của Povidine còn có thể chứa một số chất có tính tẩy làm ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương. Bạn cần pha loãng Povidine hoặc rửa lại với nước cất hoặc nước muối sinh lý khi vừa bôi Povidine lên vết thương hở.

Mua Povidine ở đâu tốt?

Với độ thông dụng của Povidine, bạn có thể tìm mua sản phẩm ở bất kỳ hiệu thuốc hay quầy thuốc tư nhân nào. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, bạn nên mua Povidine ở những địa điểm uy tín, có tên tuổi. Ngoài ra, bạn có thể đặt mua online trên các trang web uy tín, khi đó bạn cũng nên chọn các shop được nhiều người mua và đánh giá cao.

Povidine giá bao nhiêu?

Giá của Povidine phụ thuộc vào nồng độ và dung tích có trong đó. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng cơ sở mà giá của Povidine 10% có thể dao động trong khoảng 9.000VNĐ/ chai 20ml. Đối với chai có dung tích 500ml có giá dao động khoảng 70.000VNĐ/ chai. Gạc đắp vết thương Povidine 10% có giá khoảng 9.000VNĐ/ miếng, hộp 10 miếng có giá 88.000VNĐ/ hộp.

Tôi là DS Đức Duy – Trường đại học Dược Hà Nội. Bằng những kiến thức học được tại trường và tìm kiếm các thông tin thuốc cập nhật của các trang web trên thế giới như các tờ thông tin sản phẩm của EMC, Dailymed, các sách chuyên luận khác, tại Việt Nam có Drugbank hàng dữ liệu để tổng hợp chúng lại ra một bài viết tổng quan cho người dân, giúp họ tiếp cận được những thông tin chính xác, tin cậy và chính thống. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì hãy liên hệ với số điện thoại của tôi: 08 5354 9696

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Sát Trùng trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!